Mục lục
Mụn mủ là gì?
Mụn mủ là một loại mụn rất rất nguy hiểm cho da mặt vì gây viêm và có thể dẫn đến biến chứng nếu người bệnh chủ quan và không chữa trị. Chúng là những nốt sưng tấy và có mủ trắng bên trong, nhức và gây cảm giác khó chịu. Xung quanh mụn da chuyển sang màu đỏ, lớp da ngoài rất mỏng bọc bên ngoài vì thế mụn mủ rất dễ bị tổn thương, chỉ cần sờ tay hoặc tác động nhẹ vào là mụn sẽ bị vỡ. Nó có thể phát triển khá lớn.
Mụn mủ rất dễ bị viêm nhiễm và lây lan nặng. Mủ trong các nốt mụn là xác chết của bạch cầu trong cơ thể vì vậy cần chú ý không tự ý nặn mụn mủ, bởi vì hành động này sẽ dễ khiến da bị tổn thương và làm cho mụn nặng hơn. Từ đó gây khó khăn trong việc trị mụn mủ cũng như dễ để lại sẹo thâm trên da.
Mụn mủ có thể phát triển trên bất kỳ bộ phận nào của cơ thể, nhưng phổ biến nhất là mọc ở lưng, ngực và mặt. Nó có thể mọc thành từng đám trên da.
Mụn mủ có thể là một dạng mụn trứng cá thường gây ra bởi sự mất cân bằng nội tiết tố hoặc thay đổi nội tiết tố trong cơ thể. Đây là một tình trạng viêm da rất phổ biến, đặc biệt là ở tuổi dậy thì.
Xem thêm: Mụn trứng cá là gì? Nguyên nhân, phân loại và cách trị mụn trứng cá
Nguyên nhân của mụn mủ
Mụn mủ có thể hình thành khi da bạn bị viêm do dị ứng với thực phẩm, dị ứng môi trường hoặc côn trùng cắn. Tuy nhiên, nguyên nhân phổ biến nhất của mụn mủ là mụn trứng cá. Mụn trứng cá phát triển khi lỗ chân lông trên da của bạn bị tắc nghẽn bởi dầu và tế bào da chết.
Sự tắc nghẽn này làm cho da chỗ đó bị phồng lên, nhiễm trùng lỗ chân lông dẫn đến mụn mủ. Mụn mủ do mụn trứng cá hình thành có thể trở nên cứng và đau. Khi điều này xảy ra, mụn mủ trở thành một mụn trứng cá nang (cystic acne) hay còn gọi là nang trứng cá.
Mụn mủ cũng như mụn trứng cá, nguyên nhân, cơ chế hình thành mụn giống nhau. Và một số yếu tố tác động gây mụn mủ bao gồm:
Sự thay đổi nội tiết tố
Khi bước vào tuổi dậy thì, kỳ kinh nguyệt, tiền mãn kinh, các hormone sinh dục tăng cao làm cho tuyến bã nhờn hoạt động mạnh gây tắc nghẽn lỗ chân lông, lâu ngày hình thành nên mụn mủ.
Căng thẳng, stress
Theo nghiên cứu của bác sĩ chuyên khoa, việc căng thằng thần kinh, stress kéo dài sẽ làm cho lượng hormone trong cơ thể mất cân bằng là nguyên nhân gây mụn mủ.
Chế độ ăn uống thiếu khoa học
Thường xuyên tiếp nạp các loại thực phẩm nhiều dầu mỡ, chất béo, đồ ăn nhanh, đồ cay nóng làm cho gan hoạt động quá tải, không thể lọc hết chất độc trong thực phẩm, dẫn đến lượng độc tố trong người tích tụ lại, lượng độc tố tích tụ này bài tiết qua da và gây nên mụn.
Môi trường ô nhiễm, thời tiết thay đổi thất thường
Khói bụi, ánh nắng mặt trời, ô nhiễm xung quanh là một trong những nguyên nhân khiến lượng bã nhờn tiết ra nhiều hơn, bụi bẩn bám vào da làm tắc nghẽn lỗ chân lông, mất cân bằng độ ẩm da và khiến mụn dễ dàng hình thành. Đồng thời khi khí hậu thời tiết thay đổi thất thường tình trạng mụn cũng sẽ mọc nhiều hơn.
