Chưa được phân loại

Bị ngứa da: Nguyên nhân, chẩn đoán và cách trị ngứa da tại nhà

Chắc chắn ai cũng đã từng trải qua cảm giác ngứa da. Đó là một cảm giác khó chịu và không thể kiểm soát được.

Lúc này bạn chỉ muốn gãi…gãi…và gãi không ngừng để giảm ngứa.

Ngứa không đơn thuần chỉ là biểu hiện của một tình trạng da mà nó còn là lời cảnh báo về một tình trang sức khỏe tiềm tàng nào đó.

Bạn đã biết gì về ngứa da? Những nguyên nhân nào gây ra ngứa? Và khi nào cần đi khám vì ngứa da?

Hãy cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây.

Nguyên nhân gây ngứa da

bị ngứa da

Có nhiều lý do da khiến bạn có thể bị ngứa. Dưới đây là danh sách 30 nguyên nhân có thể gây ra:

Da khô

Các biểu hiện thường gặp của da khô như:

  • Da có vảy, ngứa, nứt da.
  • Phổ biến nhất ở chân, tay và bụng
  • Thường có thể được giải quyết bằng việc thay đổi lối sống

Dị ứng thực phẩm

Đây được coi là một tình trạng cấp cứu trong y tế và cần được chăm sóc khẩn cấp.

Tình trạng này xảy ra khi hệ thống miễn dịch của bạn phản ứng một cách thái quá với các chất phổ biến có trong thực phẩm hoặc đồ uống

Các triệu chứng từ nhẹ đến nặng, bao gồm hắt hơi, ngứa mắt, sưng phù, phát ban, nổi mề đay, đau bụng, buồn nôn, nôn và khó thở.

Tùy thuộc vào phản ứng của hệ thống miễn dịch, các triệu chứng có thể xảy ra vài phút đến vài giờ sau khi bạn tiêu thụ một loại thực phẩm gây ra phản ứng dị ứng

Thực phẩm gây dị ứng phổ biến bao gồm: sữa bò, trứng, đậu phộng, cá, động vật có vỏ, hạt cây, lúa mì và đậu nành.

Bệnh lupus ban đỏ hệ thống

Đây là một bệnh tự miễn biểu hiện bằng một loạt các triệu chứng ảnh hưởng đến nhiều hệ thống cơ thể và cơ quan khác nhau

Bao gồm một loạt các triệu chứng da và niêm mạc, từ phát ban đến loét

Phát ban hình cánh bướm ở mặt

Phát ban có thể xuất hiện hoặc trở nên tồi tệ hơn khi phơi nắng.

Nhiễm nấm Candida

Thường xảy ra ở nếp gấp da (nách, mông, dưới vú, giữa ngón tay và ngón chân)

Bắt đầu với các triệu chứng ngứa, châm chích và nổi mẩn đỏ, tổn thương ẩm ướt và khô ở rìa.

Tiến triển dẫn tới da nứt nẻ và đau, xuất hiện mụn nước, mụn mủ và nhiễm khuẩn.

Tắc nghẽn đường mật (ống mật)

Đây được coi là một tình trạng cấp cứu trong y tế và cần được chăm sóc khẩn cấp.

Nguyên nhân phổ biến nhất là do sỏi mật, nhưng cũng có thể là do chấn thương gan hoặc túi mật, viêm, khối u, nhiễm trùng, u nang, hoặc tổn thương gan

Các biểu hiện là: vàng da, vàng mắt, da cực kì ngứa mà không kèm theo nổi mẩn, phân màu vàng sáng, nước tiểu rất sẫm màu.

Đau ở phía trên bên phải của bụng, buồn nôn, nôn và sốt

Tắc nghẽn có thể gây nhiễm trùng nghiêm trọng cần được chăm sóc y tế khẩn cấp.

Xơ gan

Các triệu chứng bao gồm: Tiêu chảy, giảm cảm giác thèm ăn và giảm cân, bụng chướng

Dễ bị bầm tím và chảy máu

Sao mạch: là các mạch máu nhỏ bị giãn, các nhánh nhỏ lan tỏa ra xung quanh giống hình nhện, có thể nhìn thấy dưới da.

