Đau ở lưng trên thường là hậu quả của tư thế xấu, cơ hoạt động quá mức, quá tầm hoặc chấn thương. Điều trị có thể bao gồm các biện pháp khắc phục tại nhà, chẳng hạn như nghỉ ngơi và các bài tập nhẹ nhàng, hoặc có thể gặp một nhà trị liệu vật lý.
Phần lưng trên là khu vực dưới cổ cho tới cột sống ngang ngực. Cột sống được cấu tạo bởi các đốt sống và đĩa đệm xếp chồng lên nhau. Đoạn cột sống lưng có 12 đốt sống ngực.
Hầu hết mọi người mô tả đau lưng trên là cảm giác nóng rát hoặc đau nhói ở một nơi, có thể là vị trí của chấn thương hoặc cơ vận động quá mức.
Mặc dù đau lưng phía trên ít phổ biến hơn đau vùng thắt lưng hoặc đau cổ, nhưng một nghiên cứu được đăng lên Y học nghề nghiệp chỉ ra rằng 1 trong 10 nam giới và 1 trong 5 phụ nữ có thể bị đau lưng phía trên.
Các bác sĩ gọi đau lưng phía trên là đau cột sống ngực hoặc TSP. Nguyên nhân phổ biến bao gồm:
Mục lục
Các hoạt động sai tư thế
Sử dụng các cơ không thường xuyên hoặc không chính xác có thể gây ra đau lưng.
Mọi người có thể điều hòa cơ bắp theo thời gian để mạnh mẽ hơn hoặc bền bỉ hơn thông qua các bài tập nhất là tập tạ.
Điều ngược lại cũng đúng. Con người có thể tác động tới các cơ bắp của họ theo thời gian bằng cách không sử dụng chúng một cách chính xác.
Trong một số cơ bắp, bao gồm cả cơ lưng, điều đơn giản như ngồi tại bàn với tư thế không chính xác quá lâu cũng có thể tác động làm đau lưng phía trên. Một số người có thói quen ngồi lệch một phía để nghe điện thoại hoặc ghi chép. Ngồi khoanh tròn, gập người về phía trước, có thể đặt quá nhiều áp lực lên các cơ bắp. Tư thế xấu là một trong những nguyên nhân hàng đầu của bệnh đau lưng trên vì có quá nhiều nhân viên văn phòng dành cả ngày làm việc của họ tại máy tính. Thật dễ dàng để thực hiện cho thói quen xấu là không ngồi đúng cách, đặc biệt là khi bạn đang ở bàn làm việc 8h giờ một ngày.
Không thường xuyên vận động cũng có thể gây mất sức mạnh trong cơ bắp. Theo thời gian, sự suy yếu của cơ bắp có thể dẫn đến đau ở khu vực này khi chúng gặp phải các kích thích hoặc hoạt động quá mức.
Chiều cao của ghế và bàn không phù hợp cũng có thể dẫn đến ngồi sai tư thế, áp lực từ trọng lực cơ thể tự đẩy vào cột sống, đĩa đệm và dây chằng. Theo thời gian, áp lực này có thể dẫn đến đau và các biến chứng khác.
Có thể cải thiện điều kiện làm việc để hạn chế đau lưng phía trên. Quá trình này bắt đầu với việc điều chỉnh tư thế trong khi ngồi, và nghỉ giải lao thường xuyên, vận động một chút để các cơ hoạt động.
Các bài tập cũng có thể cải thiện các cơ ở lưng, nhất là các bài tập yoga mà bạn có thể tập ở nhà với không gian không cần quá lớn.
Điều hòa cơ đòi hỏi sự kiên trì, và bất cứ ai bị đau lưng trên lâu ngày do cơ bắp yếu có thể cần sắp xếp gặp một nhà trị liệu vật lý để nhận được sự hỗ trợ thích hợp cho mình.
