Chưa được phân loại

Bị ngứa da vào ban đêm: Nguyên nhân và cách khắc phục

Ngứa da gây nhiều khó chịu đặc biệt là ngứa da về ban đêm. Ngứa về đêm làm giấc ngủ bị gián đoạn và mệt mỏi vào buổi sáng hôm sau. Bạn đã bao giờ bị ngứa về đêm chưa? Đó chỉ là tự nhiên ngứa hay là có nguyên nhân gì ẩn giấu đằng sau? Làm thế nào để giảm ngứa về đêm.

Hãy đọc bài viết dưới đây để tìm hiểu nhé!

Xem thêm: Bị ngứa da: Nguyên nhân, chẩn đoán, cách điều trị tại nhà

Tại sao da bạn bị ngứa vào ban đêm?

Nguyên nhân tự nhiên

ngứa da ban đêm

Đối với hầu hết mọi người, các cơ chế tự nhiên có thể đứng sau cơn ngứa ban đêm. Cơ thể bạn có nhịp sinh học tự nhiên, hoặc chu kỳ hàng ngày, ảnh hưởng đến các chức năng của da như điều chỉnh nhiệt độ, cân bằng dịch và là hàng rào bảo vệ.

Các chức năng này thay đổi vào ban đêm. Ví dụ, nhiệt độ cơ thể và lưu lượng máu đến da của bạn đều tăng vào buổi tối, làm ấm làn da của bạn. Nhiệt độ da tăng lên có thể khiến bạn cảm thấy ngứa.

Cơ thể sản xuất một số chất nhất định cũng thay đổi theo thời gian trong ngày. Vào ban đêm, cơ thể giải phóng nhiều cytokine, làm tăng phản ứng viêm. Trong khi đó lại chậm lại việc sản xuất corticosteroid – hormone làm giảm viêm

Hơn thế nữa, làn da của bạn mất nhiều nước hơn vào ban đêm. Như bạn có thể nhận thấy trong những tháng mùa đông, thời tiết hanh khô, da bị ngứa nhiều hơn.

Nếu bị ngứa vào ban ngày, công việc và các hoạt động khiến bạn ít tập trung vào cảm giác ngứa hơn. Vào ban đêm có ít phiền nhiễu hơn, có thể làm cho cảm giác ngứa thậm chí còn dữ dội hơn.

Nguyên nhân liên quan đến sức khỏe

Cùng nhịp sinh học tự nhiên của cơ thể, có một số tình trạng sức khỏe khác nhau có thể khiến da ngứa trở nên tồi tệ hơn vào ban đêm. Bao gồm các bệnh lý sau:

  • Các bệnh ngoài da như viêm da dị ứng (chàm), bệnh vẩy nến và nổi mề đay
  • Nhiễm kí sinh trùng như ghẻ, chấy, rệp và giun kim
  • Bệnh thận hoặc gan
  • Thiếu máu thiếu sắt
  • Các vấn đề về tuyến giáp
  • Điều kiện tâm lý như căng thẳng, trầm cảm và tâm thần phân liệt
  • Hội chứng chân tay không yên (Restless Legs Syndrome – RLS)
  • Ung thư như bệnh bạch cầu và ung thư hạch
  • Rối loạn thần kinh, chẳng hạn như đa xơ cứng, bệnh zona và tiểu đường
  • Phản ứng dị ứng với các chất như hóa chất, thuốc, thực phẩm hoặc mỹ phẩm
  • Mang thai

Điều trị ngứa da vào ban đêm

Dưới đây là một vài loại thuốc và biện pháp khắc phục tại nhà để giảm ngứa da vào ban đêm.

Thuốc kê đơn và thuốc không kê đơn

Nếu một tình trạng như rối loạn thần kinh hoặc hội chứng chân không yên gây ra ngứa, hãy đến bác sĩ để được điều trị. Để tự điều trị ngứa vào ban đêm, bạn có thể thử dùng thuốc không kê đơn hoặc thuốc theo toa. Một số loại thuốc này chỉ làm giảm ngứa. Một số thuốc khác giúp bạn ngủ. Một số ít vừa giúp bạn giảm ngứa, vừa giúp bạn ngủ tốt hơn.

