Mục lục
Hiểu về bệnh đái tháo đường
Đái tháo đường là bệnh ảnh hưởng tới khả năng xử lý glucose của cơ thể, đây cũng chính là một loại đường. Glucose rất quan trọng với sức khỏe cơ thể bạn. Nó chính là nguồn năng lượng cho não, cơ bắp, các tế bào và các mô. Nếu không có lượng glucose phù hợp thì cơ thể của bạn sẽ không thể hoạt động một cách bình thường.
Có hai loại bệnh đái tháo đường là đái tháo đường type 1 và type 2
Đái tháo đường type 1
Khoảng 5% những người mắc bệnh đái tháo đường là đái tháo đường type 1. Nếu bạn mắc bệnh đái tháo đường type 1 có nghĩa là cơ thể bạn không thể tạo ra insulin. Với các phương pháp điều trị thích hợp và lối sống lành mạnh thì bạn vẫn có thể sống bình thường và khỏe mạnh.
Bệnh đái tháo đường type 1 thường được chẩn đoán ở những người dưới 40 tuổi, đa số là trẻ em và thanh niên.
Đái tháo đường type 2
Bệnh đái tháo đường type 2 phổ biến hơn type 1. Khi bạn càng già thì nguy cơ mắc bệnh của bạn ngày càng tăng, nhất là sau 45 tuổi.
Nếu bạn mắc bệnh đái tháo đường type 2 thì cơ thể của bạn có khả năng kháng insulin. Có nghĩa là cơ thể của bạn sử dụng insulin không hiệu quả, theo thời gian thì cơ thể không thể sản xuất đủ lượng insulin để duy trì mức đường huyết ổn định. Có một số yếu tố góp phần gây bệnh đái tháo đường type 2, bao gồm:
- Di truyền học
- Thói quen sống không lành mạnh
- Thừa cân hoặc béo phì
- Tăng huyết áp
Đái tháo đường ảnh hưởng tới nam giới và nữ giới theo những cách khác nhau. Phụ nữ mắc đái tháo đường có nguy cơ cao mắc cái bệnh
- Bệnh tim
- Mù lòa
- Trầm cảm
Nếu bạn đã được chẩn đoán mắc bệnh đái tháo đường thì bạn nên thực hiện các biện pháp, kế hoạch để quản lý đường huyết và giảm các nguy cơ biến chứng. Bao gồm chế độ ăn uống cân bằng, tập thể dục thường xuyên và tuân theo chỉ dẫn của bác sĩ.
Xem thêm: Tìm hiểu về bệnh đái tháo đường type 2
Các triệu chứng của bệnh đái tháo đường như thế nào?
Các triệu chứng của đái tháo đường type 2 thường xuất hiện chậm hơn so với bệnh đái tháo đường type 1. Hãy chú ý các triệu chứng sau:
- Mệt mỏi
- Tăng cảm giác khát
- Tăng tiểu tiện
- Mờ mắt
- Giảm cân mà không có nguyên nhân rõ ràng
- Ngứa râm ran ở bàn tay hoặc bàn chân
- Vết thương lâu lành
Các triệu chứng của bệnh đái tháo đường có thể khác nhau ở mỗi người. Bạn có thể gặp một số hoặc tất cả các triệu chứng trên. Nếu bạn cảm thấy mình có bất kỳ triệu chứng nào trên đây hãy đi khám tại cơ sở y tế. Vì các triệu chứng này có thể là dấu hiệu của bệnh đái tháo đường hoặc các bệnh lý khác.
Bạn cũng có thể mắc đái tháo đường mà không hề có triệu chứng rõ ràng nào cả. Vì vậy hãy tuân thủ đi khám sức khỏe định kỳ, kiểm tra đường huyết thường xuyên nhé.
Cùng tìm hiểu thêm về các dấu hiệu của bệnh đái tháo đường ở đây nhé.
Nguyên nhân gây bệnh đái tháo đường
Đối với bệnh đái tháo đường, cơ thể của bạn không sản xuất đủ hoặc sử dụng insulin đúng cách. Insulin là một hormone giúp cơ thể chuyển hóa glucose thành năng lượng và tích trữ lượng đường dư thừa trong gan. Khi cơ thể không sản xuất hoặc sử dụng insulin hiệu quả thì glucose sẽ tích tụ trong máu của bạn. Theo thời gian thì lượng đường trong máu cao sẽ dẫn tới các biến chứng nghiêm trọng đối với sức khỏe.