Vệ sinh da không sạch sẽ
Da không sạch khiến mụn mủ tìm đến nhanh hơn. Đồng thời, nên dùng loại sữa rửa mặt dịu nhẹ, phù hợp với da và tránh tác động mạnh làm tuyến bã nhờn hoạt động mạnh hơn.
Thiếu kẽm
Khi thiếu kẽm tuyến bã nhờn hoạt động mạnh, da tiết ra nhiều dầu, nhanh chóng gây sừng hóa nang lông, làm gia tăng khả năng hình thành nhân mụn trên mặt.
Xem thêm: Uống viên Kẽm (Zinc) có trị được mụn? Nên uống loại nào cho tốt?
Cách nhận biết mụn mủ
Mụn mủ rất dễ nhận biết. Chúng xuất hiện dưới dạng những nốt mụn nhỏ trên bề mặt da của bạn. Các nốt này thường có màu trắng hoặc đỏ với màu trắng ở trung tâm. Bạn có thể bị đau khi chạm vào nó, vùng da xung quanh mụn mủ có thể bị đỏ và viêm.
Các vị trí phổ biến của mụn mủ là: vai, ngực, mặt, lưng, nách, dưới cánh tay, chân tóc.
Bạn có thể dễ nhầm lẫn giữa mụn mủ và mụn bọc. Thực tế thì kích cỡ mụn mủ nhỏ hơn nhiều so với mụn bọc. Mụn bọc là một dạng đặc biệt của mụn, nó có đường kích thước khá lớn gây sưng một vùng da trên mặt còn kèm theo nhức, có mủ và máu khi vỡ ra. Nếu không biết cách vệ sinh và điều trị thì có khả năng gây ra những vết sẹo về sau này. Có thể xem đây là một loại mụn “chúa” vì mức độ gây tổn hại cho da là rất lớn.
Nguyên nhân gây nên mụn bọc có mủ là do viêm nhiễm khuẩn ở sâu trong lớp tế bào da khiến hình thành mụn ăn sâu vào trong nên sưng rất to.
Khi nào mụn mủ cần được chăm sóc y tế?
Khi mụn mủ đột nhiên xuất hiện khắp mặt hoặc trên các bộ phận khác của cơ thể có thể cho thấy bạn bị nhiễm vi khuẩn. Liên hệ với bác sĩ nếu bạn có một đợt bùng phát đột ngột của mụn mủ. Bạn cũng nên khám bác sĩ nếu mụn mủ của bạn bị sưng đau nhiều, rò rì mủ nhiều. Đây có thể là triệu chứng của nhiễm trùng da nghiêm trọng.
Nếu bạn gặp bất kỳ triệu chứng nào sau đây cùng với mụn mủ, bạn nên đi khám ngay lập tức:
- Sốt
- Vùng da có mụn mủ nóng đỏ
- Buồn nôn
- Nôn
- Tiêu chảy
- Đau ở vùng da có mụn mủ
- Mụn đau nhức nhiều
Điều trị mụn mủ như thế nào?
Mụn mủ nhỏ đơn giản có thể biến mất mà không cần điều trị. Nếu mụn mủ nhỏ không biến mất, bạn nên rửa mặt hàng ngày với nước ấm và sữa rửa mặt dịu nhẹ. Rửa mặt hai lần mỗi ngày sẽ giúp loại bỏ sự tích tụ dầu, đó là nguyên nhân chính của mụn trứng cá. Hãy nhớ, rửa tay thật sạch trước khi rửa mặt. Sau khi rửa mặt xong hãy để khô hoặc dùng cotton pad để thấm nước, không dùng khăn mặt. Sử dụng khăn mặt có thể gây kích ứng, hoặc bản thân khăn mặt đã chứa nhiều vi khuẩn không tốt cho làn da của bạn.
