Chăm sóc trẻ

Kinh nghiệm cho bé không chịu bú bình mà các mẹ cần biết!

Khi em bé chào đời, các bà mẹ hầu như sẽ cố gắng hết sức để cho trẻ bú mẹ. Ngay từ khi có bầu, nhiều người đã được khuyên nên cho con bú mẹ song song với bú bình trong giai đoạn sớm, nếu không sau này khó cho con bú bình. Điển hình là nhiều mẹ đã phải đút từng thìa sữa cho con rất vất vả vì bé không chịu bú bình. Đối với các mẹ bầu chuẩn bị sinh: tùy vào đặc điểm từng bé và quan điểm của gia đình, bạn có thể cho con bú song song cả mẹ và bình từ khi bé mới được sinh ra đến lớn (tất nhiên là đến lúc bỏ bú mẹ), nếu mẹ nào muốn cho con bú mẹ hoàn toàn trong mấy tháng đầu thì đến khoảng 2-3 tháng thì nên tập cho bé bú bình. Vì sao lại thời điểm này? Đây là thời điểm mà bé đã bắt đầu nhận biết nên nếu tập muộn hơn có thể sẽ khó khăn cho mẹ và gia đình.

Đối với mẹ đã sinh bé: Nên tập cho bé từ 2 – 3 tháng, hoặc là càng sớm càng tốt. Một lưu ý là đối với 1 số bé nếu được tập bú bình quá sớm có thể gây tác dụng ngược là bé không thèm bú mẹ nữa. Do đó thời điểm 2 tháng tuổi là phù hợp nhất để mẹ. tiến hành cho số đông các bé.

Xem thêm: Tập cho bé bú bình: Tất cả những gì bạn cần biết

Dưới đây là một số kinh nghiệm cho bé không chịu bú bình:

Bạn cần chuẩn bị gì?

kinh nghiệm cho bé không chịu bú bình

Tâm lý

Vì có bé tập rất dễ nhưng có bé cực kì khó, nên việc đầu tiên mà mẹ và người thân trong gia đình cần chuẩn bị là tâm lý thật vững. Vì khi bé không chịu bú bé sẽ quẫy khóc, kèm theo đó là bé sẽ đói bụng, nhiều lần như vậy có bé sẽ ốm đi trông thấy. Làm cha mẹ nhìn con khóc, con đói không ai không xót, và như thế nếu nản chí “thôi cho ngậm ty mẹ cho rồi, mai tập lại cũng được” thì như thế theo phản xạ cứ khóc là được đáp ứng, bé sẽ học rất nhanh và những lần sau dần dần bé sẽ điều khiển được cả nhà, càng ngày càng khó tập!

Người phụ giúp

Có nhiều bé quen hơi mẹ vì được bú mẹ hằng ngày, đến khi mẹ tập với bình sữa thì sẽ khó hơn người nhà tập. Do đó bạn có thể nhờ ba của bé hoặc người thân trong nhà trực tiếp tập cho bé bú. Có thể lúc đầu bé không chịu nhưng khi đói bụng quá bé sẽ tạm chấp nhận và dần dần bé sẽ tự giác bú bình.

Sữa mẹ

Để bé có thể bú bình một cách ngon lành thì chắc chắn thức uống cho bé sẽ phải là sữa mẹ. Bạn nên hút sữa ra cho vào bình để bé bú. Để việc hút sữa dễ dàng và thường xuyên, bạn nên chuẩn bị một máy hút sữa. Máy hút bằng tay thì rẻ, nhưng nhược điểm là hút cực kì mỏi tay, nhất là với các mẹ mới sinh dậy cần được nghỉ ngơi. Hút sữa xong nếu bé chưa bú liền thì bạn phải bảo quản đúng cách tránh làm hư sữa và mất chất dinh dưỡng. Nếu bé bú liền thì bạn chỉ nên cho vào bình vừa đủ một lượng cho bé bú, phần còn lại bảo quản, không thôi bé bú không hết bỏ đi thì phí mà cho bé dùng lại thì không được.

