Gần đây bạn có mệt mỏi? Uể oải? Ăn kém? Giảm trí nhớ? Khó tập trung? Và đặc biệt, bạn cảm thấy khó ngủ?
Từ khi hình thành, trái đất đã tự quay quanh mình và quay quanh mặt trời. Vì vậy mọi sinh vật trên trái đất, cả thực vật, cả động vật đều có cuộc sống theo nhịp ngày đêm, gọi là nhịp sinh học. Ngày làm việc, đêm ngủ là một nhịp sinh học bình thường của con người và nhiều loài vật khác. Một phần ba cuộc đời là dành cho giấc ngủ! Điều đó cho thấy giấc ngủ quan trọng cho cuộc sống như thế nào. Trong giấc ngủ, mọi chức năng của cơ thể sau 1 ngày hoạt động được phục hồi trở lại, nhất là các tế bào thần kinh.
Một người có giấc ngủ kém chất lượng hoặc ngủ không đủ thời gian sẽ luôn thấy mệt mỏi, uể oải, chán ăn, giảm trí nhớ, giảm tỉnh táo, khó tập trung vào công việc, trầm cảm và dễ dẫn đến các trạng thái bệnh lý khác.
Trong cơ thể bạn có một chất được gọi là “hormone của bóng tối”. Nghe tên chắc hẳn bạn cũng liên tưởng hormone này có liên quan đến giấc ngủ. Vâng, mình đang muốn nói đến melatonin.
Vậy melatonin là gì? Tác dụng của melatonin với sức khỏe ra sao? Khi bị thiếu sẽ có biểu hiện ra sao? Cách bổ sung nó hiệu quả và an toàn? Trong bài viết này hãy cùng mình tìm hiểu để giải quyết các vấn đề trên!
Mục lục
- Melatonin là gì?
- 11 tác dụng của melatonin với sức khỏe
- 1. Giúp bạn có được giấc ngủ tự nhiên
- 2. Tiềm năng cho điều trị ung thư vú và tuyến tiền liệt
- 3. Giảm các triệu chứng mãn kinh
- 4. Bảo vệ tim mạch
- 5. Giảm đau mãn tính
- 6. Tăng cường hệ thống miễn dịch
- 7. Điều trị Jet lag
- 8. Hỗ trợ trẻ mắc tự kỷ
- 9. Điều trị ù tai
- 10. Làm giảm rối loạn chức năng bàng quang
- 11. Giúp giảm stress
- Cách bổ sung Melatonin hiệu quả, an toàn
- Đôi điều mà bạn nên nhớ về melatonin
Melatonin là gì?
Melatonin (N-acetyl-5-methoxytryptamine) là một hormone được tiết ra bởi tuyến tùng trong não. Tuyến tùng nằm ngay phía trên não giữa của bạn và chỉ có kích thước bằng một hạt đậu. Sự tổng hợp và giải phóng của hormone melatonin được kích thích bởi bóng tối và bị ức chế bởi ánh sáng.
Melatonin có trách nhiệm duy trì nhịp sinh học của cơ thể bạn. Tại sao điều đó lại quan trọng? Nhịp sinh học của bạn giống như một chiếc đồng hồ sinh học chạy trên một lịch trình 24 giờ giống như thời gian một ngày. Chiếc đồng hồ bên trong này đóng một vai trò quan trọng trong khi chúng ta ngủ và khi chúng ta thức dậy.
Trong một cuốn sách của giáo sư Till Roenneberg từ Viện tâm lý Y học thuộc ĐH Ludwig Maximilians (Munich, Đức) đã trình bày một khám phá về chiếc đồng hồ này. Theo đó, đồng hồ sinh học của cơ thể có liên hệ mật thiết với ánh sáng từ Mặt trời. Roenneberg đã thử nghiệm điều này bằng cách giam một số người trong hầm tối, không một chút ánh sáng. Kết quả cho thấy, đồng hồ sinh học của họ dần thay đổi: Họ tưởng tượng một ngày dài hơn, thức lâu hơn, và ngủ cũng lâu hơn.
