Mục lục
- Những câu chuyện hoang đường về đái tháo đường
- 1. Ăn đường gây đái tháo đường
- 2. Carbohydrates (carbs) là kẻ thù
- 3. Không được ăn thực phẩm chứa tinh bột
- 4. Bạn sẽ không bao giờ ăn tráng miệng
- 5. Rượu thì sao nhỉ
- 6. Hoa quả là không tốt cho người bệnh đái tháo đường
- 7. Thực phẩm không đường tốt cho sức khỏe
- 8. Khi bạn đang dùng thuốc để trị thì bạn có thể ăn thoải mái
- 9. Chất béo không quan trọng
- 10. Chất tạo ngọt nhân tạo là an toàn
Những câu chuyện hoang đường về đái tháo đường
Trên internet hiện nay có rất nhiều các thông tin về chế độ ăn cho người đái tháo đường, và những thông tin này có thể khiến bạn cảm thấy cực kỳ bối rối hoặc đưa ra những nhận định sai lệch. Những lời khuyên thì rất nhiều, không hề thiếu nhưng để nhận định ra đâu là sự thật từ những chuyện hoang đường thì không phải là đơn giản. Dưới đây chúng tôi sẽ kể cho các bạn 10 nhận định sai lầm về chế độ ăn cho người đái tháo đường.
1. Ăn đường gây đái tháo đường
Theo hiệp hội Đái tháo đường Hoa Kỳ, nếu bạn chỉ đơn giản là ăn quá nhiều đường thì không hề dẫn tới bệnh đái tháo đường, mà đó chỉ là yếu tố đóng góp một phần nhỏ trong một số trường hợp mà thôi. Đái tháo đường type 1 là do di truyền và nguyên nhân có thể là phản ứng miễn dịch đối với các thụ thể insulin. Đái tháo đường type 2 cũng có yếu tố di truyền nhưng được kết hợp chung với rất nhiều các yếu tố nguy cơ khác nhau, trong đó phần nhiều liên quan tới lối sống không lành mạnh. Thừa cân, tăng huyết áp, tuổi cao trên 45, ít vận động là một số yếu tố nguy cơ dẫn tới căn bệnh đái tháo đường type 2. Đồ uống có đường, chẳng hạn như soda, giấm trái cây có hàm lượng calories rỗng cao (nhiều calories nhưng lại ít chất dinh dưỡng) và các nghiên cứu gần đây đã cho thấy những đồ ăn không lành mạnh như vậy có liên quan tới căn bệnh đái tháo đường. Để phòng tránh bệnh đái tháo đường thì hiệp hội Đái tháo đường Hoa Kỳ khuyên bạn nên hạn chế sử dụng chúng. Tuy nhiên thì những đồ ngọt khác, bản thân chúng không phải là nguyên nhân dẫn tới bệnh đái tháo đường.
Xem thêm: Bữa sáng thân thiện cho người đái tháo đường
2. Carbohydrates (carbs) là kẻ thù
Carbohydrates không phải là kẻ thù của bạn. Loại và lượng carbohydrates mà bạn ăn vào rất quan trọng đối với người bệnh đái tháo đường. Không phải loại carbohydrates nào cũng giống nhau, những loại carbs có chỉ số đường huyết thấp (Glycemic index – GI, là chỉ số thể hiện khả năng làm tăng đường huyết của thực phẩm) là lựa chọn tốt dành cho người bệnh đái tháo đường so với những loại thực phẩm có chỉ số đường huyết cao. Dưới đây là một số ví dụ về thực phẩm có chỉ số đường huyết thấp:
- Bột yến mạch cán hoặc cắt thép
- Bánh mì ngũ cốc nguyên hạt
- Đậu
- Các loại rau ít tinh bột, như rau chân vịt, súp lơ, và cà chua
Có một chỉ số khác của thực phẩm cũng tương tự chỉ số đường huyết chính là tải lượng đường huyết (Glycemic load – GL), được tính dựa theo khẩu phần ăn và chỉ số đường huyết. Đây được coi là một ước tính chính xác hơn về cách mà thực phẩm ảnh hưởng tới đường huyết của bạn. Ví dụ về carbohydrates có tải lượng đường huyết GL thấp:
- 150 grams đậu nành
- 80 grams đậu xanh
- 80 grams củ cải vàng
- 80 grams cà rốt
Nếu bạn ăn các thực phẩm có chỉ số GI và GL cao thì nên kết hợp cùng với các loại thực phẩm có chỉ số GI và GL thấp để cân bằng khẩu phần ăn.
