Đối với nhiều trẻ em, lớp ba đánh dấu sự phát triển mạnh mẽ về thể chất, cảm xúc và tinh thần. Hầu hết các trẻ 8 tuổi cho thấy những bước phát triển nhận thức lớn và có xu hướng đặt câu hỏi cho đến khi chúng có đủ thông tin để đưa ra kết luận về những gì chúng đang học. Chúng cũng dần dần trở thành những đứa trẻ trưởng thành hơn. Hầu hết những đứa trẻ 8 tuổi muốn được đối xử như một người lớn hơn tuổi của chúng. Tuy nhiên chúng còn thiếu những kĩ năng cần thiết để được đối xử như một đứa trẻ lớn. Kỉ luật ở tuổi này quan trọng hơn bao giờ hết vì bố mẹ chỉ còn một vài năm nữa để chuẩn bị trước khi con bước vào tuổi thiếu niên. Đây sẽ là một năm thú vị cho trẻ và bố mẹ.
Tình bạn ngày càng quan trọng với trẻ. Các kỹ năng về thể chất, tinh thần và xã hội phát triển nhanh chóng. Đây cũng là thời điểm quan trọng để trẻ phát triển sự tự tin trong mọi lĩnh vực của cuộc sống, chẳng hạn kết bạn, học tập tại trường và chơi thể thao. Hiểu được các mốc phát triển cũng như cách chăm sóc, giáo dục trẻ sẽ đem lại cho các bậc cha mẹ phương pháp nuôi dạy trẻ đúng đắn.
Xem thêm: Mẹo duôi dạy trẻ bắt đầu đi học, lứa tuổi từ 6, 7, 8 đến 9 tuổi
Mục lục
Phát triển thể chất của trẻ 8 tuổi
Chiều cao:
- Bé trai: 124– 130,1cm; trung bình: 127,3cm
- Bé gái: 122,2 – 129,3cm; trung bình: 126,6cm
Cân nặng:
- Bé trai: 20,6– 27,3kg; trung bình: 25,4kg
- Bé gái: 19,9 – 26,2kg, trung bình: 25 kg
Đối với trẻ 8 tuổi, sự phát triển thể chất liên quan nhiều đến việc hoàn thiện các kỹ năng, phối hợp và kiểm soát cơ bắp hơn là những thay đổi lớn. Chúng bắt đầu trông giống như “những đứa trẻ lớn”, nhưng vẫn còn vài năm nữa đa số chúng mới bước vào tuổi dậy.
Phát triển vận động
Trẻ em có tiềm năng tự nhiên với thể thao có thể thể hiện khả năng của mình ở giai đoạn phát triển này khi các kỹ năng liên quan tới thể chất của chúng trở nên chính xác hơn. Trên thực tế, đây thường là độ tuổi mà trẻ em quyết định chúng có thích thể thao hay không và chọn tham gia hoặc tránh chơi thể thao.
Bạn sẽ cảm nhận rõ ở độ tuổi lên 8, con của mình bắt đầu mất đi sự vụng về. Cách di chuyển của trẻ duyên dáng, cứng cáp và kiểm soát tốt hơn. Khả năng vận động thô ở tuổi này gia tăng nhờ vào sự gia tăng sức mạnh trong các cơ bắp ở cánh tay và chân, tăng cường sức chịu dựng, phối hợp và thời gian phản ứng.
Những dấu mốc quan trọng
- Kiểm soát ngón tay được khá tinh chế
- Tăng sức chịu đựng, có thể chạy và bơi xa hơn
- Sự kết hợp linh hoạt hơn giữa kỹ năng vận động (Trẻ có thể xoay và nhảy và thực hiện các nhiệm vụ khác trong thể thao)
- Tiếp tục cải thiện sự phối hợp
- Cải thiện kiểm soát cơ nhỏ, làm cho trẻ dễ dàng chơi nhạc cụ hoặc sử dụng các công cụ thuần thục hơn
Trí não
- Đọc có thể là một mối quan tâm chủ yếu
- Tìm hiểu các sự kiện lớn
- Bắt đầu cảm thấy thành thạo trong các kỹ năng và có sự ưu thích đối với một số hoạt động và một số hoạt động
- Suy nghĩ bắt đầu được tổ chức và lô-gic hơn
- Bắt đầu nhận ra khái niệm về sự thuận nghịch
Mẹo nuôi dạy con
Dù bằng cách nào, điều quan trọng đối với cha mẹ là khuyến khích hoạt động thể chất đối với trẻ. Ngay cả khi con bạn không phải là vận động viên, trẻ vẫn có thể thích chạy bộ, bơi lội, đi xe đạp và nhiều loại hình vui chơi thể thao khác.
