Xưa xửa là xưa, chắc hẳn ai cũng nghe thấy bố mẹ bảo rằng, khi nấu cơm đừng vo gạo kỹ kẻo mất chất. Chất ở đây là gì nhỉ? Chính là vitamin B1 nằm ở lớp vỏ ngoài sát hạt gạo (cám gạo) đó!
Mục lục
Bạn có biết lịch sử của vitamin B1 không?
Vào năm 1897, Christian Eijkman, một thầy thuốc ngoại khoa người Hà Lan làm việc tại trại giam ở Java đã thấy phần lớn bệnh nhân có biểu hiện suy nhược cơ, tê phù, liệt chân- đây chính là bệnh Beriberi. Qua theo dõi một thời gian dài, ông phát hiện ra nguyên nhân là do tù nhân ăn gạo đã xay xát quá kỹ.
Ông dùng loại gạo đó nuôi dưỡng đàn gà của trại giam và lần đầu tiên gây được bệnh Beriberi trên thực nghiệm. Sau đó ông cho đàn gà và tù nhân ăn gạo chứa nhiều cám thì thấy hết các dấu hiệu trên. Từ đó mở đường cho việc nghiên cứu vitamin B1. (Còn một điều khá thú vị về nhà thầy thuốc Eijkman mình sẽ tiết lộ ở cuối bài viết nhé!)
Vitamin B1 hiện hữu trong rất nhiều loại thực phẩm hàng ngày mà bạn nhìn thấy. Vậy bạn có tò mò chút xíu nào về thứ tưởng bé nhỏ mà không hề bé nhỏ này không?
Vitamin này quan trọng thế nào? Thiếu nó nguy hiểm ra sao và bổ sung như nào cho đúng? Tất cá sẽ được mình bật mí trong bài viết dưới đây!
Chúng ta cùng đi tìm hiểu anh bạn nhỏ mà có võ này nào…..
Vitamin B1 là gì?
Vitamin B1, còn được gọi là thiamin – là một dẫn xuất có chứa lưu huỳnh của thiazole và pyrimidine. Vitamin này đóng vai trò là một coenzyme được cơ thể sử dụng trong quá trình chuyển hóa thức ăn thành năng lượng, duy trì chức năng tim mạch và thần kinh.
Thiamin tan trong nước và được sử dụng trong hầu hết các tế bào của cơ thể. Thiamin có vai trò vô cùng quan trọng trong việc giúp chúng ta tiêu hóa và chuyển đổi các loại thực phẩm chúng ta ăn bằng cách biến chất dinh dưỡng thành năng lượng có thể sử dụng dưới dạng adenosine triphosphate (ATP). Như vậy, để tràn đầy năng lượng mỗi ngày thì bạn không thể thiếu anh chàng B1 này rồi đúng không nào?
Lợi ích của Vitamin B1
Tại sao thiamin lại tốt cho sức khỏe của bạn? Dưới đây là những lợi ích chính của vitamin B1 :
1. Duy trì một sự trao đổi chất lành mạnh
Thiamin cần thiết để tạo ra ATP, phân tử mang năng lượng chính của cơ thể, trong ti thể của các tế bào. Nó giúp trong việc chuyển đổi carbohydrate thành glucose, đó là nguồn năng lượng mà cơ thể tạo ra để giữ cho sự trao đổi chất của bạn chạy trơn tru. Thiamin cũng giúp phân giải protein và chất béo. (Xem nghiên cứu tại đây)
Chúng ta biết rằng dạng coenzym của thiamin có liên quan đến hai loại phản ứng trao đổi chất chính trong cơ thể: giải mã decarboxyl và transketolation. Sau khi ăn thực phẩm có chứa thiamin, qua nhiều giai đoạn, thiamin sẽ được vận chuyển trong máu và huyết tương. Sau đó được sử dụng bởi các tế bào để chuyển đổi năng lượng.
Thiamin cũng đóng một vai trò quan trọng trong việc sản xuất các tế bào hồng cầu. Bởi vì thiamin và các vitamin nhóm B khác cần thiết để sản xuất năng lượng từ thực phẩm, bạn thường sẽ tìm thấy các chất bổ sung vitamin B được dán nhãn là sản phẩm “tăng cường năng lượng” hoặc “chuyển hóa lành mạnh”. Việc uống thuốc thiamin ở dạng bổ sung đôi khi cũng giúp cho bệnh nhân điều chỉnh các rối loạn chuyển hóa liên quan đến các bệnh di truyền.