Vàng da, vàng mắt và ngứa da

Dị ứng Ragweed

Ngứa, chảy nước mắt

Ngứa hoặc đau họng

Chảy nước mũi, nghẹt mũi và hắt hơi

Tăng áp lực xoang.

Hăm tã

Phát ban ở những khu vực tiếp xúc với tã

Da trông đỏ, ẩm ướt và bị tấy lên

Ấm áp khi chạm vào.

Dị ứng

Đây được coi là một tình trạng cấp cứu trong y tế và cần được chăm sóc khẩn cấp.

Phát ban xảy ra khi hệ thống miễn dịch của bạn phản ứng với các chất gây dị ứng trên da

Ngứa, nổi lên xuất hiện vài phút sau khi tiếp xúc với da với chất gây dị ứng

Ban đỏ, ngứa, có vảy xuất hiện vài giờ đến vài ngày sau khi da tiếp xúc với chất gây dị ứng

Phản ứng dị ứng nghiêm trọng và đột ngột có thể gây sưng phù thanh môn và khó thở, cần được chăm sóc khẩn cấp.

Bệnh bàn chân lực sĩ (athlete’s foot)

Ngứa, châm chích và nóng bỏng ở khe giữa các ngón chân hoặc ở lòng bàn chân

Mụn nước ngứa ở bàn chân.

Móng chân bị đổi màu, dày và dễ vụn

Da bàn chân thô ráp.

Viêm da tiếp xúc

Xuất hiện hàng giờ đến vài ngày sau khi tiếp xúc với chất gây dị ứng

Phát ban có đường viền rõ ràng và xuất hiện nơi da bạn chạm vào chất kích thích

Da bị ngứa, đỏ, đóng vảy hoặc thô ráp

Các mụn nước ứ nước, rỉ nước hoặc trở nên cứng.

Bọ chét cắn

Thường tập trung ở bàn chân và cẳng chân

Nốt ngứa sưng đỏ, bao quanh bởi một quầng đỏ

Các triệu chứng bắt đầu ngay sau khi bị cắn.

Mày đay

Ngứa, nổi lên xảy ra sau khi tiếp xúc với chất gây dị ứng

Đỏ, ấm và đau nhẹ khi chạm vào

Hình dạng các nốt có thể là tròn, nhỏ, hình nhẫn, lan rộng hay hình dạng bất kì.

Bệnh chàm dị ứng

Hình dạng có thể trông giống như một vết bỏng.

Thường thấy ở bàn tay và cẳng tay

Da bị ngứa, đỏ, đóng vảy hoặc thô ráp

Các mụn nước ứ nước, rỉ nước hoặc trở nên cứng.

Phát ban

Đây được coi là một tình trạng cấp cứu trong y tế và cần được chăm sóc khẩn cấp.

Được xác định là một sự thay đổi đáng chú ý trong màu sắc hoặc kết cấu của da

Có thể do nhiều nguyên nhân, bao gồm vết côn trùng cắn, phản ứng dị ứng, tác dụng phụ của thuốc, nhiễm nấm da, nhiễm trùng da do vi khuẩn, bệnh truyền nhiễm hoặc bệnh tự miễn

Nhiều triệu chứng phát ban có thể được kiểm soát tại nhà, nhưng phát ban nghiêm trọng, đặc biệt là các triệu chứng kết hợp với các triệu chứng khác như sốt, đau, chóng mặt, nôn hoặc khó thở, có thể cần điều trị y tế khẩn cấp.

Chấy cơ (Body lice)

Khác với chấy hay rận, chấy cơ là những con côn trùng nhỏ, ký sinh trùng được tìm thấy chủ yếu trên quần áo của người bị nhiễm bệnh, và thỉnh thoảng trên cơ thể hoặc bộ đồ giường của họ.

Phát ban do phản ứng dị ứng với vết cắn của chấy cơ trên da

Đỏ, nổi mụn trên da

Da thường dày hoặc sẫm màu ở những vùng bị kích thích.

Chốc lở

Thường gặp ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ

Chốc lở là nhiễm trùng rất dễ lây, gây đau và làm xuất hiện những vết loét trên da. Những vết loét đỏ có thể xảy ra ở bất cứ nơi nào trên cơ thể. Trong một số trường hợp chúng thường đặc biệt xuất hiện xung quanh mũi, miệng, trên bàn tay và bàn chân. Một khi vỡ, chất lỏng sẽ chảy ra và sau đó hình thành một lớp vỏ màu vàng nâu.