Sử dụng cơ quá mức
Sử dụng cơ lưng quá mức là một nguyên nhân phổ biến khác của đau lưng phía trên. Điều này thường xảy ra do lặp đi lặp lại các chuyển động giống nhau trong khoảng thời gian dài. Đây có thể là một nguyên nhân của:
- Căng cơ
- Kích thích
- Qúa tầm
Ví dụ kinh điển về cách điều này là một người ném bóng chày, người thực hiện một chuyển động tương tự mỗi khi họ ném bóng, thường có thể gây ra một áp lực trên vai họ.
Các hoạt động lặp đi lặp lại khác có thể gây đau tương tự. Chẳng hạn, một người phải thực hiện chuyển động giống nhau cả ngày, hoặc nâng những thứ trên đầu suốt cả ngày có thể bắt đầu bị kích thích cơ, căng cứng cơ. Điều này có thể trở thành đau mãn tính nếu họ bỏ qua những dấu hiệu này.
Điều trị sử dụng cơ bắp quá mức thường bắt đầu bằng việc nghỉ các hoạt động tác động quá mức tới cơ cũng như sử dụng túi chườm nóng hoặc nước đá để thúc đẩy lưu thông máu đến các mô cơ. Nếu vì lý do công việc không thể tránh các chuyển động lặp đi lặp lại thì nên thu xếp thời gian nghỉ ngơi giữa các hoạt động. Nhưng tốt nhất vẫn là tránh các hoạt động lặp đi lặp lại.
Một nhà trị liệu vật lý có thể đưa ra các bài tập để thúc đẩy tính linh hoạt và tăng cường sức mạnh cho cơ vùng lưng trên.
Chấn thương
Một chấn thương cũng có thể dẫn đến đau lưng. Đây có thể là kết quả của các tình huống bao gồm:
- Những vụ tai nạn ô tô
- Trượt chân ngã
- Tai nạn liên quan đến công việc
- Nâng vật nặng không đúng cách
- Làm việc quá sức
Vết thương đôi khi rõ ràng và đau ngay lập tức sau đó. Đôi lúc, cơn đau có thể không rõ ràng cho đến sau này hoặc ngày hôm sau.
Chấn thương có thể nghiêm trọng và các vấn đề từ chấn thương, ví dụ như gãy đốt sống, khiến một người có nguy cơ bị biến chứng lâu dài, bao gồm đau mãn tính, tổn thương thần kinh và tê liệt.
Trong quá trình nâng vật nặng, luôn ôm sát vật nặng vào người, chỉ dùng cơ bắp và cử động của tay, chân, đùi. Không dùng cử động của lưng, hông, không ngả người quá nhiều ra sau. Mở rộng chân bằng vai, vật nặng luôn đặt giữa 2 chân, nắm thật chắc vào khối nặng, ép 2 cùi chỏ vào. Dùngđầu gối để nâng vật lên, xuống, tuyệt đối không dùng lưng.
Nên mang vác vật nặng đủ kích thước và độ cao, khi chuyển hướng, xoay chân để xoay người, không dùng lưng và hông. Dùng cơ bắp và cử động của tay, đầu gối để đặt vật nặng xuống, không được cúi người để đặt vật nặng xuống. Khi đặt vật nặng, hàng hoá lên gía kệ đỡ, kệ chứa hàng trong kho, nên đặt vật nặng xuống và đẩy vào, luôn đẩy chứ không dùng sức để kéo.
Một bác sĩ nên xem xét tất cả các chấn thương lưng tiềm ẩn vì điều quan trọng là họ phải chữa lành đúng cách để tránh đau lâu dài.
Một bác sĩ có thể giới thiệu người đó đến nhà trị liệu vật lý để giúp phục hồi cơ bắp lành lại đúng cách. Chấn thương nặng có thể phải phẫu thuật.
Thoát vị đĩa đệm
Đĩa đệm đóng vai trò như những miếng lót, hấp thu xung động (lực ma sát khi bạn di chuyển) để bảo vệ đốt sống. Đĩa đệm nằm ở khe giữa 2 cột sống có lớp vỏ sợi bọc nhân nhầy.
