Chất dinh dưỡng

Chất chống oxy hóa là gì? Tác dụng với sức khỏe, cách bổ sung hiệu quả

Cơ thể chúng ta được tiếp xúc với oxy mỗi ngày – một quá trình thiết yếu, nhưng sự tiếp xúc này cũng gây ra oxy hóa. Quá trình oxy hóa gây hại cho các chất trong cơ thể, biến chúng thành những gốc tự do.

Theo thời gian, quá trình oxy hóa có thể gây hại cho những chất quan trọng của cơ thể, thậm chí cả ADN. Một số tế bào có thể được chữa lành nhưng một số bị tổn thương vĩnh viễn. Các nhà khoa học cho rằng các gốc tự do này có thể ảnh hưởng đến quá trình lão hóa và góp phần gây những bệnh như ung thư, tiểu đường và bệnh tim.

Có lẽ các bạn đã nghe nhiều về các chất chống oxy hóa khi được hướng dẫn về dinh dưỡng và làm đẹp đúng không nào? Lão hóa là quá trình mà bất kỳ chị em nào cũng thấy sợ khi nhắc đến và chất chống oxy hóa chính là vũ khí hạng nặng có thể giúp chị em đẩy lui nỗi sợ hãi này. Bởi thế mà chúng được mệnh danh là thành phần “vàng” giúp làn da trẻ mãi không già.

Vậy chất chống oxy hóa là gì? Vai trò của nó đối với sức khỏe như nào? Thực phẩm nào giàu chất chống oxy hóa? Sử dụng nó như nào cho hiệu quả? Có lưu ý gì khi dùng không?

Tất cả các thắc mắc trên sẽ được giải đáp trong bài viết dưới này. Nếu là một người quan tâm tới chăm sóc sức khỏe, còn chần chừ gì nữa mà không đọc tiếp thôi!

Chất chống oxy hóa là gì?

chất chống oxy hóa

Chất chống oxy hóa đã được ghi nhận trong các tài liệu y học vào đầu thế kỷ 19 và 20, sau đó các nhà nghiên cứu và chuyên gia y tế đã nghiên cứu về chúng trong một thời gian dài. Mỗi chất chống oxy hóa đều có lịch sử khám phá độc đáo riêng. Chẳng hạn như vitamin C và vitamin E, lần đầu tiên được nghiên cứu bởi bác sĩ Henry A. Mattill trong những năm 1920 – 1950, được sử dụng để giải thích lý do tại sao ăn đa dạng thực phẩm sẽ sống lâu hơn và khỏe mạnh hơn.

Chất chống oxy hóa là một loại hóa chất giúp ngăn chặn hoặc làm chậm quá trình oxy hóa chất khác. Sự oxy hóa là loại phản ứng hóa học trong đó electron được chuyển sang chất oxy hóa, có khả năng tạo các gốc tự do sinh ra phản ứng dây chuyền phá hủy tế bào sinh vật. Chất chống oxy hóa ngăn quá trình phá hủy này bằng cách khử đi các gốc tự do, kìm hãm sự oxy hóa bằng cách oxy hóa chính chúng.

Cơ thể chúng ta tạo ra các gốc tự do như sản phẩm phụ của phản ứng tế bào. Ví dụ, gan sản xuất và sử dụng các gốc tự do để giải độc cơ thể, trong khi các tế bào bạch cầu gửi các gốc tự do để tiêu diệt vi khuẩn, virus và các tế bào bị tổn thương.

Tại sao chúng ta cần chất chống oxy hóa, chúng làm gì bên trong cơ thể sau khi được tiêu thụ?

Khi một số loại phân tử oxy nhất định được phép đi tự do trong cơ thể, chúng gây ra tổn thương oxy hóa, đó là sự hình thành các gốc tự do. Khi mức độ chống oxy hóa trong cơ thể thấp hơn so với các gốc tự do – do dinh dưỡng kém, phơi nhiễm độc tố hoặc các yếu tố khác – dẫn tới quá trình mất cân bằng oxy hóa. Hậu quả thế nào? Tế bào lão hóa nhanh, tế bào bị tổn thương hoặc đột biến, mô bị hỏng, sự hoạt hóa của các gen có hại trong DNA và hệ thống miễn dịch bị quá tải.

