Mướp đắng hay còn gọi là khổ qua là một loại thực vật được lấy tên dựa trên vị của nó. Khi càng chín thì mướp đắng càng đắng hơn.
Mướp đắng được trồng ở rất nhiều nơi trên thế giới (Bao gồm châu Á, Nam Mỹ và Châu Phi), ở những nơi này con người đã sử dụng mướp đắng như một vị thuốc từ nhiều đời nay.
Mướp đắng chứa nhiều chất dinh dưỡng có lợi cho sức khỏe. Mướp đắng có khả năng hạ đường huyết, chính vì vậy mà các nhà nghiên cứu đang cho rằng có thể dùng mướp đắng như một biện pháp hỗ trợ điều trị đái tháo đường.
Mục lục
Các nghiên cứu nói gì về mướp đắng và đái tháo đường
Mướp đắng được cho rằng có khả năng giúp hạ đường huyết. Bởi vì mướp đắng có nhiều hoạt chất hoạt động tương tự insulin, các hoạt chất này giúp đưa glucose vào trong tế bào để sử dụng làm năng lượng chuyển hóa. Việc tiêu thụ mướp đắng sẽ giúp các tế bào của bạn sử dụng glucose và đưa chúng vào trong gan, cơ và tổ chức mỡ của cơ thể. Mướp đắng cũng giúp cơ thể giữ lại các chất dinh dưỡng bằng cách ngăn chặn quá trình biến đổi các chất thành glucose.
Tuy nhiên thì mướp đắng lại không được đưa vào để dùng điều trị hoặc làm thuốc cho tiền đái tháo đường hoặc đái tháo đường mặc dù sự mướp đắng đã được công nhận là có khả năng kiểm soát đường huyết.
Rất nhiều nghiên cứu đã khảo sát mối liên quan giữa mướp đắng và đái tháo đường. Và gần như tất cả đều kết luận là cần thêm nhiều nghiên cứu cẩn thận nữa trước khi đưa bất kỳ dạng nào của mướp đắng vào điều trị, quản lý đái tháo đường.
Một số vấn đề mà hiện đang gây tranh cãi giữa các nhà nghiên cứu về mướp đắng như:
- Một báo cáo trên Cochrane Database of Systematic Reviews kết luận rằng cần nhiều nghiên cứu hơn để đánh giá được ảnh hưởng, tác dụng của mướp đắng đối với bệnh đái tháo đường type 2. Hay cũng cần thêm nhiều nghiên cứu để biết được rằng liệu có thể đưa mướp đắng thành liệu pháp dinh dưỡng hay không.
- Nghiên cứu của Journal of Ethnopharmacology đã so sánh tác dụng của mướp đắng và các thuốc điều trị đái tháo đường hiện nay. Kết quả cho thấy mướp đắng quả thật là có khả năng giảm nồng độ fructosamine ở bệnh nhân đái tháo đường type 2. Tuy nhiên hiệu quả lại thấp hơn một liều thuốc nhỏ được sử dụng trên thị trường hiện nay.
Không có một nghiên cứu nào công nhận việc sử dụng mướp đắng như một phương pháp điều trị đái tháo đường hiện nay. Vì vậy mướp đắng chỉ có thể được sử dụng như một loại thực phẩm khỏe mạnh.
Xem thêm: Các phương pháp giúp kiểm soát tốt đường huyết
Lợi ích dinh dưỡng của mướp đắng
Mướp đắng chứa rất nhiều loại vitamin, khoáng chất và chất chống oxy hóa. Được nhiều nền văn hóa trên thế giới công nhận giá trị về dược liệu. Mướp đắng chứa các chất tốt cho sức khỏe như:
- Vitamin C, A, E, B1, B2, B3 và B9
- Các loại khoáng chất như Kali, Canxi, Kẽm, Magiê, Photpho và Sắt
- Các chất chống oxy hóa như Phenols, Flavonoids và các chất khác
Nên dùng mướp đắng bao nhiêu là đủ
Hiện nay không có một khuyến cáo liều lượng cụ thể nào đối với mướp đắng để có giá trị điều trị như thuốc. Được coi như một liệu pháp bổ sung và dùng kèm với thuốc. Tuy nhiên thì mướp đắng không được công nhận để dùng cho điều trị đái tháo đường và các bệnh lý khác.
Bạn có thể sử dụng mướp đắng như một loại rau tự nhiên trong bữa ăn hằng ngày.
Bạn có thể tìm hiểu thêm về các thực phẩm tốt cho bệnh đái tháo đường tại đây
Các nguy cơ tiềm ẩn và biến chứng
Bạn nên sử dụng mướp đắng một cách thận trọng và không nên quá lạm dụng trong chế độ ăn. Mướp đắng có thể gây ra các tác dụng phụ và làm giảm đi tác dụng các loại thuốc mà bạn đang sử dụng.
Một số nguy cơ và biến chứng của mướp đắng bao gồm:
- Tiêu chảy, buồn nôn và các vấn đề đường ruột khác
- Ra huyết âm đạo, co thắt tử cung, sinh non
- Hạ đường huyết quá mức nếu dùng chung với insulin
- Tổn thương gan
- Thiếu máu
- Dùng chung với các loại thuốc khác sẽ gây mất tác dụng của thuốc
- Khó kiểm soát đường huyết đối với những người vừa trải qua phẫu thuật
Lời khuyên
Thi thoảng dùng mướp đắng như một món ăn trong bữa cơm của bạn sẽ mang lại nhiều hiệu quả về mặt sức khỏe. Tuy nhiên mướp đắng cũng có không ít tác dụng phụ. Vì vậy hãy sử dụng mướp đắng một cách thận trọng nhé.