Chăm sóc trẻ

Cách nuôi dạy trẻ 1-2 tuổi: Tất cả những gì bố mẹ trẻ cần biết

Là bậc làm cha làm mẹ, khi bé mới biết đi, bạn sẽ có cảm vui mừng và phấn khởi đến lạ kỳ. Khi con bạn tiếp tục tăng trưởng và phát triển, nhu cầu và hoạt động của bé thậm chí thay đổi theo từng ngày. Trong những năm tháng chập chững đầu đời của bé, có rất nhiều thứ bạn cần quan tâm tới như chế độ ăn uống và dinh dưỡng, giấc ngủ, sự an toàn, mối quan tâm về sức khỏe, và rất nhiều điều nữa.

Bài viết dưới đây cung cấp những lời khuyên về nuôi dạy trẻ mới biết đi một cách khỏe mạnh và hạnh phúc.

Cuộc sống hàng ngày của trẻ 1 – 2 tuổi

cách dạy trẻ 1 tuổi

Trẻ mới biết đi thích thể hiện cho mọi người thấy các kỹ năng mới của bé. Bé khám phá, leo trèo và chơi hàng giờ liền. Hầu hết các bé đều thích làm các hoạt động đơn giản, như nhặt đá, đổ nước vào và ra khỏi các cốc, chơi các trò chơi đơn giản như.

Một ngày của trẻ mới biết đi sẽ xoay quanh việc ăn, ngủ, chơi và đi vệ sinh. Một đứa trẻ lớn hơn sẽ có nhiều thời gian hơn để chơi và sẽ háo hức tham gia vào bất kỳ hoạt động nào mà bố mẹ đang làm.

Khoảng 18 tháng tuổi, trẻ luôn háo hức khám phá mọi điều mới lạ ở thế giới xung quanh mình. Thông qua các hình thức sờ, chạm, ngửi, trẻ có thể kéo về bất kì món đồ nào mình nhìn thấy (đảm bảo trẻ an toàn), rồi tận hưởng cảm giác tương tác với món đồ đó – như âu yếm, vỗ về.

Khoảng 2 tuổi, trẻ thường bắt đầu mở rộng hứng thú khám phá của mình hơn, tò mò những gì đằng sau các cánh cửa và trong mọi ngăn kéo, chơi gần với những trẻ khác dù chưa biết tương tác hay chia sẻ đồ chơi. Ngoài ra, trẻ ở độ tuổi này cũng rất sợ các cuộc chia ly, lúc nào cũng muốn được dỗ dành, chiều chuộng.

Chế độ dinh dưỡng cho trẻ 1-2 tuổi

Theo Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ (AHA), số lượng calo mà trẻ mới biết đi cần mỗi ngày sẽ dao động dựa trên từng trẻ, tình trạng sức khỏe và tất nhiên là các hoạt động thể chất trong ngày của trẻ

AHA ước tính trẻ mới biết đi sẽ cần từ 900 đến 1.200 calo mỗi ngày. Hầu hết trẻ 1 tuổi cần khoảng 1.000 calo mỗi ngày và lượng calo đó có thể được chia cho ba bữa ăn chính và hai bữa ăn nhẹ trải đều trong ngày.

Hãy nhớ rằng, việc trẻ mới biết đi có các kiểu ăn kỳ lạ là điều “không hề kỳ lạ”. Bé có thể ăn rất nhiều vào bữa sáng, ăn nhẹ trong phần còn lại của ngày và sau đó không đói vào bữa tối. Ngày hôm sau, bé lại có thể làm ngược lại. Điều này đôi khi làm cha mẹ bực bội nhưng đó được coi là một điều bình thường đối với trẻ mới biết đi, hoặc có những ngày chúng chỉ đơn giản là ăn nhiều hơn.

