Bạn đang muốn tìm hiểu kỹ hơn về tinh dầu tràm? Bạn hiện có khá nhiều thắc mắc cần giải đáp, ví dụ:
- Tinh dầu tràm là gì? Có những loại nào? Mỗi loại có xuất xứ ra sao?
- Tinh dầu tràm gió và tinh dầu tràm trà có điểm gì khác nhau?
- Công dụng của tinh dầu tràm với sức khỏe con người?
- Nếu muốn mua thì mua ở đâu? Mua của hãng nào? Giá cả ra sao?
- Sử dụng thế nào cho đúng cách, an toàn và hiệu quả? Có những lưu ý nào khi sử dụng tinh dầu tràm mà cụ thể là tinh dầu tràm gió?
Nếu bạn đang có những thắc mắc trên, bài viết này dành cho bạn!
Bạn không biết hiện có những loại tinh dầu phổ biến nào? Tác dụng chính và cách sử dụng chúng ra sao? Hãy tìm câu trả lời qua bài: Tổng hợp tất cả các loại tinh dầu phổ biến nhất hiện nay
Mục lục
Tinh dầu tràm là gì? Có những loại nào?
Tinh dầu tràm được chiết xuất từ lá và cành của chi tràm có tên khoa học là Melaleuca. Hiện nay có 2 loại tinh dầu tràm phổ biến:
- Tinh dầu tràm gió (Tên khoa học: Melaleuca cajuputi Powell): Loài cây thân gỗ này được trồng chủ yếu tại Đông Nam Á trong đó có Việt Nam. Thành phần chủ yếu của tinh dầu tràm gió là Cineol (Eucalytol), Alpha Terminal và Limonene. Trong đó Cineol đóng vai trò quan trọng nhất nhờ tính kháng khuẩn của nó.
- Tinh dầu tràm trà (Tên khoa học: Melaleuca alternifolia): Loài cây thuộc họ Đào kim nương, được mô tả lần đầu tiên vào năm 1924. Có xuất xứ và được sử dụng đầu tiên bởi thổ dân Úc. Thành phần chủ yếu là Gamma-terpinene và terpinen-4-ol. Loại tinh dầu này chủ yếu được sử dụng để chăm sóc da, trị mụn.
Thông thường khi nhắc đến cụm từ “tinh dầu tràm” chúng ta nghĩ đến tinh dầu tràm gió. Còn nếu nhắc cụ thể tinh dầu tràm trà thì bạn hiểu rằng chúng ta đang nói đến loại có xuất xứ từ cây tràm trà của Úc. Tinh dầu tràm trà có tên tiếng Anh là Tea Tree oil.
Trong bài viết này chúng ta sẽ chỉ đi tìm hiểu chi tiết về thành phần, tác dụng cũng như cách sử dụng của tinh dầu tràm gió thôi.
Thành phần của tinh dầu tràm (gió)
Có khá nhiều thành phần hóa học trong loại tinh dầu này, cụ thể: Caryophyllene , Alpha Pinene, Beta Pinene, Limonene, Alpha Terpinene, Alpha Terpineol, Gamma Terpinene, Terpinolene, Terpineol, Cineole, Cymene, Linalool và Myrcene.
Tuy nhiên có một số thành phần quan trọng chiếm hàm lượng chủ yếu sau:
- Cineol (Eucalyptol): 45 – 60,2 %
- Alpha-Terpineol: 5,9 – 12,5 %
- Limonene: 4,5 – 8,9 %
- Beta-caryophyllene: 3,8 – 7,6%
7 Tác dụng của tinh dầu tràm với sức khỏe
1. Chống nhiễm trùng đặc biệt hữu ích với các bệnh đường hô hấp
Đây là tác dụng mạnh nhất của tinh dầu tràm gió với sức khỏe. Có được tác dụng này là nhờ hợp chất Cineol. Nó rất hiệu quả trong việc ngăn chặn sự phát triển của vi khuẩn, vi rút và nấm.
Đặc biệt loại tinh dầu rất hay được sử dụng cho các bệnh về đường hô hấp như: Viêm phế quản, viêm thanh quản, viêm mũi dị ứng… Nó làm giảm nhanh chóng các triệu chứng như: Ho, hắt hơi, chảy mũi, tắc đờm và cả sốt.
Thậm chí nếu bạn bị những vết thương ngoài da, bạn cũng có thể sử dụng loại tinh dầu này để ngăn chặn sự xâm nhập của vi khuẩn vào vết thương.
Xem thêm: Tinh dầu trà xanh là gì? Có tác dụng ra sao? Cách sử dung thế nào?
2. Giúp làm đẹp da
Nhờ có tính sát khuẩn, làm se da nên chúng ta có thể dùng nó để trị mụn trứng cá, mụn mủ, viêm da, lang ben, hắc lào.
Tuy nhiên nếu nói về khả năng trị mụn, tinh dầu tràm trà được đánh giá là đem lại hiệu quả cao hơn so với tinh dầu tràm gió.
3. Giảm đau
Đây là một loại thuốc giảm tự nhiên có hiệu quả cao. Bạn có thể dùng nó để giảm đau trong các trường hợp sau:
- Giảm đau cơ, khớp do hoạt động quá mức hoặc trong bệnh viêm khớp
- Giảm đau đầu
- Giảm đau răng, thường được dùng trong nha khoa
4. Tăng tiết mồ hôi
Nó giúp tăng cường hoạt động của hệ tuần hoàn đồng thời giúp tăng tiết mồ hôi. Nhờ khả năng này chúng ta có thể dùng tinh dầu tràm để hạ sốt, giải độc, giải cảm.