Mặc dù bạn đã lựa chọn được nguồn carbs lành mạnh thì bạn vẫn nên quản lý lượng carbs ăn vào, vì quá nhiều carbs sẽ gây tăng đường huyết. Hãy luôn chú ý tới mục tiêu đường huyết của mình nhé.
Xem thêm: 16 thực phẩm tốt giúp kiểm soát bệnh đái tháo đường
3. Không được ăn thực phẩm chứa tinh bột
Thực phẩm chứa tinh bột có thành phần là carbohydrates, và như đã đề cập tới ở trên thì carbohydrates hay tinh bột cần có trong chế độ ăn của bạn. Hãy chọn các loại thực phẩm nhiều chất xơ, không chế biến sẵn để có đầy đủ các vitamin và khoáng chất cần thiết trong khi vẫn kiểm soát tốt được đường huyết.
4. Bạn sẽ không bao giờ ăn tráng miệng
Hãy vui vẻ lên, đừng ngại ngần gì mà không ăn một miếng bánh sau bữa ăn nhé, ngay cả khi bạn đang mắc bệnh đái tháo đường. Vấn đề quan trọng của việc kiểm soát bệnh đái tháo đường không phải là có ăn hay không mà là sự ăn có kiểm soát, có khẩu phần. Theo các nghiên cứu thì hạn chế bản thân quá nhiều sẽ dẫn tới ăn quá mức khi bạn chịu đựng tới giới hạn, điều này còn nguy hiểm hơn rất nhiều.
Đừng bao giờ có trong mình suy nghĩ rằng “tất cả hoặc không có gì”. Hãy thoải mái thưởng thức những món ăn ngọt mà bạn thích trong những dịp đặc biệt. Chỉ cần để ít một chút tới khẩu phần ăn, giới hạn lượng carbohydrates mà bạn được phép tiêu thụ trong bữa ăn để đảm bảo chế độ ăn cân bằng. Thông thường thì một người nên ăn khoảng 45 – 60 grams carbohydrates mỗi bữa ăn.
Xem thêm: 13 loại thực phẩm không làm tăng đường huyết
5. Rượu thì sao nhỉ
Uống rượu trong chừng mực là hoàn toàn OK nếu bạn kiểm soát tốt bệnh đái tháo đường của mình. Theo chuyên gia dinh dưỡng thì phụ nữ không nên uống quá 1 shot đồ uống có cồn mỗi ngày, còn đàn ông thì là 2. Một shot đồ uống có cồn chính là 150 ml rượu vang hay 350 ml bia hoặc 35 ml rượu chưng cất. Sau khi uống rượu thì bạn nên theo dõi đường huyết trong vòng 24h. Chất cồn có thể làm đường huyết của bạn xuống dưới mức mình thường, gây giảm tác dụng của thuốc và ngăn không cho gan sản xuất glucose
6. Hoa quả là không tốt cho người bệnh đái tháo đường
Không hề có một khuyến cáo nào cấm không nên ăn hoa quả trong chế độ ăn cho người đái tháo đường. Đúng là trong một vài loại hoa quả chứ nhiều đường tự nhiên, nhưng bạn vẫn có thể thưởng thức bất kỳ thứ gì bạn muốn, chỉ cần bạn chia khẩu phần hợp lý. Theo nghiên cứu thì một khẩu phần hoa quả chứa khoảng 15 grams carbohydrates.
