Ước tính có khoảng 807 triệu đến 1,2 tỷ người trên thế giới bị nhiễm giun đũa. Giun đũa, giun móc và giun tóc là những loại giun ký sinh được gọi là giun sán truyền qua đất (STH). Nhiễm các loại giun này chiếm phần lớn của bệnh ký sinh trùng trên toàn thế giới. Bệnh giun đũa hiện không phổ biến ở Hoa Kỳ.
Con người cũng có thể bị nhiễm giun đũa lợn. Ascaris lumbricoides (giun đũa người) và Ascaris suum (giun đũa lợn) không thể phân biệt được. Không biết có bao nhiêu người trên toàn thế giới bị nhiễm giun đũa lợn.
Bài viết dưới đây là tập hợp một số những băn khoan của mọi người về nhiễm giun đũa. Đọc bài viết để thấy rõ hơn những biểu hiện khi mắc giun, cách điều trị và phòng ngừa lây nhiễm giun.
Mục lục
- Các câu hỏi thường gặp về nhiễm giun đũa ở người
- Giun đũa ở người là gì?
- Bệnh lây lan như thế nào?
- Ai có nguy cơ bị nhiễm giun?
- Các triệu chứng của nhiễm giun đũa là gì?
- Chẩn đoán nhiễm giun đũa như thế nào?
- Làm thế nào để ngăn ngừa nhiễm giun đũa?
- Điều trị bệnh nhiễm giun đũa
- Điều trị dự phòng là gì?
- Chương trình điều trị toàn bộ quần thể trong một vùng (MDA) là gì?
- Câu hỏi thường gặp về giun đũa lợn
Các câu hỏi thường gặp về nhiễm giun đũa ở người
Giun đũa ở người là gì?
Giun đũa là một ký sinh trùng đường ruột của con người. Đây là bệnh nhiễm giun phổ biến nhất ở người. Ấu trùng và giun trưởng thành sống trong ruột non và có thể gây bệnh đường ruột.
Bệnh lây lan như thế nào?
Ký sinh trùng giun đũa sống trong ruột và trứng giun đũa được thải ra ngoài trong phân của người nhiễm bệnh. Nếu một người nhiễm bệnh đi đại tiện ra ngoài (ví dụ, gần bụi rậm, trong vườn hoặc trên cánh đồng) hoặc nếu phân của người nhiễm bệnh được sử dụng làm phân bón, trứng sẽ đọng lại trên đất. Ở trong đất ẩm, phôi trong vỏ trứng sẽ phát triển thành ấu trùng trong vòng từ 2 – 4 tháng ở nhiệt độ 36 – 40 độ C (tốt nhất là ở nhiệt độ 25 độ C chỉ cần 3 tuần). Trứng có ấu trùng có khả năng gây nhiễm. Trứng lây nhiễm vào người qua đường tiêu hóa qua rau sống, quả tươi chưa được rửa hoặc gọt vỏ cẩn thận, nước lã, thức ăn bị ô nhiễm…
Khi được nước vào ở dạ dày, ấu trùng thoát ra khỏi vỏ trứng ở tá tràng, đi xuyên qua thành ruột, vào mạch máu và đi theo dòng máu đến gan, đến tim phải và lên phổi, sau đó ấu trùng lột xác 2 lần ở phổi, làm vỡ các mau quản phổi và đi qua phế nang để vào phế quản. Từ đây ấu trùng đi ngược lên đến khí quản và thực quản và được nuốt trở lại ruột non và trưởng thành tại đây.
Trong quá trình chu du từ ruột non, đi qua các cơ quan khác rồi trở lại định cư ở ruột non, ấu trùng có thể đi lạc sang các cơ quan khác, gây ra hiện tượng giun đi lạc chỗ.
Ai có nguy cơ bị nhiễm giun?
Nhiễm giun đũa xảy ra trên toàn thế giới ở vùng khí hậu ấm áp và ẩm ướt, nơi điều kiện và vệ sinh kém, kể cả ở vùng ôn đới trong những tháng ấm hơn.
Nguồn bệnh là người và nơi chứa mầm bệnh là đất ô nhiễm trứng giun. Người bị nhiễm giun đũa do ăn phải trứng có ấu trùng từ thực phẩm, chủ yếu là rau, và nước bị nhiễm bẩn hoặc từ tay bẩn thường gặp ở trẻ em chơi trên đất.