Chấy

Nếu mắc chấy, bạn có thể thấy những con chấy có kích thước bằng hạt vừng và trứng chấy trên tóc. Ngứa da đầu cực độ do phản ứng dị ứng với vết cắn của chấy.

Cảm giác có con gì bò trên tóc

Gãi nhiều làm da đầu bị đau.

Vết cắn và đốt (chích)

Đây được coi là một tình trạng cấp cứu trong y tế và cần được chăm sóc khẩn cấp.

Đỏ hoặc sưng tại chỗ cắn hoặc đốt

Ngứa và đau nhức tại chỗ cắn

Đau ở vùng bị ảnh hưởng hoặc trong cơ bắp

Sưng nóng ở vết cắn hoặc đốt.

Nấm da đùi

Đỏ, ngứa dai dẳng và nóng rát ở vùng háng

Vẩy, bong tróc hoặc nứt da ở vùng háng

Phát ban ở vùng háng làm hạn chế hoạt động.

Hắc lào

Hắc lào hay nấm da toàn thân là bệnh nhiễm nấm trên da. Ban trong bệnh hắc lào có hình tròn như chiếc nhẫn, đường viền nổi lên, da ở trong có xu hướng lành hơn da vùng bên ngoài, hơi đỏ, ngứa. Ban có thể xuất hiện ở bất kỳ vị trí nào trên cơ thể.

Bệnh chàm (Eczema)

Các mảng vảy màu vàng hoặc trắng bong ra

Các khu vực bị ảnh hưởng có thể có màu đỏ, ngứa, dính hoặc nhờn

Rụng tóc có thể xảy ra trong khu vực bị phát ban.

Dị ứng nhựa latex

Đây được coi là một tình trạng cấp cứu trong y tế và cần được chăm sóc khẩn cấp.

Phát ban có thể xảy ra trong vòng vài phút đến vài giờ sau khi tiếp xúc với sản phẩm latex

Phát ban đỏ, nứt và phồng rộp ở vị trí tiếp xúc với latex.

Triệu chứng khác nghiêm trọng hơn có thể gồm phát ban, khó thở, khó nuốt, thậm chí sốc phản vệ (phản ứng dị ứng nặng có thể đe dọa đến tính mạng).

Bệnh ghẻ

Thời kì ủ bệnh kéo dài từ 4 đến 6 tuần.

Ngứa rất nhiều, ngứa nhiều hơn về đêm,ngoài trừ đầu, mặt. tổn thương gồm nhiều sẩn, mụn nước nằm rải rác, đặc biệt ở vùng da non.

Nhiều người trong gia đình cùng bị ngứa

Rãnh ghẻ: rãnh màu xám hoặc giống màu da, dài 0,5-1cm, thẳng hay ngoằn ngoèo, có mụn nước, sẩn ở 2 đầu, giữa các ngón hay mặt trước ngón

Dấu trầy xước do cào gãi, vết chàm hóa.

Bệnh sởi

Các triệu chứng bao gồm sốt, đau họng, đỏ, chảy nước mắt, chán ăn, ho và sổ mũi

Phát ban đỏ lan từ mặt xuống cơ thể ba đến năm ngày sau khi các triệu chứng đầu tiên xuất hiện

Những đốm nhỏ màu đỏ với trung tâm màu trắng xanh xuất hiện bên trong miệng

Bệnh vẩy nến

Vảy nến có màu trắng bạc xuất hiện trên nền da màu đỏ. Đôi khi các phần da này sẽ bị bứt ra và chảy máu.

Thường nằm ở da đầu, khuỷu tay, đầu gối và lưng dưới

Có thể bị ngứa hoặc không có triệu chứng.

Da vẽ nổi (Dermatographia)

Phát ban xuất hiện ngay sau khi chà xát hoặc gãi nhẹ trên da

Các vùng da bị cọ xát hoặc trầy xước chuyển sang màu đỏ, nổi lên, và có thể hơi ngứa

Phát ban thường biến mất trong vòng 30 phút.

Thủy đậu

Các nốt mụn nước đỏ, trong có chúa nhiều dịch, ở nhiều giai đoạn khác nhau xuất hiện khắp cơ thể.