Nhờ tính đàn hồi, đĩa đệm được xem là bộ phận giảm xóc, bảo vệ cột sống khỏi các chấn thương. Theo thời gian, đĩa đệm mất đi độ đàn hồi, nhân nhầy có tác dụng bôi trơn bị khô, vòng sụn bên ngoài bị xơ hóa hoặc rạn nứt và bị rách. Chỉ cần có tác động mạnh, nhân nhầy sẽ thoát vị ra ngoài qua vị trí rách đó, đồng thời chui vào cột sống, chèn ép dây thần kinh, tạo ra những cơn đau vùng cột sống.
Nguyên nhân gây thoát vị đĩa đệm chủ yếu là do đĩa đệm yếu dần đi dưới tác động của thời gian và tuổi tác. Ở người lớn tuổi, đĩa đệm dần sẽ bị mất nước, khô. Do đó, chúng kém đàn hồi và dễ rách, vỡ kể cả khi xoay hay kéo căng nhẹ.
Đôi khi, việc sử dụng các cơ lưng thay vì dùng cơ chân hay cơ đùi để nâng vật nặng đều có thể dẫn đến thoát vị đĩa đệm, vì chúng có thể bị kéo căng và lệch khi nâng. Ngoài ra, các trường hợp chấn thương như té ngã cũng có thể gây thoát vị đĩa đệm.
Thoát vị đĩa đệm hầu như đều xuất hiện ở vùng lưng dưới (thắt lưng), mặc dù chúng có thể xuất hiện ở cổ. Hầu hết những triệu chứng phổ biến của bệnh là:
Cơn đau ở tay hay chân
Nếu thoát vị đĩa đệm xuất hiện ở thắt lưng, bạn sẽ cảm thấy đau nhức dữ dội ở mông, đùi và bắp chân. Nó còn ảnh hưởng đến một phần của bàn chân. Nếu bệnh xuất hiện ở cổ, cơn đau sẽ tập trung ở vai và cánh tay. Cơn đau còn xuất hiện khi bạn ho, hắt hơi, hay di chuyển cột sống đến những vị trí nhất định.
Tê hay dị cảm
Bệnh nhân thoát vị đĩa đệm thường có những cơn tê hay dị cảm ở một vài phần của cơ thể do những dây thần kinh bị chèn ép.
Yếu cơ
Các nhóm cơ do các dây thần kinh bị chèn chi phối sẽ dần yếu đi. Chúng có thể khiến bạn dễ té ngã, hoặc làm giảm khả năng nâng hay giữ đồ vật.
Bạn cần đi khám bác sĩ ngay nếu gặp phải những vấn đề sau:
- Những triệu chứng tệ hơn. Đau, tê hay yếu cơ khiến bạn mất khả năng hoạt động thường ngày.
- Suy giảm chức năng ruột và bàng quang. Người có hội chứng trên sẽ gặp khó khăn khi đi tiểu tiện hay tình trạng tiểu không tự chủ (són tiểu).
- Mất cảm giác. Quá trình mất cảm giác ảnh hưởng đến những khu vực – đùi trong, phía sau cẳng chân và khu vực xung quanh hậu môn.
Các yếu tố làm gia tăng nguy cơ mắc bệnh bao gồm:
- Cân nặng. Thừa cân, béo phì sẽ khiến đĩa đệm ở thắt lưng chịu một áp lực lớn.
- Nghề nghiệp. Người phải hoạt động thể chất nhiều có nguy cơ gặp các vấn đề về lưng. Nâng, kéo, đẩy về nhiều hướng liên tục có khả năng làm gia tăng nguy cơ mắc bệnh.
- Yếu tố gia đình. Một vài người sẽ bị di truyền từ bố mẹ hay người thân có khuynh hướng dễ bị thoát vị đĩa đệm.
Hầu hết mọi người không cần phẫu thuật cho thoát vị đĩa đệm và sẽ phục hồi khi nghỉ ngơi hoặc bằng cách dùng thuốc chống viêm.
Chèn ép dây thần kinh
Một đĩa đệm thoát vị có thể trượt ra xa đến mức nó chèn ép dây thần kinh gần đó. Một dây thần kinh bị chèn ép ở lưng giữa có thể gây ra:
- Tê và đau ở cánh tay hoặc chân
- Có vấn đề kiểm soát tiểu tiện
- Yếu hoặc mất kiểm soát chân
Khi một dây thần kinh bị chèn ép đến từ một đĩa đệm thoát vị, việc điều trị tương tự như điều trị thoát vị đĩa đệm. Một dây thần kinh bị chèn ép thường không cần phẫu thuật, mặc dù các bác sĩ có thể đề nghị tiêm steroid cột sống trong một số trường hợp.