Một số trẻ 8 tuổi có thể nhận thức rõ hơn về hình ảnh cơ thể và sự tự tin về ngoại hình của chúng có thể ảnh hưởng đến cách chúng cảm nhận về bản thân và các mối quan hệ với các bạn cùng trang lứa. Điều quan trọng là nói về sức khỏe, thay vì ngoại hình, và giúp con bạn tìm các hoạt động giúp chúng cảm thấy tốt về bản thân.
Bạn cần cho trẻ lời khuyên và nhắc nhở thường xuyên về vấn đề an toàn: tuân thủ đèn đường khi tham gia giao thông, cách vượt qua đường an toàn, cẩn thận khi đến gần sông suối ao hồ, tránh người lạ tiếp cận, cách nào gọi người lớn tới giúp đỡ… Luôn luôn giám sát khi con đi bơi lội, chơi gần vùng nước.
Trẻ tám tuổi thường đạt được những thành tựu to lớn trong sự phát triển nhận thức của chúng. Hầu hết trong số chúng bắt đầu có một sự hiểu biết về tiền, cả về nghĩa đen và khái niệm. Trong khi đếm tiền có thể là một kỹ năng khó học, trẻ em thường bắt đầu hiểu rằng phải mất tiền để mua đồ.
Sự phát triển cảm xúc
Một đứa trẻ 8 tuổi có thể thể hiện những cảm xúc và tương tác phức tạp và càng ngày phức tạp hơn. Hầu hết chúng đều có thể che dấu những suy nghĩ hoặc cảm xúc thật của mình trong một số tình huống nhất định. Ví dụ, một đứa trẻ không thích một món quà vẫn có thể mỉm cười và cảm ơn người tặng quà.
Đây cũng là lúc con bạn có thể phát triển ý thức tinh vi hơn về bản thân trẻ. Sở thích, tài năng, bạn bè và mối quan hệ của trẻ với các thành viên trong gia đình giúp trẻ thiết lập một “cái tôi” rõ ràng. Đó cũng là khởi đầu của mong muốn có sự riêng tư và đôi khi nghi ngờ hoặc tự tin ở bản thân.
Khả năng suy nghĩ của con bạn cũng sẽ bị ảnh hưởng bởi cảm xúc của chúng ở tuổi này. Họ có thể gặp khó khăn trong việc tập trung khi họ lo lắng hoặc có thể đấu tranh để suy nghĩ về các lựa chọn của họ khi cảm thấy tức giận.
Trong giai đoạn tâm lý trẻ 8 tuổi, trẻ phát triển nhận thức chủ quan về bản thân. Trẻ bắt đầu cảm nhận rằng, có sự cách biệt giữa cảm xúc bên trong và biểu hiện bên ngoài. Đây là một bước tiến dài trong quá trình phát triển và hình thành nhân cách trẻ. Do đó, bạn có thể nhận thấy con yêu của mình không phải lúc nào cũng điều khiển được tốt những cảm nhận về bản thân và mọi người. Trẻ thường cảm thấy thiếu thốn và không hạnh phúc. Trẻ sẽ đổ lỗi cho người khác nếu có gì tồi tệ xảy ra. Nếu bị chỉ trích, trẻ thường khóc hoặc tỏ thái độ bất cần. Trẻ khó có thể chấp nhận mình sai và thường chối lỗi hay nói dối để lảng tránh.