Lối sống phương Tây – với các loại thực phẩm chế biến sẵn, đồ ăn nhanh, sự phụ thuộc vào thuốc men, tiếp xúc với hóa chất hoặc ô nhiễm môi trường – dường như là nền tảng cho sự gia tăng của các gốc tự do. Bởi vì nhiều người trong chúng ta có quá trình mất cân bằng oxy hóa từ khi còn trẻ, hơn bao giờ hết chúng ta cần sức mạnh của chất chống oxy hóa, có nghĩa là chúng ta cần phải tiêu thụ các loại thực phẩm chống oxy hóa cao.

Các nguồn chống oxy hóa, như thực phẩm chống oxy hóa: thảo mộc, gia vị và trà, làm giảm tác dụng của các gốc tự do, cũng được gọi là tổn thương của quá trình oxy hóa, đóng vai trò quan trọng trong việc hình thành bệnh. Các vấn đề sức khỏe hàng đầu đối mặt với chúng ta ngày nay – bao gồm các bệnh tim mạch, ung thư và mất trí nhớ – có liên quan chặt chẽ đến mức độ tăng của tổn thương và viêm nhiễm oxy hóa.

Các nguồn chất chống oxy hóa trong chế độ ăn uống của bạn giúp chống lại những tổn thương do ánh sáng xanh (từ màn hình điện thoại, máy tính, tivi) hoặc phơi nắng, chế độ ăn uống kém, hút thuốc, uống thuốc, độc tính khi tiếp xúc với hóa chất. Trong quá trình chiến đấu chống lại các gốc tự do, chất chống oxy hóa bảo vệ các tế bào khỏe mạnh trong khi ngăn chặn sự phát triển của các tế bào ác tính dẫn tới ung thư.

Chất chống oxy hóa có trong hàng chục thực phẩm mà bạn có thể đã nghe trước đây, chẳng hạn như carotenoids, beta-carotene, lycopene và vitamin C. Đây là một vài ví dụ về chất chống oxy hóa ức chế quá trình oxy hóa, hoặc phản ứng của oxy, peroxide và các gốc tự do. Nghiên cứu cho thấy rằng khi nói đến tuổi thọ và sức khỏe, tiêu thụ thực phẩm chống oxy hóa, thảo dược, trà và các chất bổ sung có một số lợi ích sau đây:

  • Làm chậm quá trình lão hóa của các cơ quan, bao gồm da, mắt, mô, khớp, tim và não
  • Khỏe mạnh, trẻ trung hơn
  • Giảm nguy cơ mắc ung thư
  • Hỗ trợ giải độc
  • Kéo dài tuổi thọ
  • Bảo vệ chống lại bệnh tim mạch và đột quỵ
  • Hỗ trợ nhận thức, chẳng hạn như chứng mất trí
  • Giảm nguy cơ mất thị lực hoặc rối loạn như thoái hóa điểm vàng và đục thủy tinh thể

Ngoài ra, chất chống oxy hóa cũng được thêm vào thực phẩm hoặc sản phẩm gia dụng để ngăn chặn quá trình oxy hóa là hư hỏng đồ ăn.

6 tác dụng hàng đầu của chất chống oxy hóa với sức khỏe

1. Làm chậm ảnh hưởng của quá trình lão hóa

Như đã mô tả ở trên, lợi ích quan trọng nhất của chất chống oxy hóa là chống lại các gốc tự do được tìm thấy bên cơ thể con người, chúng phá hoại nghiêm trọng mô và tế bào. Các gốc tự do gây ra nhiều vấn đề sức khỏe và có mối liên hệ với các bệnh như ung thư và lão hóa sớm của da hoặc mắt.