2. Ngăn ngừa tổn thương thần kinh
Nếu không có đủ “nhiên liệu” B1 từ chế độ ăn uống sẽ ảnh hưởng tới chức năng của hệ thần kinh. Chúng ta có thể bị tổn thương thần kinh từ đó gây khó khăn trong việc di chuyển, học hỏi và ghi nhớ thông tin. Thiamin cần thiết để chuyển đổi carbohydrate từ thực phẩm và vai trò chính của carbohydrate là cung cấp năng lượng cho cơ thể, đặc biệt là cho hệ thần kinh. Thiamin đặc biệt cần thiết cho một hệ thống phản ứng enzyme gọi là pyruvate dehydrogenase, hoạt động này oxy hóa đường mà chúng ta ăn.
Thiamin cũng giúp phát triển vỏ myelin, bao bọc xung quanh dây thần kinh để bảo vệ chúng khỏi bị hư hại và chết.
3. Hỗ trợ hệ thống tim mạch khỏe mạnh
Có đủ thiamin trong cơ thể là điều cần thiết để sản xuất chất dẫn truyền thần kinh được gọi là acetylcholine. Điều này được sử dụng để chuyển tiếp thông điệp giữa các dây thần kinh tới cơ, đặc biệt là cơ tim.
Để duy trì chức năng tim ổn định và nhịp tim đều đặn, các dây thần kinh và cơ tim phải có khả năng sử dụng năng lượng cơ thể để giữ tín hiệu cho nhau. Các nghiên cứu gần đây đã chỉ ra rằng thiamin có thể hữu ích trong việc chống lại bệnh tim vì nó giúp duy trì chức năng tâm thất và điều trị suy tim. (Xem thêm nghiên cứu tại đây)
4. Tăng cường khả năng miễn dịch
Vitamin B1 giúp duy trì các cơ dọc trong đường tiêu hóa, nơi có nhiều hệ thống miễn dịch. Đường tiêu hóa khỏe mạnh rất quan trọng đối với sự hấp thụ thiamin vì đường tiêu hóa khỏe mạnh cho phép cơ thể giải phóng các chất dinh dưỡng từ thức ăn tốt hơn, từ đó giúp tăng cường khả năng miễn dịch và bảo vệ bạn khỏi bệnh tật.
Thiamin giúp tiết acid hydrochloric, điều cần thiết cho việc tiêu hóa hoàn toàn các hạt thức ăn và hấp thu chất dinh dưỡng.
Xem thêm: Vitamin B7 hay Biotin là gì? Có tác dụng gì với sức khỏe? Có giúp mọc tóc không?
5. Giúp điều trị nghiện rượu
Thiamin giúp giảm nguy cơ phát triển các rối loạn não cụ thể được gọi là hội chứng Wernicke-Korsakoff (WKS). Các triệu chứng của WKS bao gồm không thể tự cử động cơ, tổn thương dây thần kinh, hôn mê và di chuyển khó khăn. Rối loạn não này có liên quan đến nồng độ thiamin thấp và thường thấy ở người nghiện rượu, đặc biệt là những người có chế độ ăn kém. Rượu tác động tiêu cực đến khả năng hấp thụ thiamin của cơ thể từ thực phẩm.
Người ta tin rằng khoảng 30% đến 80% người nghiện rượu bị thiếu thiamin. Liều cao thiamin đã được chứng minh là giúp giảm triệu chứng của hội chứng cai rượu.
6. Ngăn chặn rối loạn não
Thiamin giúp thu hẹp khoảng cách giữa kết nối não – cơ thể. Nó có thể giúp bảo vệ chống lại một loại tổn thương não gọi là hội chứng tiểu não.
Các bác sỹ đôi khi cũng cung cấp liều cao thiamin cho bệnh nhân để ngăn ngừa một số rối loạn trí nhớ thường gặp ở những người thiếu thiamin, kể cả những người bị nghiện rượu hoặc mới thoát ra khỏi tình trạng hôn mê. Nó cũng liên quan đến việc giảm nguy cơ mắc bệnh Alzheimer.
7. Tăng cường sự tập trung
Thiamin là một vitamin quan trọng để tăng cường tập trung, năng lượng, chống lại stress kéo dài và có thể ngăn ngừa mất trí nhớ. Các nghiên cứu đã chỉ ra mối quan hệ giữa thiếu hụt thiamin với các vấn đề về học tập và ghi nhớ thông tin. Một nghiên cứu ở Anh cho thấy thiamin giúp tạo ra phản ứng nhanh và cảm giác rõ ràng.
