Là cha mẹ của một đứa trẻ 4 tuổi, bạn có thể nhận thấy con bạn hoàn toàn có cuộc sống trọn vẹn và tận dụng tối đa mọi cơ hội để học, chơi và phát triển. Đây là giai đoạn bé dễ dàng học hỏi mọi thứ, biết hành động chính chắn hơn và bận rộn phát triển các kỹ năng, sử dụng ngôn ngữ cũng như kiểm soát cảm xúc của mình. Hãy sẵn sàng, các kỹ năng và kiến thức của bé yêu của bạn sẽ tiếp tục phát triển nhảy vọt khi các bé sẵn sàng vào trường mẫu giáo.
Hiểu được các mốc phát triển quan trọng của độ tuổi này sẽ giúp bạn đảm bảo con bạn đi đúng hướng. Điều đó cũng có thể giúp bạn xem những kỹ năng nào con bạn có thể cần học và xác định bất kỳ dấu hiệu cảnh báo nào mà bạn cần đưa bé tới bác sĩ nhi khoa khám. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp thông tin về mốc phát triển và cách chăm sóc bé ở độ tuổi này.
Xem thêm: Nuôi dạy trẻ mẫu giáo từ 3 – 5 tuổi: Lời khuyên cho các bậc cha mẹ!
Mục lục
Phát triển thể chất của trẻ 3 tuổi
Chiều cao:
- Bé trai: 98,2– 105cm; trung bình: 103,3cm
- Bé gái: 97,8 – 103,2cm; trung bình: 102,7cm
Cân nặng:
- Bé trai: 14,2 – 17,1kg; trung bình: 16,3kg
- Bé gái: 13,7 – 16,9kg, trung bình: 15,9kg
Trong giai đoạn này, tốc độ tăng trưởng của trẻ 4 tuổi sẽ chậm lại so với lứa tuổi trước đó. Quá trình này sẽ kéo dài cho đến khi trẻ chính thức bước vào lứa tuổi thiếu thiếu niên. Bạn bắt đầu lo lắng khi thấy cả năm quần áo con mình mặc không có biểu hiện cộc hay chật chội. Bạn đừng quá lo lắng về vấn đề này. Thực ra, nếu để ý bạn sẽ nhận ra những chiếc quần đã bắt đầu ngắn đi. Tốc độ phát triển chiều cao và cân nặng của trẻ từ 4 tuổi chậm hơn so với trẻ dưới 3 tuổi, nhưng tính trong cả đời người thì đây vẫn nằm trong giai đoạn phát triển với tốc độ cao. Hàng năm trẻ tuổi tăng được khoảng 5cm, cân nặng mỗi năm tăng được 2kg. Nói chung con trai cao hơn và nặng hơn con gái, trẻ nhỏ ở thành phố cao hơn và nặng hơn trẻ nhỏ ở nông thôn.
Chúng ta cũng không thể đo được tốc độ phát triển của đôi chân. Có khi chúng phát triển rất nhanh, chúng ta sẽ phải thay một đôi giày khác nhưng cũng có khi một đôi giày chúng sẽ đi được trong khoảng thời gian dài. Nói chung, chân và tay của trẻ sẽ phát triển cân đối cùng với sự phát triển của chiều cao. Nếu bạn đánh dấu chiều cao của con mình lên cánh cửa và nhận thấy con mình cao chậm hơn 2cm trong 6 tháng thì hãy tìm đến những lời khuyên của các chuyên gia chăm sóc sức khỏe. Còn nếu bạn thấy quá lo lắng vì con mình hơi mũm mĩm thì hãy đo chỉ số BMI để kiểm tra xem con mình có bị béo phì hay không. Bạn cần lưu ý rằng chỉ số BMI tăng theo từng độ tuổi.
Phát triển vận động
Khi một đứa trẻ 4 tuổi phát triển về thể chất, bé không chỉ phát triển chiều cao mà còn tiếp tục kiểm soát tốt hơn các kỹ năng vận động thô và kỹ năng vận động tinh. Một đứa trẻ 4 tuổi vẫn đang học cách kiểm soát cơ thể của mình và có nhiều khả năng thử những điều mới khi bé thành công.