Cơ thể sử dụng chất chống oxy hóa để ngăn chặn cơ thể khỏi những thiệt hại do oxy gây ra. Các bạn sẽ thắc mắc, quá trình oxy hóa làm thế nào để gây hại cho cơ thể?

Các electron tồn tại theo cặp, các gốc tự do đang thiếu một electron. Đây chính là vũ khí của nó. Chúng phản ứng với bất cứ thứ gì chúng tiếp xúc với, cướp một electron của các tế bào và các hợp chất. Điều này làm cho tế bào hoặc hợp chất không thể hoạt động và biến một số tế bào thành “những kẻ buôn lậu tìm kiếm electron”, dẫn đến phản ứng dây chuyền trong cơ thể và sự gia tăng của các gốc tự do. Các gốc tự do sau đó phá hủy DNA, màng tế bào và các enzym.

2. Bảo vệ “cửa sổ tâm hồn”

Các chất chống oxy hóa như vitamin C, vitamin E  và beta-carotene đều được chứng minh là có tác dụng tích cực trong việc ngăn ngừa thoái hóa điểm vàng hoặc mù mắt liên quan đến tuổi tác. Nhiều loại thực phẩm cung cấp các chất dinh dưỡng này cũng cung cấp chất chống oxy hóa được gọi là lutein và zeaxanthin, có biệt danh là các loại vitamin mắt. Những chất này được tìm thấy trong các loại thực phẩm có màu sắc tươi sáng như trái cây và rau quả – đặc biệt là rau xanh và các loại quả màu cam hoặc vàng đậm (cam, quýt, cà rốt…).

Những chất chống oxy hóa này được cho là dễ dàng di chuyển khắp cơ thể, đặc biệt là tới phần mỏng manh của mắt là điểm vàng. Trong thực tế, có hơn 600 loại carotenoids khác nhau được tìm thấy trong tự nhiên, nhưng chỉ có khoảng 20 loại được đưa tới mắt. Trong số 20 loại đó, lutein và zeaxanthin là hai loại duy nhất lắng đọng với số lượng cao vào phần đỉnh của mắt, là một trong những nơi bị tổn thương sớm nhất trong quá trình lão hóa.

Dựa trên nồng độ của những chất như lutein và các carotenoid khác, các loại thực phẩm giàu chất chống oxy hóa bảo vệ tầm nhìn bao gồm rau bina, cải xoăn, quả mọng, bông cải xanh và thậm chí là lòng đỏ trứng. Nghiên cứu cho thấy rằng các nguồn lutein cao như rau bina được chứng minh là giúp giảm sự thoái hóa mắt và cải thiện thị lực. (Xem thêm nghiên cứu tại đây)

Tương tự như vậy, các chất chống oxy hóa flavonoid tìm thấy trong các loại quả mọng, chẳng hạn như quả việt quất hoặc nho (cũng là một nguồn tuyệt vời của chất chống oxy hóa resveratrol), đặc biệt có ích trong việc hỗ trợ thị lực ở người già.

Do đó, để có một đôi mắt khỏe đẹp, đừng quên bổ sung chất chống oxy hóa hàng ngày nhé!

3. Giảm tác dụng lão hóa trên da

Các gốc tự do tăng tốc quá trình lão hóa hiện hữu trên làn da của bạn. Quá trình lão hóa đang xảy ra ngay khi bạn đang đọc bài viết này. Vết chân chim, nếp nhăn, chùng nhão, làn da khô mất đi mịn màng, chắc chắn là không chị em nào muốn rồi. Chất chống oxy hóa có thể giúp chống lại điều này, đặc biệt là từ việc ăn các nguồn giàu vitamin C, beta-carotene và các chất chống oxy hóa khác.