Khi trời tối, cơ thể bạn tạo ra nhiều melatonin hơn. Khi trời sáng, việc sản xuất melatonin sẽ giảm đi. Đây là lý do tại sao những người mù hoặc làm việc ban đêm có thể có vấn đề với mức độ melatonin của họ. Nhưng đối với bất cứ ai, thiếu tiếp xúc với ánh sáng trong ngày hoặc tiếp xúc nhiều với ánh sáng vào buổi tối có thể phá vỡ chu kỳ melatonin bình thường của cơ thể. Từ đó dẫn tới rối loạn giấc ngủ.
Khi bạn tiếp xúc với ánh sáng, nó kích thích một đường dẫn truyền thần kinh từ võng mạc trong mắt đến một khu vực trong não gọi là vùng dưới đồi. Đây là nơi mà suprachiasmatic nucleus (SCN) được đặt và SCN bắt đầu khởi động tuyến tùng. Khi SCN khởi động tuyến tùng, nó bắt đầu tạo ra melatonin, sau đó giải phóng vào trong máu.
Tiền thân của melatonin là serotonin, một chất dẫn truyền thần kinh có nguồn gốc từ amino acid tryptophan. Trong tuyến tùng, serotonin được xử lý để sản xuất melatonin. Để điều này xảy ra, một hóa chất tự nhiên được gọi là acetylserotonin phải hoạt động như một chất trung gian. Serotonin sản xuất acetylserotonin, sau đó được chuyển thành melatonin. Bên cạnh vai trò là tiền chất trong quá trình tổng hợp melatonin, acetylserotonin còn được biết là có tác dụng chống trầm cảm, chống lão hóa và tăng cường nhận thức.
Giống như melatonin, serotonin được biết đến là ảnh hưởng đến cách bạn ngủ và nó truyền tín hiệu giữa các tế bào thần kinh làm thay đổi chức năng não hàng ngày.
Các tuyến tùng thường bắt đầu sản xuất melatonin lúc 9 giờ tối. Mức melatonin của bạn sau đó tăng mạnh và bạn bắt đầu cảm thấy buồn ngủ hơn. Nếu cơ thể của bạn đang hoạt động điều độ, mức melatonin của bạn vẫn tăng cao trong khi bạn ngủ, trong tổng số khoảng 12 giờ. Mức độ melatonin sau đó từ từ giảm xuống vào khoảng 9 giờ sáng đạt ngưỡng thấp nhất, đó là lúc bạn cảm thấy tỉnh táo nhất trong ngày.
Melatonin cũng rất quan trọng đối với sức khỏe sinh sản của phụ nữ vì nó đóng vai trò trong việc kiểm soát thời gian và giải phóng hormone sinh sản nữ. Nó giúp quyết định khi nào một người con gái bắt đầu có kinh nguyệt, tần suất và thời gian của chu kỳ kinh nguyệt, cũng như khi một người phụ nữ ngừng kinh nguyệt hoàn toàn (mãn kinh).
Trẻ nhỏ có mức melatonin cao nhất. Nhiều nhà nghiên cứu tin rằng melatonin giảm khi chúng ta già đi. Nồng độ melatonin ở trẻ em 1-3 tuổi là 325picogram/ml máu. Sau đó giảm dần: Ở thanh niên ban ngày là 10Pg/ml và ban đêm lúc cao nhất là 60Pg/ml, ở người cao tuổi nồng độ này còn thấp nữa. Điều này lý giải tại sao càng lớn con người càng ngủ ít và như bạn thấy đó, ông bà cha mẹ thường khó ngủ và ngủ ít, đôi khi chỉ vài tiếng mỗi đêm.
Theo các Trung tâm nghiên cứu phòng chống dịch bệnh, cứ 3 người trưởng thành ở Mỹ lại có 1 người không ngủ đủ giấc đều đặn. Melatonin là ứng cử viên hàng đầu giúp điều hòa giấc ngủ về trạng thái tự nhiên và nó thậm chí còn được sử dụng để giúp điều trị một số bệnh ung thư (Xem thêm nghiên cứu tại đây). Nghiên cứu khoa học đã chỉ ra rằng nó có thể có lợi cho bệnh nhân ung thư, đặc biệt với những người được chẩn đoán mắc bệnh ung thư vú hoặc ung thư tuyến tiền liệt. Đó là hai loại ung thư liên quan đến nội tiết tố, do đó hormone melatonin có thể đóng vai trò then chốt trong điều trị.