Ở Việt Nam, tỷ lệ nhiễm giun tùy thuộc vào tập quán vệ sinh cá nhân và sử dụng phân bón trồng hoa màu. Nghề nghiệp của ảnh hưởng đến tỉ lệ giun đũa, nghề nông nghiệp có tỉ lệ nhiễm cao hơn các nghề khác, nông thôn có tỉ lệ nhiễm cao hơn thành phố, tình trạng tái nhiễm rất nghiêm trọng, sau điều trị 4 tháng, tỷ lệ nhiễm giun đũa trên 90%.
Các triệu chứng của nhiễm giun đũa là gì?
Đa số các trường hợp nhiễm giun nhẹ thường không có triệu chứng nhưng đôi khi nhiễm 1 con giun duy nhất cũng có thể gây áp xe gan hay làm tắt ống dẫn mật. Triệu chứng cấp tính tương ứng với lượng giun bị nhiễm và triệu chứng nặng có thể xảy ra khi số lượng giun bị nhiễm và triệu chứng nặng có thể xãy ra khi số lượng giun lên tới hàng trăm con. Nhiễm giun nặng có thể gây tắc nghẽn đường ruột và làm giảm sự tăng trưởng ở trẻ em.
Trong quá trình chu du, ấu trùng có thể gây triệu chứng: rối loạn thần kinh (co giật, kích thích màng não và động kinh…) phù mí mắt mất ngủ và nghiến răng ban đêm. Khi ấu trùng đi lạc lên não, nó gây rau hạt, những nuốt nhỏ ở mắt, võng mạc hoặc não. Khi ấu trùng ở phổi, các triệu chứng xuất hiện như sốt, ho, ho có đàm, thâm nhiễm ở phổi, viêm phổi không kéo dài chỉ khoảng 3 tuần
Chẩn đoán nhiễm giun đũa như thế nào?
Các Bác sĩ có thể chẩn đoán bệnh nhiễm giun đũa bằng cách lấy mẫu phân và sử dụng kính hiển vi để tìm kiếm sự hiện diện của trứng trong phân. Một số người nhận thấy nhiễm giun khi một con giun xuất hiện trong phân của họ hoặc bị ho ra. Nếu điều này xảy ra, hãy tới ngay cơ sở y tế để làm các xét nghiệm chẩn đoán.
Làm thế nào để ngăn ngừa nhiễm giun đũa?
Tránh tiếp xúc với đất có thể bị ô nhiễm phân người, kể cả với phân người (đã được ủ) được sử dụng để bón cho cây trồng.
Rửa tay bằng xà phòng trước khi ăn, nấu ăn và sau khi đi vệ sinh
Dạy trẻ tầm quan trọng của việc rửa tay để ngăn ngừa nhiễm trùng.
Rửa, gọt vỏ hoặc nấu tất cả các loại rau và trái cây sống trước khi ăn, đặc biệt là những loại đã được trồng trong đất đã được bón phân.
Ngăn ngừa truyền bệnh cho người khác bằng cách
- Không đại tiện bừa bãi
- Sử dụng hệ thống xử lý nước thải hiệu quả.
Điều trị bệnh nhiễm giun đũa
Các thuốc trị giun (thuốc loại bỏ cơ thể của giun ký sinh), như albendazole và mebendazole, là những thuốc được lựa chọn để điều trị. Nhiễm giun thường được điều trị trong 1-3 ngày. Các loại thuốc được khuyên dùng có hiệu quả.
Điều trị dự phòng là gì?
Ở các nước đang phát triển, các nhóm có nguy cơ nhiễm giun sán truyền qua đất (giun móc, giun đũa và giun tóc) thường được điều trị mà không cần kiểm tra phân trước đó. Điều trị theo cách này được gọi là điều trị dự phòng Các nhóm có nguy cơ cao được Tổ chức Y tế Thế giới xác định là trẻ em tuổi mẫu giáo và tuổi đi học, phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ (bao gồm phụ nữ mang thai trong ba tháng giữa, ba tháng cuối và phụ nữ cho con bú) và người lớn trong các ngành nghề có nguy cơ nhiễm giun nặng. Trẻ em trong độ tuổi đến trường thường được điều trị thông qua các chương trình y tế học đường và trẻ em mẫu giáo và phụ nữ mang thai tại các phòng khám sức khỏe định kì.