5. Giảm đau cơ do chuột rút
Nếu bạn hay bị chuột rút do vận động quá mức và những dư chấn sau đó khiến bạn thấy khó chịu hãy thử sử dụng tinh dầu tràm gió. Nó có thể giúp giảm sự đau đớn của bạn một cách hiệu quả.
6. Xua đuổi côn trùng
Hợp chất Cineol thành phần của tinh dầu tràm có tác dụng xua đuổi côn trùng như: muỗi, gián, ruồi… Vì vậy hãy thử cho một vài giọt tinh dầu này vào đèn xông tinh dầu và bật nó mỗi ngày.
Tuy nhiên, nếu bạn muốn xua đuổi ong thì nên cân nhắc nha. Vì Cineol là một hợp chất có khả năng hấp dẫn loài ong!
7. Giảm tắc nghẽn đường hô hấp
Bạn cảm thấy khổ sở vì triệu chứng tắc nghẽn đường hô hấp khi bị cảm cúm, cảm lạnh, viêm mũi, viêm thanh quản, viêm phế quản. Hãy thử hít tinh dầu tràm gió!
Loại tinh dầu này rất hiệu quả trong việc làm giảm tình trạng tắc nghẽn do đờm, nước mũi. Ngoài ra nó còn giúp giảm cả triệu chứng ho, hắt hơi nữa.
Nếu bạn thắc mắc về tính xác thực của những thông tin trên hãy tìm hiểu thêm tại trang WebMD (một trang thông tin sức khỏe uy tín hàng đầu thế giới)
Bạn cần một loại tinh dầu giúp bạn giảm căng thẳng, giảm đau đầu, điều trị rối loạn giấc ngủ và ngăn ngừa trầm cảm? Hãy tìm hiểu ngay về tinh dầu oải hương
Nên mua tinh dầu tràm nào tốt? Mua ở đâu?
Dưới đây là một số sản phẩm tinh dầu tràm gió đang bán chạy nhất hiện nay mà mình tổng hợp được:
Tinh dầu tràm Hoàng Cung
- Thương hiệu Việt Nam
- Sản xuất tại Việt Nam
- Được chiết xuất từ lá cây tràm gió Huế, nguyên liệu thiên nhiên 100%
- Hạn sử dụng 36 tháng kể từ ngày sản xuất
- Rất được ưa chuộng nhờ: Chất lượng đảm bảo, mùi hương đặc trưng của tràm Huế, hiệu quả cao khi sử dụng, an toàn cho cả trẻ sơ sinh và mức giá hợp lý
Giá và địa chỉ bán:
Tinh dầu tràm gió Julyhouse
- Thương hiệu Việt Nam
- Sản xuất tại Việt Nam
- Tinh dầu của hãng này rất được ưa chuộng bởi người tiêu dùng nhờ: Chất lượng tốt, nguyên chất 100%, không chất phụ gia, đóng gói đẹp
- Có điều giá hơi cao
- Hạn sử dụng 24 tháng kể từ ngày sản xuất
Giá và địa chỉ bán:
Tinh dầu tràm Bé Thơ
- Sản xuất tại Việt Nam với nguyên liệu là cây tràm gió Huế
- Thương hiệu rất được ưa chuộng hiện nay nhờ: Xuất xứ rõ ràng, nguyên liệu thiên nhiên và mức giá vô cùng bình dân.
- Giá chỉ khoảng 50k cho một chai 100ml
Giá và địa chỉ bán:
Cách sử dụng tinh dầu tràm (gió)
- Khuếch tán: Cho vài giọt tinh dầu vào máy khuếch tán hoặc đèn xông tinh dầu. Sử dụng để xua đuổi công trùng, thanh lọc không khí
- Massage: Pha loãng với tinh dầu dừa hoặc nước tinh khiết rồi xoa bóp lên vùng cơ, khớp bị đau
- Xông hơi: Cho vài giọt tinh dầu vào bát tô hay chậu nước nóng rồi để cách mặt khoảng 30 cm, chùm kín đầu bằng khăn. Cách này rất hiệu quả để trị cảm lạnh, cảm cúm, bệnh đường hô hấp
- Hít: Mở nắp lọ tinh dầu để cách mũi vài phân, hít sâu và thở chậm ra.
- Pha với nước: Có thể cho vài giọt tinh dầu tràm vào chậu nước tắm của trẻ
Lưu ý quan trọng:
- Tinh dầu tràm có uống được không? Theo nhiều khuyến cáo của các trang sức khỏe nước ngoài, bạn không nên uống tinh dầu tràm. Tuy nhiên, nếu uống tinh dầu nguyên chất pha với nước ấm và số lượng chỉ 1-2 giọt thì không sao hết. Nó vẫn có tác dụng điều trị!
- Tinh dầu tràm có an toàn với phụ nữ có thai và trẻ sơ sinh không? Bạn hoàn toàn có thể sử dụng loại tinh dầu này cho 2 đối tượng trên. Nó là một loại tinh dầu an toàn, lành tính
- Khi thoa lên da: Cần pha loang, đừng sử dụng tinh dầu nguyên chất trực tiếp lên da
Trên đây là một số chia sẻ của mình về tinh dầu tràm mà cụ thể là tinh dầu tràm gió, mong rằng những chia sẻ này có ích với bạn. Chúc bạn tìm mua được loại tinh dầu ưng ý và luông có một sức khỏe tốt!
Bạn muốn mua hàng Online với giá rẻ? Còn chờ gì nữa mà không xem ngay mã giảm giá bằng cách Click vào đây