8. Giúp giữ tâm trạng tích cực
Thiamin cải thiện khả năng của cơ thể để chịu được stress, đó là một lý do tại sao vitamin B thường được gọi là vitamin “chống stress”. Thiếu năng lượng có thể góp phần vào tâm trạng và động lực kém. Thiamin cần thiết để tăng cường tâm trạng của bạn và bảo vệ chống lại trầm cảm và lo lắng vì những tác động tích cực của nó lên não.
Thiamin có thể ngăn ngừa viêm và giúp duy trì chức năng não khỏe mạnh. Chức năng thần kinh khỏe mạnh rất quan trọng để kiểm soát căng thẳng, lo lắng và thúc đẩy tâm trạng của bạn. Đồng thời nó cũng giúp bạn đưa ra những quyết định đúng đắn hơn!
9. Giúp ngăn ngừa vấn đề về thị lực
Một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng thiamin có thể giúp bảo vệ chống lại các vấn đề về thị lực như đục thủy tinh thể và bệnh tăng nhãn áp. Điều này có được là do khả năng ảnh hưởng đến tín hiệu thần kinh và cơ bắp, có vai trò quan trọng trong việc truyền thông tin từ mắt đến não.
Một loại vitamin rất quan trọng đối với thị lực mà bạn nên tìm hiểu là: Vitamin A
Điều gì sẽ xảy ra nếu bạn thiếu Vitamin B1?
Nếu không có đủ lượng Vitamin B1, các phân tử trong carbohydrate và protein (dưới dạng các amino acid chuỗi nhánh) không thể được cơ thể sử dụng để thực hiện các chức năng quan trọng.
Sự thiếu hụt thiamin (còn được gọi là bệnh Beriberi) có thể gây ra đau mỏi cơ, mệt mỏi kéo dài, biến chứng tim mạch đặc biệt nghiêm trọng là tim to toàn bộ, rối loạn tâm thần và tổn thương thần kinh.
(Tiết lộ chút xíu cho bạn biết là bệnh Beriberi này đã được biết tới từ giữa thế kỷ 18 với các triệu chứng mất trương lực cơ cánh tay, cơ chân suy yếu kèm viêm dây thần kinh ngoại biên…. Bệnh này phổ biến ở SriLanka, Ấn Độ, Nhật Bản… và Beriberi theo tiếng SriLanka nghĩa là mệt mỏi, suy nhược)
Thiếu hụt Thiamin không phổ biến ở các nước phương Tây và các nước phát triển. Hầu hết mọi người ở đây đều đáp ứng đủ nhu cầu thiamin hàng ngày. Với việc sử dụng thực phẩm chức năng, một số người có thể nhận được nhiều vitamin hơn so với lượng cần thiết hàng ngày.
Ngày nay, ở các quốc gia phát triển như Hoa Kỳ, chúng ta thường thấy thiếu hụt thiamin ở những người nghiện rượu, được gọi là hội chứng Wernicke-Korsakoff.
Tại sao nhiều người nghiện rượu lại thiếu hụt Vitamin B1?
Sử dụng rượu liên tục trong thời gian dài có thể gây thiếu hụt lượng thiamin do giảm hấp thu thiamin từ đường tiêu hóa và giảm khả năng sử dụng thiamin. Hầu hết những người nghiện rượu được chẩn đoán mắc chứng rối loạn này đều không ăn nhiều thức ăn ngoài việc uống nhiều rượu, đó là một yếu tố góp phần lớn vào các triệu chứng thiếu hụt thiamin.