Những dấu mốc quan trọng
- Kỹ năng vận động thô: Trẻ 4 tuổi sẽ nhận thức được vị trí của chính mình trong không gian và ít có khả năng va chạm vào người khác khi di chuyển. Khả năng chạy của bé sẽ cải thiện đáng kể và thậm chí họ có thể rê bóng.
- Kỹ năng vận động tinh: Ở tuổi 4, con của bạn cần cải thiện khả năng phối hợp tay và mắt, điều này dẫn đến khả năng bé có thể xâu chuỗi hạt, giải câu đố hoàn chỉnh và tô màu bên trong các đường kẻ.
- Điểm nổi bật chính: Ở độ tuổi này, hầu hết trẻ em có thể tự mặc quần áo, đánh răng với sự giám sát của bố mẹ và có thể ngồi bô vững vàng.
Hãy nhắc nhở con bạn về các quy tắc an toàn như luôn nắm tay cha mẹ khi đi ra ngoài, tránh xa bếp nấu, những đồ vật sắc nhọn…
Trí não
Hầu hết các bé đã bắt đầu nắm bắt được những khái niệm trừu tượng. Nhờ đó, bé có thể đếm đến 10, hiểu được thời gian, nhận diện chữ cái, màu sắc và hình dạng. Bên cạnh đó, các bé đã có thể nắm vững công dụng của những thứ xung quanh, thậm chí cả những máy móc phức tạp (như máy giặt) và những khái niệm tương đối khó hiểu (mà “tiền” là một ví dụ). Bé ham học hỏi và muốn mở rộng kiến thức bằng cách nghe mẹ kể lại những câu chuyện diễn ra hằng ngày.
- Nói chuyện rõ ràng hơn
- Sử dụng nhiều câu nối với nhau, biết dùng từ “vì, bởi vì…”
- Bé sẽ bắt đầu hỏi nhiều câu hỏi như “Khi nào?”, “Bao nhiêu?”, “Tại sao?” và muốn biết công dụng các vật.
- Hiểu các khái niệm khó như chất lượng, số lượng, chất liệu.
- Gọi đúng tên màu sắc quen thuộc, sắp xếp các đối tượng theo hình dáng và màu sắc.
- Ghi nhớ tình tiết của các câu chuyện
- Biết đếm và biết mặt số
- Hiểu khái niệm ngày, đêm, phân biệt các hoạt động khác nhau ở ngày và đêm.
- Hiểu khái niệm đối lập như đầy/vơi, giống/khác… So sánh hơn, kém, cao hơn/thấp hơn…
Vận động
- Chạy, nhảy linh hoạt
- Học cách đá một quả bóng
- Bước lên và xuống cầu thang lần lượt từng chân một trong khi vịn vào vật hỗ trợ
- Biết sử dụng bàn đạp của xe 3 bánh
- Ném đồ vật lên cao
- Có thể đứng trên một chân từ 10 giây trở lên, nhảy lò cò, lăn lộn, nhảy xa
- Có thể lắp ráp hình khối cao 6 tầng
- Tự mặc và cởi đồ
- Bé sẽ chủ động xoè tay ra để nắm lấy đồ chơi; bé có thể nắm lấy đồ chơi trong -khoảng 1 phút.
- Bắt đầu cầm bút chì màu giống như người lớn
- Có thể tự đi vệ sinh
Mẹo nuôi dạy con
- Dùng các từ như ‘ trước tiên,” ”thứ hai,” ”cuối cùng” khi nói về các hoạt động hàng ngày. Điều này sẽ giúp bé của bạn học về trình tự của sự việc.
- Dành thời gian để trả lời câu hỏi “tại sao” của bé. Nếu bạn không biết câu trả lời hãy nói vớii bé “Mẹ không biết,” và giúp bé đi tìm câu trả lời trong một cuốn sách, trên internet hay hỏi người khác.
- Khi bạn đọc cho bé nghe, hỏi bé xem câu chuyện diễn ra như thế nào.
