Chăm sóc trẻ

Cách hút sữa và bảo quản sữa mẹ sau khi hút mà các mẹ bầu cần biết

Trong 6 tháng đầu sau sinh, trẻ cần được bú sữa mẹ hoàn toàn để đạt được sự tăng trưởng, phát triển và sức khỏe tối ưu. Từ tháng thứ 6 trở đi, trẻ có thể ăn dặm, tập làm quen với thức ăn thô nhưng sữa mẹ vẫn là nguồn dinh dưỡng tốt đối với trẻ. Những trường hợp bạn phải đi làm, núm vú tụt vào trong, hoặc bạn không thể trực tiếp cho con bú được do những bệnh lý hoặc bạn muốn trữ sữa lâu dài cho con dùng thì bạn có thể vắt sữa ra lưu trữ. Khi vắt sữa như thế mẹ sẽ không bị mất sữa mà ngược lại giúp duy trì nguồn sữa mẹ lâu dài.

Bài viết dưới đây cung cấp một số thông tin về vắt sữa và lưu trữ sữa mẹ.

Xem thêm: Tập cho bé bú bình: Tất cả những gì bạn cần biết

Cách hút sữa mẹ, vắt sữa mẹ

cách hút sữa mẹ

Nếu bạn không thể cho bé bú trực tiếp, hãy vắt sữa vào những khung giờ bé thường bú mẹ. Điều này sẽ kích thích sữa của bạn về nhiều hơn.

Trước khi bạn vắt sữa hãy rửa tay bằng xà phòng và nước. Nếu không có xà phòng và nước, hãy sử dụng chất khử trùng tay chứa cồn có nồng độ cồn ít nhất là 60%. Đảm bảo khu vực bạn đang vắt sữa, các bộ phận máy vắt sữa và bình đựng của bạn sạch sẽ. Bạn không cần phải rửa ngực và núm vú trước khi bơm.

Bạn có thể cảm thấy cơn đau buốt ngực thoáng qua khi vắt sữa. Phản xạ sữa xuống là một phản hồi có điều kiện do hormone oxytocin tác động đến các tế bào xung quanh nang sữa co bóp và đẩy sữa ra ngoài. Khi bạn cho em bé bú, thị giác, âm thanh và mùi của em bé sẽ giải phóng oxytocin trong não của bạn, điều này kích hoạt dòng sữa chảy xuống.

Nếu bạn vắt sữa, vài gợi ý sau có thể sẽ giúp bạn vắt dễ hơn:

  • Hãy nghĩ về những điều bạn yêu thích về em bé của bạn. Mang theo một bức ảnh hoặc một tấm chăn hoặc vật dụng quần áo có mùi hương của em bé trên đó.
  • Sử dụng một miếng vải ấm, ẩm cho ngực của bạn.
  • Nhẹ nhàng massage ngực của bạn.
  • Nhẹ nhàng chà xát núm vú của bạn.
  • Tưởng tượng dòng sữa chảy xuống.
  • Ngồi yên lặng và nghĩ về một khung cảnh thư giãn.
Cách vắt sữa bằng tay hoặc máy
Phương pháp Cách làm Ưu, nhược điểm
Dùng tay Dùng một tay nâng bầu vú, sao cho ngón trỏ đặt dưới bầu vú, gần quầng vú. Còn ngón cái nằm trên bầu vú, đối diện ngón trỏ. Điều chỉnh vị trí tay sao cho phù hợp. Với những mẹ có quầng vú rộng, bạn có thể để tay lùi vào trong quầng vú một chút. Ngược lại, nếu mẹ có quầng vú rộng, các ngón tay có thể đặt ở bên ngoài.

Ấn nhẹ các ngón tay vào bầu ngực, giữ nguyên lực, tiếp tục dùng ngón trỏ và ngón cái ép xuôi quầng vú về phía trước, đẩy sữa ra khỏi các túi sữa, và tràn ra đầu vú.

  • Yêu cầu thực hành, kỹ năng và sự phối hợp tốt
  • Dễ dàngthực hành và có thể ra sữa nhanh như máy hút
  • Tiện lợi, tốt nếu bạn không thường xuyên xa em bé hoặc bạn không muốn mang theo máy móc lỉnh kỉnh.
  • Không tốn chi phí
Máy hút  tay Thực hiện theo các hướng dẫn của máy hút bạn đang sử dụng. Phễu chụp núm vú sẽ có nhiều kích cỡ khác nhau, vì thế nếu bạn cảm thấy chiếc phễu chụp quá nhỏ hoặc quá to so với núm vú của mình thì cần chọn một chiếc phễu khác phù hợp hơn. Khi hút, đầu núm vú phải nằm giữa tâm của ống phễu.Bạn có thể làm ẩm các cạnh ngoài của phễu chụp bằng nước hoặc bằng sữa mẹ sẽ đảm bảo hút tốt hơn. Phễu chụp nên bao quanh núm vú và quầng vú, với tất cả các núm vú và phần mô vú (còn gọi là cốc đựng sữa)
  • Yêu cầu thực hành, kỹ năng và phối hợp.
  • Hữu ích cho việc thỉnh thoảng hút nếu bạn xa em bé trong một thời gian ngắn.
  • Có thể khiến bạn có nguy cơ nhiễm trùng vú cao hơn .
Máy hút sữa bằng điện Bạn thực hiện theo các hướng dẫn của máy. Bơm kép lý tưởng hơn vì loại bơm này giúp tiết kiệm thời gian và tăng lượng sữa. Bạn có thể làm ẩm các cạnh bên ngoài của mặt hút sữa để đảm bảo lực hút tốt. Bắt đầu hút từ từ, tối thiểu và tăng dần khi sữa bắt đầu ra nếu cần thiết. Nếu núm vú của bạn đau, giữ cho máy hút ở chế độ thấp hơn.