Melatonin được sản xuất tự nhiên bởi cơ thể chúng ta, nhưng việc sử dụng caffeine, rượu và thuốc lá có thể làm giảm lượng melatonin trong cơ thể. Đối với một số người, melatonin có thể giúp nhịp điệu sinh học của họ trở lại đúng hướng.
11 tác dụng của melatonin với sức khỏe
1. Giúp bạn có được giấc ngủ tự nhiên
Melatonin là được biết đến như một phương thuốc tự nhiên tốt nhất cho giấc ngủ. Khi nói đến rối loạn giấc ngủ, điều trị y học thông thường thường liên quan đến dược phẩm, nhưng những loại thuốc này thường dẫn đến sự phụ thuộc lâu dài và đi kèm với một danh sách các phản ứng phụ có thể xảy ra. Đây là lý do tại sao nhiều người muốn tìm một cái gì đó tự nhiên hơn để giúp họ có một giấc ngủ đêm tốt hơn.
Nghiên cứu cho thấy rằng việc bổ sung melatonin có thể giúp những người bị rối loạn nhịp sinh học, chẳng hạn như những người làm ca đêm. Bổ sung melatonin cũng có thể giúp một số người có mức melatonin thấp mãn tính ngủ ngon hơn, như những người bị tâm thần phân liệt, có chất lượng giấc ngủ kém. Một giấc ngủ sinh lý là giấc ngủ có chất lượng tốt, khi tỉnh dậy thấy sảng khoái. Nhiều thử nghiệm lâm sàng cho thấy uống liều melatonin 1-5 mg làm nồng độ trong máu cao hơn nồng độ đỉnh sinh lý từ 10 đến 100 lần trong vòng 1 giờ sau uống và trở về mức cơ sở sau 4-6 giờ. Giấc ngủ đến sau 30-60 phút và chất lượng được cải thiện rõ ràng.
Một nghiên cứu năm 2012 được công bố trên tạp chí Drugs & Aging đã phân tích tác dụng của melatonin trong điều trị chứng mất ngủ ở bệnh nhân từ 55 tuổi trở lên. Ở châu Âu, 2 miligam melatonin giải phóng kéo dài (PR) được chấp thuận để điều trị chứng mất ngủ. Nghiên cứu ngẫu nhiên cho thấy 2 miligram melatonin PR uống trước 1- 2 giờ trước khi đi ngủ có cải thiện đáng kể so với giả dược về chất lượng giấc ngủ và độ dài giấc ngủ, cảm giác sảng khoái buổi sáng và nâng cao chất lượng cuộc sống. Nghiên cứu cũng phát hiện ra rằng liều lượng melatonin (2 miligam PR) ngắn hay dài hạn, không làm bệnh nhân lệ thuộc vào melatonin. (Xem thêm nghiên cứu tại đây)
2. Tiềm năng cho điều trị ung thư vú và tuyến tiền liệt
Một số nghiên cứu cho thấy mức độ melatonin thấp có thể liên quan đến nguy cơ ung thư vú. Để xác định hiệu quả của melatonin trong việc ngăn chặn sự phát triển của khối u, một nhóm các nhà nghiên cứu đã đánh giá tác động của melatonin lên sự phát triển của các khối u vú trong ống nghiệm (sử dụng tế bào ung thư ở người) và sử dụng chuột. Các nhà nghiên cứu phát hiện ra rằng melatonin có thể ức chế sự tăng trưởng khối u và sự sản xuất tế bào, cũng như ngăn chặn sự hình thành các mạch máu mới trong các mô ung thư vú. Nghiên cứu năm 2014 cho thấy melatonin là một tác nhân tiềm năng trong điều trị ung thư vú. (Xem thêm nghiên cứu tại đây)
Một nghiên cứu khác đã xem xét những phụ nữ đang dùng thuốc hóa trị tamoxifen cho bệnh ung thư vú nhưng không thấy có sự cải thiện nào. Với việc bổ sung melatonin vào phác đồ điều trị của họ, các nhà nghiên cứu phát hiện ra rằng khối u đã co nhỏ lại ở hơn 28% phụ nữ.