Nói chung, trẻ mới biết đi không bị dị ứng thực phẩm nên ăn các loại thực phẩm sau đây mỗi ngày : 2 ounce thịt, 3 ounce ngũ cốc, 2 khẩu phần sữa, 1 chén rau, 1 chén trái cây và 3 muỗng chất béo hoặc dầu.

Trong khi bé yêu của bạn có thể không ăn bữa tối, có thể cả ngày bé vẫn nhận được đủ calo cần thiết. Trên thực tế, Học viện Nhi khoa Hoa Kỳ cho rằng lượng calo bé cần bằng khoảng 1/3 so với người lớn.

Tuy nhiên, quan trọng hơn cả việc tính lượng calo cho trẻ mới biết đi là chất lượng thực phẩm mà con bạn đang ăn. Hãy chắc chắn rằng bé cưng của bạn đang ăn một loạt các loại thực phẩm bổ dưỡng và có sự cân bằng. Bạn hãy đa dạng hóa các món ăn với các loại thực phẩm khác nhau, đặc biệt các bé đều thích những gì sặc sỡ. Vì thế, hãy chuẩn bị cho bé yêu bộ thìa bát dễ thương cùng với các món ăn đẹp mắt và hợp khẩu vị của bé nhé!

Học viện Nhi khoa Hoa Kỳ đưa ra những lời khuyên hữu ích về dinh dưỡng cho trẻ mới biết đi như sau:

  • Chỉ cho bé uống nước hoặc sữa hàng ngày. Nước trái cây đóng hộp thường chỉ chứa calo rỗng và quá nhiều đường.
  • Cho bé ăn đồ ăn nhẹ trong bữa phụ. Cung cấp hai đến ba  bữa ăn nhẹ lành mạnh  một ngày cho bé cưng của bạn.
  • Hãy kiên nhẫn: Đừng biến việc cho bé ăn thành vấn đề lớn. Nếu bé cưng của bạn từ chối thử một loại thực phẩm mới, hãy nói “OK”, loại bỏ thức ăn đó và sau đó cho ăn thử lại lần nữa vào ngày hôm sau. Điều quan trọng là không biến thức ăn thành một cuộc đấu tranh giữa mẹ và con hoặc gắn cảm xúc tiêu cực với nó. Đừng trừng phạt con bạn vì đã không thử một loại thực phẩm mới hay không chịu ăn uống. Rất có thể bé cần một thời gian để làm quen với thực phẩm mới trước khi dễ dàng tiếp nhận nó.

Thỉnh thoảng có những em bé sẽ khá kén ăn. Một lần nữa, hãy kiên nhẫn, tìm hiểu loại thức ăn ưa thích của bé.

AAP cũng khuyến nghị hầu hết trẻ sơ sinh nên cai sữa sau 1 tuổi và không muộn hơn 18 tháng.

Hầu hết trẻ em có thể chuyển từ bế ẵm cho ăn sang ngồi ăn trên bàn riêng của bé trong 18 tháng. Đôi khi, ngồi trên bàn ăn riêng như người lớn giúp bé ăn uống như mọi người trong gia đình và có thể bé sẽ thích thú với việc ăn uống hơn đấy.

Hoạt động thể chất của bé

Theo Hiệp hội Thể dục và Thể thao Quốc gia, trẻ mới biết đi nên có ít nhất 30 phút hoạt động thể chất có mục đích mỗi ngày cũng như thêm một giờ hoặc nhiều hơn các hoạt động thể chất không có mục đích. Những hoạt động này không cần phải phức tạp, không nhất thiết dành thời gian ở công viên, đơn giản bạn chỉ cần cho bé dạo quanh khu phố.

Để có đủ hoạt động thể chất thường không quá khó cho trẻ mới biết đi. Lúc này, đối với bé, chơi cũng là công việc. Hoạt động đơn giản của trò chơi giúp trẻ chập chững phát triển hơn nữa các kỹ năng vận động, học hỏi các khái niệm quan trọng như màu sắc và số, đồng thời mài giũa các kỹ năng như giải quyết vấn đề, tư duy, sáng tạo và nhiều hơn thế nữa.