Những dấu mốc quan trọng
- Có thể bắt đầu mong muốn riêng tư hơn
- Tìm kiếm sự chăm sóc trực tiếp từ những người thân khi bị căng thẳng
- Trở nên cân bằng hơn trong việc đối phó với sự thất vọng và thất bại
- Thích tranh luận và chỉ trích người khác
Mẹo nuôi dạy con
Trong quá trình phát triển tâm lý trẻ 8 tuổi, lòng dũng cảm của trẻ được hình thành vững chắc và trẻ luôn quan tâm đến hai mặt đúng và sai. Vậy nên, bạn phải chú ý quan tâm, theo dõi để hướng dẫn con trẻ những gì là đúng và những gì là sai. Điều này vô cùng quan trọng vì giúp trẻ có niềm tin vững chắc vào những việc làm đúng đắn của bản thân, giúp trẻ hình thành được cá tính tốt đẹp cho riêng mình.
Thời kỳ phát triển 8 năm đầu đời của trẻ là giai đoạn mà cha mẹ thực thi các chính sách kỷ luật hợp lý, nghiêm khắc, thống nhất trước sau như một, chỉ rõ cho trẻ thấy mình mong đợi gì ở con và những hậu quả đi kèm nếu con không làm theo. Cần giải thích rõ tại sao có những hành vi trẻ được thưởng/ khen ngợi, nhưng cũng có những hành vi lại bị phạt.
Kỷ luật trong giai đoạn phát triển tâm lý trẻ 8 tuổi là hướng tới dạy dỗ, không phải để kiểm soát. Vì thế kỷ luật thường gắn với việc thảo luận về điểm đúng và điểm chưa đạt trong các việc làm của trẻ. Nhưng bạn cũng cần phải cho trẻ thời gian để nghiền ngẫm hành vi của mình và thay đổi sau đó. Sau mỗi lần kỷ luật, trẻ chưa thể điều chỉnh ngay hành vi của mình được.
Tương tác xã hội của trẻ 8 tuổi
Đây là giai đoạn phát triển các kỹ năng xã hội cần thiết của trẻ ở trên trường lớp. Nhìn chung, trẻ 8 tuổi thích đi học và sẽ dựa vào/ coi trọng mối quan hệ với một vài người bạn thân và bạn cùng lớp. Trẻ có thể thích chơi với các bạn cùng giới hơn.
Trẻ 8 tuổi rất hay thông cảm và bao dung với mọi người xung quanh. Trẻ chơi thân với các bạn trong lớp và hàng xóm. Trẻ luôn thích giúp đỡ các bạn của mình. Trẻ cũng dễ cãi cọ và đánh nhau vì ai cũng có quan điểm, muốn mình là người đúng, nhưng không giận hay ghét nhau được lâu. Trong quá trình phát triển tâm lý trẻ 8 tuổi, trẻ cũng bắt đầu hiểu rằng bạn bè mình cũng có gia đình và dần dần tôn trọng việc bạn có cuộc sống riêng.
Phụ huynh nên cảnh giác với các vấn đề như trẻ không thích đi học, vì điều này có thể cho thấy những khó khăn trong học tập hoặc trẻ bị bắt nạt ở trường. Đây cũng là một độ tuổi tốt để thảo luận về việc tôn trọng người khác.
Bạn có thể bắt đầu thấy một cảm giác tự tin mới phát hiện ở đứa trẻ 8 tuổi của mình khi chúng bày tỏ ý kiến về mọi người và mọi thứ xung quanh.Trẻ có thể chú ý hơn đến các sự kiện tin tức và muốn chia sẻ suy nghĩ của họ về các chủ đề này.
Đây cũng là thời gian mà trẻ có thể bắt đầu xin bạn ngủ qua đêm nhà bạn, mặc dù đôi khi trẻ lại muốn trở về nhà hơn. Nhiều đứa trẻ vẫn gắn bó với bố mẹ ở độ tuổi này và có thể chưa sẵn sàng để cách xa bố mẹ, mặc dù chúng có thể muốn trò chuyện và chơi với bạn nhiều hơn.