Các triệu chứng của thiếu Thiamin
Các triệu chứng thiếu hụt Vitamin B1 (hoặc các triệu chứng của Beriberi) bao gồm:
- Sụt giảm cân nhanh chóng
- Chán ăn
- Viêm đại tràng
- Rối loạn tiêu hóa, như tiêu chảy
- Tổn thương thần kinh
- Tê bì ở chân (đặc biệt nghiêm trọng vào ban đêm)
- Viêm dây thần kinh
- Mệt mỏi, uể oải kéo dài
- Suy giảm trí ngắn hạn
- Sự nhầm lẫn
- Cáu gắt
- Yếu cơ, mỏi cơ, chuột rút, đau chân và cứng khớp
- Thay đổi tinh thần, như thờ ơ hoặc trầm cảm
- Các bệnh lý tim mạch, như tim to toàn bộ
Điều gì xảy ra nếu bạn không có đủ thiamin trong cơ thể? Bộ não, tim và nhiều cơ quan khác của bạn sẽ có nồng độ thiamin thấp. Nồng độ thiamin cao thường được tìm thấy trong các cơ xương và ở tim, gan, thận và não. Thiếu hụt Thiamin gây thoái hóa các dây thần kinh ngoại vi và các bộ phận của não, bao gồm vùng đồi não và tiểu não. Thiếu hụt cũng có thể làm giảm lưu lượng máu, cản trở mạch máu và cơ tim bị giãn ra dẫn đến tim to toàn bộ
Các vấn đề và bệnh liên quan đến sự thiếu hụt Vitamin B1
Điều gì gây ra thiếu hụt Thiamin? Người ta tin rằng thiamin có thể không được hấp thu đúng cách bởi những vấn đề sau đây:
- Gặp nhiều vấn căng thẳng trong cuộc sống
- Nghiện rượu
- HIV/AIDS
- Sốt cao kéo dài
- Chán ăn, rối loạn ăn uống dẫn đến suy dinh dưỡng
- Vấn đề tiêu hóa, bao gồm tiêu chảy kéo dài và ói mửa.
- Tiểu đường, có thể làm tăng đào thải của thiamin qua thận
- Sử dụng các loại thuốc gây cản trở hấp thu thiamin
- Đã trải qua phẫu thuật giai đoạn niên thiếu, có thể dẫn đến các vấn đề về ăn uống và hấp thu
- Chế độ ăn uống nghèo nàn, đơn điệu, ít thức ăn từ động vật (thịt, cá, trứng…)
- Tiêu thụ thức ăn (hải sản tươi sống, trà và cà phê) quá nhiều có thể ảnh hưởng đến hấp thụ Vitamin B1
- Giai đoạn mang thai làm tăng nhu cầu cho tất cả các vitamin B (và hầu hết các chất dinh dưỡng khác)
- Tuổi già, do các yếu tố như lượng ăn uống thấp, bệnh mãn tính, sử dụng nhiều loại thuốc và hấp thu được ít thiamin
Một số chất trong cà phê và trà, được gọi là tannin, có thể phản ứng với thiamin bằng cách biến nó thành một dạng cơ thể khó hấp thu. Điều này có thể dẫn đến các vấn đề về tiêu hóa và thiếu hụt thiamin. Tuy nhiên nó chỉ xảy ra khi bạn uống một lượng lớn caffeine dẫn đến quá liều caffeine. Hầu hết các nhà nghiên cứu tin rằng sự tương tác giữa cà phê, trà và thiamin không quá lớn trừ khi bạn bị thiếu vitamin C bởi vì vitamin C có khả năng ngăn chặn sự tương tác giữa thiamin và tannin trong cà phê và trà.
Nghiên cứu cũng cho thấy hải sản sống, cá nước ngọt và động vật có vỏ có thể chứa chất phá hủy thiamin. Điều này đã được kiểm chứng ở những người ăn nhiều hải sản sống. Tuy nhiên, nếu bạn ăn hải sản nấu chín bạn hoàn toàn có thể yên tâm rằng chúng không hề ảnh hưởng tới việc hấp thu Vitamin B1.
Một số nghiên cứu cho thấy rằng một số loại hạt được gọi là hạt cau (trầu) có thể thay đổi thiamin về mặt hóa học nên nó không thể hoạt động tốt.
Tại thời điểm này không có nhiều nghiên cứu để kết luận thiamin có thể tương tác với các loại thuốc khác, vì vậy trước khi dùng chất bổ sung vitamin B1, hãy tham khảo ý kiến bác sỹ nếu như bạn đang dùng loại thuốc nào đó.
Cách tốt nhất để ngăn chặn tình trạng thiếu thiamin là ăn các thức ăn cung cấp lượng vitamin B lớn, đặc biệt là thực phẩm giàu vitamin B1. Thiamin có thể được tìm thấy trong nhiều loại thực phẩm mà bạn thường ăn, bao gồm ngũ cốc nguyên hạt, đậu, quả hạch, men dinh dưỡng, các loại thịt, nội tạng như gan… Ngoài ra, nó có trong nhiều thực phẩm chức năng chứa B-complex có thể giúp bạn dễ dàng bổ sung vitamin.