 

 

  • Có thể dễ dàng hơn cho một số bà mẹ.
  • Có thể hút sữa một vú  hoặc cả hai vú cùng một lúc.
  • Bơm đôi (bơm cả hai vú cùng một lúc) có thể thu thập nhiều sữa hơn trong thời gian ngắn hơn, điều này rất hữu ích nếu bạn đi làm ở công sở hoặc đi học toàn thời gian.
  • Cần một nơi để làm sạch và lưu trữ các thiết bị giữa các lần sử dụng.
  • Máy bơm điện yêu cầu pin hoặc một ổ điện để chạy máy.

Trước mỗi lần sử dụng:

  • Rửa tay: Rửa tay kỹ bằng xà phòng và nước trong ít nhất 20 giây.
  • Lắp ráp: Lắp ráp các bộ phận trong máy hút. Kiểm tra xem bộ dụng cụ hút hoặc ống có bị mốc hoặc bẩn trong quá trình bảo quản. Nếu ống của bạn bị mốc, hãy loại bỏ và thay thế ngay lập tức.
  • Lau sạch máy, mặt bàn bằng khăn ướt hoặc khăn sạch.

Xem thêm: Cách chọn bình sữa và núm vú tốt nhất cho bé

Bảo quản sữa mẹ sau khi hút

Sau mỗi lần hút, bạn có thể bảo quản sữa mẹ như sau:

  • Giữ sữa ở nhiệt độ phòng: Sữa mẹ có thể để trong tối đa 4 giờ sau khi hút ở nhiệt độ phòng
  • Làm lạnh sữa: Sữa mẹ có thể để trong tủ lạnh tối đa 4 ngày.
  • Đặt sữa trong tủ đông: Nếu bạn không thể sử dụng hết sữa mẹ trong tủ lạnh trong vòng 4 ngày sau khi hút, hãy cấp đông ngay sau khi hút.
  • Sử dụng túi cách nhiệt: Bạn có thể cho sữa mẹ vào túi làm mát hoặc cách nhiệt với túi đá đông lạnh trong tối đa 24 giờ sau khi vắt sữa. Sau 24 giờ trong tủ mát, sữa mẹ nên được làm lạnh hoặc đông lạnh.
  • Khi lưu trữ sữa mẹ, hãy sử dụng túi trữ sữa mẹ. Bạn cũng có thể sử dụng chai thủy tinh sạch hoặc chai nhựa cứng không chứa BPA có nắp đậy kín. Không sử dụng các loại nhựa tái chế, có thể chứa BPA. Thủy tinh được xem như chất liệu tốt nhất để trữ sữa mẹ bởi vì các thành phần có trong sữa mẹ được bảo quản tốt nhất trong thủy tinh. Thứ 2 là bình nhựa cứng, chất lượng tốt. Nên chọn loại bình dành riêng để trữ sữa.

Nếu muốn sử dụng túi trữ sữa, bạn nên lưu ý:

  • Sữa có khả năng dính vào 2 bên mép túi, làm giảm khối lượng sữa.
  • Sữa đựng trong túi thường có nguy cơ bị rò rỉ nhiều hơn. Một số hãng sản xuất ra những chiếc túi đựng sữa chất lượng tốt nhưng giá thành lại khá đắt.
  • Để tiết kiệm, bạn có thể mua 2 loại túi: Một loại dùng trữ sữa trong ngăn mát tủ lạnh; loại đắt hơn dùng đựng sữa trong ngăn đá. Điều này sẽ giảm những vết rách nhỏ xuất hiện trên bề mặt túi.

Mẹo làm lạnh sữa

  • Hãy ghi nhãn rõ ràng ngày tháng bạn vắt sữa trên mỗi túi lưu trữ. Bao gồm tên của con bạn nếu bạn đang gửi con ở ngoài.
  • Cấp đông túi lưu trữ với số lượng nhỏ (125-250ml, hoặc ¼ đến ½ cốc) để cho ăn sau này.
  • Đừng đổ sữa đầy túi, để sữa cách mép túi vài cm bởi vì nó sẽ tăng kích thước hơn khi đông lạnh.
  • Đóng chặt nắp hoặc kéo kín mép túi lưu trữ sữa trước khi bỏ vào tủ đông.
  • Lưu trữ sữa ở phía sau của ngăn đá, không để trên ngăn mát để nó không bị tan ra.