Vitamin A và C đã được chứng minh có tác dụng giảm sự xuất hiện của các nếp nhăn và khô da. Vitamin C là một chất chống oxy hóa mạnh mẽ có thể giúp làm giảm tác dụng của tổn thương oxy hóa gây ra bởi ô nhiễm, căng thẳng hoặc chế độ ăn uống kém. Thiếu vitamin A cũng có liên quan đến tình trạng khô da, lỗ chân lông to và nang dày của da. Tương tự như cách các gốc tự do phá hủy các tế bào da bề mặt, sự sừng hóa da hiện tượng các tế bào biểu mô mất độ ẩm và trở nên cứng và khô, có thể xảy ra ở màng nhầy của đường hô hấp, đường tiêu hóa và đường tiết niệu.

Đến một độ tuổi nhất định (thường là ngoài 25 bạn đã nên chú ý tới chống lão hóa rồi) thì làn da bạn cần phải sử dụng các sản phẩm có giá thành cao hơn nhưng mang lại tác dụng cao và hiệu quả hơn, một số sản phẩm chống oxy hóa tốt là phải sở hữu các thành phần sau: Vitamin A, Coenzyme Q10, acid lipoic, cysteine, methionine, vitamin C, vitamin D, vitamin E, beta-carotene, selen, hợp chất lycopene, Flavonoid… Khi lựa chọn mỹ phẩm thì chị em nên đọc kĩ thành phần trước nhé!

4. Giúp ngăn ngừa bệnh tim mạch

Kể từ khi chất chống oxy hóa giúp ngăn ngừa thiệt hại của các mô và tế bào gây ra bởi các gốc tự do, chúng vô cùng quan trọng trong bảo vệ chống lại bệnh tim mạch và đột quỵ. Tại thời điểm này, dữ liệu không cho thấy rằng tất cả các chất chống oxy hóa có hiệu quả trong việc bảo vệ chống lại bệnh tim, nhưng một số chẳng hạn như vitamin C có tác dụng thực sự.

Một nghiên cứu được công bố trên American Journal of Clinical nhận thấy những người có nồng độ vitamin C trong máu cao có thể giảm tới 50% nguy cơ đột quỵ. Vô số nghiên cứu cũng phát hiện ra rằng những người tiêu thụ nhiều thực vật như rau tươi, rau thơm, gia vị và trái cây – có cơ hội sống lâu hơn và khỏe mạnh hơn với ít bệnh tim mạch hơn.

The Department of Preventive Medicine & Public Health at University of Navarra ghi nhận, “Trái cây và rau quả là nguồn cung cấp chất chống oxy hóa tự nhiên, chất oxy hóa càng nhiều thì càng giảm nguy cơ bệnh tật. Tuy nhiên, khi nói đến bệnh tim mạch, một số nghiên cứu đã phát hiện ra rằng việc sử dụng bổ sung vitamin E hoặc beta-carotene không được khuyến khích vì gia tăng nguy cơ tử vong liên quan đến tim, vì vậy hãy cẩn thận khi bổ sung vitamin E hoặc caroten. (Xem thêm nghiên cứu tại đây)

5. Giúp giảm nguy cơ ung thư

Các nghiên cứu đã phát hiện ra rằng lượng vitamin A, vitamin C và các chất chống oxy hóa cao có thể giúp ngăn ngừa hoặc điều trị một số loại ung thư nhờ khả năng kiểm soát các tế bào ác tính trong cơ thể và gây ra quá trình hủy diệt tế bào ung thư. Axit retinoic, có nguồn gốc từ vitamin A, là một hóa chất đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển và phân biệt tế bào cũng như điều trị ung thư.

Ung thư phổi, tuyến tiền liệt, vú, buồng trứng, bàng quang, miệng và da đã được chứng minh là bị ức chế bởi axit retinoic. Một nghiên cứu khác thu thập nhiều tài liệu tham khảo chứng minh những phát hiện của acid retinoic trong việc bảo vệ chống lại khối u ác tính như ung thư gan, ung thư phổi, ung thư vú và ung thư tuyến tiền liệt. Tuy nhiên, có bằng chứng cho thấy rằng lợi ích của các hóa chất như axit retinoic là an toàn nhất khi thu được từ thực phẩm tự nhiên, thay vì dùng chất bổ sung.