Các nghiên cứu cũng chỉ ra rằng những người mắc bệnh ung thư tuyến tiền liệt có nồng độ melatonin thấp hơn so với nam giới không mắc bệnh. Một nghiên cứu được công bố trên Oncology Reports nhằm xác minh liệu melatonin có thể điều chỉnh sự tăng trưởng của các tế bào ung thư tuyến tiền liệt phụ thuộc vào androgen hay không. Kết quả cho thấy melatonin có thể ức chế đáng kể sự gia tăng của các tế bào ung thư tuyến tiền liệt
Tóm lại, những nghiên cứu này cho thấy tiềm năng tuyệt vời của melatonin trong điều trị ung thư- căn bệnh hiểm nghèo đến nay vẫn còn là một câu hỏi lớn với các nhà khoa học.
3. Giảm các triệu chứng mãn kinh
Bổ sung Melatonin đã được chứng minh là cải thiện các vấn đề về rối loạn giấc ngủ trong thời kỳ mãn kinh. Trong một nghiên cứu về phụ nữ tiền mãn kinh và mãn kinh tuổi từ 42 đến 62, trong vòng sáu tháng sử dụng một liều melatonin hàng ngày, hầu hết các phụ nữ ghi nhận có sự cải thiện tâm trạng và giảm thiểu đáng kể trầm cảm. Những phát hiện của nghiên cứu này chứng minh rằng việc bổ sung melatonin ở phụ nữ tiền mãn kinh và mãn kinh có thể dẫn đến việc phục hồi chức năng tuyến yên và nâng cao chất lượng cuộc sống.
Đây là một tin tuyệt vời vì nó cho thấy melatonin có thể giúp làm giảm các triệu chứng khó chịu của tiền mãn kinh và mãn kinh, đem lại cho “một nửa của thế giới” một cuộc sống tốt đẹp hơn.
4. Bảo vệ tim mạch
Nhiều nghiên cứu cho thấy melatonin có đặc tính bảo vệ tim. Cụ thể, nghiên cứu cho thấy rằng khi nói đến sức khỏe tim mạch, melatonin có tác dụng chống viêm và chống oxy hóa. Nó cũng có thể giúp hạ huyết áp và cholesterol máu.
Nó có các đặc tính bảo vệ tim mạch thông qua hoạt động thu gom các gốc tự do gây ảnh hưởng xấu tới cơ thể. Nhìn chung, melatonin có thể giúp giảm triệu chứng và điều trị các bệnh tim mạch.
Một trong số những chất dinh dưỡng tốt cho hệ tim mạch mà mình nghĩ bạn nên tìm hiểu ngay, đó chính là: Omega 3
5. Giảm đau mãn tính
Các triệu chứng đau nhức toàn thân bao gồm đau dài hạn và lan rộng ở các cơ và mô liên kết, mà không có nguyên nhân cụ thể nào. Một nghiên cứu ngẫu nhiên có đối chứng với giả dược được tiến hành trên 101 bệnh nhân bị hội chứng đau nhức toàn thân đã đánh giá hiệu quả của melatonin trong việc giảm triệu chứng đau. Nghiên cứu phát hiện ra rằng bệnh nhân có giảm đáng kể các triệu chứng của họ khi dùng melatonin một mình hoặc kết hợp với thuốc chống trầm cảm fluoxetine (Prozac).
Các nghiên cứu khác còn cho thấy melatonin có thể giúp điều trị bệnh mãn tính khác, như đau nửa đầu.
6. Tăng cường hệ thống miễn dịch
Nghiên cứu cho thấy melatonin có tác dụng chống oxy hóa mạnh và có thể giúp tăng cường hệ miễn dịch. Một báo cáo khoa học năm 2013 gọi melatonin là “chất đệm miễn dịch” vì nó dường như hoạt động như một chất kích thích trong tình trạng ức chế miễn dịch. Nó cũng hoạt động như một hợp chất chống viêm khi có phản ứng tăng cường miễn dịch, như trong trường hợp viêm cấp tính.