- Nói cho bé biết màu sắc trong sách, các bức tranh, đồ vật quanh nhà. Đếm các vật thông dụng như bao nhiêu quả cam, bao nhiêu cái cốc…
- Cho bé nghe những bản nhạc yêu thích và khiêu vũ cùng bé.
- Khi trẻ 4 tuổi, cha mẹ hãy coi bé như một “người lớn”, để bé tự làm việc, học hỏi như một người lớn. Cha mẹ hãy ở bên để kịp thời hướng dẫn đúng cho bé chứ không nên bắt ép bé.
Sự phát triển cảm xúc của bé 4 tuổi
Đến 4 tuổi, trẻ thể hiện khát vọng độc lập lớn và muốn tự mình làm càng nhiều càng tốt. Bé có thể nhận thức rõ hơn về cảm xúc của người khác. Các mốc phát triển cảm xúc là:
- Bé có bạn thân và rất chú ý trong các hành động để hòa đồng với các bạn
- Bé ý thức cái tôi rõ nét hơn, bé đã có thể phân biệt quan hệ của bé với mọi người trong gia đình, phân biệt giới tính bạn nam, bạn nữ, biết so sánh mình với người khác. Vì vậy, bố mẹ không nên khe chê bé hay ai trước mặt bé, sẽ làm bé tự ti hoặc kiêu ngạo về bản thân, học tính chê bai người khác…
- Trải nghiệm một loạt các cảm xúc, chẳng hạn như ghen tị, phấn khích, tức giận và sợ hãi.
- Tỏ rõ bé thích ai hơn từ bạn bè trong trường đến người thân trong gia đình.
- Bé rất thích bắt chước người lớn, thích chơi trò gia đình, đóng giả thành những người thân xung quanh như bố mẹ, ông bà, bác sĩ, cô giáo…
- Thích làm người chỉ đạo trong các cuộc chơi, có tính hiếu thắng
- Bé thích được đối xử như một người lớn. Bé thường làm ra các hành động ngộ nghĩnh và nếu bố mẹ biểu hiện thích thú với lời nói hay hành động đó, bé sẽ rất thích thú và lặp đi lặp lại.
- Muốn được tự làm các việc cá nhân như tự ăn, tự rửa tay, mặc quần áo, tự ngồi bô… Vì vậy, bé hãy cứ ở bên hướng dẫn chứ không nên bắt ép, hãy để bé tự làm việc, học hỏi nhé.
Mẹo nuôi dạy con
Sự phát triển tâm lý và hoàn thiện nhân cách là một quãng đường dài trẻ sẽ trải qua trong suốt quá trình phát triển của mình. Vào giai đoạn 4 tuổi trẻ đã có sự hình thành tâm lý rõ ràng, có những bước phát triển vượt bậc so với lúc 2 -3 tuổi. Giai đoạn trẻ 3 tuổi có sự hình thành tâm lý, cá tính riêng của từng bé, sang tới 4 tuổi cá tính đó đã trở nên khá ổn định dần trở thành cá tính riêng của một con người hoàn thiện
- Tránh đe dọa để lại con bạn phía sau nếu chúng không nhanh lên và tránh nói rằng bạn sẽ đánh đòn chúng nếu chúng trái ý bạn. Ngay cả khi bạn nói đùa, con bạn có thể không hiểu rằng bạn đang đùa.
- Khi 4 tuổi bé muốn tự tay chăm sóc bản thân như tự xúc ăn, tự rửa tay, mặc quần áo, tự ngồi bô… Khi trẻ 4 tuổi, bạn hãy coi bé như một “người lớn”, để bé tự làm việc, học hỏi như một người lớn.
Tương tác xã hội
Những cơn giận dữ ngày càng ít đi vì con bạn đã học được các cơ chế đối phó, nhưng một sự kiện lớn trong cuộc đời, chẳng hạn như di chuyển nhà, ly hôn hoặc mẹ đẻ em bé chắc chắn có thể ảnh hưởng đến tâm trạng và hành vi của bé.
Mặc dù những người lớn đáng tin cậy như cha mẹ và ông bà vẫn là những người tương tác chính đối với bé, ý kiến của bạn bè và đồng nghiệp bắt đầu trở nên quan trọng hơn.