6. Ngăn chặn suy giảm nhận thức

Chất chống oxy hóa có thể ngăn chặn suy giảm nhận thức chẳng hạn như chứng mất trí hoặc bệnh Alzheimer. Mất cân bằng oxy hóa được cho là đóng một vai trò trung tâm trong sinh bệnh học của các bệnh thoái hóa thần kinh. Chế độ dinh dưỡng giàu chất chống oxy hóa sẽ làm giảm nguy cơ này. Tạp chí Hiệp hội Y khoa Hoa Kỳ về Thần kinh báo cáo rằng tiêu thụ thực phẩm giàu chất chống oxy hóa, chẳng hạn như vitamin C và vitamin E có thể làm giảm nguy cơ lâu dài của bệnh mất trí nhớ và bệnh Alzheimer.

Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng những người ăn chế độ ăn thực vật giàu chất chống oxy hóa, chẳng hạn như chế độ ăn Địa Trung Hải, có khả năng bảo vệ nhận thức liên quan tới tuổi tác tốt hơn

Cách bổ sung chất chống oxy hóa

Có 2 cách để bạn bổ sung chất chống oxy hóa cho cơ thể:

  1. Sử dụng thực phẩm giàu chất chống oxy hóa
  2. Sử dụng thực phẩm chức năng

Ngoài ra, với các chị em, có thể sử dụng một số sản phẩm skincare có chất chống oxy hóa để có làn da trẻ trung “không tuổi” mà mình đã gợi ý ở phần trước nhé.

Sử dụng thực phẩm giàu chất chống oxy hóa

Các loại trái cây, rau và thảo dược phổ biến nhất trong chế độ ăn uống có chứa chất chống oxy hóa bao gồm các dạng như vitamin E, lutein, vitamin C, beta-carotene, flavonoid và lycopene. Mặc dù hiện tại không có mức khuyến nghị hàng ngày chính thức cho các chất chống oxy hóa hoặc thực phẩm chống oxy hóa nhưng nói chung bạn nên tiêu thụ các thực phẩm giàu chất chống oxy hóa càng nhiều càng tốt.

Top 10 thực phẩm chống oxy hóa

Ngày nay, mức độ chất chống oxy hóa trong bất kỳ chất hoặc thực phẩm nào được đánh giá với điểm ORAC, là viết tắt của “khả năng hấp thụ gốc oxy”. ORAC kiểm tra khả năng loại bỏ các gốc tự do của chất chống oxy hóa. Các phép đo này được phát triển bởi National Institute of Aging và dựa trên 100 gram mỗi loại thực phẩm hoặc thảo mộc.

Chất chống oxy hóa được bổ sung thông qua chế độ ăn uống dễ hơn bạn tưởng. Dựa trên điểm ORAC được cung cấp bởi Superfoodly (dựa trên nghiên cứu từ nhiều nguồn), dưới đây là một số thực phẩm chống oxy hóa hàng đầu theo trọng lượng:

  • Quả kỷ tử: 4,310 điểm ORAC
  • Quả việt quất: 9.621 điểm ORAC
  • Sôcôla đen: 20,816 điểm ORAC
  • Hồ đào: 17,940 điểm ORAC
  • Atisô: 9,416 điểm ORAC
  • Elderberries: 14.697 điểm ORAC
  • Đậu đỏ: 8.606 điểm ORAC
  • Nam việt quất: 9.090 điểm ORAC
  • Việt quất đen: 5,905 điểm ORAC
  • Rau mùi: 5,141 điểm ORAC

Có một số loại thực phẩm khác không được liệt kê ở trên nhưng vẫn là nguồn tuyệt vời chất chống oxy hóa, bao gồm các loại thực phẩm phổ biến như cà chua, cà rốt, bí ngô, khoai lang, lựu, dâu tây, cải xoăn, bông cải xanh, nho hoặc rượu vang đỏ, và cá hồi. Cố gắng sử dụng 3 đến 4 loại thực phẩm giàu chất oxy hóa mỗi ngày để có được sức khỏe tối ưu nhé.