Một đứa trẻ chập chững luôn luôn bận rộn di chuyển, điều này khiến các bé hứng thú và tập trung có thể có chút khó khăn. Khi mức độ chú ý của trẻ tăng lên và hành vi của bé trở nên dễ đoán và dễ quản lý hơn, bạn sẽ tìm thấy nhiều cơ hội để thử các hoạt động mới.

Các hoạt động khác nhau, cả hoạt động cá nhân và nhóm, cũng là một cách tuyệt vời để giúp trẻ tập đi làm quen với các kỹ năng mới, thúc đẩy các kỹ năng vận động và hỗ trợ phát triển nhận thức cho bé.

Trẻ mới biết đi thường rất tò mò, hiếu động, điều này làm cho giai đoạn này là thời gian hoàn hảo cho một số lớp học phụ huynh và trẻ em. Từ bóng đá đến yoga âm nhạc đến chuyển động, có rất nhiều hoạt động có mục đích dành cho trẻ mới biết đi.

Tham gia việc nhà cùng cha mẹ

Trẻ mới biết đi có thể sẽ muốn ở bên cạnh bạn hầu hết thời gian bất cứ khi nào chúng thức dậy. Điều quan trọng là cần để bé tham gia vào một số hoạt động bạn đang làm.

Cha mẹ thường dễ dàng tự làm mọi thứ (và tất nhiên, nhanh chóng hơn khi tự làm), nhưng thậm chí cho phép trẻ giúp đỡ bạn theo những cách nhỏ nhất có thể giúp chúng hoạt động và dạy các kỹ năng quan trọng cho bé. Nói với bé ném khăn giấy vào thùng rác cho bạn hoặc cho phép bé sử dụng chổi đồ chơi của bé để quét nhà.

Việc vặt cho trẻ mới biết đi sẽ chủ yếu bao gồm nhặt đồ chơi, cho quần áo bẩn vào giỏ hoặc đặt sách truyện trở lại kệ. Em bé của bạn có thể sẽ quan tâm đến việc giúp bạn làm việc vặt hàng ngày với sự thích thú. Khi bé lớn hơn, bạn có thể để bé giúp bạn dọn dẹp vỏ hộp, chăm sóc thú cưng và dọn giường.

Nói chuyện với bé cưng của bạn là chìa khóa để giúp chúng phát triển các kỹ năng ngôn ngữ tốt hơn. Sử dụng các từ mô tả trong cuộc hội thoại của bạn mô tả màu sắc hoặc kích thước của các đồ vật. Bạn thậm chí có thể thuật lại những gì bé đang làm bằng cách nói những điều như: Con đang cầm cây chổi màu hồng, con đang cầm hộp giấy màu vàng…

Cách tốt nhất để dành thời gian với trẻ mới biết đi  là xuống sàn  chơi cùng với chúng trong một không gian thân thiện với trẻ em, nhưng hãy đi theo sự dẫn dắt của chúng. Nếu các bé đang chơi với một con búp bê, hãy chơi với chúng. Đừng quá quan tâm đến việc liệu bé có đang làm mọi thứ đúng hay không. Thông thường, với trí tưởng tượng của các bé, bồn tắm nằm trên nóc nhà cũng không sao và xe hơi có thể nói chuyện được.

Sức khỏe và an toàn cho trẻ 1-2 tuổi

Một trong những thách thức lớn nhất để giữ an toàn cho trẻ mới biết đi là khả năng di chuyển mới được bé khám phá. Bé chập chững đi, leo trèo, nhảy và khám phá. Chỉ mất vài giây để bé có thể đặt mình vào tình huống nguy hiểm.