Bé 4 tuổi ăn nói trôi chảy và phát âm cũng như sử dụng ngữ pháp chính xác hơn. Bên cạnh đó, bé cũng gặp nhiều khó khăn với các phụ âm như l, s, r, v, d. Bé đã biết sử dụng những câu nói dài và phức tạp để kể những câu chuyện thú vị xảy ra trong ngày. Trẻ 4 tuổi của bạn có vốn từ khoảng 2.500-3.000 từ mà chúng hiểu được. Tuy nhiên, đến tuổi thứ 5, vốn từ có thể lên tới 5.000 từ.
Những dấu mốc quan trọng
- Nhớ được phần lớn nội dung câu chuyện
- Sử dụng các câu nói hoàn chỉnh nhiều hơn 5 từ
- Dùng ngữ pháp giống các thành viên trong gia đình
- Đọc thuộc lòng tên và địa chỉ nhà
- Đánh vần được các từ
- Nói được từ khoảng 250 đến 500 từ
- Nhắc lại các từ hoặc cụm từ được nghe thấy nhiều lần
- Sử dụng đại từ nhân xưng (con, mẹ…)
- Biết sử dụng từ ở số nhiều (các em nhỏ, nhiều đồ chơi…)
- Thiết lập tình bạn thực sự, và thậm chí có thể có một “người bạn tốt nhất”.
- Dễ dàng chia sẻ đồ chơi với các bạn hơn
- Vẫn trông chờ một người lớn đáng tin cậy để được giúp đỡ khi cần thiết.
Mẹo nuôi dạy con
- Trong độ tuổi này, trẻ có tính hiếu thắng. Trong các trò chơi với mẹ, đôi khi bạn có thể để con bạn bẻ cong các quy tắc. Đừng lo lắng, bé có thể sẽ thay đổi các quy tắc để có lợi cho bé nhưng cho phép bé làm như vậy có thể tốt cho trí tưởng tượng.
- Chúng ta nên hiểu rằng, trong giai đoạn này, nếu hỗ trợ bé vấn đề gì thì chỉ là sự hướng dẫn để bé luyện tập và làm theo, không nên làm thay cho bé. Cũng trong độ tuổi này, bé đang rất hiếu động, một số trò chơi vận động như leo trèo, đá bóng rất được các bé yêu thích. Tuy nhiên, một số bé vẫn còn e dè khi tham gia chơi cùng các bạn, bạn nên lưu ý để động viên bé kịp thời.
- Thông qua các trò chơi trẻ 4 tuổi dần hình thành các kỹ năng xã hội và xuất hiện các kỹ năng mới. Bé có thể thích làm người chỉ đạo trong các cuộc chơi. Hãy để bé làm mọi thứ bé thích, để bé cảm thấy mình có thể kiểm soát cuộc chơi.
Hoạt động vui chơi
Trẻ 4 tuổi của bạn có khả năng giải quyết vấn đề tốt hơn và có cách xử lý tốt về cách kết hợp một giải pháp sẽ làm hài lòng tất cả mọi người (hoặc ít nhất là cố gắng).
- Bé có thể rất thích hát, thích nghe kể chuyện, thích chơi với các bạn cùng trang lứa. Giai đoạn này đã bắt đầu hình thành sự khác biệt trong tính cách giữa bé trai và bé gái. Bé trai thường tỏ ra hiếu động , nghịch ngợm trong khi bé gái có vẻ trầm tính hơn, thích các trò chơi nhẹ nhàng như chơi búp bê, bán đồ hàng…
- Hầu hết trẻ 4 tuổi thích sử dụng trí tưởng tượng của mình. Các bé thậm chí có thể phát triển những người bạn tưởng tượng. Bé có thể thích chơi nhà hoặc chơi cùng các bạn của bé.