Các thuốc kháng histamine thế hệ đầu như chlorpheniramine (Chlor-Trimeton), diphenhydramine (Benadryl), hydroxyzine (Vistaril) và promethazine (Phenergan) làm giảm ngứa và khiến bạn buồn ngủ.

Thuốc kháng histamine mới hơn, chẳng hạn như loratadin, desloratadin, fexofenadine (Allegra) hoặc cetirizine (Zyrtec), cũng hữu ích và có thể được dùng vào ban đêm hoặc vào ban ngày.

Kem steroid

Thuốc chống trầm cảm như mirtazapine (Remeron) và doxepin (Silenor) có tác dụng chống ngứa và an thần.

Phương pháp điều trị thay thế

Để giúp bạn ngủ, bạn có thể thử dùng melatonin. Hormone tự nhiên này giúp điều chỉnh giấc ngủ. Khi bạn dùng nó hàng đêm, nó có tác dụng an thần có thể giúp bạn ngủ qua cơn ngứa.

Biện pháp khắc phục tại nhà và thay đổi lối sống

Nếu stress làm nặng thêm làn da của bạn, hãy thử các kỹ thuật như thiền, yoga hoặc thư giãn cơ để làm dịu tâm trí của bạn.

Bạn cũng có thể gặp một nhà trị liệu để áp dụng liệu pháp nhận thức hành vi (CBT) là một hình thức tâm lý trị liệu giúp bệnh nhân hiểu rõ sự ảnh hưởng của suy nghĩ và cảm xúc lên hành vi. CBT thường được sử dụng để điều trị các rối liên quan đến sợ hãi, nghiện, trầm cảm và lo âu. Liệu pháp này sẽ giúp đảo ngược một số suy nghĩ và hành động có hại làm trầm trọng thêm stress.

Bạn cũng có thể thử các biện pháp khắc phục tại nhà:

  • Thoa kem dưỡng ẩm không chứa dầu và cồn như CeraVe, Cetaphil, Vanicream hoặc Eucerin lên da vào ban ngày và trước khi đi ngủ.
  • Đắp khăn mát và ướt để làm dịu ngứa.
  • Tắm trong nước âm ấm với bột yến mạch hoặc baking soda.
  • Bật máy tạo độ ẩm. Nó sẽ thêm độ ẩm cho không khí trong phòng ngủ của bạn trong khi ngủ.

Điều không nên làm nếu bạn bị ngứa da vào ban đêm

Nếu da bạn bị ngứa vào ban đêm, đây là một vài yếu tố cần tránh:

  • Mặc quần áo mềm mại: Không đi ngủ khi măc đồ có thể gây ngứa như len, ren. Nên mặc đồ ngủ làm từ sợi mềm, tự nhiên, như cotton hoặc lụa.
  • Giữ nhiệt độ trong phòng của bạn mát mẻ: Khoảng 15.5°C đến 18.5°C. Quá nóng có thể làm bạn ngứa.
  • Hạn chế chất kích thích: Tránh chất có chứa caffeine và rượu trước khi đi ngủ. Chúng làm giãn các mạch máu và làm ấm da của bạn hơn.
  • Đọc kỹ thành phần của mỹ phẩm: Hãy tránh sử dụng mỹ phẩm, kem dưỡng hay xà phòng có hương liệu hay các chất có thể gây kích ứng da.
  • Tránh gãi liên tục vào vùng bị ngứa: Điều này có thể kích thích da của bạn nhiều hơn. Cắt móng tay của bạn ngắn để hạn chế làm tổn thương da do gãi.

Khi nào đi khám bác sĩ

Bạn nên đi khám bác sĩ nếu:

  • Ngứa không cải thiện trong vòng hai tuần
  • Bạn không thể ngủ vì ngứa quá dữ dội
  • Bạn có các triệu chứng khác, chẳng hạn như sụt cân, sốt, yếu mệt hoặc phát ban

Vài điều về tác giá

Dr. Hung

Thích viết, đam mê chia sẻ kiến thức đến cộng đồng và mong muốn mọi người đều có kiến thức cơ bản để chăm sóc sức khỏe cho bản thân cũng như người thân. Ngoài ra còn thích nghe nhạc trữ tình, làm đồ handmade...

Leave a Comment