Ngoài việc giữ an toàn cho bé, điều quan trọng là đảm bảo bé yêu ngủ đủ giấc và có chế độ dinh dưỡng hợp lý. Thăm khám sức khỏe thường xuyên là chìa khóa để đảm bảo trẻ của bạn đạt được các mục tiêu sức khỏe tốt.

Khám bác sĩ

Bạn nên cho trẻ đi khám bác sĩ nhi khoa ở 12, 15, 18 và 24 tháng tuổi.

Bác sĩ Nhi khoa sẽ kiểm tra cho bé một số vấn đề sau:

  • Tự kỷ lúc 18 tháng và 24 tháng tuổi.
  • Vấn đề phát triển lúc 9, 18 và 24 tháng
  • Béo phì với chỉ số cơ thể hàng năm bắt đầu từ 24 tháng tuổi
  • Đánh giá sàng lọc yếu tố nguy cơ ở 6, 9, 12, 18 và 24 tháng
  • Xét nghiệm bệnh lao khi phát hiện các yếu tố nguy cơ cao trong tháng 1, tháng 6, và sau đó hàng năm bắt đầu từ 12 tháng.

Nguyên nhân bé chậm biết đi có thể do chậm phát triển về vận động như: bé không biết lật lúc 3 tháng, không ngồi được khi 7 tháng, 18 tháng chưa biết đi. Có thể do bé bị: trải qua một thời gian bị ốm, dù chỉ là những căn bệnh ngắn ngày và không trầm trọng như viêm xoang, họng, đau tai, hay các dị tật di chứng não, ngạt khi sinh, hạ đường huyết, vàng da nhân, sang chấn sản khoa, viêm màng não sau sinh. Giảm trương lực cơ do còi xương suy dinh dưỡng, sanh non nhẹ ký. Trẻ mắc bệnh Down, bị thiểu năng trí tuệ, vận động: 1 tuổi mới biết ngồi, 3 tuổi thì biết đi. Cũng có 1 số trẻ chậm biết đi do nhút nhát sợ té ngã…

Các vấn đề sức khỏe phổ biến ở trẻ mới biết đi bao gồm nhiễm trùng tai, cảm lạnh và các vấn đề về da.

Nếu bạn có thắc mắc về sự phát triển của con bạn, hoặc bạn lo lắng về giấc ngủ hoặc thói quen ăn uống hoặc các vấn đề về hành vi, hãy nói chuyện với bác sĩ nhi khoa. Đặt câu hỏi về những loại thực phẩm bạn có thể giới thiệu cho con của bạn và làm thế nào để bé có thể dễ dàng tiếp nhận.

Hãy chắc chắn để đề cập đến bất kỳ thay đổi nào trong cuộc sống của bạn với bác sĩ Nhi khoa. Một người thân mới, chuyển đến một nơi mới hoặc thay đổi nhà giữ trẻ có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của con bạn.

Điều quan trọng nữa là hỏi bác sĩ nhi khoa về việc khi nào có thể cho bé ngồi bô. Bác sĩ nhi khoa có thể giúp bạn nhận ra thời gian tốt nhất để bắt đầu đào tạo con bạn.

Tập cho bé ngồi bô là một cột mốc lớn đối với trẻ mới biết đi. Trong khi đó là một thách thức lớn đối với các bậc cha mẹ, hầu hết các bậc phụ huyenh đều mong muốn bé có thể ngồi bô sau thời kỳ mang tã. Nhưng bắt một đứa trẻ đi bô quá sớm có thể gây tác dụng ngược. Rất nhiều phương pháp tập cho bé ngồi bô hứa hẹn kết quả tốt nhưng những kỹ thuật này không hoạt động trừ khi con bạn đã sẵn sàng. Có những cột mốc phát triển cụ thể mà con bạn cần đạt được trước khi bạn tập luyện cho bé ngồi bô và bạn cũng nên xem xét liệu bé có thực sự quan tâm đến bô hay không và sẵn sàng bắt đầu chưa.