Xem thêm: Cách vắt và bảo quản sữa mẹ đúng cách, an toàn

Da kề da

Một trong những kỷ niệm mà nhiều bà mẹ yêu thích nhất là khi y tá lần đầu tiên đặt em bé lên ngực mẹ ngay sau khi bé yêu chào đời. Là người mới làm mẹ, bạn có thể chưa nghe nói về thuật ngữ da da kề da hay những lợi ích của việc tiếp xúc da bé với da bạn khi cho con ăn. Theo khuyến cáo của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), ngay sau khi lọt lòng, trẻ sơ sinh cần được tiếp xúc da kề da với ngực hay bụng mẹ trong vòng ít nhất một giờ. Biện pháp này mang lại rất nhiều lợi ích, giúp tăng tỷ lệ nuôi con bằng sữa mẹ và kéo dài thời gian mẹ cho con bú. Ngoài ra đối với em bé còn có tác dụng ổn định thân nhiệt, nhịp tim, nhịp thở và đường huyết; tạo điều kiện cho sự phát triển tối ưu của não; kích thích tiêu hóa và giúp bé tăng cân; tăng cường hệ miễn dịch…

Ngoài ra, việc cởi bỏ chiếc áo của bạn và để em bé tiếp xúc sẽ thúc đẩy sự gắn kết, giúp bé ngủ ngon hơn và giúp bé dễ dàng thích nghi với thế giới mới. Thật là một món quà tuyệt vời mà bạn có thể tặng cho bé!

Nhìn vào mắt của em bé

Thực tế thì có một số bà mẹ trong khi cho trẻ ăn vẫn có thể làm việc khác, chẳng hạn như xem TV, đọc báo, check mail, lướt web…Khi đó em bé có thể sẽ cựa quậy một chút và bị phân tâm. Trong trường hợp này, bạn nên tạm gác bỏ viện riêng sang một bên để tập trung cho bé ăn. Giao tiếp bằng mắt với em bé giúp em bé gắn bó với bạn và cả hai sẽ hiểu nhau hơn. Nếu bé tỏ ý không muốn bú bình, hãy kiên nhẫn và dùng ánh mắt dịu dàng để thuyết phục bé, nói chuyện với bé như hai người bạn thân.

Chọn đúng bình sữa và núm vú

Hãy chắc chắn rằng em bé của bạn cảm thấy thoải mái với hình dạng núm vú và tốc độ dòng chảy của sữa. Nếu em bé phát ra tiếng kêu và tiếng rít trong khi bú, sữa có xu hướng chảy ra từ khóe miệng, dòng chảy có thể quá nhanh. Nếu em bé dường như làm việc rất chăm chỉ trong việc mút và hành động bực bội, có thể dòng chảy quá chậm. Nếu dòng chảy quá chậm, bạn hãy nới lỏng nắp một chút (nếu nắp quá chặt nó có thể tạo ra áp lực chân không), hoặc thử đổi cho em bé một núm vú mới.

Bạn cũng nên chọn những bình sữa được thiết kế có van đặc biệt để không khí không lọt vào được. Lấy núm vú ra khỏi bình bằng cách xoay van một chiều. Sử dụng bình sữa có van ở đầu. Van này cho phép chỉ đủ lượng không khí vào chai để em bé có thể bú một cách dễ dàng mà không làm xuất hiện nhiều bong bóng khí. Và tất nhiên, đứa bé nào cũng thích những màu sắc sặc sỡ, vậy thì sao không chọn một chiếc bình màu mè cho bé yêu nhỉ?

Tắt TV

Ngay cả khi bạn có nhu cầu xem TV, bạn cũng nên dành thời gian khác để xem thay vì lúc cho bé ăn. Ngoài ra, tiếng động trên TV còn làm trẻ phân tâm. Trẻ sẽ hướng sự chú ý của mình đến màn hình TV thay vì đến bình sữa. Tất nhiên rồi, bé còn nhỏ và dễ dàng bị kích thích bởi những tiếng ồn bên ngoài. Hãy để em bé tập trung vào một điều trong quá trình cho ăn: chính là bạn. Bạn có thể xem TV khi em bé của bạn đã say giấc nồng.

Dành trọn vẹn tình yêu ngay cả lúc cho bé ăn

Trẻ sơ sinh cần ngủ rất nhiều. Trẻ sơ sinh đến 3 tháng tuổi cần ngủ từ 14 đến 17 giờ, trẻ từ 3 tháng tuổi đến 12 tháng tuổi cần 12 đến 16 giờ (bao gồm cả ngủ trưa). Ngược lại, bạn và chồng bạn, những người mới làm cha mẹ lần đầu có thể sẽ không ngủ được trong những tháng này. Nhưng đừng để thiếu ngủ, mệt mỏi và cáu kỉnh ảnh hưởng tới xung quanh. Ngay cả khi bạn hay chồng bạn cho bé bú bình, hãy dành toàn bộ tình yêu để làm việc đó. Em bé của bạn có thể nhõng nhẽo, có thể ngúng nguẩy, có thể không thích bình sữa. Hãy kiên nhẫn, với tất cả tình yêu để cho bé tập làm quen với bình sữa. Cả bạn và em bé đều cần làm quen với những điều mới mẻ trong cuộc sống mà.