- Trẻ ở giai đoạn này có đặc điểm nổi bật là hoạt bát, hiếu động, chính là do sự phát triển của cơ thể quyết định. Phát triển thể chất cho trẻ 4 tuổi các bậc cha mẹ nên tạo điều kiện cho con có nhiều dịp tốt để rèn luyện đôi tay và ngón tay, cho trẻ tập luyện nhiều thì tay mới dẻo, khéo, tâm trí mới linh lợi, ví như các hoạt động về nặn đất, gấp giấy. Đối với trẻ lúc này, chơi cũng chính là học.
Mẹo nuôi dạy con
- Chơi các trò chơi giả vờ cùng với bé. Hãy để bé đóng vai chính và bắt chước những gì bé làm. Gợi ý bé đóng kịch những tình huống chuẩn bị diễn ra có thể khiến bé không thoải mái, ví dụ đi nhà trẻ hoặc ngủ tối ở nhà ông bà.
- Cho bé những lựa chọn đơn giản bất kỳ lúc nào để bé chọn, ví dụ như bé sẽ mặc gì, chơi gì, ăn gì. Giới hạn từ 2 hoặc 3 lựa chọn.
- Khi bé chơi cùng các bạn, hãy để bé tự giải quyết vấn đề với các bạn, hãy ở gần bé và chỉ trợ giúp nếu cần.
- Khuyến khích bé nói, chia sẻ đồ chơi và phân lượt chơi cùng bạn khác.
- Đưa cho bé đồ chơi kích thích trí tưởng tượng như quần áo cho búp bê, bộ dụng cụ bếp, bộ ghép hình.
- Cho bé các trò chơi ngoài trời như đuổi bắt.
Các mốc quan trọng khác
Đến 4 tuổi, hầu hết trẻ em bắt đầu nhận ra sự khác biệt về giới tính. Con bạn có thể có câu hỏi về việc em bé đến từ đâu hoặc tại sao bé trai và bé gái khác nhau. Điều quan trọng là cung cấp thông tin cơ bản, thực tế. Sử dụng thuật ngữ chính xác về các bộ phận cơ thể của con bạn.
Tránh la mắng hoặc trừng phạt con bạn vì bé chạm vào bộ phận sinh dục của mình. Bạn có thể muốn bắt đầu nói về những gì được xã hội chấp nhận và những gì không. Ví dụ, giải thích rằng không có người nào khác, ngoài bác sĩ hoặc cha mẹ, có thể chạm vào các bộ phận riêng tư của trẻ. Nếu bất cứ ai có ý định chạm vào nơi nhạy cảm, điều cần làm là nhanh chóng rời xa và hô cho mọi người biết. Hãy dạy trẻ cách tự bảo vệ bản thân cũng như luôn ở trong phạm vi mà người lớn có thể để mắt tới.
Khoảng 5% trẻ em ở độ tuổi này gặp khó khăn trong việc sử dụng dao dĩa, buộc dây giày và bắt bóng. Đối với một số, đây chỉ đơn thuần là vấn đề thời gian, còn đối với số khác, đây lại là ảnh hưởng của điều kiện phát triển, khoa học gọi là chứng khó phối hợp động tác. Điều này xảy ra do não không có khả năng sắp xếp các trình tự công việc. Biểu hiện thường thấy là trẻ hay đung đưa chân, vụng về và không chịu ngồi yên một chỗ. Những nhóm trẻ này cũng rất hay gặp khó khăn về vấn đề ngôn ngữ. Hai cách tốt nhất để giúp nhóm trẻ này là động viên để trẻ cố gắng thực hiện mục tiêu và tạo điều kiện để trẻ tập trung chú ý vào việc mình đang làm. Hầu hết trẻ mắc chứng khó phối hợp động tác đều không cần tìm đến bác sĩ nhưng đối với một số trường hợp đặc biệt, gặp khó khăn trong học tập thì chúng ta nên tìm lời khuyên từ chuyên gia và cho trẻ tập các bài tập trị liệu.
Khi nào cần đưa bé đi tới bác sĩ Nhi khoa:
Mặc dù tất cả trẻ em phát triển với tốc độ hơi khác nhau, điều quan trọng là phải chú ý đến khi con bạn không đạt được các mốc phát triển nhất định. Trung Tâm Kiểm Soát và Phòng Ngừa Bệnh Tật khuyên bạn nên đưa bé đi khám nếu bạn thấy bất kỳ những dấu hiệu nào sau đây ở con bạn:
- Không thể nhảy.