Bạn cũng có thể sử dụng các loại thuốc trị mụn không cần kê đơn (OTC), xà phòng hoặc kem đặc trị để điều trị mụn mủ nhỏ. Các sản phẩm đặc trị tốt nhất để điều trị mụn mủ chứa peroxide, axit salicylic và lưu huỳnh. Tuy nhiên, những phương pháp điều trị này không được sử dụng trong khu vực bộ phận sinh dục. Và nếu bạn bị dị ứng lưu huỳnh, hãy đảm bảo tránh sử dụng bất kỳ sản phẩm nào có chứa thành phần đó.
Các sản phẩm OTC giúp điều trị mụn mủ bằng cách làm khô lớp da trên cùng và hấp thụ dầu trên bề mặt dư thừa. Một số sản phẩm rất mạnh có thể khiến da bạn trở nên cực kỳ khô và bong tróc. Nếu bạn có làn da nhạy cảm, hãy tìm những sản phẩm được sản xuất dành riêng cho loại da của bạn để da bạn không trở nên tồi tệ hơn.
Nhìn mụn mủ chắc hẳn bạn sẽ cảm thấy rất “ngứa tay”, nhưng bạn không bao giờ nên bóp, nặn hoặc chọc vào nó. Làm như vậy có thể gây tổn hại cho làn da của bạn hoặc làm cho tình trạng nhiễm trùng nặng hơn. Bạn cũng không nên sử dụng các sản phẩm gốc dầu, như kem dưỡng da hoặc oil, trong các khu vực bị ảnh hưởng bởi mụn mủ. Những sản phẩm này có thể làm tắc nghẽn lỗ chân lông của bạn và khiến nhiều mụn mủ phát triển hơn.
Một số biện pháp bạn có thể thực hiện ở nhà với vài nguyên liệu đơn giản dưới đây:
Lá trà xanh
Lá trà xanh phần nguyên liệu trong bếp giúp nấu ăn và chế biến thức uống có mùi rất thơm và tốt cho sức khỏe. Bên cạnh công dụng là gia vị là nguyên liệu chế biến món ăn, thì lá trà xanh có khả năng kháng viêm, và chống vi khuẩn vượt trội, giúp đánh bật mụn mủ tốt nhất
- Bước 1: Lấy một ít lá trà xanh rửa sạch sau đó đem đi nấu 10 phút -20 phút.
- Bước 2: Vớt lá trà xanh đem xay nhuyễn lấy nước cốt và bỏ xác trà đi
- Bước 3: Dùng tăm hoặc vật liệu mềm để chấm nước cốt và thoa lên các nốt mụn mủ ở mặt.
- Bước 4: Để qua đêm sáng hôm sau rửa lại mặt, hoặc bạn để 30 phút, rồi rửa mặt luôn với nước sạch
Tỏi
Trong tỏi có nhiều thành phần hoạt tính có khả năng kháng viêm, kháng khuẩn tự nhiên, làm giảm tình trạng sưng viêm và bưng mủ của mụn nhanh chóng. Ngoài ra tỏi còn loại bỏ được các chất dơ, bụi bẩn và vi khuẩn tận sâu bên trong lỗ chân lông, giúp ngăn ngừa được các tác nhân hình thành nhân mụn mới.
Tác dụng khác của tỏi còn kích thích tuần hoàn máu tốt, hỗ trợ tái tạo mô da mới, giúp chống sẹo và làm mờ vết thâm nhanh chóng
- Bước 1: Lấy tỏi rửa sạch
- Bước 2: Ép lấy một ít nước của tỏi
- Bước 3: Dùng nước cốt của tỏi thoa lên vùng da bị mụn từ 2-5 phút rồi hãy rửa sạch bằng nước lạnh
Lưu ý: vì tỏi khá là nóng và gây rát da nên không nên để quá lâu. Nếu cảm thấy da rát và nóng quá thì nên dừng sử dụng tỏi.
Chanh
Chanh là thứ quá quen thuộc với chúng ta, ngoài việc làm thức uống hay gia vị cho bữa ăn thì chanh có khả năng trị mụn cực tốt. Bạn chỉ cần cắt đôi quả chanh và chà sát lên vùng bị mụn mủ, mát xa thật nhẹ nhàng để các dưỡng chất của chanh thấm sâu dưới da. Axit tự nhiên có trong chanh sẽ tiêu diệt các vi khuẩn gây nên mụn mủ nhanh chóng, vitamin C giúp làm khô mụn, giảm sưng và viêm của tình trạng mủ.
