Sử dụng insulin và các thuốc hạ đường huyết là một trong những phần quan trọng trong việc kiểm soát bệnh đái tháo đường của bạn – Tuy nhiên thì nhiêu đó không phải là tất cả. Những gì bạn ăn cũng ảnh hưởng rất lớn tới lượng đường trong máu của bạn.
“Siêu thực phẩm” đái tháo đường chính là những thực phẩm có nhiều chất dinh dưỡng, ít chất béo và chỉ số đường huyết thấp – nghĩa là chúng sẽ không làm tăng đường huyết của bạn. Sử dụng những thực phẩm này vào chế độ ăn hằng ngày giúp kiểm soát tốt bệnh đái tháo đường. Nên nhớ rằng một số trong những thực phẩm này vẫn chứa carbohydrates, nên khẩu phần ăn vẫn phải được kiểm soát.
Rau có lá xanh đậm chứa nhiều vitamin A, B, C, E, K và chất xơ, nhưng lại chứa ít calories và carbohydrates.
Các nghiên cứu cho thấy ăn các loại đậu này và các loại đậu khác (như đậu xanh, đậu lăng) có thể giúp kiểm soát lượng đường trong máu sau bữa ăn và cải thiện khả năng kiểm soát bệnh đái tháo đường type 2.
Thay vì ăn kem hay bánh quy cho món tráng miệng, bạn hãy dùng một bát quả mọng. Quả mọng chứa rất ít đường và chứa rất nhiều chất chống oxy hóa, chất xơ và vitamin.
Bơ rất giàu chất dinh dưỡng, ít carbohydrates. Ngoài ra bơ chứa nhiều chất béo không bão hòa giúp giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch.
Trong cá không có carbohydrates, vì vậy cá sẽ khong làm tăng đường huyết của bạn. Cá béo như cá hồi, cá ngừ và cá mòi có nhiều axit béo omega – 3 có lợi cho tim mạch, khiến cá là nguồn cung cấp protein lành mạnh hơn so với thịt đỏ. Bạn hãy cố gắng ăn hai bữa cá mỗi tuần nhé.
Ngũ cốc nguyên hạt sẽ không làm tăng đường huyết của bạn nhiều như bánh mỳ, gạo trắng và các loại thực phẩm khác từ bột tinh chế
Sữa chua có liên quan tới việc giảm nguy cơ mắc bệnh đái tháo đường type 2. Nếu bạn đang mắc bệnh đái tháo đường type 2 thì sữa chua có thể giúp điều chỉnh lượng đường trong máu của bạn, đặc biệt nếu bạn thay thế các loại thực phẩm giàu carbohydrates bằng sữa chua. Khi chọn sữa chua, hãy chọn loại sữa chua Hy lạp, có ít đường và giàu protein.
Các loại hạt chứa nhiều chất xơ, làm chậm tốc độ tiêu hóa thức ăn. Bởi vì bạn tiêu hóa các thức ăn nhiều chất xơ chậm hơn nên lượng insulin của bạn tăng dần khi bạn ăn các loại hạt.