Bạn đang mắc đái tháo đường và bạn phát hiện ra trên da mình có những nốt phỏng rộp tự phát trên da? Đó chính là bệnh rộp da đái tháo đường, còn gọi là bọng nước đái tháo đường. Bạn cũng không nên quá lo lắng khi những nốt phỏng mới xuất hiện, vì chúng thường không đau, tự lành và không để lại sẹo.
Những tổn thương trên da liên quan rất nhiều tới bệnh đái tháo đường, và khả năng kiểm soát bệnh đái tháo đường. Những nốt phỏng rộp trên da do bệnh đái tháo đường thì thực sự khá hiểm xảy ra.
Mục lục
Sự xuất hiện của các nốt rộp
Các nốt rộp thường xuất hiện ở cẳng chân, bàn chân và ngón chân. Thỉnh thoảng cũng có trường hợp xuất hiện ở bàn tay, ngón tay và cánh tay.
Những nốt rộp này có thể lớn tới 15 cm, nhưng thông thường thì chúng nhỏ hơn nhiều. Chúng giống như những nốt phỏng rộp xuất hiện khi mà bạn bị bỏng chỉ khác là nó không đau như bỏng mà thôi. Những nốt phỏng này hiếm khi xuất hiện một mình mà thường thành đôi hoặc thành cụm. Vùng da xung quanh nốt phỏng thường không đỏ hoặc sưng. Bên trong thường chứa dịch trong, vô trùng và gây ngứa. Nếu bạn phát hiện ra trên cơ thể xuất hiện những nốt phỏng rộp này thì hãy tới khám bác sĩ nhé.
Tìm hiểu thêm: Các tổn thương da của bệnh đái tháo đường
Điều trị
Khi bạn bị bệnh đái tháo đường thì bạn có nguy cơ cao bị nhiễm trùng và loét, chính vì vậy bạn nên tới gặp bác sĩ da liễu để loại trừ đi những tình trạng bệnh lý nặng hơn. Các nốt rộp do đái tháo đường thường tự khỏi trong vòng từ 2 đến 5 tuần mà không cần can thiệp gì.
Chất dịch trong những nốt rộp này là vô trùng. Để tránh nhiễm trùng thì bạn không nên tự chọc, hút, rạch những nốt này. Nếu tổn thương quá rộng thì hãy tới bác sĩ để được xử lý, chích rạch đúng cách để đưa chất lỏng ra ngoài. Từ đó giữ cho da vẫn bao phủ được vùng tổn thương, điều mà hiếm khi còn nếu nốt rộp bị vỡ do tai nạn ngẫu nhiên.
Nốt rộp này có thể điều trị bằng kem kháng sinh, thuốc mỡ và băng kín để tránh tác động tổn thương từ bên ngoài. Nếu quá ngứa thì bạn cũng có thể dùng kem steroid
Cuối cùng, hãy giữ chỉ số đường huyết của bạn trong tầm kiểm soát là điều tối quan trọng để giúp bạn tránh khỏi những vết rộp cũng như giúp tổn thương tự lành nhanh hơn.
Nguyên nhân
Hiện nay các nhà khoa học chưa tìm ra được nguyên nhân của những nốt rộp này. Rất nhiều tổn thương xuất hiện mà không hề có chấn thương. Đeo giầy quá chật cũng gây ra những nốt rộp, hay nhiễm nấm Candida albicans cũng là nguyên nhân có thể gây tổn thương giống phỏng rộp ở người đái tháo đường.
Đường huyết của bạn càng không được kiểm soát thì bạn càng có nguy cơ bị các nốt rộp này. Những người bị bệnh thần kinh đái tháo đường, dây thần kinh bị tổn thương khiến cơ thể giảm nhạy cảm với tác nhân đau cũng là yếu tố nguy cơ dẫn tới tổn thương dạng nốt phỏng.
Làm thế nào để phòng tránh
Bạn cần thận trọng về tình trạng da của mình nếu bạn mắc bệnh đái tháo đường. Các nốt rộp và tổn thương có thể xuất hiện mà bạn không hề biết nếu bạn bị bệnh lý thần kinh tiểu đường. Dưới đây là một số lời khuyên để bạn phòng tránh tổn thương và giữ không bị nhiễm trùng thứ phát:
- Kiểm tra bàn chân của bạn mỗi ngày.
- Bảo vệ bàn chân khỏi các chấn thương bằng cách luôn đeo giầy và tất
- Không đeo giầy quá chật
- Cởi giầy chậm
- Sử dụng găng tay khi dùng kéo, dụng cụ cầm tay, dụng cụ làm vườn
- Tia cực tím có thể gây ra rộp nước, vì vậy nên dùng kem chống nắng và hạn chế tiếp xúc với ánh nắng mặt trời.
Khi nào thì bạn nên đi khám
Hãy đi khám tại các cơ sở y tế nếu bạn phát hiện mình có những nốt phỏng rộp. Đa số những nốt rộp này thường tự khỏi nhưng lại có nguy cơ nhiễm trùng thứ phát. Bạn nên tới khám ngay lập tức nếu bạn có các dấu hiệu sau:
- Đỏ xung quanh các nốt rộp
- Sưng
- Cảm giác ấm xung quanh nốt rộp
- Đau
- Sốt đi kèm với những triệu chứng bên trên.