Chương trình điều trị toàn bộ quần thể trong một vùng (MDA) là gì?
Giun sán truyền qua đất (giun móc, giun đũa và giun tóc) và bốn bệnh nhiệt đới khác bị bỏ quên khác (bệnh mù lòa đường sông, bệnh giun chỉ bạch huyết, bệnh sán máng và bệnh mắt hột) đôi khi được điều trị thông qua toàn bộ quần thể trong vùng. Vì các loại thuốc được sử dụng là an toàn và rẻ tiền hoặc được tặng, toàn bộ các nhóm có yếu tố nguy cơ được đề nghị điều trị dự phòng. Nhiều bệnh nhiệt đới bị bỏ quên thường được điều trị đồng thời bằng MDAs.
Câu hỏi thường gặp về giun đũa lợn
Người có thể nhiễm giun đũa từ lợn không?
Có thể. Giun đũa lợn (Ascaris suum) là một loại ký sinh trùng đường ruột của lợn cũng có thể lây nhiễm cho người.
Ascaris suum lây lan sang người như thế nào?
Giun đũa lợn trưởng thành sống trong ruột lợn và sinh ra trứng được truyền qua phân lợn. Những quả trứng này được thải vào đất hay bất cứ nơi nào lợn đại tiện. Trứng cần vài ngày đến vài tuần trong môi trường để có khả năng truyền nhiễm. Con người sẽ nhiễm giun đũa lợn khi:
- Không rửa tay kỹ sau khi làm sạch chuồng lợn hoặc xử lý phân lợn,
- Tiêu thụ trái cây hoặc rau được trồng trong vườn được bón bằng phân lợn hoặc trong đất nơi lợn đã đại tiện trước đó và không được nấu chín, rửa hoặc gọt vỏ cẩn thận.
Giun đũa lợn không được truyền sang người bằng cách ăn thịt lợn hoặc các sản phẩm từ thịt lợn vì trứng giun không được tìm thấy trong thịt.
Làm thế nào để biết lợn bị nhiễm giun đũa.
Nhiều con lợn bị nhiễm bệnh không biểu hiện bất kỳ triệu chứng nào. Lợn bị nhiễm giun mức độ nhiều có thể có các triệu chứng bao gồm:
- Khó thở
- Giảm cân
- Không khỏe mạnh
- Tăng cân chậm
- Có thể thấy giun trong phân
Bác sĩ thú y có thể lấy mẫu phân từ lợn và tìm kiếm bằng chứng về nhiễm giun đũa. Bác sĩ thú y cũng có thể kê toa thuốc tẩy giun cho lợn nếu chúng bị nhiễm bệnh.
Ai có nguy cơ bị nhiễm giun đũa lợn?
Những người nuôi lợn hoặc sử dụng phân lợn sống làm phân bón có thể có nguy cơ bị nhiễm giun đũa lợn.
Làm thế nào để ngăn ngừa nhiễm giun đũa lợn?
- Tránh tiếp xúc với đất có thể bị nhiễm phân lợn, kể cả đất ở nơi phân lợn đã được sử dụng để bón cho cây trồng.
- Rửa tay bằng xà phòng và nước sau khi xử lý, làm sạch chuồng lợn hoặc xử lý phân lợn và luôn luôn rửa tay trước khi ăn và chế biến thức ăn.
- Dạy trẻ tầm quan trọng của việc rửa tay để ngăn ngừa nhiễm trùng. Giám sát trẻ em xung quanh lợn, đảm bảo rằng chúng không đặt tay chưa rửa hoặc các vật có khả năng bị ô nhiễm khác vào miệng.
- Rửa sạch, gọt vỏ hoặc nấu tất cả các loại rau và trái cây sống trước khi ăn, đặc biệt là những loại được trồng trong đất đã được bón phân chuồng lợn.
- Tham khảo ý kiến bác sĩ thú y để biết các khuyến nghị về cách phòng ngừa và kiểm soát bệnh giun đũa ở lợn.
Leave a Comment