- Thờ ơ với trò chơi bắt chước hoặc trò chơi giả vờ.
- Thờ ơ với những trẻ khác, không tương tác với những người không phải thành viên trong gia đình.
- Chống đối việc mặc quần áo, ngủ và đi vệ sinh..
- Không hiểu nghĩa của tư ”giống nhau” và ”khác nhau”.
- Không thực hiện được chỉ dẫn 3 hành động.
- Không kể lại được một câu chuyện yêu thích.
- Nói ngọng.
Giấc ngủ ở trẻ 4 tuổi
Phát triển thể chất cho trẻ 4 tuổi cần chú trọng đến giấc ngủ của con.Do sự phát triển của hệ thần kinh, trẻ 4 tuổi bình quân mỗi ngày cần ngủ khoảng 11 – 12 tiếng. Để đảm bảo giấc ngủ tốt cha mẹ cần chú ý: Tập cho trẻ ngủ đúng giờ bạn nên tập cho trẻ đi ngủ khoảng 20 giờ 30 hoặc 21 giờ là vừa. Trước khi đi ngủ không để trẻ đùa nghịch quá mức, bố mẹ nên cho trẻ sinh hoạt nhẹ nhàng như kể chuyện, nói chuyện vui. Không nên cho trẻ ngủ dậy muộn. Buổi sáng đến giờ dậy, nếu trẻ tỉnh giấc phải tập cho trẻ dậy ngay để tránh cho trẻ lại nằm ngủ lại. Trẻ độ tuổi này, buổi tối ngủ 10 tiếng đồng hồ, buổi trưa ngủ từ 1-2 tiếng là đủ.
Dinh dưỡng cho trẻ 4 tuổi
Chế độ ăn uống ở trẻ 4 tuổi cần linh hoạt vì thái độ ăn uống của con hoàn toàn khác so với giai đoạn từ 0 tháng – 3 tuổi. Trẻ 4 tuổi đã bắt đầu có chính kiến riêng về khẩu vị ăn uống, một số thực phẩm trẻ có thể thích trong 1 tuần đầu, nhưng sang tuần mới trẻ sẽ không ăn chúng nữa. Hành động ép trẻ ăn uống theo sở thích của bố mẹ chỉ khiến con cảm thấy chán ăn, tủi thân vì nghĩ cha mẹ không hiểu, không thương mình.
Vì vậy, thực đơn cho bé 4 tuổi cần đa dạng, bên cạnh thiết kế món ăn đạt chuẩn dinh dưỡng, bạn cần chiều theo một số sở thích lành mạnh ở trẻ như làm món ăn con thích chẳng hạn. Và điều quan trọng là bạn cần phải cân bằng việc khuyến khích trẻ ăn những thực phẩm giàu dinh dưỡng và vẫn cho phép trẻ tự chọn món ăn mình yêu thích trong ngày.
Bạn cũng lưu ý, việc cho trẻ ăn trong 1 ngày không quan trọng bằng dinh dưỡng trẻ hấp thu trong 1 tuần. Vì vậy, có thể hôm nay trẻ không ăn nhiều nhưng ngày mai trẻ sẽ ăn nhiều, và điều đó hoàn toàn bình thường. Trẻ 4 tuổi đã có những xúc cảm riêng và rất đặc biệt, cha mẹ tôn trọng sự lựa chọn của trẻ, đồng thời cần giải thích con hiểu nên lựa chọn điều gì là tốt nhất.
Cho trẻ ăn uống là việc bình thường, song lại làm đau đầu nhiều bậc cha mẹ: ví như trẻ không thích cầm đũa, bữa ăn kéo dài, kén ăn hoặc chỉ ăn món đơn giản nhất. Các nhà nghiên cứu cho rằng: Tập cầm đũa ăn sớm có lợi cho trẻ. Vì động tác dùng đũa gắp thức ăn sẽ làm cho hơn 30 khớp từ ngón tay cổ tay, khuỷu tay, bả vai cử động và hơn 50 cơ tay vận động, đồng thời não cũng tham gia chỉ huy và khống chế. Vì vậy, cho trẻ cầm đũa ăn sớm làm cho tay trẻ khéo léo hơn và não cũng phải rèn tập.