Mẹo làm tan và hâm nóng sữa

  • Luôn luôn sử dụng sữa mẹ có thời gian vắt xa nhất.
  • Sữa mẹ không cần phải hâm nóng. Một số em bé thích dùng sữa ở nhiệt độ phòng. Một số em bé thậm chí thích sữa lạnh.
  • Làm tan sữa trong chai hoặc túi sữa đông lạnh bằng cách cho vào tủ lạnh để ngăm mát qua đêm.

Nếu bạn quyết định làm ấm sữa mẹ hãy tuân theo các điều:

  • Giữ bình kín trong khi hâm nóng.
  • Giữ bình với nhiệt độ ấm, không nóng, đặt dưới nước chảy hoặc đặt nó trong một thùng chứa nước ấm, không nóng.
  • Không bao giờ đặt một chai hoặc túi sữa mẹ trong lò vi sóng. Lò vi sóng tạo ra những điểm nóng có thể làm bỏng em bé và làm hỏng sữa.
  • Kiểm tra nhiệt độ trước khi cho bé ăn bằng cách để một ít trên cổ tay của bạn. Sữa nên ấm và không nóng.
  • Khuấy sữa để trộn đều chất béo có thể đã tách ra. Đừng lắc sữa.
  • Sử dụng sữa mẹ trong vòng 24 giờ sau khi rã đông trong tủ lạnh. Điều này có nghĩa là 24 giờ kể từ khi sữa mẹ không còn đông lạnh nữa, không phải từ khi bạn lấy nó ra khỏi tủ đông đá.
  • Sau khi sữa mẹ được làm tan đến nhiệt độ phòng hoặc được làm ấm sau khi để trong tủ lạnh hoặc tủ đông, hãy sử dụng nó trong vòng 2 giờ. Nếu bạn có bất kỳ sữa nào còn sót lại khi bé ăn xong, hãy bỏ sữa đó đi.
  • Không cấp đông lại sữa mẹ khi nó đã tan ra.
  • Sữa mẹ có thể được lưu trữ trong một túi lạnh cách nhiệt với túi đá đông lạnh trong tối đa 24 giờ khi bạn đi du lịch. Khi bạn đến nơi, ,nên sử dụng sữa ngay.

Hướng dẫn cách bảo quản sữa mẹ

Hướng dẫn cách bảo quản sữa mẹ để sử dụng cho trẻ đủ tháng, khỏe mạnh.
Địa điểm Nhiệt độ Thời gian Những điều cần biết
Mặt bàn, bàn Nhiệt độ phòng Lên đến 4 giờ Nơi để phải sạch sẽ và an toàn. Tốt nhất nên để trong một hộp nhựa sạch. Đậy hộp nhựa bằng khăn mát sạch có thể giữ lạnh sữa. Vứt bỏ sữa còn thừa trong vòng 2 giờ sau khi bé bú xong.
Tủ lạnh 0-4 độ C Lên đến 4 ngày Lưu trữ sữa ở phía sau của tủ lạnh. Khi ở nơi làm việc, bạn có thể cho sữa mẹ vào tủ lạnh dùng chung. Hãy chắc chắn dán nhãn trên túi rõ ràng.
Tủ đông -15 độ C hoặc lạnh hơn Trong vòng 6 tháng là tốt nhất.

Có thể đế lên tới 12 tháng.

Lưu trữ sữa về phía sau của tủ đông nơi nhiệt độ lạnh nhất. Sữa được bảo quản ở -15 độ C hoặc lạnh hơn là an toàn trong thời gian dài , nhưng chất lượng sữa có thể không cao.

Hướng dẫn bảo quản sữa mẹ đã tan đá

  Nhiệt độ phòng
(lên đến
 25°C)
Tủ lạnh
(4°C)
Tủ đông
(-15°C hoặc lạnh hơn)
Sữa mẹ đã tan 1 đến 2 giờ 24 giờ không nên cấp đông lại nữa

Nếu sữa trữ trong bình hay túi xuất hiện màu trắng đục như đám mây sau khi được rã đông đúng cách, sữa mẹ lúc này đã bị rò. Bạn nên tránh cho bé bú sữa này vì có thể đã bị mất đi một số dưỡng chất quan trọng.

Chúc bạn và bé yêu luôn khỏe mạnh

Vài điều về tác giá

Dr. Hung

Thích viết, đam mê chia sẻ kiến thức đến cộng đồng và mong muốn mọi người đều có kiến thức cơ bản để chăm sóc sức khỏe cho bản thân cũng như người thân. Ngoài ra còn thích nghe nhạc trữ tình, làm đồ handmade...

Leave a Comment