Những dấu mốc quan trọng
- Bắt đầu hiểu cảm giác của người khác trong một tình huống nhất định và sẽ có khả năng đặt mình vào vị trí của người khác
- Thể hiện một loạt các kỹ năng xã hội bao gồm hỗ trợ, giúp đõ người khác
- Mong muốn tuân thủ nghiêm ngặt các quy tắc và “công bằng”, đôi khi có thể dẫn đến xung đột trong khi chơi có tổ chức
- Kết bạn dễ dàng, phát triển những người bạn thân cùng giới
- Thích chơi nhóm, các câu lạc bộ, và các đội thể thao, mong muốn mình là một phần của một nhóm
- Chịu ảnh hưởng nhiều hơn bởi áp lực xã hội lên những người cùng tuổi
- Có thể bị ám ảnh và bị thúc đẩy bởi tiền bạc
Vể mặt ngôn ngữ, trẻ có các dấu mốc sau
- Có thể trò chuyện ở một mức độ gần như người lớn
- Sử dụng phụ âm và nguyên âm rõ ràng, kể cả những phụ âm phức tạp như Tr, R, và các phụ âm kép trong ngoại ngữ như Three, school…
- Ngôn ngữ của trẻ lịch sự và bao gồm những câu kính ngữ như “xin cho con”, “cảm ơn…
- Xác định được ngày tháng, đếm ngược ngày
- Thể hiện khả năng chơi chữ và sự hài hước bằng lời nói
- Có thể hiểu được nghĩa bóng của từ
Mẹo nuôi dạy con
Bạn hãy nói chuyện với con, lắng nghe và thảo luận về mối quan tâm của con cái về bạn bè và kết quả học tập. Hãy tận dụng lợi ích trong mối quan tâm của con cái tới tiền bạc để giảng dạy về chi phí và tầm quan trọng của tiết kiệm nhằm hướng tới mục tiêu.
Nhận biết nhu cầu của trẻ về sự riêng tư và những bí mật. Đưa trẻ một ngăn kéo khóa hoặc hộp bí mật để trẻ có thể cất giữ những thứ trẻ muốn giấu.
Quá trình trẻ đấu tranh để khẳng định cái tôi riêng có những thời điểm trẻ có biểu hiện ngang ngạnh. Trẻ bắt đầu biết đòi hỏi những gì con thích, hoặc tranh cãi với gia đình, bạn bè để bảo vệ quan điểm của mình. Đừng vội đánh giá tiêu cực về thái độ này của con, bạn nên hiểu rằng sự khẳng định cái tôi này giúp con vận dụng kỹ năng tư duy cao hơn, khả năng ngôn ngữ linh hoạt hơn và tăng khả năng tập trung khi tìm mọi lý lẽ biện bạch cho mình.
Muốn hỗ trợ con trẻ trong độ tuổi này, cha mẹ nên lắng nghe tích cực về mục tiêu, tình cảm của con, luôn bên cạnh cổ vũ con nỗ lực tới cùng có tới khi đạt được mục tiêu, đừng quên nhắc con về giới hạn và ranh giới không được vượt qua. Ví dụ mục tiêu con muốn đạt thành tích cao thể thao là tốt, cần cổ vũ, nhưng nếu con muốn đạt điều đó bằng mọi cách kể cả việc chơi xấu thì hoàn toàn không được.
Bên cạnh đó, thay vì kiểm soát con, bạn nên định hướng cho con học cách tự kiểm soát bản thân. Một số cách nhẹ nhàng dạy con tự quyết định: Dành cho con khoản ngân sách nho nhỏ để lựa chọn áo quần hợp phong cách con, cho con quyền chọn thực đơn khi gia đình đi ăn, cho con quyền lựa chọn các hoạt động ngoài trời.
Hoạt động vui chơi và học tập
Cách trẻ em chơi ở độ tuổi này phụ thuộc rất nhiều vào các hoạt động mà chúng được tiếp xúc. Trong khi một số trẻ em có thể thích chơi thể thao với bạn bè, những đứa trẻ khác có thể tìm thấy niềm vui lớn khi thực hiện các hoạt động nghệ thuật hoặc âm nhạc. Nhiều đứa trẻ ở độ tuổi này thích nhảy, biểu diễn và hát.