Top 10 các loại thảo mộc chống oxy hóa

Cùng với các loại thực phẩm chống oxy hóa, có một số loại thảo mộc, gia vị và tinh dầu có nguồn gốc từ thực vật giàu hợp chất chống oxy hóa. Dưới đây là danh sách các loại thảo mộc bạn có thể thử thêm vào chế độ ăn uống của bạn để tăng cường bảo vệ chống lại bệnh tật. Nhiều loại thảo mộc/gia vị cũng có sẵn ở dạng tinh dầu. Hãy tìm loại dầu tinh khiết 100% (trị liệu), chúng mới là loại có chất chống oxy hóa cao nhất.

  • Đinh hương: 314,446 điểm ORAC
  • Quế: 267,537 điểm ORAC
  • Oregano: 159,277 điểm ORACCủ nghệ: 102,700 điểm ORAC
  • Ca cao: 80.933 điểm ORAC
  • Thì là: 76,800 điểm ORAC
  • Mùi tây (khô): 4,349 điểm ORAC
  • Húng tây: 67,553 điểm ORAC
  • Gừng: 28.811 điểm ORAC
  • Cỏ xạ hương: 27.426 điểm ORAC

Các loại thảo mộc giàu chất chống oxy hóa khác bao gồm tỏi, ớt cayenne và trà xanh. Như vậy, ngoài việc sử dụng thực phẩm giàu chất chống oxy hóa, khi nấu ăn, hãy cho thêm vài gia vị hữu ích này nhé!

Bổ sung qua thức ăn là chưa đủ, bạn cần có lối sống lành mạnh để chống lại quá trình oxy hóa tốt nhất, ví dụ như:

  • Tránh sử dụng nguồn nước ô nhiễm
  • Tránh tiếp xúc với môi trường ô nhiễm, dùng khẩu trang dày và kính khi ra đường.
  • Hạn chế dùng đồ ăn nhanh, đồ ăn chế biến sẵn
  • Sử dụng các loại dầu tự nhiên, ép lạnh
  • Không dùng đồ ăn nhiễm hóa chất trừ sâu hoặc hóa chất bảo vệ thực vật
  • Tránh lạm dụng thuốc
  • Giữ tinh thần thoải mái
  • Tập thể dục hàng ngày

Top 10 chất bổ sung chất chống oxy hóa

Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ, cùng với Phòng khám Mayo và Bệnh viện Cleveland, khuyên bạn nên tiêu thụ các chất chống oxy hóa từ nhiều loại thực phẩm nguyên chất. Trong khi đó, một số loại cũng có thể hữu ích khi tiêu thụ ở dạng bổ sung.

Một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng các chất chống oxy hóa như lutein và glutathione có thể có lợi khi dùng ở dạng bổ sung – ví dụ, trong việc ngăn ngừa mất thị lực, các vấn đề về khớp hoặc tiểu đường. Nhưng các nghiên cứu khác không phải lúc nào cũng cho thấy kết quả tương tự và đôi khi ngay cả những chất bổ sung như vitamin A hoặc vitamin C có thể có hại với số lượng cao.

Điểm mấu chốt là chúng ta không bao giờ chỉ dựa vào các chất bổ sung mà không quan tâm tới chế độ ăn hoặc sống lối sống không lành mạnh.

Nếu bạn có nguy cơ bị mất thị lực hoặc bệnh tim mạch, hãy trao đổi với bác sỹ về việc bổ sung chất chống oxy hóa sau đây với liều lượng như nào là hợp lý.

1. Glutathione

Glutathione được coi là chất chống oxy hóa quan trọng nhất của cơ thể vì nó được tìm thấy trong các tế bào và giúp tăng cường hoạt động của các chất chống oxy hóa hoặc vitamin khác. Glutathione là một peptide bao gồm ba axit amin đóng vai trò quan trọng trong cơ thể, bao gồm việc giúp sử dụng protein, tạo enzyme, giải độc, tiêu hóa chất béo và tiêu diệt tế bào ung thư.