Khi thiết kế thực đơn cho trẻ/ngày, bạn cần lưu ý:
- Cần đảm bảo bữa ăn của con đầy đủ dinh dưỡng: đạm, sắt, kẽm, selen, iot, folate, vitamin A, choline, DHA, ARA.
- 3 bữa ăn chính/ngày (cơm và các loại thực phẩm thịt, cá, trứng, rau)
- 1 bữa phụ bao gồm: sữa chua, trái cây, váng sữa, bánh flan, chè
- Uống 700 – 800ml sữa/ngày (sữa tươi, công thức)
- Khi nấu thức ăn, bạn nên thêm vào 1 – 2 thìa dầu gấc hoặc dầu oliu, dầu mè cho bé để tăng hấp thu các vitamin.
Trẻ em không thích ăn nhiều rau, lười ăn hoa quả nên nhiều bé có thể mắc táo bón, ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ. Bạn có thể bổ sung 1 phần rau quả sau đây:
- ½ đĩa rau củ chín hoặc 1 đĩa nhỏ hoa quả tươi hoặc 1 bát súp rau củ
- 1 quả họ táo, lê, cam hoặc 2 quả họ mơ, quýt, kiwi…
Bạn nên cho trẻ ăn uống, sinh hoạt điều độ, không nên chiều theo ý thích của trẻ. Việc ăn nhiều đồ ngọt không tốt với sức khỏe của trẻ, gây ra các bệnh như béo phì, sâu răng… Nhiều bé lười uống nước, vì vậy mẹ cần tạo thói quen uống nước cho bé. Đây là một loại đồ uống duy nhất có lợi cho cơ thể mà không có một tác dụng phụ nào. Cơ thể dung nạp đầy đủ nước sẽ rất có lợi cho hệ trao đổi chất và các hoạt động cần thiết trong cơ thể, đặc biệt phòng tránh hữu hiệu táo bón.
Những điều cần nhớ khi trẻ 4 tuổi
- Trẻ ở giai đoạn này có đặc điểm nổi bật là hoạt bát, hiếu động, chính là do sự phát triển của cơ thể quyết định. Phát triển thể chất cho trẻ 4 tuổi các bậc cha mẹ nên tạo điều kiện cho con có nhiều dịp tốt để rèn luyện đôi tay và ngón tay, cho trẻ tập luyện nhiều thì tay mới dẻo, khéo, tâm trí mới linh lợi. Đối với trẻ lúc này, chơi cũng chính là học.
- Trong độ tuổi này, bé đang rất hiếu động, một số trò chơi vận động như leo trèo, đá bóng rất được các bé yêu thích. Tuy nhiên, một số bé vẫn còn e dè khi tham gia chơi cùng các bạn, bạn nên lưu ý để động viên bé kịp thời.
- Khi bạn nói bé lớn rồi đã biết tự đánh răng hoặc tự mặc quần áo, bé sẽ dễ dàng tự động đi làm việc hơn. Trẻ 4 tuổi thích nói chuyện, hay cười hay nói, và yêu cầu người khác lắng nghe mình nói. Bé thường làm ra các hành động ngộ nghĩnh, gây cười để cha mẹ cười. Nếu thấy người lớn có biểu hiện trước cách nói của bé, bé thường lặp lại các hành động đó và tỏ ra khoái chí khi gây cười cho người lớn
- Khi 4 tuổi bé muốn tự tay chăm sóc bản thân như tự xúc ăn, tự rửa tay, mặc quần áo, tự ngồi bô…Khi trẻ 4 tuổi, bạn hãy coi bé như một “người lớn”, để bé tự làm việc, học hỏi như một người lớn. Cha mẹ hãy ở bên để kịp thời hướng dẫn đúng cho bé chứ không nên bắt ép bé.
Xem thêm: Trẻ 5 tuổi: Các mốc phát triển thể chất, tinh thần và cách chăm sóc bé