Người thân của bạn đang gặp phải vấn đề tâm lý nghiêm trọng, người ấy dường như có ý định tự tử? Nếu bạn nghi ngờ người thân yêu của mình có ý định tự tử, bạn cần làm gì và tìm kiếm sự giúp đỡ ở đâu?
Hãy cùng Drcuaban tìm hiểu các dấu hiệu cảnh báo tự tử và cách đối phó thông qua bài viết dưới đây nhé.
Mục lục
Tự tử và các yếu tố nguy cơ
Nói về sự tự tử có thể là một chủ đề đáng sợ. Nhưng nếu càng nhiều người sẵn sàng nói chuyện với bạn bè hoặc người thân trong gia đình về ý nghĩ tự tử của họ, thì khả năng được giúp đỡ để vượt qua và trở nên tích cực hơn cũng sẽ tăng lên.
Nhiều người cho rằng, nếu bạn hỏi ai đó rằng họ có ý định tự tử hay không, bạn có thể đưa ý nghĩ tự tử vào đầu họ, đây là một chuyện hoang đường. Các chuyên gia tâm lý sức khỏe tâm thần khuyến khích mọi người đặt những câu hỏi quan trọng, và thu thập dữ liệu để giúp đỡ những người đang cảm thấy thất vọng hay tuyệt vọng.
Khi ai đó đang có ý định tự tử, lời nói và hành động của họ có thể cho ta manh mối để nhận định rằng họ có thể nguy hiểm vì ý định tự hại bản thân.
Nhiều người có thể tự tử khi họ cảm thấy gánh nặng cuộc sống là quá lớn, và họ dường như không thở nổi nữa. Họ cảm thấy tương lai không có hy vọng, và họ coi tự tử là giải pháp duy nhất để giải thoát.
Một số yếu tố nguy cơ khác bao gồm:
- Từng lạm dụng thuốc hoặc chất kích thích
- Sở hữu vũ khí, như súng
- Cuộc sống khó khăn
- Cách ly với mọi người
- Có bệnh sử tâm thần
- Từng bị bạo lực hay lạm dụng tình dục
- Có bệnh nan y hay bệnh mãn tính
- Từng có ý định tự tử
Dấu hiệu tự tử
Một người càng có nhiều dấu hiệu đáng nghi, nguy cơ tự tử sẽ càng cao. Mặc dù việc họ nói về cái chết là một dấu hiệu rất rõ ràng, nhưng cũng có nhiều dấu hiệu khác có thể cho ta thấy sự rủi ro và mức độ nghiêm trọng. Các dấu hiệu bao gồm cảm xúc, lời nói và hành vi.
Dấu hiệu cảm xúc
Các dấu hiệu về cảm xúc có thể bao gồm:
- Cảm thấy chán nản
- Không có hứng thú với các hoạt động yêu thích trước đây
- Dễ nối nóng, cáu gắt
- Cảm thấy phẫn nộ
- Lo lắng
- Cảm thấy tủi nhục
- Thường xuyên thay đổi tâm trạng.
Dấu hiệu lời nói
Các dấu hiệu trong lời nói có thể bao gồm:
- Nói về tự sát
- Cuộc sống của họ không có ý nghĩa
- Cảm giác cuộc sống như gánh nặng
- Cản giác sống tiến thoái lưỡng nan
- Không muốn tồn tại
Có hai kiểu nói về hành động và suy nghĩ tự tử. Một khiểu là lời nói theo kiểu chủ động “Tôi sẽ tự tử”, một cách khác là kiểu thụ động như “nếu như tôi bị xe bus đâm chết, tôi cũng chẳng thấy có gì đáng tiếc”. Mọi người thường không để tâm khi một ai đó nói kiểu về tự tử thụ động, nhưng thực chất, kiểu nói này cũng nên được chú ý.
Dấu hiệu hành động
Các dấu hiệu về hành động có thể bao gồm:
- Xa lánh mọi người
- Không giao tiếp với bạn bè hay gia đình
- Bỏ hết gia sản hoặc viết di chúc
- Lái xe không cẩn thận
- Sử dụng rất nhiều rượu bia hoặc ma túy
- Tìm kiếm về tự tử trên internet
- Thu thập các công cụ (thuốc hay vũ khí)
Cảnh báo ở người cao tuổi
Những người cao tuổi cũng có nguy cơ tự tử rất cao, việc họ tự tử thành công có tỷ lệ cao hơn bất cứ nhóm tuổi nào khác. Họ cũng là nhóm nguy cơ cao, vì họ thường không đi khám vì bệnh trầm cảm hay các vấn đề sức khỏe tâm thần khác. Nếu như quanh bạn có một người lớn tuổi, họ không chú ý đến vệ sinh các nhân, không ăn uống điều độ, bắt đầu phát tán gia sản, thì bạn nên đưa họ đến khám các bác sĩ tâm lý càng sớm càng tốt.
Cảnh báo ở trẻ em
Nhiều người cho rằng trẻ em và thanh thiếu niên không có nguy cơ tự tử, nhưng trên thực tế họ cũng có nhiều dấu hiệu cảnh báo cần chú ý. Nếu một đứa trẻ đang nói về tự tử hay muốn chết, hãy lắng nghe và quan tâm chúng. Một sự kiện hay vấn đề có thể không là gì to tát với người lớn nhưng lại gây ảnh hướng rất lớn đối với trẻ em hay thanh thiếu niên. Trẻ em và thanh thiếu niên có thể tự tử nếu chúng:
- Bị ăn hiếp
- Mất đi một người thân
- Từng bị ngược đãi hay lạm dụng tình dục
- Có bệnh sử tâm thần
- Không xác định được giới tính của mình
Bạn có thể làm gì?
Nếu bạn thấy một người thân hay thậm chí một người quen hoặc một đồng nghiệp có bất kỳ dấu hiệu tự tử nào, bạn không phải là chẳng có cách nào giúp đỡ họ! Đừng ngần ngại những câu hỏi trực tiếp, như “Bạn có đang nghĩ tới việc tự tử không?” Nếu câu trả lời là có hay có thể, hãy hỏi họ cảm thấy thoải mái nhất khi làm gì, gọi điện thoại đường dây nóng, tư vấn tâm lý hay đi khám bác sỹ?
Nếu một người nghĩ đến việc tự tử, hỏi họ có kế hoạch gì không cũng rất quan trọng. Nếu như họ đồng ý, hãy lập tức giúp đỡ họ. Hãy đưa họ đến bệnh viện hoặc giúp họ gọi xe cấp cứu.
Tự tử có thể ngăn chặn được, và những người cảm thấy tuyệt vọng có thể tiếp tục sống một cuộc sống lành mạnh. Bạn không thể kiểm soát hành động của một người khác, nhưng bạn có thể là một nguồn động viên quan trọng trong cuộc đời họ.
Hôm nay, bạn đã làm gì để gúp đỡ người thân của bạn hay chưa?