Theo Antioxidants & Redox Signaling, “Glutathione peroxidase-1 (GPx-1) là một enzyme chống oxy hóa nội bào làm giảm hydro peroxit để hạn chế tác hại của nó”. Điều này có nghĩa là gì? Nó có nghĩa là peroxidase glutathione có thể ngăn ngừa tình trạng peroxy hóa lipid, có thể giúp chống viêm.

2. Quercetin

Có nguồn gốc tự nhiên từ các loại thực phẩm như quả mọng và rau xanh, quercetin có vẻ an toàn đối với hầu hết mọi người và có ít rủi ro. Hầu hết các nghiên cứu đã tìm thấy ít hoặc không có tác dụng phụ ở những người ăn chế độ dinh dưỡng giàu quercetin hoặc uống bổ sung trong thời gian ngắn hạn.

Liều dùng có thể lên đến 500mg mỗi ngày trong 12 tuần vẫn an toàn để giúp kiểm soát một số vấn đề về sức khỏe, bao gồm bệnh tim và các vấn đề về mạch máu, dị ứng, nhiễm trùng, mệt mỏi kéo dài và các triệu chứng liên quan đến rối loạn tự miễn như viêm khớp.

3. Lutein

Lutein có lợi ích cho mắt, da, động mạch, tim và hệ thống miễn dịch, mặc dù các nguồn thực phẩm nói chung hiệu quả và an toàn hơn so với các chất bổ sung. Một số bằng chứng cho thấy những người có chế độ ăn uống giàu lutein có tỷ lệ ung thư vú, đại tràng, cổ tử cung và phổi thấp hơn.

4. Vitamin C

Được biết đến để cải thiện khả năng miễn dịch, vitamin C giúp bảo vệ chống lại cảm lạnh, cúm và các vấn đề về ung thư, da và mắt. Vitamin C tồn tại ở nhiều dạng như L-Ascorbic acid (LAA), Magnesium Ascorbyl Phosphate MAP, Sodium Ascorbyl Palmitate (SAP)… là chất chống oxi hóa hiệu quả và giúp thúc đẩy sự hình thành collagen trong cơ thể. Vitamin C kết hợp với Vitamin E sẽ hoạt động hiệu quả hơn do sự kết hợp này sẽ giúp tăng cường khả năng ổn định các gốc tự do.

5. Resveratrol

Resveratrol là một thành phần hoạt tính tìm thấy trong ca cao, nho đỏ và quả đen, chẳng hạn như lingonberries, quả việt quất, dâu tằm. Đó là một chất chống oxy hóa bioflavonoid giúp đáp ứng với stress, bảo vệ tim mạch.

6. Astaxanthin

Astaxanthin được tìm thấy trong cá hồi và nhuyễn thể có lợi ích như giảm các đốm đồi mồi, tăng mức năng lượng, hỗ trợ sức khỏe khớp và ngăn ngừa các triệu chứng ADHD (Rối loạn tăng động giảm chú ý ở trẻ nhỏ)

7. Selenium

Selen là một khoáng chất vi lượng tự nhiên được tìm thấy trong đất cũng xuất hiện trong các loại thực phẩm nhất định, và thậm chí còn có một lượng nhỏ trong nước. Nó hỗ trợ tuyến thượng thận và tuyến giáp, giúp bảo vệ nhận thức. Nó cũng có thể chống lại virus, bệnh tim và làm chậm các triệu chứng nghiêm trọng khác như hen suyễn.

8. Tinh dầu hoa oải hương

Tinh dầu hoa oải hương tạo ra các enzym chống oxy hóa quan trọng – đặc biệt là glutathione, catalase và superoxide dismutase, ngoài ra còn giúp làm giảm viêm.