Viêm xương khớp
Nguồn gốc của đau lưng đôi khi không phải là cơ bắp mà là một vấn đề ở xương và khớp.
Sụn đệm và bảo vệ xương có thể bị mòn khi tuổi tác lớn dần. Thuật ngữ này là viêm xương khớp. Đây là dạng viêm khớp phổ biến nhất ở người lớn tuổi, theo National Institute on Aging Hoa Kỳ .
Viêm xương khớp cuối cùng có thể dẫn đến sụn giữa xương bị mòn hoàn toàn, khiến xương cọ xát với nhau. Điều này cũng có thể gây áp lực lên các dây thần kinh ở cột sống, gây tê hoặc ngứa ran ở cánh tay và chân.
Viêm xương khớp có thể gây ra một số triệu chứng, bao gồm:
- Đau: Trong hoặc sau khi vận động, khớp bị tổn thương
- Nhạy cảm đau: Khớp dễ bị sưng đau khi chịu một áp lực nhẹ
- Mất linh hoạt: Bạn cảm thấy rất khó để di chuyển
- Cứng khớp: Khi bạn thức dậy vào buổi sáng hoặc sau một thời gian không hoạt động, khớp bị cứng thực sự
- Chồi xương: Một số xương khác có thể hình thành xung quanh khớp bị ảnh hưởng
- Cảm giác xương cọ sát: Khi vận động khớp, bạn sẽ cảm nhận hoặc nghe thấy tiếng kèn kẹt do ma sát giữa các xương với nhau.
Để chẩn đoán, bác sĩ sẽ kiểm tra khớp của bạn trong quá trình khám lâm sàng. Ngoài ra, bác sĩ có thể đề nghị bạn nên làm kiểm tra hình ảnh và các xét nghiệm khác. Các xét nghiệm về hình ảnh bao gồm chụp X-quang và chụp cộng hưởng từ (MRI). Chụp X-quang sẽ cho thấy các chồi xương xung quanh khớp. Trong một số trường hợp, người ta có thể biết bị viêm xương khớp trước khi có bất kỳ triệu chứng nào.
Chụp cộng hưởng từ (MRI sẽ hiển thị hình ảnh chi tiết của xương và mô mềm, giúp cung cấp thêm thông tin trong một số trường hợp phức tạp. Trong các xét nghiệm trong phòng thí nghiệm, xét nghiệm máu có thể tìm ra nguyên nhân gây đau khớp. Và xét nghiệm dịch khớp có thể chẩn đoán tình trạng viêm hay nguyên nhân gây ra cơn đau.
Bất cứ ai nghi ngờ họ bị viêm xương khớp nên đi khám bác sĩ để có kế hoạch chẩn đoán và điều trị. Điều trị thường tập trung vào việc kiểm soát cơn đau và giữ cho khớp hoạt động tốt nhất có thể.
Đau cơ
Đau cũng có thể xuất phát từ các vấn đề trong các mô liên kết ở lưng, mà các bác sĩ gọi là fascia.
Đau myofascial có thể bắt đầu sau một chấn thương hoặc lạm dụng cơ, đau myofascial mãn tính có thể kéo dài sau chấn thương ban đầu.
Vẫn chưa chắc chắn tại sao cơn đau cơ vẫn tiếp tục trong một số trường hợp. Các bác sĩ có thể đề nghị vật lý trị liệu và liệu pháp giải phóng myofascial giảm đau cho người bệnh.
Nhiễm trùng cột sống
Trong một số trường hợp, phẫu thuật có thể cần thiết để điều trị nhiễm trùng cột sống.
