Mẹ-Bé

Ghế ngồi ô tô cho bé loại nào tốt? Cách chọn mua và sử dụng ra sao?

Mua ghế ngồi ô tô cho trẻ? Đây chắc hẳn là vấn đề mà nhiều người không quan tâm vì nghĩ bé ngồi trong lòng người lớn sẽ an toàn. Nhưng thực tế thì hoàn toàn khác! Đã có những thí nghiệm khoa học chứng minh được rằng việc để trẻ ngồi trong lòng mẹ thì trong trường hợp gặp tai nạn, em bé sẽ là người có khả năng bị chấn thương nặng nhất, thậm chí có nguy cơ tử vong cao hơn.
Thí nghiệm cho xe chạy với tốc độ 48 km/h và gặp phải một tai nan va đập, khi đó trẻ sẽ bị đẩy lên phía trước với một lực mạnh gấp 30 đến 60 lần trọng lượng cơ thể. Với trọng lượng bị nhân lên hàng chục lần như vậy, sẽ không có một người mẹ nào hay một người nào có đủ sức khỏe để có thể giữ được đứa trẻ. Cũng vì lý do này nên luật an toàn giao thông tại các quốc gia phát triển nghiêm cấm các bà mẹ ôm trẻ khi tham gia giao thông, bất kể có đeo hay không đeo dây an toàn.
Trường hợp để bé ngồi độc lập trên ghế ô tô của người lớn thì khả năng tai nạn cũng cao hơn do ghế và chiều dài đai của ghế đều được thiết kế cho người lớn. Vì thế, các bậc cha mẹ nên sử dụng ghế ô tô trong bất cứ hành trình di chuyển nào cho bé từ sơ sinh đến 11 tuổi vì một lý do quan trọng nhất: Đảm bảo an toàn.
Chính vì điều này, một chiếc ghế ngồi ô tô cho bé là rất quan trọng và cần thiết đối với những gia đình có điều kiện đi lại bằng ô tô hàng ngày.
Bạn chắc hẳn vẫn còn rất xa lạ với ghế ngồi ô tô đúng không? Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn tìm hiểu cách chọn mua một chiếc ghế ngồi!

Chọn ghế phù hợp với độ tuổi

Việc sử dụng ghế ô tô tùy thuộc vào độ tuổi của trẻ, cụ thể:

  1. Trẻ sơ sinh cho tới 12 tháng tuổi phải ngồi trong ghế ô tô cho bé (car seat) đặt quay ra phía sau
  2. Trẻ em từ 1 tới 3 tuổi: Nên tiếp tục sử dụng car seat quay ra phía sau cho tới khi đạt tới chiều cao hoặc trọng lượng quy định của nhà sản xuất (thường khoảng 9-10 kg). Khi đã vượt qua, cho các em ngồi trong car sear quay ra phía trước.
  3. Trẻ em từ 4-7 tuổi: Ngồi trong car seat quay ra trước cho tới khi có chiều cao hay trọng lượng đạt mức giới hạn của nhà sản xuất (khoảng 18-30 kg). Khi vượt quá, bắt đầu cho ngồi ghế nâng (booster).
  4. Trẻ em từ 8-12 tuổi: Sử dụng booster cho tới khi đủ chiều cao để có thể sử dụng đai an toàn một cách đúng chuẩn, nghĩa là dây an toàn quàng qua vai chứ không vướng vào mặt hay cổ.

Vậy phải mua car seat nhiều lần tùy theo tuổi của em bé?

Đúng vậy. Nhưng cũng có những loại car seat đặc biệt dùng được nhiều lần. Một loại có tên là ghế chuyển đổi (convertible car seat) có thể đặt quay ra phía sau hay phía trước đều được. Một loại nữa có tên là All-in-one car seat có thể dùng cho em bé từ lúc mới sinh cho tới 12 tuổi. Những loại này đắt tiền hơn loại thường và gồm nhiều phần lắp ráp lại.