Nó làm tăng đáp ứng miễn dịch do tác dụng làm tăng sản xuất cytokine, tăng lympho-T hỗ trợ, giúp cơ thể tăng sức đề kháng với nhiễm khuẩn, nhiễm virus.
7. Điều trị Jet lag
Jet lag là một chứng rối loạn giấc ngủ tạm thời của hành khách hàng không khi di chuyển bằng máy bay qua nhiều múi giờ. Nó xảy ra do việc điều chỉnh chậm lại của đồng hồ sinh học khi đến múi giờ mới, khiến giấc ngủ và sự tỉnh táo không đồng bộ với môi trường mới. Bổ sung melatonin có thể giúp “thiết lập lại” chu kỳ giấc ngủ của bạn.
Một nghiên cứu khoa học liên quan đến melatonin và jet lag thấy rằng melatonin “có hiệu quả đáng kể trong việc ngăn ngừa rối loạn giấc ngủ khi thay đổi múi giờ và việc sử dụng ngắn hạn có vẻ an toàn”. Các nhà nghiên cứu cũng quan sát thấy rằng liều melatonin hàng ngày trong khoảng từ 0,5 đến 5 miligram có tác dụng tốt, nhưng các đối tượng đã ngủ nhanh hơn và ngủ ngon hơn sau khi uống 5 miligam so với 0,5 mg.
Khi sử dụng 1 liều trên 5 miligam nó không tạo ra kết quả tốt hơn. Một kết luận quan trọng khác là thời gian dùng melatonin rất quan trọng bởi vì nếu nó được dùng quá sớm thì nó có thể trì hoãn sự thích ứng với múi giờ mới. Tỷ lệ các tác dụng phụ khác từ liều melatonin 5mg được tìm thấy rất thấp.
8. Hỗ trợ trẻ mắc tự kỷ
Nghiên cứu đã chỉ ra rằng melatonin có thể giúp trẻ mắc các vấn đề phát triển như chứng tự kỷ. Điều này rất quan trọng khi mà tỷ lệ trẻ tự kỷ ngày càng tăng.
Một đánh giá khoa học năm 2011 công bố trên tạp chí Developmental Medicine và Child Neurology đã đánh giá 35 nghiên cứu về melatonin liên quan đến tự kỷ, bao gồm rối loạn tự kỷ, hội chứng Asperger, hội chứng Rett và các rối loạn phát triển phổ biến khác. Sau khi xem xét nhiều nghiên cứu, các nhà nghiên cứu kết luận rằng việc bổ sung melatonin trong rối loạn tự kỷ có liên quan đến các thông số giấc ngủ tốt hơn, cải thiện hành vi ban ngày và có tác dụng phụ tối thiểu. (Xem thêm nghiên cứu tại đây)
9. Điều trị ù tai
Nghiên cứu cho thấy melatonin có thể điều trị ù tai tự nhiên. Ù tai là một tình trạng gây ra bởi tiếng ồn hoặc do thần kinh. Đối với những người đang bị ù tai trong một thời gian dài nó có thể dẫn đến các vấn đề sức khỏe khác như lo âu và trầm cảm.
Các đặc tính chống oxy hóa của melatonin có thể góp phần vào khả năng giảm chứng ù tai. Các nhà nghiên cứu tại Viện Mắt ở Đại học Bang Ohio đã tiến hành một nghiên cứu với 61 người tham gia. Sau khi uống 3 miligram melatonin mỗi đêm trong 30 ngày, những người tham gia đã giảm đáng kể triệu chứng ù tai. Dùng melatonin cũng giúp cải thiện chất lượng giấc ngủ ở những bệnh nhân bị ù tai mãn tính.
10. Làm giảm rối loạn chức năng bàng quang
Các thụ thể melatonin được tìm thấy trong bàng quang và tuyến tiền liệt. Thông qua việc giảm mất cân bằng oxy hóa, melatonin giúp chống rối loạn chức năng bàng quang. Nó cũng hạn chế co thắt bàng quang, giúp làm giảm các vấn đề như bàng quang hoạt động quá mức.