Nhiễm trùng có thể là nguyên nhân gây đau lưng trên nhưng tỷ lệ gặp rất ít. Áp xe cột sống là tình trạng tụ mủ và các vật chất gây nhiễm trùng ở cột sống. Các nguyên nhân phổ biến nhất gây bệnh là do sự lây lan của vi khuẩn trong nhiễm trùng máu và nhiễm trùng ở các khu vực lân cận (do chấn thương) sang cột sống. Rối loạn này cũng có thể xảy ra sau khi thực hiện các thủ thuật y tế hoặc phẫu thuật liên quan đến cột sống.
Áp xe có thể phát triển và sưng lên dẫn đến đau. Chẩn đoán sớm là rất quan trọng và các bác sĩ sẽ điều trị áp xe cột sống nhanh chóng để tránh các biến chứng nghiêm trọng.
Thuốc kháng sinh và phẫu thuật có thể cần thiết để loại bỏ áp xe và giảm nguy cơ biến chứng.
Một nghiên cứu được đăng lên BioMed Research International lưu ý rằng tỷ lệ tử vong có thể thay đổi từ 2 đến 25% ở những người bị áp xe màng cứng cột sống vì có thể mất quá nhiều thời gian để chẩn đoán tình trạng của họ.
Loãng xương
Bệnh loãng xương, hay còn gọi là bệnh giòn xương hoặc xốp xương, là hiện tượng xương liên tục mỏng dần và mật độ chất trong xương ngày càng thưa dần, điều này khiến xương giòn hơn, dễ tổn thương và dễ bị gãy dù chỉ bị chấn thương nhẹ. Dấu hiệu phổ biến là sụt cân và đau lưng. Loãng xương là nguyên nhân chính gây ra gãy xương ở phụ nữ sau mãn kinh và người già. Gãy xương do loãng xương xảy ra thường xuyên nhất ở xương hông, cột sống và cổ tay, nhưng bất cứ xương nào cũng có thể bị ảnh hưởng.
Bệnh loãng xương không có triệu chứng rõ ràng từ sớm, nhưng theo thời gian, có thể nhận thấy lưng còng, đau lưng, dáng đứng khom xuống và dần dần sụt cân. Trong vài trường hợp khác, dấu hiệu đầu tiên là gãy xương (xương sườn, cổ tay hoặc hông). Xương sống có thể bị gãy (trở nên dẹp hơn hoặc bị nén). Gãy xương hông có thể gây khuyết tật nặng.
Có thể có các triệu chứng và dấu hiệu khác không được đề cập. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các dấu hiệu bệnh, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ.
Bạn có thể mắc bệnh loãng xương nếu bạn thiếu cân, ít vận động hoặc không hoạt động, uống rượu, hút thuốc lá, rối loạn ăn uống, uống một số loại thuốc, mắc một số bệnh mãn tính và nằm trên giường trong thời gian dài hoặc không thể đi lại được.
Có rất nhiều yếu tố nguy cơ có thể dẫn đến bệnh loãng xương. Một số yếu tố bạn có thể thay đổi được, số khác thì không thể.
Những yếu tố nguy cơ bạn không thể thay đổi:
- Giới tính: phụ nữ mắc chứng loãng xương thường xuyên hơn so với nam giới.
- Tuổi tác: độ tuổi càng cao, càng có nguy cơ loãng xương.
- Kích thước cơ thể: những phụ nữ gầy và nhỏ con có nguy cơ bị loãng xương cao hơn.
- Tiền sử gia đình: Loãng xương có xu hướng di truyền trong gia đình, nếu trong gia đình bạn có người từng bị loãng xương hoặc gãy xương hông, bạn cũng sẽ có nguy cơ bị loãng xương.
Những yếu tố nguy cơ bạn có thể thay đổi bao gồm:
- Hormone giới tính: nồng độ estrogen thấp do kinh nguyệt không đều hoặc thời kỳ mãn kinh có thể gây ra bệnh loãng xương ở phụ nữ. Trong khi đó, nồng độ testosterone thấp có thể gây ra loãng xương ở nam giới.
- Thiếu canxi và vitamin D: một chế độ ăn ít canxi và vitamin D có thể làm cho xương bạn yếu đi.
- Chán ăn: chứng rối loạn ăn uống này có thể dẫn đến loãng xương.