Các loại ghế ngồi xe hơi cho bé

Dưới đây là những loại ghế ngồi ô tô cho bé phổ biến hiện nay cũng như đặc điểm của chúng:

Ghế infant – Ghế ô tô cho trẻ sơ sinh

ghế ngồi ô tô cho trẻ sơ sinh
Loại ghế này quay mặt về đằng sau thích hợp với trẻ em cân nặng dưới 10kg, khoảng từ lúc mới sinh cho đến 12 tháng. Ghế infant có thể tháo khỏi từ khung xe đẩy và lắp vào ghế ô tô nhờ bộ phận chân đế (base). Hầu hết các bé có thể sẽ quá cao trước khi bé quá nặng cho những chiếc ghế ô tô này.
Tương tự, nếu đầu của đứa trẻ cao hơn phần đỉnh của chiếc ghế, nó sẽ không còn làm giảm chấn động của sự va chạm một cách hiệu quả nữa. Lúc này, thay thế chúng bằng một chiếc ghế đặc biệt dành cho trẻ biết đi là cần thiết.

Ghế Convertible (ghế chuyển đổi)

ghế ngồi xe hơi cho bé
Sau khi bé bước qua giai đoạn sử dụng ghế dành cho trẻ sơ sinh chúng ta sẽ cần một chiếc ghế khác. Loại ghế Convertible này nên được mua trước khi bé nhà bạn sinh nhật 1 tuổi. Ghế convertible có thể được đặt để bé quay mặt ra sau hoặc về phía trước theo chiều ô tô.
Loại ghế này thường kèm theo hệ thống đai an toàn 5 điểm giữ (2 bên vai, 2 bên hông và phần đũng)
Nếu trẻ dưới 1 tuổi và nặng dưới 10 kg ghế phải được lắp đặt quay ra phía sau, tuy nhiên có những ghế có thể quay sau khi bé 20-25kg (tùy theo chỗ ngồi). Một số nhà sản xuất cho phép ghế được lắp hướng về phía trước khi bé lớn hơn 1 tuổi, nhưng Viện hàn lâm Nhi khoa Hoa Kỳ khuyên bạn nên lắp ghế quay về phía sau cho đến khi bé ít nhất là 2 tuổi, sau đó mới quay ghế về phía trước cho đến khi ngồi được ghế booster (ghế nâng)

Ghế Booster

ghế Booster cho ô tô
Loại ghế này giúp nâng chiều cao của bé để con có thể sử dụng dây đai an toàn của ô tô. Dây an toàn được thiết kế dành cho người lớn, và có thể quá lớn dành cho trẻ em. Có 2 loại là ghế có tựa và ghế không có tựa. Tại một số bang của Mỹ quy định trẻ trên 9 tuổi và nặng trên 36kg mới được sử dụng ghế nâng.
Bởi vì ghế nâng không có hệ thống dây an toàn riêng. Nên khi sử dụng ghế cha mẹ cần phải đảm bảo đầy đủ các tiêu chuẩn sau:

  • Chiếc dây an toàn được thắt chặt một cách an toàn và càng chặt càng tốt.
  • Chiếc dây phải đi qua vùng xương chậu, chứ không phải dạ dày.
  • Chiếc quai chéo phải ngang qua vai, chứ không phải qua cổ.

Ghế tất cả trong một (All-in-One Car Seats)

All-in-One Car Seats
Ghế này có thể được sử dụng để thay thế tất cả những loại ghế bên trên. Đây cũng là cách tiết kiệm tiền khá tốt! Tuy nhiên, khi có quá nhiều nhiệm vụ trong một chiếc ghế thì nó lại không hẳn là làm tốt bất kì nhiệm vụ nào.
Loại ghế này phù hợp cho trẻ em từ 2 đến 25 kg ở chế độ ngồi quay sau, trẻ từ 10 đến 30 kg ở chế độ hướng về trước và sử dụng như ghế nâng đối với trẻ từ 15 đến 60 kg.
Ghế ngồi ô tô All-in-One thường lớn và nặng, khung tháo rời không được thuận tiện và có thể không phù hợp với trẻ nhỏ hoặc không vừa đối với những ô tô loại nhỏ.

Ghế nâng cho trẻ mới biết đi

Toddler Booster car seats
Chúng chỉ có thể được sử dụng bởi những trẻ em có giới hạn cân nặng, tuổi và chiều cao phù hợp để ngồi hướng về phía trước.
Được thiết kế để chỉ hướng về phía trước, những ghế này có một dây đai an toàn để sử dụng đến một chiều cao và trọng lượng nhất định. Sau đó chuyển sang ghế nâng và loại bỏ đai an toàn. Chúng dành cho trẻ em nặng từ 18 đến 40 kg ở chế độ đeo đai an toàn và 14 kg đến 54 kg trong chế độ ghế nâng.
Đây là một lựa chọn ít tốn kém hơn so với ghế có thể chuyển đổi (nếu con bạn đáp ứng các yêu cầu về tuổi và cân nặng hướng về phía trước). Đây là một lựa chọn an toàn cho những trẻ lớn hơn chưa sẵn sàng ngồi ghế nâng hoặc ghế chuyển tiếp.