9. Chất diệp lục

Chất diệp lục rất hữu ích cho giải độc và liên quan đến phòng chống ung thư tự nhiên, ngăn chặn các yếu tố gây ung thư trong cơ thể; bảo vệ DNA khỏi thiệt hại do độc tố hoặc căng thẳng gây ra. Nó được tìm thấy trong tảo Spirulina, rau lá xanh, một số loại nước ép màu xanh lá cây.

10. Tinh dầu trầm hương

Tinh dầu trầm hương đã được chứng minh trong lâm sàng là một điều trị quan trọng đối với các loại ung thư khác nhau, bao gồm ung thư vú, não, đại tràng và tuyến tiền liệt. Trầm hương có khả năng giúp điều chỉnh chức năng biểu sinh tế bào, có ảnh hưởng tích cực đến các gen để thúc đẩy chữa bệnh. Xoa tinh dầu trầm hương trên cơ thể của bạn (vùng cổ) ba lần mỗi ngày, và uống ba giọt trong 1 cốc nước mỗi ngày sẽ phòng ngừa được nhiều bệnh tật.

Các chất có hoạt tính chống oxy hóa khác bao gồm cysteine, alpha tocopherol.

Có tác dụng phụ nào khi dùng chất chống oxy hóa không?

Cũng giống như bất kỳ bổ sung khác, sẽ có tác dụng phụ khi sử dụng liều cao chất chống oxy hóa ở dạng bổ sung. Ví dụ, trong quá trình tập thể dục, mức tiêu thụ oxy có thể tăng lên hơn 10 lần, dùng liều cao chất chống oxy hóa có thể ảnh hưởng đến việc phục hồi sau khi tập thể dục. Các nghiên cứu khác đã chỉ ra rằng bổ sung chất chống oxy hóa liều cao có thể ảnh hưởng đến lợi ích tim mạch của bài tập, có tác động tiêu cực đến hoạt động chống ung thư tự nhiên của cơ thể và ảnh hưởng đến cách cơ thể cân bằng hóa chất và dinh dưỡng khác nhau.

Do đó, hãy sử dụng theo khuyến cáo trên nhãn của nhà sản xuất. Và nếu bạn đang mắc bệnh mãn tính, đang dùng thuốc hoặc bị dị ứng, hãy trao đổi với bác sỹ trước khi dùng chất bổ sung nhé.

Cuối cùng, đôi điều về chất chống oxy hóa mà bạn nên nhớ:

  • Chất chống oxy hóa ức chế quá trình oxy hóa trong cơ thể, còn được gọi là tổn thương gốc tự do, do quá trình mất cân bằng oxy hóa gây ra.
  • Bạn có thể nhận được hầu hết các chất chống oxy hóa từ chế độ ăn, giúp chống lại ảnh hưởng quá trình lão hóa, hỗ trợ da và mắt, giảm nguy cơ mắc ung thư, hỗ trợ nhận thức, chống lại bệnh tim mạch…
  • Một số loại thực phẩm chống oxy hóa cao, thảo dược và gia vị bao gồm: rau xanh, atisô, ca cao, quả mọng, trà xanh, quế, đinh hương, tảo bẹ, tảo spirulina, quercetin hoặc lutein và các loại tinh dầu như hoa oải hương.

Như vậy là các bạn đã biết chất chống oxy hóa là gì cũng như thực phẩm nào chứa nhiều chất chống oxy hóa rồi phải không? Bạn đừng quên ăn uống là chưa đủ nhé! Hãy duy trì lối sống lành mạnh và luyện tập thể dục hàng ngày nhé. Chúc các bạn luôn luôn khỏe mạnh!

Vài điều về tác giá

Dr. Hung

Thích viết, đam mê chia sẻ kiến thức đến cộng đồng và mong muốn mọi người đều có kiến thức cơ bản để chăm sóc sức khỏe cho bản thân cũng như người thân. Ngoài ra còn thích nghe nhạc trữ tình, làm đồ handmade...

Leave a Comment