Bệnh về da

Mụn bọc là gì? Nguyên nhân, dấu hiệu và cách trị mụn bọc hiệu quả

Mụn bọc là gì?

mụn bọc là gì

Mụn bọc trứng cá hay mụn bọc là một dạng nặng nhất của mụn. Mụn xuất hiện khi sự viêm nhiễm do vi khuẩn P.acnes ở nang lông lan sâu vào bên trong da, có thể là sự kết hợp của vi khuẩn, dầu và tế bào chết trong lỗ chân lông. Mụn bọc có biểu hiện đầu tiên là một vài nốt sần nhỏ, hơi cứng và có màu đỏ, có thể ngứa và đau, mụn có thể phát triển riêng rẽ hoặc mọc thành từng mảng, khi mụn vỡ thấy có mủ và máu chảy ra.

Mụn bọc là loại mụn có nguy cơ để lại vết thâm và sẹo cao nhất trong các loại mụn.

Thông thường, tình trạng mụn bọc có thể cải thiện theo tuổi tác. Tuy nhiên, có những mụn bọc cứng đầu và gây đau đớn nhiều sẽ không tự biến mất. Nếu bạn nghi ngờ mình bị mụn bọc, bác sĩ da liễu là lựa chọn tốt nhất của bạn. Bác sĩ có thể kê toa thuốc cần thiết để giúp làm sạch làn da của bạn.

Xem thêm: Mụn trứng cá là gì? Nguyên nhân, phân loại và cách trị mụn trứng cá

Nguyên nhân mụn bọc

Biểu hiện ban đầu của mụn bọc thường là những nốt đỏ hoặc vết sưng nhỏ. Khi phát triển lên sẽ dần trở thành những nốt đỏ lớn, cứng và sưng tấy, gây đau nhức khó chịu. Lúc này mủ bắt đầu xuất hiện, nhiều hay ít sẽ tuỳ thuộc vào tình trạng nốt mụn.

Mụn bọc xuất hiện chủ yếu do da bị nhiễm khuẩn P.acnes ở nang lông. Khi loại khuẩn này tiến sâu vào trong nang, cơ thể phản ứng lại, dẫn đến sự xuất hiện của những nốt mụn bọc.

  • Do tuyến bã nhờn hoạt động mạnh dưới da, làm tăng cường sự hoạt động của nội tiết tố Androgen
  • Do cách chăm sóc da không đúng, gây ra sự bịt kín của chất sừng ở lỗ chân lông
  • Vi khuẩn P.acnes cư trú ở lỗ chân lông gây viêm nhiễm, lan sâu vào bên trong da
  • Căng thẳng, mất ngủ, stress kéo dài cũng có thể là nguyên nhân gây ra mụn…
  • Yếu tố di truyền: Nếu trong gia đình có ông, bà, bố, mẹ hoặc anh chị em bị mụn trứng cá nói chung và mụn bọc nói riêng thì bạn có nguy cơ bị rất cao.
  • Giữ vệ sinh da mặt không sạch sẽ, không đúng cách như lạm dụng mỹ phẩm thường xuyên trang điểm nhưng không tẩy trang kỹ. Dùng sữa rửa mặt có tính tẩy rửa mạnh làm tổn thương da hoặc dưỡng da không phù hợp…
  • Da không được cung cấp đủ độ ẩm khiến chúng phản ứng lại bằng cách tiết dầu nhờn nhiều hơn có thể do thiếu nước và không được dưỡng ẩm đúng cách.
  • Ăn nhiều đồ cay, nóng, không uống đủ lượng nước cần thiết hàng ngày…

Đối tượng dễ bị mụn bọc

Bất cứ ai cũng có thể bị mụn trứng cá nhưng mụn bọc thường gặp ở những người có làn da dầu. Nó cũng phổ biến hơn ở thanh thiếu niên, phụ nữ và người lớn tuổi bị mất cân bằng nội tiết tố.