- Bước 1: Lấy một quả chanh và ép lấy nước cốt chanh
- Bước 2: Bạn chỉ cần để nước cốt chanh thấm qua vùng da đang bị mụn và để yên trong vòng 20 phút
Lưu ý: Khi sử dụng chanh để trị mụn thì bạn hạn chế đi ra nắng, hoặc phải sử dụng kem chống nắng khi đi ra đường vì da bạn lúc này sẽ dễ bắt nắng.
Mật ong
Mật ong chứa nhiều chất kháng khuẩn, kháng viêm tự nhiên đồng thời còn có thể làm đẹp da, giúp da sáng mịn và sạch mụn. Bạn chỉ cần lấy một ít mật ong thoa nhẹ lên chấm mụn, sau khi da mặt có cảm giác khô lại thì dùng nước ấm để rửa thật sạch mặt.
Bạn nên thực hiện phương pháp dùng mật ong trị mụn này vào buổi tối trước khi ngủ.
Nha đam
Nha đam hay còn gọi là lô hội, được coi là “thần dược” làm đẹp, giúp trẻ hóa da, cung cấp collagen tự nhiên cho cơ thể. Trong gel nha đam có chứa chất chống oxy hóa cao, chất kháng khuẩn và kháng viêm mạnh nên điều trị mụn hiệu quả.
Việc dùng nha đam để trị mụn có khá nhiều cách phối hợp như: Kết hợp với đường, kết hợp với chanh, kết hợp với sữa chua…
Đơn giản nhất bạn nên dùng gel nha đam kết hợp với đá lạnh để trị mụn mủ.
Cách thực hiện:
- Bước 1: Bạn dùng nha đam cắt nhỏ thành từng miếng
- Bước 2: Để nha đam vào 1 chén nhỏ và cho một ít đá lạnh vào
- Bước 3: Đắp lên vùng da bị mụn
- Bước 4: Sau 30p rửa mặt lại với nước lạnh
Nên làm vào buổi tối trước khi ngủ vì có thể đắp tới sáng, giúp da được bổ sung collagen nhiều hơn từ nha đam.
Cà chua
Cũng như các loại trái cây có sắc đỏ khác, cà chua có nhiều công dụng rất tốt cho sức khỏe. Cà chua có rất nhiều vitamin như A, C, B1, B2 cùng các chất sắc, kẽm và kali nên nó có tác dụng làm dịu mát làn da, cung cấp đầy đủ các vitamin, làm hạn chế tình trạng viêm nhiễm và sưng tấy của mụn mủ.
Cách thực hiện như sau: lấy 1 quả cà chua chín đỏ, rửa sạch rồi cắt thành từng lát mỏng. Sau đó, dùng các lát cà chua đắp trực tiếp lên vùng da bị mụn mủ.
Việc đắp cà chua trực tiếp như thế sẽ giúp các dưỡng chất và vitamin có trong cà chua hấp thụ qua da nhanh và tốt nhất, ngoài ra cà chua giúp tiêu diệt các vi khuẩn gây mụn, làm giảm sự viêm nhiễm và nguyên nhân gây mụn mủ. Vì vậy, đắp cà chua là cách trị mụn mủ nhanh và hiệu quả nhất.
Nghệ
Nghệ chứa thành phần curcumin có tác dụng chống viêm, giảm sưng và hạn chế để lại sẹo với những vết mụn bị vỡ.
Cách thực hiện rất đơn giản, có thể trộn bột nghệ với mật ong hoặc dùng trực tiếp nghệ tươi bôi lên vết mụn. Với phương pháp này cần tránh tiếp xúc với ánh nắng để tránh da bị thâm.
Điều trị bằng thuốc
Nếu tình trạng mụn mủ của bạn không cải thiện với các biện pháp khắc phục tại nhà và điều trị OTC, hãy đi gặp bác sĩ da liễu và hỏi họ về các lựa chọn điều trị tích cực hơn. Họ có thể chích mủ của bạn một cách an toàn hoặc kê toa một loại thuốc mạnh hơn.