Một bài báo được đăng trên tạp chí Current Urology phát hiện ra rằng, mặc dù cơ chế hoạt động chính xác chưa được tìm hiểu đầy đủ, nhưng có một bằng chứng mạnh mẽ cho thấy rằng sự mất cân bằng melatonin có thể có ảnh hưởng bất lợi đến chức năng bàng quang.
Một nghiên cứu năm 2012 cho thấy rằng sản xuất melatonin hàng đêm giúp cải thiện giấc ngủ và giảm thiểu sự mất ngủ hàng ngày. Melatonin cũng làm tăng hoạt động của bàng quang và giảm lượng nước tiểu do tác động của nó lên hệ thần kinh trung ương.
11. Giúp giảm stress
Mức độ melatonin thay đổi khi bạn bị căng thẳng. Căng thẳng làm giảm nồng độ melatonin vào ban đêm và tăng sản xuất melatonin trong ngày, đó là do sự gia tăng của cortisol – một hormone căng thẳng. Melatonin có thể giúp giảm stress bằng cách kiểm soát mức độ kích thích của cơ thể.
Nếu bạn cảm thấy lo lắng, melatonin giúp giảm bớt các triệu chứng lo âu như mệt mỏi vào ban ngày, buồn ngủ, mất ngủ và bồn chồn. Nó cũng làm bình ổn tâm trạng và hỗ trợ chức năng não.
Cách bổ sung Melatonin hiệu quả, an toàn
Liều dùng cho trẻ em
Sử dụng Melatonin cho trẻ em đôi khi rất hữu ích. Nếu con bạn bị rối loạn phát triển thần kinh gây khó ngủ, bác sĩ có thể kê đơn melatonin. Nó cũng được sử dụng để điều trị các triệu chứng ADHD, chứng tự kỷ, bại não và khuyết tật ở trẻ em.
Tuy nhiên, liều melatonin cao ở trẻ nhỏ có thể gây ra co giật. Nó cũng can thiệp vào sự phát triển trong thời niên thiếu vì những tác động tiềm ẩn lên kích thích tố. Luôn luôn tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng melatonin cho trẻ.
Liều melatonin cho người lớn
Đối với người bị jet lag : 0,5-5 mg melatonin uống một giờ trước khi đi ngủ tại điểm đến cuối cùng đã được sử dụng trong một số nghiên cứu. Một cách tiếp cận khác đã được sử dụng là từ 1-5 miligram một giờ trước khi đi ngủ trong hai ngày trước khi khởi hành và trong hai đến ba ngày khi đến nơi ở điểm đến cuối cùng.
Đối với rối loạn giấc ngủ nhịp sinh học ở những người có hoặc không có vấn đề về thị lực: một liều duy nhất 0,5-5 mg uống trước khi đi ngủ hoặc dùng liều hàng ngày trong thời gian 1-3 tháng.
Đối với hội chứng trì hoãn giấc ngủ: 0,3-6 mg (melatonin 5mg được sử dụng phổ biến nhất) uống hàng ngày trước khi ngủ trong hai tuần đến ba tháng.
Có rất nhiều đề xuất liều melatonin khác nhau cho các vấn đề sức khỏe khác nhau dựa trên nghiên cứu khoa học, kinh nghiệm điều trị và tư vấn chuyên gia.
Khi nói đến liều melatonin cho giấc ngủ, mọi người thường uống thuốc quá sớm trước khi đi ngủ làm chúng không phát huy hết tác dụng. Một số người cũng thức dậy vào ban đêm và dùng một liều melatonin khác. Mặc dù điều này có thể không gây ra bất kỳ vấn đề nghiêm trọng nào nhưng đây không phải là cách tốt nhất hoặc an toàn nhất để sử dụng melatonin vì dùng liều càng cao thì càng có nhiều khả năng bạn sẽ bị tác dụng phụ không mong muốn.
Nếu bạn bị ung thư, hãy nói chuyện với bác sỹ trước khi dùng melatonin.
Làm thế nào để sử dụng melatonin đúng cách?
Bạn có thể tìm thấy melatonin tại hiệu thuốc hoặc trong các sản phẩm chức năng dưới một số hình thức: viên nang, chất lỏng, viên ngậm (tan dưới lưỡi) và kem bôi.