Trong giai đoạn này, tính cách cá nhân hướng nội và hướng ngoại sẽ ảnh hưởng tới sở thích về hoạt động nhóm của trẻ. Một trẻ hướng nội có thể hài lòng với một vài hoạt động nhóm hạn chế sao cho cân bằng với thời gian chơi độc lập. Trẻ có thể thích đọc hoặc thích chơi một mình. Ngược lại, trẻ hướng ngoại sẽ không thích ngồi một mình lâu và hứng thú với các hoạt động nhóm như thể thao hoặc trò chơi. Bạn hãy cố gắng điều chỉnh thời gian biểu của trẻ cho phù hợp tính cách và sở thích, ngay cả khi sở thích đó khác với sở thích của ba mẹ.
Theo tâm lý trẻ 8 tuổi, việc học các kỹ năng được trẻ tập trung phần lớn thời gian biểu của mình. Trẻ rất tò mò và cảm thấy thú vị về các hiện tượng tự nhiên, khoa học, kỹ. Những môn thể thao ngoài trời cũng được trẻ quan tâm như bơi lội, bóng đá, cầu lông, đạp xe,… Tất cả những hoạt động đó giúp trẻ khám phá được khả năng mới của chính mình.
Những dấu mốc quan trọng
- Có thể tập trung vào một nhiệm vụ trong một giờ hoặc hơn
- Hiểu thêm về vị trí của của mình với xung quanh
- Thích thể thao hoặc đọc sách
Mẹo nuôi dạy con
Hãy để con bạn sử dụng các kỹ năng giải quyết vấn đề mới của chúng để tự mình giải quyết. Cho dù trẻ có lơ đãng luyện tập bóng đá hay không biết cách hoàn thành dự án hội chợ khoa học của mình, hãy khuyến khích trẻ động não tìm ra các giải pháp tiềm năng. Sau đó, giúp trẻ chọn một cách để thử.
Khuyến khích trẻ tham gia các hoạt động ở trường lớp và các nhóm cộng đồng, chẳng hạn ra nhập đội thể thao hay trở thành tình nguyện viên cho các chương trình thiết thực. Giúp trẻ thiết lập các mục tiêu có thể đạt được, trẻ sẽ học cách biết tự hào về bản thân và ít phụ thuộc vào những khen chê của người khác.
Tham gia các hoạt động ở trường lớp với con. Gặp gỡ giáo viên và nhân viên trường để hiểu về mục tiêu học tập và thể hiện bạn luôn chung tay với nhà trường để giúp con mình tốt nhất.
Các mốc quan trọng khác
Đứa con 8 tuổi của bạn chưa bước vào tuổi dậy thì, nhưng bạn có thể nhận thấy rằng chúng ngày càng quan tâm đến vẻ ngoài của chúng. Trẻ có thể tuyên bố rằng muốn để tóc dài hơn hoặc ăn mặc theo một phong cách nhất định.
Trẻ tám tuổi cũng có thể quan tâm nhiều hơn đến việc chăm sóc vệ sinh cá nhân và có khả năng phát triển chịu trách nhiệm về các thói quen chăm sóc cá nhân như đánh răng và tắm.
Bạn có thể muốn giám sát để đảm bảo rằng trẻ chải răng đúng và tắm sạch sẽ. Nhưng nói chung, con bạn bây giờ có sự phối hợp và phát triển kỹ năng vận động cần thiết để thực hiện các vệ sinh cá nhân tốt.
Khi nào cần đưa trẻ đi khám bác sĩ
Mặc dù trẻ em phát triển với tốc độ hơi khác nhau nhưng điều quan trọng là phải theo dõi sự tiến bộ của con bạn. Nếu con bạn dường như kém phát triển về thể chất, cảm xúc, kỹ năng xã hội hoặc nhận thức, hãy nói chuyện với bác sĩ nhi khoa.