Cơ thể bạn không thể tự sản xuất thiamin, vì vậy chúng ta phải cung cấp hàng ngày để ngăn chặn sự thiếu hụt Vitamin B1
Cách bổ sung Vitamin B1 hiệu quả
Bổ sung bằng thực phẩm giàu Vitamin B1
Thực phẩm nào giàu Vitamin B1? Dưới đây là các nguồn thực phẩm tốt nhất của thiamin (tỷ lệ phần trăm được dựa trên mức khuyến cáo cho người lớn là 1,2 mg mỗi ngày):
- Men dinh dưỡng – 2 muỗng canh: 9,6 mg (640% DV)
- Rong biển – 1 chén rong biển: 2,66 miligam (216% DV)
- Hạt hướng dương- 1 chén: 2 miligram (164% DV)
- Hạt macca – 1 chén: 1,6 miligam (132% DV)
- Đậu đen – 1/3 chén khô, hoặc khoảng 1 chén nấu chín: 0,58 milligram (48% DV)
- Đậu lăng – 1/3 chén khô, hoặc khoảng 1 chén nấu: 0,53 milligram (44% DV)
- Đậu nành – 1/3 chén khô, hoặc khoảng 1 chén nấu chín: 0,53 milligram (44% DV)
- Đậu trắng –1/3 chén khô, hoặc khoảng 1 chén nấu chín: 0,53 milligram (44% DV)
- Đậu Pinto – 1/3 chén khô, hoặc khoảng 1 chén nấu chín: 0,46 mg (39% DV)
- Đậu xanh – 1/3 chén khô, hoặc khoảng 1 chén nấu chín: 0,42 milligram (36% DV)
- Gan bò – 86 gram miếng nấu chín: 0,32 milligram (26% DV)
- Măng tây – 1 chén nấu chín: 0,3 milligram (25% DV)
- Cải Brussels – 1 chén nấu chín: 0,16 milligram (13% DV)
Bổ sung Vitamin B1 bằng thực phẩm chức năng
Dĩ nhiên mình vẫn khuyên bạn nên bổ sung Vitamin B1 bằng nguồn thực phẩm tự nhiên. Nhưng trong nhiều hợp việc thực hiện một chế độ ăn đảm bảo cung cấp đủ Vitamin B1 khó có thể thực hiện. Đó là chưa kể đến những đối tượng có nguy cơ cao bị thiếu Thiamin mà mình đã đề cập bên trên.
Lúc này việc bổ sung Vitamin B1 bằng thực phẩm chức năng là một lựa chọn hợp lý. Thiamin thược được bổ sung dưới dạng Vitamin B-Comples, một viên uống Vitamin B-Complex thường chứa: B1, Vitamin B2, Vitamin B5, Vitamin B6, Vitamin B12.
Dưới đây là một số viên uống bổ sung Vitamin B1 đang được ưa chuộng mà mình tổng hợp được:
Viên uống NATURE’S BOUNTY SUPER B-Complex
- Là một sản phẩm đến từ thương hiệu Nature’s Bounty
- Là dạng Vitamin B Complex, gồm các loại Vitamin sau:
- Vitamin C: 60 mg
- B1: 25mg
- B2: 20mg
- Niacin 25mg
- B6 5mg
- Folate: 666mcg
- B12: 100 mcg
- Biotin 1000mcg
- Đóng gói dưới dạng viên nén 150 viên 1 chai
- Rất phù hợp với người cao tuổi, người bị bệnh về dạ dày
Giá và địa chỉ bán:
Viên uống DHC bổ sung Vitamin B Complex
- Thương hiệu Nhật Bản
- Sản xuất tại Nhật Bản
- Được xách tay về Việt Nam
- Các sản phẩm của thương hiệu này rất được ưa chuộng bởi xuất xứ rõ ràng, thương hiệu uy tín, mức giá hợp lý
- Thành phần:
- B1: 40 mg
- B2: 30 mg
- B6: 30 mg
- B12: 20 microgram
Giá và địa chỉ bán:
Viên uống Ostrovit Vitamin B Complex
- Thương hiệu Ostrovit Ba Lan
- Được sản xuất tại Ba Lan
- Đóng gói dạng viên nén, lọ 900 viên
- Gồm nhiều thành phần: B1, B2, B6, B12, Acid Folic
Giá và địa chỉ bán:
Nhu cầu Vitamin B1 hàng ngày
Bạn cần bao nhiêu thiamin một ngày? Theo USDA, nhu cầu cho người lớn là 1,2 mg mỗi ngày đối với nam và 1,1 mg mỗi ngày đối với phụ nữ. Để ngăn chặn sự thiếu hụt vitamin, bạn cần tối thiểu 0,33 mg thiamin cho mỗi 1.000 calo mà bạn tiêu thụ mỗi ngày.