Một số loại thực phẩm tự nhiên làm tăng sản lượng melatonin bao gồm yến mạch, chuối, anh đào tart, quả óc chó, dứa và lúa mạch.
Bạn có thể dùng quá liều melatonin không? Hầu hết các bác sĩ và nhà nghiên cứu đề nghị không quá năm miligram mỗi ngày, nhưng các khuyến cáo có thể khác nhau tùy theo độ tuổi và tình trạng.
Thuốc melatonin là một lựa chọn rất phổ biến, đặc biệt là các viên ngậm dưới lưỡi được thiết kế để hấp thụ nhanh chóng. Một lựa chọn khác là melatonin tại chỗ, được cho là có khả năng cải thiện làn da cũng như giấc ngủ. Các nhà nghiên cứu đã phát hiện ra rằng melatonin thâm nhập vào lớp ngoài của da, từ đó tăng cường khả năng phục hồi, đổi mới và phục hồi sức khỏe của da trong đêm.
Các nhà nghiên cứu cho biết Melatonin có liên quan đến lão hóa. Chúng có thể ngăn chặn tác hại của tia cực tím (UV) gây ra cho tế bào da và cho thấy khả năng chống oxy hóa mạnh khi da tiếp xúc với tia cực tím. Đó là lí do, melatonin có thể chống lại và làm giảm yếu tố liên quan đến môi trường hay ngoại cảnh tác động để duy trì làn da tốt hơn.
Hiện tại không có liều khuyến cáo cho các chất bổ sung melatonin. Điều quan trọng bạn phải biết rằng mọi người phản ứng khác nhau khi dùng melatonin. Đối với những người nhạy cảm, liều thấp hơn hoạt động tốt hơn liều cao. Đối với những người mất ngủ, đây là một loại thuốc tuyệt vời giúp cải thiện giấc ngủ.
Hãy bắt đầu bằng một liều thấp và lắng nghe cơ thể của mình. Tham khảo lời khuyên của bác sỹ trước khi quyết định tăng liều.
Thực chất, khi đến độ tuổi trung niên từ 35 tuổi trở lên hoặc trong các trường hợp stress vì công việc, con người thường bị mệt mỏi và mất ngủ do lượng melatonin từ tuyến tùng tiết ra qua ít. Vì vậy, thay vì sử dụng các loại thuốc ngủ có nhiều tác dụng phụ, bệnh mất ngủ hoàn toàn có thể được cải thiện nhanh chóng nhờ được bổ sung các thực phẩm chức năng có chứa melatonin hàng ngày(Hàm lượng 5mg được đánh giá cao nhất). Theo nghiên cứu đã được kiểm định lâm sàng, người sử dụng melatonin trong vòng 30 ngày liên tục có thể cải thiện sâu giấc ngủ như: kéo dài thời gian ngủ, dễ đi vào giấc ngủ, ngủ không bị giật mình. Ngoài ra melatonin còn điều hoà giấc ngủ khi thay đổi nhịp sinh học ngày đêm của cơ thể.
Một số viên uống Melatonin được ưa chuộng hiện nay
Dưới đây mình xin giới thiệu đến bạn một số viên uống bổ sung Melatonin được ưa chuộng nhất hiện nay:
Viên uống Melatonin Natrol
- Thương hiệu uy tín chuyên sản xuất thực phẩm chức năng của Mỹ
- Sản xuất tại Mỹ
- Được nhập khẩu về Việt Nam
- Đóng gói dưới dạng viên nén hoặc kẹo ngậm với hàm lượng 3, 5 hoặc 10 mg
- Mức giá khá hợp lý
Giá và địa chỉ bán:
Viên uống bổ sung Melatonin Puritan’s Pride
- Thương hiệu uy tín của Mỹ
- Sản xuất tại Mỹ
- Được phân phối chính hãng tại Việt Nam
- Đóng gói dạng viên nén, hàm lượng 1, 3, 5 hoặc 10mg
- Mức giá hợp lý
Giá và địa chỉ bán
Viên uống Melatonin Nature’s Bounty
- Thương hiệu chuyên sản xuất vitamin, hormoon đến từ Mỹ
- Được sản xuất tại Mỹ
- Được nhập khẩu và phân phối bởi nhà bán hàng Việt Nam
- Mức giá hợp lý, phù hợp với nhiều người
Giá và địa chỉ bán
Tác dụng phụ của melatonin
Melatonin có an toàn không? Nó khá an toàn khi uống trong một thời gian ngắn. Nó cũng an toàn cho một số người khi dùng lâu dài. Melatonin đã được chứng minh là sử dụng an toàn trong tối đa hai năm.