Những điều cần biết trước khi mua

Hiểu con của bạn

Làm quen với việc theo dõi chiều cao và cân nặng của con bạn, điều này (cùng với tuổi) có thể xác định kích thước chỗ ngồi và thời điểm chuyển sang loại ghế nào cho phù hợp. Lưu ý: Bất kỳ vấn đề hành vi hoặc sức khỏe cũng sẽ ảnh hưởng đến sự lựa chọn của bạn.

Chọn nơi mua hàng thích hợp

Một số nhà bán lẻ sẽ cho phép bạn thử nghiệm cài đặt ghế trong xe hơi, điều này thật tuyệt vì chúng tôi thấy rằng góc đệm hoặc vị trí thắt dây an toàn có thể khiến xe và ghế trẻ em không tương thích.

Biết xe của bạn

Kiểm tra các phần an toàn cho trẻ em trong hướng dẫn sử dụng xe và nghiên cứu các tính năng có liên quan như dây đai, chốt cài và ghế ngồi. Không phải tất cả các loại ghế đều có thể lắp ráp vừa vặn với nhiều loại xe hơi khác nhau. Vì thế, trước khi chọn mua một chiếc ghế an toàn cho trẻ, bạn cần cho biết loại xe và kích cỡ của băng ghế trong xe.

Bạn mới đi mua chiếc ghế ô tô cho bé lần đầu?

Ngay cả những bậc cha, mẹ nhiều kinh nghiệm cũng phải đau đầu mỗi khi chọn mua ghế xe hơi cho trẻ! Những gợi ý dưới đây sẽ giúp bạn phần nào:

  • Để em bé quay mặt về phía sau cho đến khi ít nhất 2 tuổi.
  • Cho đến khi con bạn vượt quá giới hạn chiều cao hoặc cân nặng, hãy gắn với dây an toàn hướng về phía trước.
  • Con bạn cần một ghế nâng cho đến khi chúng cao 144 cm, từ 8 đến 12 tuổi và lắp dây đai xe một cách chính xác.
  • Thận trọng đối với ghế ô tô đã qua sử dụng, vì bạn không biết được chiếc ghế cũ đã từng được dùng như thế nào và nó có thể không còn phù hợp với những qui chuẩn an toàn hiện tại. Không bao giờ được sử dụng chiếc ghế ô tô đã từng liên quan đến tai nạn, kể cả là những va chạm rất nhỏ.
  • Nắm rõ hạn sử dụng của ghế: Nhiều người vẫn hay lầm tưởng “tuổi thọ” của những chiếc car seat tính từ ngày mua, thế nhưng không phải, các nhà phát minh đã công bố hạn sử dụng của những chiếc ghế này được tính từ ngày sản xuất. Việc mua phải car seat đã quá hạn sử dụng sẽ không còn ý nghĩa giúp đảm bảo an toàn cho con của bạn.
  • Ngay cả sau khi con bạn sẵn sàng chỉ sử dụng dây an toàn của xe, chúng vẫn nên ngồi ở ghế sau cho đến khi 13 tuổi.
  • Tuyệt đối không đặt car seat ở ghế phụ phía trước: Bởi đây là vị trí gần với bảng táp-lô, nơi túi khí có thể bung ra. Điều này rất nguy hiểm vì khi xảy ra tai nạn, túi khí sẽ khiến bé ngạt thở. Chính vì thế bố mẹ nên đặt car seat ở hàng ghế sau của xe bởi đây là vị trí an toàn nhất dành cho bé.
  • Chất liệu ghế: Nhiều người nghĩ rằng ghế ngồi ô tô được làm từ đệm mút, xốp, cao su… tuy nhiên các hãng sản xuất đã thực hiện các nghiên cứu tiên tiến để chọn ra loại chất liệu tốt nhất trong việc chế tạo ghế ngồi ô tô cho bé, trong đó Eggshock hoặc Eggshock α được cho là chất liệu ghế ô tô trẻ em tốt nhất hiện nay. Loại chất liệu đặc biệt này (Eggshock- bọt biển; Enggshock α- chất gel trong đặc biệt) giúp hấp thu và phân tán các rung động và giảm chấn động rung lắc vào phần đầu em bé trong suốt chuyến hành trình.
  • Tìm kiếm một mẫu ghế có hệ thống đai an toàn 5 điểm (hai dây đeo vai, hai dây đai thắt lưng và một dây đeo giữa hai chân), bảo vệ hông (có bọt và đệm khí ở phía trước mặt em bé),và có khả năng tương thích với hệ thống LATCH (một cách để thắt chặt các vị trí mà không sử dụng dây đai an toàn).