Các đối tượng dễ bị mụn bọc nhất là:

  • Dân văn phòng: Những người làm việc văn phòng thường xuyên sử dụng điện thoại, máy tính bị các tia bức xạ ảnh hưởng đến da làm da yếu, mất sức đề kháng là điều kiện để mụn tấn công.
  • Phụ nữ mang thai và đang trong thời kỳ kinh nguyệt: Phụ nữ ở hai thời kỳ này nội tiết tố trong cơ thể thay đổi, mất cân bằng hormone làm da sản sinh nhiều bã nhờn.
  • Nam, nữ độ tuổi dậy thì: Đây là đối tượng có tâm sinh lý thay đổi nhiều, dễ bị rối loạn hormone gây tình trạng mụn bọc.
  • Những người dùng thuốc ảnh hưởng đến gan: Việc dùng thuốc tây trong thời gian dài khiến gan không đào thải được chất độc, tich tụ trong cơ thể và bài tiết qua da.
  • Những người có cơ địa da dầu: Lượng dầu tiết ra quá nhiều, đặc biệt là vùng trán, mũi, cằm nếu không được vệ sinh sạch sẽ là yếu tố gây mụn hàng đầu.

Xem thêm: Mụn đầu đen là gì? Nguyên nhân và cách trị mụn đầu đen

Cách nhận biết mụn bọc

Mụn bọc là vài cục sần đỏ, cứng nhỏ sau đó lớn dần, riêng rẽ hoặc liên kết thành từng mảng. Sau đó mềm dần, mọng dần và vỡ ra chảy mủ máu.

Mụn bọc có mủ là những nốt mụn to, sưng lên và có mủ bên trong gây cảm giác đau nhức và khó chịu, mụn mủ rất dễ bị tổn thương do lớp da mỏng bao bọc bên ngoài mụn nên chỉ cần sờ tay hoặc tác động nhẹ là mụn sẽ bị vỡ ra.

Những vị trí thường gặp của mụn bọc:

  • Mũi và má là hai vị trí thường gặp của mụn bọc trên mặt. Sự xuất hiện của mụn bọc ở những vị trí khác nhau còn cảnh báo sức khỏe của bạn.
  • Mụn bọc ở má là vị trí thường gặp của mụn bọc ở mặt. Mũi nằm trong vùng chữ T, đây là vùng tập trung rất nhiều bã nhờn nên thường bị mụn nhiều hơn các vùng khác. Nam giới thường bị mụn bọc ở mũi nhiều hơn nữ giới. Mụn bọc ở má thường là hệ quả của việc thay đổi hormone trong cơ thể gây nên. Khoa học chứng minh khi mụn xuất hiện ở má phải có nghĩa là phổi của bạn đang gặp tình trạng bất thường. Còn mụn bọc ở má trái thường do chức năng gan suy giảm. Một nguyên nhân nữa do thay đổi môi trường sống, thường xuyên trang điểm nhưng tẩy trang chưa kỹ.
  • Ngoài ra, mụn bọc có thể xuất hiện ở ngực, lưng, cổ, cánh tay….

Cách trị mụn bọc

Do mức độ nghiêm trọng của mụn bọc, phương pháp điều trị không kê đơn (OTC) cho mụn bọc là không đủ mạnh. Điều này có nghĩa là bạn sẽ cần gặp bác sĩ da liễu để dùng thuốc theo toa. Tùy thuộc vào phương pháp điều trị được sử dụng, bạn có thể mất đến 8 tuần mới có thể nhận thấy sự cải thiện.

Trao đổi với bác sĩ của bạn về các phương pháp sau đây được sử dụng để điều trị mụn bọc. Một số trường hợp cần điều trị kết hợp nhiều thuốc.

Isotretinoin

Isotretinoin (Accutane) là một loại thuốc theo toa khá mạnh, được coi là biện pháp điều trị hiệu quả nhất cho mụn bọc. Nó có nguồn gốc từ một dạng vitamin A với tác dụng mạnh, dùng dưới dạng viên hàng ngày.

Khoảng 85% những người dùng isotretinoin ghi nhận cải thiện trong vòng bốn đến sáu tháng. Mặc dù nó có hiệu quả, có một số rủi ro nghiêm trọng liên quan đến isotretinoin đã được ghi nhận

Trao đổi với bác sĩ nếu bạn gặp bất kỳ điều sau đây:

  • Rối loạn tâm trạng
  • Viêm ruột
  • Nhức đầu dai dẳng
  • Chảy máu cam
  • Bầm tím da
  • Viêm da
  • Tiểu máu
  • Đau cơ, đau khớp

Kháng sinh đường uống

Kháng sinh đường uống có thể được sử dụng để điều trị mụn bọc nếu nó xuất hiện trên một vùng rộng lớn ở da của bạn. Kháng sinh hoạt động bằng cách giảm vi khuẩn và giảm viêm có thể giảm hình thành mụn bọc. Tuy nhiên, kháng sinh không làm giảm dầu thừa và tế bào da chết.