Phát ban đi kèm với sốt, đau nhức cơ thể, đau họng và chán ăn

Có khả năng lây truyền cho đến khi tất cả các mụn nước đã vỡ.

Giun kim

Loại nhiễm giun đường ruột phổ biến nhất ở Việt Nam.

Rất dễ lây

Các triệu chứng bao gồm ngứa dữ dội và kích thích ở vùng hậu môn, ngủ không yên và khó chịu do ngứa hậu môn, có giun kim trong phân

Có thể được chân đoán bằng cách soi phân dưới kính hiển vi.

Cây thường xuân độc

Đây được coi là một tình trạng cấp cứu trong y tế và cần được chăm sóc khẩn cấp.

Nguyên nhân là do da tiếp xúc với urushiol, một loại dầu được tìm thấy trên lá, rễ và thân của cây thường xuân độc

Phát ban xuất hiện khoảng 4 đến 48 giờ sau khi tiếp xúc với cây và có thể kéo dài đến một tháng sau khi tiếp xúc

Ngứa dữ dội, đỏ và sưng, xuất hiện mụn nước chứa đầy chất lỏng

Tổn thương hình vệt như các vết cọ vào da.

Cây sồi độc

Đây được coi là một tình trạng cấp cứu trong y tế và cần được chăm sóc khẩn cấp.

Nguyên nhân là do tiếp xúc với da với urushiol, một loại dầu được tìm thấy trên lá, rễ và thân của cây sồi độc

Phát ban xuất hiện khoảng 4 đến 48 giờ sau khi tiếp xúc với cây và có thể kéo dài đến một tháng sau khi tiếp xúc

Ngứa dữ dội, đỏ và sưng, xuất hiện mụn nước chứa đầy chất lỏng.

Phân nhóm nguyên nhân gây ngứa da

Ngứa có thể lan tỏa khắp cơ thể hoặc khu trú ở một vùng nhỏ hoặc tại chỗ. Các nguyên nhân có thể rất nhiều và đa dạng. Nó có thể là kết quả của một tình trạng bệnh lý nào đó rất nghiêm trọng, chẳng hạn như suy thận hoặc tiểu đường (mặc dù không phổ biến) hoặc có thể đến từ một bệnh lý ít nghiêm trọng hơn, chẳng hạn như da khô hoặc côn trùng cắn (nhiều khả năng xảy ra hơn).

Tình trạng da

Nhiều tình trạng da phổ biến có thể gây ngứa da. Những điều sau đây có thể ảnh hưởng đến bất kỳ vùng da nào trên cơ thể:

  • Viêm da
  • Bệnh chàm: một rối loạn da mãn tính bao gồm ngứa, nổi mẩn
  • Bệnh vẩy nến: một bệnh tự miễn gây đỏ da và kích ứng, thường ở dạng vảy bong trên nền da đỏ.
  • Da vẽ nổi: nổi mẩn đỏ, ngứa do cào, gãi trên da

Bệnh nhiễm trùng gây ngứa

Gồm các bệnh:

  • Thủy đậu
  • Bệnh sởi
  • Phát ban nấm
  • Chấy, rận, kể cả rệp
  • Giun kim
  • Ghẻ

Các chất gây kích ứng da

Những chất gây kích ứng da và gây ngứa rất phổ biến. Những cây như cây thường xuân độc và cây sồi độc và côn trùng như muỗi tạo ra các chất gây ngứa. Một số người bị ngứa khi tiếp xúc với len, nước hoa, xà phòng hoặc thuốc nhuộm và hóa chất. Dị ứng, bao gồm dị ứng thực phẩm, cũng có thể gây ngứa da.

Các rối loạn bên trong cơ thể

Một số bệnh nội khoa có thể rất nghiêm trọng gây ngứa. Các bệnh sau đây có thể gây ngứa toàn thân, nhưng da trông rất bình thường.