Tập cho bé ăn với bữa buổi sáng

Trước tiên bạn phải bỏ từ 1 – 2 cữ buổi sáng là cữ dễ tập nhất, bé đỡ quấy nhất. Nên bỏ cữ từ lúc bé mới thức dậy, khoảng 7 – 8h sáng và cữ 10 -10h30, đến cữ trưa 12h -13h bạn mới nên xuất hiện và cho bú trực tiếp ti mẹ. Việc này bạn cần quyết tâm mới thành công được. Bé nào dễ thì mẹ chỉ cần bỏ một cữ, bé nào khó hơn thì mẹ phải bỏ cả 2 cữ mới tập được. Vì nhiều bé có sức chịu đựng rất tốt, nhịn vài tiếng ở cữ sáng không chịu mút tí nào sữa trong bình, đến cữ kế tiếp mẹ xuất hiện cho con bú thì bé sẽ nhận ra điều đó và hôm sau bé sẽ cương quyết nhịn đói để đợi cữ sữa sau của mẹ. Nếu mẹ bỏ cả 2 cữ thì mẹ phải trốn ở trong phòng khác vào buổi sáng, cứ đến cữ mẹ lại vắt sữa vào bình đưa cho người tập bé bú.

Nói chuyện nhẹ nhàng

Mặc dù bé yêu của bạn sẽ không thể nói chuyện với bạn cho đến khi em bé khoảng 1 tuổi, giao tiếp với cô ấy bây giờ vẫn là những tiếng bi bô đầy đáng yêu. Trong thời gian cho ăn, hãy nói chuyện nhẹ nhàng với em bé, làm cho em bé quen với giọng nói của bạn. Khi em bé trở nên quen thuộc với giọng điệu của bạn, giọng nói của bạn sau đó sẽ giúp xoa dịu em bé khi bé bị đau, cảm thấy không khỏe hoặc cố gắng đi vào giấc ngủ. Thêm vào đó, các nghiên cứu cho thấy nói chuyện với trẻ sơ sinh cũng giúp tăng sức mạnh não bộ của chúng. Còn gì tuyệt vời hơn khi vừa tăng tình mẫu tử vừa có lợi cho bé cưng của bạn đúng không nào?

Cho bé tự cầm bình

Khi mới cho bé tập bú bình, mẹ/người thân cần học và chú ý cách cầm bình cho con. Cầm không đúng, bé mút sữa không đủ hoặc bạn mất tập trung khiến núm vú không đầy sữa, làm bé nuốt phải khí, gây sặc, trớ. Bạn cũng nên canh lượng sữa cho con thật phù hợp, không bắt bé ăn quá nhiều dù sữa trong bình vẫn còn, vì khi đó, bé dễ bị ọc trớ.

Đối với các bé lớn đã biết cầm, nắm, sau khi bé đã quen với việc bú bình, mỗi lần ăn, đặt tay bé lên bình cho bé quen cảm giác. Dần dần, để con cầm bình còn bạn đỡ bình phía dưới. Khi thấy bé cứng cáp và có kĩ thuật thì bỏ tay, để con tự cầm bình. Chú ý là chọn bình gọn vừa với độ tuổi và lượng sữa bé cần, nếu bình quá to và nặng, bé chắc chắn là không cầm được.

Có thể sẽ mất vài tuần để tập cho bé yêu quen với bình sữa. Mỗi em bé là một cá thể khác nhau, vì thế có thể em bé của bạn sẽ cần ít hoặc nhiều thời gian hơn. Quan trọng là bạn cần kiên nhẫn, kiên nhẫn và kiên nhẫn. Hãy dành cho bé trọn vẹn tình yêu, trò chuyện với bé, da-kề-da, giao tiếp bằng ánh mắt, để bé hiểu rằng, không có gì quý giá hơn trên đời đối với bạn là em bé.

Vài điều về tác giá

Dr. Hung

Thích viết, đam mê chia sẻ kiến thức đến cộng đồng và mong muốn mọi người đều có kiến thức cơ bản để chăm sóc sức khỏe cho bản thân cũng như người thân. Ngoài ra còn thích nghe nhạc trữ tình, làm đồ handmade...

Leave a Comment