Giấc ngủ của bé

Trong khi nhiều trẻ mới biết đi ngủ suốt đêm, các vấn đề khó khăn về giấc ngủ vẫn có thể phổ biến ở độ tuổi này. Và việc thiếu ngủ này có thể dẫn đến những cơn giận dữ và cáu kỉnh ở trẻ nhỏ. (Thậm chí cha mẹ cũng rất mệt mỏi nếu trẻ thiếu ngủ).

Hãy nhớ rằng trẻ của bạn vẫn cần ngủ tới 15 giờ mỗi ngày, vì vậy điều quan trọng là bạn phải tuân thủ thói quen bao gồm nhiều giấc ngủ ngắn và giờ đi ngủ sớm.

Giai đoạn chập chững cũng thường bao gồm việc chuyển từ ngủ trong cũi sang ngủ trên giường , mặc dù cha mẹ không nên cảm thấy áp lực khi phải chuyển đổi ở một độ tuổi nhất định. Nếu con bạn vẫn thoải mái trong cũi thường không có lý do để di chuyển chúng cho đến khi chúng lớn hơn.

Nếu con bạn là một đứa trẻ mới biết đi, có lẽ chúng vẫn ngủ hai giấc một ngày. Bạn không cần phải thay đổi điều đó trừ khi bạn đã bắt đầu thấy các chỉ số cho thấy điều này đang tự thay đổi.

Ví dụ, nếu trẻ mới biết đi của bạn bắt đầu khó ngủ vào thời gian ngủ trưa bình thường hoặc không có vẻ mệt mỏi vào buổi sáng, thì đó có thể là thời gian chỉ cần một giấc ngủ ngắn mỗi ngày.

Điều tương tự cũng đúng với giấc ngủ trưa. Nếu nó bắt đầu muộn hơn bình thường, rất có thể bé đã chuyển giấc ngủ ngắn buổi sáng sang một giấc ngủ ngắn buổi chiều.

Cố gắng loại bỏ những giấc ngủ ngắn không có trong kế hoạch để con bạn có thể tcó được những giấc ngủ dài hơn, sâu hơn, khỏe mạnh hơn. Nếu em bé có những cơn ngủ ngắn ngoài kế hoạch, điều bạn cần làm là cố giữ cho bé tỉnh táo, để cơn ngủ nhanh chóng qua đi trước khi bé thực sự bước vào giấc ngủ đúng giờ.

Nếu bé yêu của bạn thức dậy vào khoảng 8 giờ sáng, một giấc ngủ ngắn sẽ tự nhiên đến vào khoảng 12:30 và kéo dài khoảng 2 đến 2,5 giờ. Điều này có nghĩa là sẽ thức dậy khoảng 3 giờ chiều, tối ưu cho giờ đi ngủ lúc 7:30 tối. Ngủ từ 7:30 tối đến 8 giờ sáng sẽ cung cấp khoảng 12,5 giờ ngủ đêm. Thêm giấc ngủ ngắn ban ngày là bé đã ngủ được 15h mỗi ngày rôi.

Đây là thời gian gần đúng, tất nhiên. Thời gian biểu của từng bé và từng gia đình sẽ khá. Tuy nhiên, chỉ cần thay đổi thời gian và tập cho bé thói quen đi ngủ đúng giờ. Giờ đi ngủ và thời gian thức dậy là quan trọng nhất. Ngủ đúng giờ đúng với nhịp điệu sinh học của bé sẽ mang tới cho bé giấc ngủ sâu và ngủ ngon hơn, từ đó bé sẽ thức giấc với tâm trạng thoải mái và không hề cáu kỉnh một chút nào.

Nhiều gia đình ngủ chung với bé. Mặc dù có thể có một số lợi ích khi cho con bạn nằm trên giường của bạn nhưng có một số bằng chứng cho thấy nó có thể gây rối cho giấc ngủ của mọi người, đặc biệt là với mẹ.