Kháng sinh chỉ nên được sử dụng trong thời gian ngắn do lo ngại về tình trạng kháng thuốc. Nếu kháng sinh không có hiệu quả thì bác sĩ có thể sẽ khuyên bạn nên bắt đầu dùng isotretinoin.

Tác dụng phụ có thể có của kháng sinh đường uống có thể bao gồm:

  • Đau bụng
  • Tiêu chảy
  • Buồn nôn
  • Nhạy cảm với ánh nắng mặt trời
  • Nôn

Retinoids bôi tại chỗ

Retinoids bôi tại chỗ cũng có nguồn gốc từ vitamin A. Tuy nhiên, những chất này không mạnh như isotretinoin. Retinoids tác dụng trực tiếp lên lyzosom tế bào và giải phóng các enzym phân giải protein và thủy phân. Tác dụng này gắn liền với phản ứng viêm làm bong các tế bào vẩy là những tế bào gây tổn thương cơ bản của trứng cá do chúng bịt tắc các nang. Do làm tiêu tan cái nút này, nhân trứng cá được thoát ra, các vi nang trở thành các nang mở và tránh được ứ đọng chất bã.

Retinoids đôi khi được sử dụng kết hợp với kháng sinh bôi tại chỗ để tăng hiệu quả hơn. Retinoids bôi tại chỗ có thể được sử dụng hàng ngày ở dạng kem, gel và lotion.

Các sản phẩm không kê đơn retinoid (adapalene) có sẵn song mụn bọc thường chỉ đáp ứng với các công thức tăng cường theo toa.

Bao gồm các chất sau:

  • Avage
  • Avita
  • Differin
  • Retin-A
  • Tazorac

Sử dụng retinoids tại chỗ có thể làm cho làn da của bạn đỏ và bong tróc. Những tác dụng phụ này thường là tạm thời và sẽ đỡ khi da bạn đã quen với thuốc. Retinoids cũng có thể khiến bạn dễ bị bắt nắng hơn, vì vậy hãy nhớ mặc áo chống nắng.

Spironolactone

Spironolactone (Aldactone) là một biện pháp điều trị theo toa cho mụn trứng cá. Trong y học, nó thường được sử dụng như một loại thuốc lợi tiểu để giúp điều trị phù và huyết áp cao. Về da liễu, thuốc này có thể hoạt động bằng cách kiểm soát lượng androgen dư thừa góp phần gây ra mụn viêm. Nó thường chỉ hiệu quả ở những phụ nữ bị mụn trứng cá ở nửa mặt phía dưới.

Spironolactone có thể gây dị tật bẩm sinh, vì vậy bạn không nên dùng nó nếu bạn đang có kế hoạch mang thai. Những người bị bệnh thận cũng không nên sử dụng thuốc này.

Trong một nghiên cứu năm 2012 cho thấy liều 50 đến 100 mg mỗi ngày hoạt động tốt nhất. Tuy nhiên, có thể tăng liều lên tới 200 mg mỗi ngày.

Thuốc này có một số tác dụng phụ, chẳng hạn như:

  • Đau vú
  • Chóng mặt
  • Mệt mỏi
  • Đau đầu
  • Tăng kali máu
  • Kinh nguyệt không đều
  • Tiêu chảy
  • Táo bón

Thuốc tránh thai

Thuốc tránh thai đường uống là một lựa chọn khả thi cho mụn trứng cá ở một số phụ nữ. Phương pháp này đặc biệt hiệu quả nếu bạn có xu hướng mọc mụn bọc trong quá trình thay đổi nồng độ hormone liên quan đến chu kỳ kinh nguyệt.

Thuốc tránh thai có chứa estrogen có thể giúp điều chỉnh nồng độ hormone tổng thể và có thể làm giảm mụn trứng cá.

Tuy nhiên, thuốc tránh thai không dành cho tất cả mọi người. Những loại thuốc này có thể không phù hợp với bạn nếu bạn hút thuốc, bị cục máu đông hoặc đang cố gắng mang thai.

Xem thêm: Mụn đầu trắng là gì? Nguyên nhân và cách điều trị

Làm thể nào để ngăn ngừa sẹo do mụn bọc?

Trong số tất cả các loại mụn, mụn bọc là loại sẹo dễ để lại sẹo nhất. Bạn có thể giảm nguy cơ để lại sẹo bằng cách không tự ý nặn mụn bọc. Bạn cần phải giữ vệ sinh thật tốt cho da và tuyệt đối không được nặn mụn. Rất nhiều người đã nặn mụn để làm cho mụn bớt sưng tấy, nhưng điều này hoàn toàn sai lầm. Nặn mụn bọc có thể khiến tình trạng mụn tệ thêm, sưng tấy hơn và lâu lành. Nếu nặn không đúng cách, mụn sau khi đã được loại bỏ có thể để lại sẹo lõm mất thẩm mỹ.