Dưới đây là khuyến cáo nhu cầu hàng ngày của vitamin B1 theo độ tuổi của USDA:
- Trẻ sơ sinh (0-6 tháng): 0,2 mg
- Trẻ sơ sinh (7–12 tháng): 0,3 mg
- Trẻ em (1-3 tuổi): 0,5 mg
- Trẻ em (4–8 tuổi): 0,6 mg
- Trẻ em (9–13 tuổi): 0,9 mg
- Nam giới trưởng thành: 1,2 mg
- Phụ nữ trưởng thành: 1,1 mg
- Phụ nữ mang thai và cho con bú: 1,4–1,5 mg
Nếu bạn bị thiếu Vitamin B1 nặng có thể cần phải dùng liều lên đến 300 mg mỗi ngày. Liều lượng này chỉ được sử dụng khi bác sĩ kê đơn và được sử dụng trong một số trường hợp nhất định. Liều cao thiamin được dùng cho những người bị thiếu thiamin để ngăn ngừa biến chứng.
Có thể dùng 10 đến 30 mg mỗi ngày để điều trị bệnh về thần kinh, 100 mg mỗi ngày một lần trong một vài ngày để điều trị phù nề và biến chứng tim mạch, từ 50 đến 100 miligram có thể được tiêm tĩnh mạch cho những người có hội chứng Wernicke-Korsakoff.
Để giảm nguy cơ bị đục thủy tinh thể, nên uống bổ sung khoảng 10 mg thiamin mỗi ngày.
Tác dụng phụ của Vitamin B1 là gì?
Bạn có thể dùng quá liều vitamin B1 không? Nói cách khác: Với số lượng rất cao, thiamin có gây độc không?
Tính đến nay, có rất ít trường hợp được xác nhận có tác dụng phụ nghiêm trọng được báo cáo sau khi uống quá nhiều thiamin. Không cần quá lo lắng về việc tiêu thụ quá nhiều thiamin cùng một lúc bởi vì nó là một vitamin hòa tan trong nước. Lượng dư thừa thiamin sẽ được bài tiết qua nước tiểu của trong vòng vài giờ. Và người ta tin rằng chỉ một tỷ lệ nhỏ của thiamin bạn cung cấp thực sự được cơ thể hấp thụ!
Những điều bạn cần nhớ về Vitamin B1
- Thiamin (vitamin B1) là một vitamin tan trong nước, có vai trò quan trọng để hỗ trợ năng lượng, tinh thần và thể chất, chức năng tim mạch, nội tiết, tiêu hóa, thần kinh và sự chuyển hóa lành mạnh.
- Điều gì sẽ xảy ra khi bạn bị thiếu thiamin? Thiamin có mặt trong tất cả các tế bào của cơ thể, vì vậy thiếu thiamin ảnh hưởng đến tất cả các hệ thống cơ quan, đặc biệt là các tế bào của hệ thần kinh và tim. Lượng thiamin không đầy đủ có thể dẫn đến biến chứng tim mạch, các vấn đề nhận thức, mệt mỏi, tổn thương dây thần kinh, yếu cơ và cản trở khả năng phòng vệ của cơ thể chống lại stress.
- Những người có nguy cơ cao bị thiếu thiamin bao gồm người nghiện rượu, những người chán ăn, người bị bệnh gan và những người ăn quá ít calo hoặc nhiều thức ăn chế biến kỹ hoặc đã được tinh chế.
- Bạn cần bao nhiêu B1 cho 1 ngày? Liều lượng thiamin được đề nghị cho người lớn là 1,2 mg / ngày đối với nam và 1,1 mg / ngày đối với nữ.
- Bạn có thể dùng quá liều thiamin không? Thiamin hòa tan trong nước và do đó lượng dư thừa sẽ được thải ra ngoài. Bổ sung vitamin B1 ở dạng bổ sung sẽ không gây hại cho cơ thể, đặc biệt quan trọng với những người bị thiếu vitamin B1.
Điều cuối cùng mình muốn nói là về thầy thuốc Eijkman như đã hứa ở đầu bài. Năm 1929, giải Nobel Y học được trao tặng cho hai nhà khoa học Eijkman và Hopkins để ghi nhận công lao phát hiện vai trò của vitamin B. Như vậy, không thể phủ nhận tầm quan trọng của vitamin B1 rồi đúng không nào? Hãy bổ sung vitamin B1 đầy đủ cho bạn và người thân ngay từ bây giờ đi nhé!