Các yếu tố nguy cơ của bệnh đái tháo đường
Bạn có nguy cơ cao mắc bệnh đái tháo đường nếu bạn có các yếu tố sau:
- Trên 40 tuổi
- Thừa cân
- Chế độ ăn uống nghèo nàn
- Không tập thể dục
- Hút thuốc lá
- Tăng huyết áp
- Gia đình có người mắc bệnh đái tháo đường
- Có tiền sử đái tháo đường thai kỳ
- Thường xuyên nhiễm virus.
Chẩn đoán bệnh đái tháo đường
Để chẩn đoán xác định bệnh đái tháo đường bạn cần phải làm các xét nghiệm. Thường thì bác sĩ sẽ xét nghiệm glucose máu lúc đói để kiểm tra các dấu hiệu của bệnh đái tháo đường.
Trước khi làm xét nghiệm, bạn cần nhịn ăn trong vòng 8h. Bạn có thể uống nước nhưng nên tránh ăn trong thời gian này. Sau khi bạn đã nhịn ăn thì bạn sẽ được lấy máu để kiểm tra đường huyết lúc đói. Đây chính là nồng độ glucose máu của bạn khi không có thức ăn trong cơ thể. Nếu mức đường huyết của bạn cao hơn 7 mmol/l thì rất có thể bạn đã mắc bệnh đái tháo đường.
Bạn có thể được đề nghị làm một số nghiệm pháp đặc hiệu sau đó. Khi đó bạn sẽ được uống một đồ uống có đường trong vòng 2h. Bác sĩ sẽ đánh giá xem phản ứng của cơ thể bạn với đường như thế nào. Nếu sau 2h mà lượng đường trong máu của bạn là 11.1 mmol/l hoặc hơn thì có thể bạn sẽ được chẩn đoán mắc bệnh đái tháo đường.
Điều trị bệnh đái tháo đường
Để điều chỉnh lượng đường trong máu, bạn có thể phải dùng thuốc theo chỉ dẫn của bác sĩ. Ví dụ như thuốc uống, sử dụng insulin hoặc kết hợp cả hai.
Bạn cần duy trì một lối sống lành mạnh để kiểm soát bệnh đái tháo đường và giảm các nguy cơ biến chứng. Tập thể dục thường xuyên và có một chế độ ăn uống cân bằng. Hãy tham khảo các kế hoạch dinh dưỡng, công thức nấu ăn dành cho người mắc bệnh đái tháo đường.
Các loại trái cây tốt cho bệnh đái tháo đường
Có thể chữa khỏi đái tháo đường hay không?
Bệnh đái tháo đường không thể chữa khỏi hoàn toàn được, nhưng bạn có thể thực hiện các biện pháp để kiểm soát đường huyết và giảm nguy cơ xuất hiện các biến chứng. Ví dụ như kết hợp giữa một chế độ ăn uống cân bằng và tập thể dục 30 phú mỗi ngày sẽ cải thiện đường huyết của bạn, và hãy nhớ luôn tuân theo chỉ dẫn dùng thuốc của bác sĩ nhé.
Phòng bệnh đái tháo đường như thế nào?
Phụ nữ trên 40 tuổi có thể thực hiện các biện pháp sau để phòng ngừa bệnh đái tháo đường :
- Ăn sáng. Ăn sáng giúp bạn duy trì mức đường huyết ổn định
- Giảm lượng carbohydrates trong chế độ ăn. Có nghĩa là giảm các thực phẩm giàu tinh bột
- Ăn nhiều trái cây, rau quả có màu sắc như các loại quả mọng, rau có lá màu xanh đậm, rau màu cam… Sẽ giúp bạn có được hàng loạt các vitamin và các chất dinh dưỡng.
- Kết hợp nhiều thành phần, nhiều nhóm thực phẩm vào mỗi bữa ăn. Ví dụ thay vì chỉ ăn một quả táo thì bạn hãy dùng thêm 1 lát bơ đậu phộng hay phô mai giảm béo.
- Tránh các đồ uống có ga
Những lời khuyên trên không chỉ tốt với người bệnh đái tháo đường mà tốt cho tất cả mọi người. Vì thế mà bạn không cần phải có một chế độ ăn riêng. Hãy để bạn cùng gia đình có một chế độ ăn lành mạnh nhé. Không bao giờ là quá muộn để tập một thói quen lành mạnh hơn cả.