Thuốc theo toa có thể rất hữu ích trong việc loại bỏ mụn trứng cá, đặc biệt là những nhiễm trùng do vi khuẩn. Một số loại thuốc bác sĩ có thể kê toa bao gồm:
- Kháng sinh đường uống, như doxycycline và amoxicillin
- Kháng sinh bôi tại chỗ, chẳng hạn như dapsone
- Axit salicylic
Trong trường hợp nghiêm trọng, một phương pháp gọi là liệu pháp quang động (PDT) có thể được sử dụng để điều trị mụn mủ. PDT là phương pháp điều trị kết hợp ánh sáng và giải pháp kích hoạt ánh sáng đặc biệt nhằm vào và tiêu diệt mụn trứng cá. Bên cạnh việc loại bỏ mụn mủ và các tình trạng da liên quan mụn trứng cá, PDT cũng có thể làm giảm các vết sẹo mụn cũ và làm cho làn da của bạn mịn màng hơn. Trao đổi với bác sĩ da liễu của bạn để xem liệu liệu pháp quang động có thể được sử dụng để điều trị tình trạng của bạn không.
Ăn gì khi bị mụn mủ?
Thực phẩm cần tránh
- Hạn chế các gia vị có độ cay nóng như hành, tỏi, ớt, tiêu, gừng…, đồng thời nên kiêng các loại trái cây tính nhiệt như chôm chôm, nhãn lồng, sầu riêng, vải thiều, măng cụt… Đặc biệt: mỳ cay, đồ nướng sa tế, bánh cay…
- Hạn chế các chất kích thích như bia, rượu, thuốc lá, cà phê hoặc nước ngọt có ga…
- Các loại bánh, kẹo, nước ngọt coca,pepsi,sting … chứa lượng đường cao dễ gây tăng tiết bã nhờn và dẫn đến bít lỗ chân lông, sinh mụn và làm mụn nhiễm trùng mưng mủ, viêm nhiễm nặng dẫn đến tình trạng xấu cho da.
- Gà rán, khoai tây chiên, các đồ ăn vặt (cá viên, bò viên, xúc xích,…), đồ đóng hộp là những thực phẩm chứa nhiều dầu mỡ và chất bảo quản mà bạn không nên ăn. Chúng có khả năng kích thích tuyến bã nhờn hoạt động mạnh, dể gây bít lỗ chân lông dẫn đến viêm nang lông hoặc làm nốt mụn sưng to và tạo mủ nhiều hơn.
- Các loại hải sản, thịt dê, thịt gà trống, các loại nấm, trứng có thể gây dị ứng với những có cơ địa nhạy cảm nên cần phải tránh xa nếu bạn đang bị mụn.
Thực phẩm nên ăn
- Đậu xanh: bạn có thể nấu đậu xanh kèm nha đam giúp thanh nhiệt, giải độc, tiêu mủ do ung nhọt rất tốt.
- Trà xanh, hoa cúc, atiso: Pha trà xanh, trà hoa cúc, trà thảo dược để uống hàng ngày giúp đẹp da, dưỡng nhan, ngăn ngừa và trị mụn trứng cá, mụn mủ, mụn nhọt…
- Các loại rau xanh: rau má, rau cần, rau dền, rau lang, rau bồ ngót, rau mồng tơi, rau cải xanh, bông atiso có tính mát giúp thanh nhiệt, giải biểu, không chỉ giúp trị mụn nhọt mà còn giúp bồi dưỡng sức khỏe.
- Các loại củ quả và trái cây: dưa chuột, bí đao, khổ qua, dưa hấu, đu đủ, cam, chanh, bưởi, dâu tây, kiwi… giàu vitamin C giúp tăng cường sức đề kháng và giải độc tố trong cơ thể rất hiệu quả.
Ngoài ra, người bị mụn nhọt nên thường xuyên uống nước để thanh lọc và đào thải độc tố trong cơ thể ra ngoài, giúp điều hòa quá trình trao đổi chất và lưu thông máu. Bạn có thể bổ sung thêm các loại nước ép trái cây như nước cam, nước chanh, nước mí, nước dừa… để giúp làm mát cơ thể và cung cấp các vitamin, khoáng chất cần thiết nuôi dưỡng làn da khỏe mạnh hơn.