  • Tắc nghẽn ống mật
  • Xơ gan
  • Thiếu máu
  • Bệnh bạch cầu
  • Bệnh tuyến giáp
  • Ung thư hạch
  • Suy thận

Các rối loạn hệ thần kinh

Các bệnh khác cũng có thể gây ngứa, đặc biệt là những bệnh ảnh hưởng đến dây thần kinh. Bao gồm các bệnh:

  • Bệnh tiểu đường
  • Đa xơ cứng
  • Zona thần kinh
  • Bệnh lý thần kinh

Thuốc

Các loại thuốc thường gặp sau đây thường gây phát ban và ngứa lan rộng:

  • Thuốc chống nấm
  • Kháng sinh (đặc biệt là kháng sinh có gốc sulfa)
  • Thuốc giảm đau gây nghiện
  • Thuốc chống co giật

Mang thai

Một số phụ nữ bị ngứa khi mang thai. Nó thường xảy ra trên ngực, cánh tay, bụng hoặc đùi. Đôi khi điều này là do một tình trạng có trước khi mang thai, chẳng hạn như bệnh chàm, mang thai làm cho bệnh chàm trở nên tồi tệ hơn.

Khi nào cần trợ giúp y tế?

Đi khám bác sĩ chuyên khoa nếu:

  • Bạn không biết nguyên nhân gây ra ngứa là gì
  • Ngứa nghiêm trọng
  • Bạn gặp các triệu chứng khác ngoài triệu chứng ngứa

Điều quan trọng là phải đi khám bác sĩ để chẩn đoán khi nguyên nhân không rõ ràng vì một số nguyên nhân gây ngứa là tình trạng nghiêm trọng, nhưng có thể điều trị được.

Chẩn đoán nguyên nhân gây ngứa

Bác sĩ sẽ khám sức khỏe cho bạn và sẽ hỏi bạn một số câu hỏi về các triệu chứng của ngứa, chẳng hạn như:

  • Bạn đã bị ngứa lâu chưa? Từ bao giờ?
  • Triệu chứng ngứa xuất hiện và biến mất không?
  • Bạn đã tiếp xúc với chất gây kích ứng nào chưa?
  • Bạn có bao giờ bị dị ứng không?
  • Bạn bị ngứa dữ dội nhất ở đâu?
  • Những loại thuốc bạn đang dùng (hoặc đã dùng gần đây)?

Có thể bạn sẽ được làm thêm một số xét nghiệm máu nếu qua quá trình hỏi bệnh bác sĩ vẫn chưa tìm được chính xác nguyên nhân gây ngứa. Các xét nghiệm bao gồm:

  • Xét nghiệm máu: có thể chỉ ra một tình trạng tiềm ẩn
  • Kiểm tra chức năng tuyến giáp: có thể loại trừ các vấn đề về tuyến giáp
  • Test da: để xác định xem bạn có bị dị ứng với thứ gì không
  • Cạo hoặc sinh thiết da của bạn: có thể xác định nếu bạn bị nhiễm trùng

Khi bác sĩ đã xác định chính xác nguyên nhân gây ngứa, bạn có thể được điều trị. Nếu nguyên nhân là một bệnh hoặc nhiễm trùng, họ sẽ đề xuất cách điều trị tốt nhất cho vấn đề gây ngứa. Khi nguyên nhân là không rõ ràng, bạn có thể nhận được đơn thuốc cbao gồm một loại kem sẽ giúp giảm ngứa.

Chăm sóc tại nhà giúp giảm ngứa

Ở nhà, có một số điều bạn có thể làm để ngăn ngừa và giảm ngứa da. Bạn hãy thử:

  • Sử dụng một loại kem dưỡng ẩm tốt để giữ cho làn da của bạn ngậm nước
  • Tránh gãi, gãi có thể làm ngứa nhiều hơn
  • Tránh xa xà phòng, chất tẩy rửa và các chất khác có chứa hương liệu và chất tạo màu
  • Tắm nước mát với bột yến mạch hoặc baking soda
  • Thử bôi các loại kem chống ngứa không cần kê đơn
  • Uống thuốc kháng histamine: như Loratadin, Clopheniramin, Desloratadin…

Hầu hết ngứa là có thể điều trị và biểu thị một vấn đề nghiêm trọng. Tuy nhiên, tốt nhất là bạn nên kiểm tra với bác sĩ để xác định chẩn đoán và điều trị.

Vài điều về tác giá

Dr. Hung

Thích viết, đam mê chia sẻ kiến thức đến cộng đồng và mong muốn mọi người đều có kiến thức cơ bản để chăm sóc sức khỏe cho bản thân cũng như người thân. Ngoài ra còn thích nghe nhạc trữ tình, làm đồ handmade...

Leave a Comment