An toàn cho bé 1-2 tuổi

Chấn thương là nguyên nhân hàng đầu gây tử vong cho trẻ em dưới 4 tuổi ở Mỹ. Nhiều thương tích có thể được ngăn ngừa nếu bạn tuân theo một số hướng dẫn an toàn cơ bản. Hãy ghi nhớ những lời khuyên an toàn này từ AAP :

Nguy hiểm từ đồ sắc nhọn

Hãy đặt các vật dụng sắc nhọn như dao, kéo… ra ngoài tầm với của trẻ. Tốt nhất là để trong tủ kín, cao, có chốt. Ngay cả những vật dài như đũa hoặc que cũng có thể gây hại cho bé. Vì vậy, hãy cất đồ an toàn.

Ngộ độc

Trẻ mới biết đi khám phá thế giới xung quanh bằng cách cho mọi thứ vào miệng. Sử dụng các chai lọ kín đựng hóa chất hoặc thuốc tránh xa tầm với của trẻ. Các chai lọ gia vị cũng cần để trong tủ, có chốt.

Bỏng

Trẻ mới biết đi cũng chộp lấy bất cứ thứ gì xung quanh để khám phá. Thật không may, điều đó có thể có nghĩa là bé có thể sờ vào bếp hoặc bát canh nóng. Tốt nhất là không để bé yêu của bạn vào trong bếp trong khi bạn đang nấu ăn.

Ngã

Hầu hết trẻ tự ngã khi tập bò, tập đi và không nguy hiểm. Nhưng cầu thang, đồ đạc sắc nhọn và cửa sổ mở có thể gây ra rủi ro nghiêm trọng. Sử dụng các tấm lưới chăng kín tay vịn cầu thang và dùng cửa sổ an toàn. Đừng để ghế hoặc đồ vật mà con bạn có thể sử dụng để trèo lên mặt bàn và có thể bị ngã.

Đuối nước

Chỉ cần một vũng nước cũng có thể nguy hiểm đối với trẻ mới biết đi. Đóng chặt cửa phòng tắm. Không bao giờ để con bạn một mình gần bồn tắm, xô nước, chậu hoặc hồ bơi hoặc bất kỳ những nơi có nước khác. Hãy để bé trong tầm kiểm soát của bạn khi ở những nơi này.

Tai nạn xe hơi

Trẻ mới biết đi nên ngồi yên ở ghế sau cho đến khi 2 tuổi hoặc cho đến khi đạt được chiều cao và cân nặng theo khuyến nghị của nhà sản xuất ghế an toàn. Hãy chắc chắn ghế an toàn được cài đặt chính xác. Không bao giờ để con bạn một mình bên trong hoặc xung quanh xe.

Công nghệ

Trước đây, Học viện Nhi khoa Hoa Kỳ khuyến cáo trẻ em dưới 2 tuổi không được tiếp xúc với màn hình điện tử. Chính sách đó đã được cập nhật vào năm 2016, tuy nhiên ngày nay nhiều ứng dụng và trang web trở nên thân thiện hơn với trẻ nhỏ.

Tuy nhiên, thời gian tiếp xúc với màn hình vẫn nên được giới hạn ở mức độ vừa phải với trẻ mới biết đi. Những cách lành mạnh để sử dụng các thiết bị kỹ thuật số bao gồm đọc sách trực tuyến hoặc sử dụng các ứng dụng cho phép bé của bạn trò chuyện video với người thân ở xa.

Cố gắng giới hạn thời gian mà con bạn xem TV và không để TV phát ra tiếng ồn quá lớn vì có bằng chứng cho thấy nó có thể  ảnh hưởng đến khả năng học hỏi của bé .

Bạn cũng có thể muốn nghĩ về  việc đưa trẻ đi xem phim. Nếu bạn đang đưa những đứa trẻ lớn hơn đi xem phim, hãy cân nhắc việc tìm một người trông trẻ cho bé nhỏ hơn. Phim tại rạp có thể quá ồn ào và hình ảnh có thể khá đáng sợ đối với các bé nhỏ.