Nếu con bạn gặp khó khăn nghiêm trọng trong việc kiểm soát cảm xúc (bao gồm cả sự tức giận) hoặc nếu các kỹ năng xã hội của chúng không ngang tầm với các bạn đồng trang lứa, có thể có một lý do cần quan tâm. Trẻ em ở độ tuổi này bị tụt hậu về mặt cảm xúc và xã hội có thể đấu tranh để bắt kịp mà không cần thêm một chút hỗ trợ. Cân nhắc việc nói chuyện với giáo viên của con bạn hoặc một chuyên gia sức khỏe tâm thần trẻ em để lên kế hoạch nếu bạn thấy lo lắng. Từ các vấn đề sức khỏe đến học tập, can thiệp sớm có thể là chìa khóa để giải quyết nhanh hơn và dễ dàng hơn.
Dinh dưỡng cho trẻ 8 tuổi
Thực đơn trung bình hàng ngày như sau:
Tinh bột, ngũ cốc:
Gồm cơm, bánh mì, phở, nui, mì, ngũ cốc… Lượng tinh bột trẻ 8 tuổi cần cho mỗi bữa ăn có thể như sau: 1 chén cơm hoặc bánh mì, nui, hoặc 2/3 chén ngũ cốc lúa mì, 1 bánh bông lan vừa…
Rau củ quả:
Hàng này ba mẹ nên cho trẻ ăn đầy đủ rau xanh và trái cây các loại. Thực đơn tham khảo cho mỗi bữa ăn là: 1 trái chuối hoặc táo, lê, hoặc 2 trái mận hoặc 1 ít quả nho. Về rau củ, ba mẹ có thể cho trẻ dùng ½ củ khoai tây hoặc khoai lang, cà rốt, bí đỏ, nửa chén rau bông cải xanh, bó xôi, rau dền, mồng tơi…
Đạm, sữa:
Mỗi phần ăn cho trẻ 8 tuổi có thể là 1 ly sữa 250ml hoặc 2 lát phô mai, 1 hũ sữa chua. Ngoài ra, về đạm cho mỗi lần ăn, bạn nên cho trẻ dùng thịt, cá, trứng, đậu hạt như 65g thịt bò, heo nạc, gà hoặc 100g cá hay 2 quả trứng…
Bạn nên hạn chế cho con dùng các loại thực phẩm như: thịt mỡ, các món chiên nhiều dầu mỡ, gia vị mặn hoặc quá ngọt, chè, kem, nước ngọt có ga, soda, các loại bánh ngọt, kẹo… Thực hành thói quen ăn uống lành mạnh và hoạt động thể chất từ sớm. Khuyến khích các hoạt động vui chơi tích cực và bố mẹ làm gương cho con bằng cách ăn uống lành mạnh trong các bữa cơm gia đình và có lối sống năng động.
Những điều cần nhớ khi trẻ 8 tuổi
Chứng kiến một đứa trẻ 8 tuổi ngày càng độc lập có thể là một thời gian vui vẻ cho cha mẹ. Và đôi khi, nó có thể mang lại một số nỗi buồn khi bạn nhận ra em bé của mình đang lớn.
Nhưng điều quan trọng là phải thúc đẩy sự độc lập càng nhiều càng tốt. Khuyến khích con bạn học hỏi, phát triển, khám phá và thử những điều mới. Cung cấp những sự hỗ trợ khi trẻ giải quyết những thách thức mới. Đây là một độ tuổi tuyệt vời để bắt đầu cho phép trẻ làm mọi việc mà không có sự tham gia của cha mẹ.
Khả năng thể chất tốt hơn và độc lập hơn có thể khiến trẻ gặp nguy cơ tổn thương vì ngã hay các tai nạn khác ở độ tuổi này. Tai nạn xe cơ giới là nguyên nhân phổ biến nhất của tử vong do thương tích không chủ ý ở trẻ em 6-8 tuổi. Vì thế bạn cần dạy con bạn về sự an toàn trong khi vui chơi và di chuyển.
Bạn nên đồng cảm, hiểu được tâm lý trẻ 8 tuổi, khuyến khích con nói ra suy nghĩ của mình về bạn bè. Nhưng nếu con không muốn bạn bước vào thế giới tình cảm của mình, bạn cũng nên tôn trọng và để con giải quyết rắc rối của mình theo cách riêng của con.
Xem thêm: Trẻ 9 tuổi: Sự phát triển, cách chăm sóc và nuôi dạy trẻ