[wpsm_button color=”red” size=”big” link=”https://drcuaban.com/danh-muc/me-va-be/ghe-o-to-cho-be/” icon=”none” class=”” target=”_blank”]Xem ngay danh sách ghế ô tô cho bé bán chạy nhất[/wpsm_button]

5 cách đảm bảo an toàn cho con bạn

  1. Ngồi đúng ghế: Kiểm tra giới hạn chiều cao và cân nặng của ghế. Tuổi tác cũng là một yếu tố quan trọng vì nó phản ánh sự phát triển xương của con bạn.
  2. Đảm bảo ghế được lắp đặt chắc chắn: Ghế ngồi ô tô cho trẻ không được để bị lắc lư, xoay, trượt hoặc bị nghiêng. Nếu ghế bị trượt về trước hoặc sang bên nhiều hơn 2,5 cm thì chứng tỏ nó quá lỏng. Bố mẹ hãy thử cầm vào cạnh ghế và cố đẩy nó xuống, nếu mặt sau của ghế vẫn không dịch chuyển, giữ ở vị trí như góc ban đầu là được. Đừng nản lòng vì đây là việc làm khó khăn.
  3. Hãy lưu ý giữ dây an toàn cho trẻ sao cho dây không thể di chuyển quá 2 đến 2,5 cm từ bên này sang bên kia hoặc từ trước ra sau. Giữ cho các kẹp dây an toàn ngang bằng với nách của bé.
  4. Đeo đai an toàn chắc chắn: Khi đặt bé ngồi trong ghế trẻ em, cần phải kiểm tra xem đã bắt chặt các chốt đai an toàn chưa. Nhiều bậc cha mẹ thường hay nới lỏng dây đai để giúp các bé thoải mái nhưng thực tế là việc này sẽ làm giảm đi tính cố định cho bé và trong trường hợp xấu xảy ra có thể khiến đai bị tuột và bé bị văng khỏi ghế an toàn.
  5. Khi ghế an toàn được đặt hướng về phía sau, bạn cần phải dựa ngửa ghế để tránh trường hợp đầu bé gập xuống phía trước vì ở độ tuổi này xương cổ của trẻ chưa vững vàng.

Lời kết

Sự ra đời của chiếc ghế ngồi ô tô cho bé là một bước phát triển mới của xã hội hiện đại khi ngày càng có nhiều bậc phụ huynh sử dụng xe ô tô để làm phương tiện di chuyển chính. Do đó, ghế ngồi ô tô sẽ giúp bố mẹ bảo vệ bé được an toàn nhất khi ra ngoài cùng bố mẹ và giúp bé tránh được nắng gió khói bụi rất tiện lợi, bảo đảm an toàn cho sức khỏe của bé.
Sử dụng ghế ô tô cho tất cả các hành trình di chuyển của bé, kể cả hành trình ngắn, kể cả nếu bạn không có ô tô riêng thì bạn vẫn cần một chiếc ghế ô tô cho bé khi bạn đi nhờ xe bạn bè người thân hoặc khi sử dụng taxi. Điều này là vô cùng quan trọng để tạo cho bé thói quen với việc sử dụng ghế ô tô.
Trên đây là tất cả những chia sẻ của mình về cách chọn mua ghế ngồi ô tô cho trẻ. Mong rằng những chia sẻ này có ích với bạn, chúc bạn chọn mua được một sản phẩm ưng ý và luôn có những chuyến đi an toàn!

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết!

Vài điều về tác giá

Dr. Hung

Thích viết, đam mê chia sẻ kiến thức đến cộng đồng và mong muốn mọi người đều có kiến thức cơ bản để chăm sóc sức khỏe cho bản thân cũng như người thân. Ngoài ra còn thích nghe nhạc trữ tình, làm đồ handmade...

Leave a Comment