Thế giới mới của trẻ

Trẻ mới biết đi muốn khám phá càng nhiều thế giới càng tốt. Từ cách quả bóng phát ra tiếng khi nó đập xuống sàn nhà cho đến việc bụi bẩn có vị như thế nào khi trẻ đặt nó vào miệng, trẻ không ngừng cố gắng học mọi thứ có thể.

Trẻ thường chỉ quan tâm đến nhu cầu của bản thân vì trẻ chưa có khả năng đặt mình vào vị trí của bất kỳ ai khác. Vì vậy, bé cưng của bạn có thể sẽ trải qua rất nhiều thất vọng nếu chúng không được đi xung quanh.

Trẻ nhỏ thích “sao chép” lại người lớn, hoặc trẻ lớn hơn, điều này thể hiện rõ rệt qua các trò chơi đóng vai, giả vờ, như giả làm bác sĩ, kỹ sư, cô giáo,…Hãy định hướng và giải thích rõ cho bé vai trò của từng vị trí, giúp bé vừa tự chơi, tự tư duy, tự giải trí. Đồng thời, hãy dạy trẻ yêu cầu sự giúp đỡ ngay khi cảm thấy cần thiết.

Bố mẹ có thể thực hiện những gợi ý dưới đây để phát triển các kỹ năng cho con hoàn thiện, chẳng hạn như:

  • Luyện kỹ năng vận động cho bé qua các hướng dẫn xoay, ấn nút, vặn mở nắp chai, đồ chơi có núm điều khiển hoặc nút nhấn,…Điều này cũng giúp trẻ cảm thấy mình có thể kiểm soát được những điều mới mẻ.
  • Cho con tham gia giải những câu đố vui đơn giản.
  • Cho bé chơi những món đồ chơi có thể kết nối với nhau. Chẳng hạn như, xe lửa có thể gắn với những món đồ chơi có cabin.
  • Cho bé xem thật nhiều tranh ảnh, tập gọi tên món đồ hoặc con vật xuất hiện trong tranh. Tranh càng nhiều màu sắc, đồ vật quen thuộc thì trẻ càng có hứng thú tham gia và nhớ lâu hơn.
  • Đặt cho con thật nhiều câu hỏi, khuyến khích con trả lời theo cách hiểu của mình và đặt câu hỏi ngược lại. Hoạt động này vừa giúp bé phát triển tư duy, vừa trau dồi thêm vốn từ vựng phong phú, giúp diễn đạt được những gì mình muốn bày tỏ.
  • Chú ý và khen để bé duy trì sự ngoan ngoãn. Đặt ra những giới hạn đơn giản và rõ ràng đồng thời xử lý vi phạm một cách bình tĩnh và kiên định. Cho con bạn được quyền chọn lựa. Bạn nên kiên nhẫn giúp bé vì bé chỉ mới bắt đầu học cách điều khiển và biểu đạt bản thân.

Tìm hiểu thêm về sự phát triển của con bạn có thể là chìa khóa để giúp bạn trở thành một phụ huynh thông thái. Đọc sách nuôi dạy con cái trong những năm tháng chập chững đầu đời, đặt câu hỏi và tìm kiếm các thông tin sẽ giúp bạn sẵn sàng đối phó với mọi thứ để có thể nuôi dạy bé một các tốt nhất.

Chúc bạn và bé yêu luôn luôn khỏe mạnh!

Vài điều về tác giá

Dr. Hung

Thích viết, đam mê chia sẻ kiến thức đến cộng đồng và mong muốn mọi người đều có kiến thức cơ bản để chăm sóc sức khỏe cho bản thân cũng như người thân. Ngoài ra còn thích nghe nhạc trữ tình, làm đồ handmade...

Leave a Comment