Một số người trải qua những giấc mơ sống động hoặc những cơn ác mộng khi dùng melatonin. Uống quá nhiều melatonin có thể làm gián đoạn nhịp sinh học. Các tác dụng phụ có thể có khác của melatonin bao gồm đau đầu, chóng mặt, buồn ngủ ban ngày, cảm giác trầm cảm ngắn hạn, co thắt dạ dày, khó chịu và giảm ham muốn tình dục. Đối với nam giới, chứng vú to nam giới ( gynecomastia ) và giảm số lượng tinh trùng cũng có thể xảy ra. Nếu bạn cảm thấy buồn ngủ vào buổi sáng sau khi uống melatonin, hãy thử dùng liều thấp hơn.
Phụ nữ mang thai hoặc cho con bú không nên dùng melatonin. Melatonin là một nội tiết tố nên nếu bạn có tiền sử về các vấn đề sức khỏe liên quan đến nội tiết tố thì bạn chỉ nên dùng melatonin dưới sự giám sát của bác sỹ.
Melatonin có thể làm giảm hiệu quả của một số loại thuốc. Dước đây là một số tương tác thuốc có thể có với melatonin:
- Thuốc chống trầm cảm
- Thuốc chống loạn thần
- Benzodiazepines
- Thuốc tránh thai
- Thuốc trị huyết áp
- Beta-blockers
- Thuốc chống đông máu
- Interleukin-2
- Thuốc chống viêm không steroid (NSAID)
- Steroid và thuốc ức chế miễn dịch
- Tamoxifen
Nói chuyện với bác sỹ trước khi dùng melatonin nếu bạn có bất kỳ mối lo ngại nào về sức khỏe hoặc đang dùng bất kỳ loại thuốc nào khác.
Không bao giờ lái xe hoặc sử dụng máy móc trong vòng năm giờ sau dùng melatonin. Nếu bạn dùng một lượng melatonin quá mức hãy đi tới cơ sở y tế gần nhất để khám.
Đôi điều mà bạn nên nhớ về melatonin
- Melatonin là một hormone được tiết ra bởi tuyến tùng trong não. Tiền thân của melatonin là serotonin, một chất dẫn truyền thần kinh có nguồn gốc từ amino acid tryptophan.
- Khi trời tối, sản xuất melatonin tăng lên. Khi trời sáng, sản xuất melatonin giảm. Trẻ nhỏ có mức melatonin cao nhất, càng lớn tuổi mức melatonin càng giảm.
- Jet lag, công việc thay đổi và tầm nhìn kém có thể phá vỡ chu kỳ melatonin.
- Cafein, thuốc lá và rượu có thể làm giảm lượng melatonin trong cơ thể.
- Ánh sáng xanh phát ra từ màn hình (TV, máy tính, điện thoại, vvv) làm giảm mức độ melatonin, khiến cho việc ngủ trở nên khó khăn hơn.
- Melatonin có thể hữu ích cho trẻ bị chứng tự kỷ.
- Một số loại thực phẩm tự nhiên làm tăng sản lượng melatonin bao gồm yến mạch, chuối, anh đào, quả óc chó, dứa và lúa mạch.
- Tập thể dục ban ngày và tiếp xúc với ánh sáng thúc đẩy nhịp sinh học thường xuyên của melatonin và bạn có giấc ngủ ban đêm dễ dàng hơn.
- Liều dùng của melatonin có thể khác nhau tùy theo tuổi và tình trạng cơ thể cụ thể. Tuy nhiên liều melatonin 5mg được đánh giá cao nhất
Trên đây là một số chia sẻ của mình melatonin mà mình tổng hợp được. Mong rằng những chia sẻ này có ích với bạn, chúc bạn luôn có một sức khỏe tốt!