- Một số loại thuốc có thể làm tăng nguy cơ loãng xương.
- Mức độ hoạt động: thiếu tập thể dục hoặc nghỉ ngơi tại giường lâu dài có thể gây yếu xương.
- Hút thuốc: thuốc lá rất có hại cho xương, cũng như tim và phổi.
- Uống rượu: uống quá nhiều rượu có thể làm xương yếu đi và dễ gãy.
Bạn nên gặp bác sĩ để được tư vấn về bệnh loãng xương nếu bạn mãn kinh sớm, uống corticosteroid trong nhiều tháng, hoặc một trong hai bố mẹ của bạn đã bị gãy xương hông. Cơ địa và tình trạng bệnh lý có thể khác nhau ở nhiều người. Hãy luôn thảo luận với bác sĩ để được chỉ định phương pháp chẩn đoán, điều trị và xử lý tốt nhất.
Vẹo cột sống
Bệnh vẹo cột sống xảy khi cột sống lệch quá mức so với bình thường, gây ảnh hưởng đến hình dáng và điệu bộ người bệnh. Bệnh thường xuất hiện ở trẻ vị thành niên.
Khi nhìn cột sống bình thường từ phía sau, bạn sẽ thấy nó có dạng đường thẳng. Khi nhìn từ hai bên, cột sống có một độ cong vừa phải. Tuy nhiên, khi quan sát người mắc chứng vẹo cột sống, bạn sẽ thấy cột sống của họ có độ lệch bất thường. Người ta thường chẩn đoán vẹo cột sống bằng xét nghiệm hình ảnh như X-quang nhưng các triệu chứng về thể chất cũng rhất đáng chú ý và giúp bạn phát hiện sớm tình trạng bệnh.
Bạn đứng thẳng, sau đó uốn cong lưng về phía trước để ngón tay có thể chạm vào ngón chân. Lúc này, bạn có thể quan sát thấy những dấu hiệu của chứng vẹo cột sống như sau:
- Một vai trông cao hơn vai kia trong khi bình thường chúng cao bằng nhau
- Một bên hông cao hơn so với hông còn lại
- Bả vai xuất hiện nổi bật hơn
- Eo không đồng đều
- Trung tâm của trọng lực nghiêng sang một bên
- Một chân có thể trông ngắn hơn chân kia.
Vẹo cột sống không khiến người bệnh cảm thấy đau mà chỉ ảnh hưởng đến vẻ ngoài. Tuy nhiên, nếu bạn thấy đau thì có thể do những vấn đề về cột sống hay thần kinh khác. Đau hay tê liệt có liên quan đến vấn đề thần kinh
Mặc dù những dấu hiệu này rất hiếm, chúng cần được chú ý nếu:
- Người bị đau là trẻ từ 8 đến 11 tuổi
- Bạn cảm thấy đau và tê có liên quan đến một kích thích thần kinh.
Bạn không nên bỏ qua các triệu chứng trên và nên đến bệnh viện nếu có ít nhất một trong số chúng.
Ung thư phổi
Đau lưng có thể là do ung thư phổi trong những trường hợp rất hiếm.
Một nghiên cứu trường hợp trên Journal of the Advanced Practitioner in Oncology nhấn mạnh một trường hợp như vậy. Nghiên cứu lưu ý rằng các biến chứng có thể khiến ung thư lan đến xương ở khoảng 30 đến 40% những người bị ung thư phổi không phải tế bào nhỏ.
Ung thư phổi có thể xảy ra với bất cứ ai nhưng có một vài yếu tố có thể làm tăng nguy cơ ung thư phổi. Yếu tố nguy cơ ung thư phổi bao gồm:
- Đã hoặc đang hút thuốc
- Hít khói thuốc lá
- Có thành viên trong gia đình bị ung thư phổi;
- Xạ trị cho các bệnh lý khác mà có thể ảnh hưởng đến vùng ngực
- Sau khi tiếp xúc với các chất độc như amiăng, crom, niken, asen, muội hoặc hắc ín tại nơi làm việc
- Tiếp xúc với khí ra-đông (radon) trong nhà hoặc nơi làm việc
- Sống trong môi trường ô nhiễm
- Có hệ thống miễn dịch yếu do di truyền hoặc do suy giảm miễn dịch ở người (HIV)
- Sử dụng bổ sung beta carotene hoặc nghiện thuốc nặng.