Mặc dù tốt nhất là ngăn ngừa sẹo ngay từ đầu, nhưng có một số phương pháp bạn có thể thử để giảm sự xuất hiện của sẹo. Tuy nhiên, điều quan trọng là phải điều trị mụn trứng cá trước và xử lý sẹo sau khi mụn được kiểm soát.

Bao gồm các phương pháp sau:

  • Sử dụng lột da hóa học (chemical peel)
  • Dermabrasion (mài mòn da)
  • Tái tạo bề mặt bằng laser

Bạn chỉ nên để bác sĩ da liễu làm các phương pháp này, không tự ý làm hoặc đến các cơ sở spa không đủ chất lượng thực hiện.

Cách chăm sóc da giúp tránh mụn bọc

Chăm sóc làn da của bạn là cách tốt nhất bạn có thể ngăn ngừa mụn bọc. Bạn có thể thực hiện các biện pháp chăm sóc da dưới đây:

  • Rửa mặt mỗi ngày một lần vào buổi tối. Sử dụng sữa rửa mặt loại bỏ bụi bẩn và dầu dư thừa, hãy chọn loại sữa rửa mặt dịu nhẹ. Tẩy tế bào chết có thể kích thích mụn viêm đang có và làm cho nó tồi tệ hơn. Bạn có thể sử dụng loại sữa rửa mặt dành riêng cho da mụn.
  • Tuyệt đối không nặn mụn
  • Hạn chế trang điểm. Nếu bắt buộc phải sử dụng, hãy chọn các sản phẩm trang điểm được dán nhãn là không chứa dầu vì các sản phẩm này không có khả năng làm tắc nghẽn lỗ chân lông của bạn. Đặc biệt, đừng quên tẩy trang sau khi trang điểm. Không bao giờ đi ngủ với lớp trang điểm trên mặt. Tẩy trang kể cả khi chỉ dùng kem chống nắng.
  • Bôi kem chống nắng hàng ngày. Điều này sẽ giúp ngăn ngừa cháy nắng, nhất là khi bạn sử dụng các loại thuốc trị mụn có thể làm da bạn nhạy cảm với ánh nắng mặt trời, cũng như ngăn ngừa nguy cơ ung thư da. Chọn kem chống nắng không dầu để tránh bít lỗ chân lông.
  • Hạn chế ăn đồ chứa chất cay nóng, nên thường xuyên ăn các loại thực phẩm có công dụng thanh nhiệt, giải độc, tiêu viêm, mát gan, cân bằng nội tiết tố trong cơ thể.

Một số cách ngăn ngừa mụn trứng cá:

  • Rửa mặt 2 lần/ngày bằng sữa rửa mặt dịu nhẹ dành cho da dầu.
  • Uống đủ nước hàng ngày.
  • Hạn chế đồ ăn cay nóng, nhiều dầu mỡ.
  • Đi ngủ đúng giờ, trước 23h.
  • Thường xuyên thay vỏ chăn, gối và vệ sinh điện thoại.
  • Dưỡng ẩm với các loại kem dưỡng phù hợp với làn da.
  • Tập thể dục hàng ngày
  • Giữ tinh thần thoải mái

Trong hầu hết các trường hợp bị mụn bọc, bạn sẽ cần gặp bác sĩ da liễu để loại bỏ mụn. Cho dù đó là thuốc theo toa hay thủ thuật can thiệp, bác sĩ da liễu là lựa chọn tốt nhất dành cho bạn. Mụn bọc rất khó điều trị tại nhà, nó cũng có thể dẫn đến sẹo trên da.

Ngoài các phương pháp điều trị, bác sĩ da liễu cũng có thể giúp bạn ngăn ngừa các trường hợp mụn trứng cá tái phát. Hãy nhớ rằng bất kỳ chế độ chăm sóc da nào có thể mất vài tháng mới thấy được kết quả.

Vài điều về tác giá

Dr. Hung

Thích viết, đam mê chia sẻ kiến thức đến cộng đồng và mong muốn mọi người đều có kiến thức cơ bản để chăm sóc sức khỏe cho bản thân cũng như người thân. Ngoài ra còn thích nghe nhạc trữ tình, làm đồ handmade...

Leave a Comment