Ví dụ các khẩu phần dưới đây có lượng carbohydrates ngang nhau:
- 1/2 quả chuối vừa
- 1/2 cốc xoài
- 3/4 cốc dứa
- 11/4 cốc dâu tây
- 2 thìa canh hoa quả khô
7. Thực phẩm không đường tốt cho sức khỏe
Đi xuống phố, vào bất kỳ cửa hàng tạp hóa nào, bạn cũng đều bắt gặp những quảng cáo về thực phẩm không đường – đó là thức ăn đã qua chế biến. Nhưng đừng tưởng rằng dòng chữ không đường trên nhãn mác đó là tốt cho sức khỏe. Những thực phẩm như vậy có thể chứa rất nhiều calories, carbohydrates, chất béo. Hãy kiểm tra trên nhãn mác sản phẩm về tổng tượng carbohydrates nhé.
8. Khi bạn đang dùng thuốc để trị thì bạn có thể ăn thoải mái
Sử dụng thuốc đái tháo đường không đồng nghĩa với việc bạn có thể ăn uống thoải mái như trước kia. Bạn cần phải kết hợp giữa thuốc điều trị đái tháo đường với việc tuân theo một chế độ ăn lành mạnh để có thể kiểm soát tốt đường huyết. Ăn thực phẩm không lành mạnh thường xuyên hoặc ăn quá nhiều có thể cản trở tác dụng của thuốc.
9. Chất béo không quan trọng
Theo hiệp hội Đái tháo đường Hoa Kỳ, đái tháo đường type 2 làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch và đột quỵ. Một phần của sự liên quan này là những người đái tháo đường thường béo phì, thừa cân. Họ thường bị tăng huyết áp và có cholesterol máu cao.
Để giảm nguy cơ bệnh tim mạch, cần tránh các chất béo chuyển hóa, hạn chế chất béo bão hòa. Nếu sử dụng thực phẩm giàu chất béo bão hòa như các thức phẩm chiên, xào, nướng có thể dẫn tới tăng cân, tăng cholesterol xấu trong máu và tăng nguy cơ bệnh tim và đột quỵ. Theo hướng dẫn chế độ ăn mới nhất thì bạn nên tránh chất béo chuyển hóa càng tốt, và chất béo bão hòa chỉ nên chiếm ít hơn 10% tổng lượng calories của bạn mỗi ngày.
10. Chất tạo ngọt nhân tạo là an toàn
Hiện nay trên thị trường có rất nhiều chất phụ gia, chất tạo ngọt xuất hiện trong các loại thực phẩm khác nhau mà khó được kiểm soát. Thậm chí có vài loại chất tạo ngọt như aspartame, saccharine, và sucralose có thể gây nguy hiểm cho sức khỏe của bạn.
Nhìn chung thì việc sử dụng chất tạo ngọt nhân tạo thay cho đường để giúp làm ngọt thực phẩm mà không cần thêm nhiều carbohydrates là ổn. Nhưng bạn cũng nên nhớ rằng có một số chất làm ngọt nhân tạo vẫn chứa carbohydrates, và một số chất gây hại. Vì vậy bạn nên theo dõi chặt chẽ khẩu phần ăn của mình.
Lời khuyên dành cho bạn
Đái tháo đường có thể khá khó để kiểm soát hiệu quả, nhưng điều đó sẽ dễ dàng hơn rất nhiều nếu bạn có tất cả thông tin về dinh dưỡng của thực phẩm. Hãy ăn các loại thực phẩm có chỉ số đường huyết và tải lượng đường huyết thấp, hạn chế tiêu thụ cồn, chất béo chuyển hóa, chất béo bão hòa. Sử dụng thuốc đúng theo chỉ dẫn của bác sĩ và kiểm tra đường huyết thường xuyên. Những việc làm nhỏ đó sẽ giúp bạn nâng cao thể trạng và hạn chế các triệu chứng.
Khi bạn đã có cái nhìn đúng đắn hơn về những lầm tưởng mà mọi người truyền tai nhau, thì bạn sẽ thấy rằng chế độ ăn uống cho người bệnh đái tháo đường không phải quá hạn chế và phức tạp. Thay vào đó thì nó rất lành mạnh, ngon, và dễ thực hiện.