Trong khi hầu hết các triệu chứng của bệnh ung thư phổi xảy ra ở phổi, cũng có thể gặp các triệu chứng ở những nơi khác trên cơ thể. Điều này là do ung thư đã lan tràn (di căn) tới các bộ phận khác. Mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng này cũng khác nhau. Một số người thậm chí có thể không cảm thấy các triệu chứng hoặc chỉ cảm thấy mệt mỏi chung chung. Một số triệu chứng mà có thể gặp là:
- Khó chịu hoặc đau ở ngực
- Đau lưng
- Ho không giảm hoặc nặng dần theo thời gian
- Khó thở
- Thở khò khè
- Có máu trong đờm
- Khàn tiếng
- Khó nuốt
- Ăn không ngon
- Sụt cân không có lý do
- Cảm thấy rất mệt mỏi
- Viêm hoặc tắc nghẽn trong phổi
- Hạch sưng hoặc phì đại ở trong ngực hoặc vùng giữa 2 phổi.
Ung thư phổi được điều trị theo nhiều phương pháp, tùy thuộc vào loại ung thư phổi và nó đã lan rộng tới đâu. Những người bị ung thư phổi tế bào không nhỏ có thể được điều trị bằng phẫu thuật cắt bỏ khối u, hóa trị, xạ trị, liệu pháp nhắm trúng đích hoặc kết hợp các phương pháp điều trị. Những người bị ung thư phổi tế bào nhỏ thường được điều trị bằng xạ trị và hóa trị.
Các nguyên nhân khác
Tình trạng cụ thể ảnh hưởng đến cột sống hoặc cơ bắp cũng có thể dẫn đến đau lưng trên. Bao gồm các tình trạng sau đây:
- Vẹo cột sống
- Đau cơ xơ
- Biến dạng cột sống
Điều trị cho từng tình trạng khác nhau và sẽ có mức độ thành công khác nhau.
Cách phòng tránh đau lưng trên
Có thể không thể ngăn chặn đước tất cả các nguyên nhân gây đau lưng trên, nhưng có một số bước dễ dàng mà mọi người có thể thực hiện có thể tránh một số nguyên nhân phổ biến hơn. Bao gồm các phương pháp sau đây:
- Nghỉ ngơi thường xuyên từ ngồi hoặc nằm để giãn cơ và di chuyển các nhóm cơ khác nhau.
- Nghỉ ngơi thường xuyên khi làm việc tại bàn để giãn cơ
- Dành một vài phút để kéo căng cơ hoặc làm nóng cơ thể trước khi có bất kỳ hoạt động nào.
- Những người nâng vật nặng nên tránh vặn hoặc nâng bằng lưng.
- Xoa bóp thường xuyên để giúp cơ bắp giảm căng thẳng.
- Vật lý trị liệu để tăng cường cơ bắp yếu và giữ áp lực ra khỏi khớp.
- Tránh đeo ba lô nặng.
- Có ý thức về tư thế mọi lúc, đi thẳng và ngồi đúng tư thế, sử dụng các tư thế hỗ trợ nếu cần thiết.
Tóm lại
Hầu hết các trường hợp đau lưng xuất hiện do các vấn đề về lối sống, chẳng hạn như cơ bắp yếu hoặc bị lạm dụng quá mức từ các hoạt động lặp đi lặp lại. Trong những trường hợp này, thay đổi lối sống, chẳng hạn như tập thể dục thường xuyên giãn cơ, có thể giúp giảm đau.
Trong trường hợp chấn thương hoặc đau lưng mãn tính, mọi người nên đi khám bác sĩ để được chẩn đoán thích hợp. Bất cứ ai không chắc chắn nên bắt đầu từ đâu nên hỏi bác sĩ về cơn đau và lựa chọn điều trị. Bác sĩ có thể đề nghị các bài tập cụ thể hoặc giới thiệu một người đến một nhà trị liệu vật lý.