Tinh dầu

Tổng hợp tất cả các loại tinh dầu phổ biến nhất hiện nay

Bạn đang muồn tìm hiểu về các loại tinh dầu phổ biến hiện nay? Bạn muốn biết chúng được chiết xuất từ đâu, nguồn gốc ra sao, tác dụng thế nào? Cách sử dụng hiệu quả?

Nếu vậy bài viết này dành cho bạn! Vì trong bài này mình sẽ tổng hợp các loại tinh dầu được sử dụng phổ biến hiện nay kèm theo những đặc điểm nổi bật của từng loại.

Nếu bạn vẫn chưa rõ tinh dầu là gì? Nó có những ứng dụng gì? Cách sử dụng, bảo quản ra sao? Hãy tìm hiểu ngay qua bài: Tinh dầu là gì? Tất cả những điều bạn cần biết về tinh dầu thiên nhiên

Trước khi đi vào tìm hiểu, mình xin nói trước rằng đây chỉ là những loại tinh dầu phổ biến thôi. Còn rất nhiều loại khác nhưng chưa được đề cập đến trong bài viết này!

Xem thêm: 11 tác dụng của tinh dầu bạn nên biết

1. Tinh dầu tràm

Xuất xứ

các loại tinh dầu

Được chiết xuất từ họ cây chi Tràm Melaleuca, Họ Đào kim nương (Myrtaceae). Hiện có 2 loại phổ biến nhất:

  1. Tinh dầu tràm gió (còn hay được gọi là tràm): Chiết xuất từ cây thân gỗ có tên khoa học là Melaleuca cajuputi Powell, thuộc chi Tràm Myrtaceae và được trồng phổ biến ở Đông Nam Á, Úc, New Guinea và đảo Torres Strait
  2. Tinh dầu tràm trà: Chiết xuất từ một loài có tên khoa học là Melaleuca alternifolia, cây này có nguồn gốc từ Châu Úc

Tác dụng chính

  • Tinh dầu tràm/Tràm gió: Có tính kháng khuẩn, chống viêm. Hỗ trợ điều trị một số bệnh hô hấp. Tính sát khuẩn và làm se nên có thể dùng để trị mụn, trị nhiễm nấm trên da, làm sạch da tuy nhiên tác dụng này không được phổ biến như tinh dầu tràm trà. Rất hay được sử dụng cho trẻ em để hạ sốt, trị các bệnh hô hấp, xoa bóp vai gáy để giảm đau cho người lớn
  • Tinh dầu tràm trà: Rất nổi tiếng trong việc điều trị mụn. Ngoài ra nó còn có thể dùng để chăm sóc móng, vệ sinh miệng, đẩy nhanh quá trình bình phục da

Cách dùng

Có các cách dùng phổ biến sau:

  • Sử dụng trực tiếp lên da: Chấm, bôi, pha loãng để rửa mặt
  • Xông hơi mặt
  • Xoa bóp hay massage vào vùng gáy, thái dương

Xem thêm: Tinh dầu tràm là gì? 7 tác dụng của tinh dầu tràm bạn cần biết

2. Tinh dầu oải hương (tinh dầu Lavender)

Xuất xứ

tinh dầu oải hương

  • Được chiết xuất từ loài hoa oải hương có tên khoa học Lavandula angustifolia
  • Loài hoa này được trồng tại Ai Cập từ những năm 600 trước công nguyên. Trong hàng ngàn năm nay, tinh dầu oải hương đã được sử dụng rộng rãi trong nhiều nền văn minh khác nhau.
  • Có thể coi đây là loại tinh dầu phổ biến nhất thế giới

Tác dụng chính

Loại tinh dầu này chủ yếu được dùng để tạo cảm giác thư giãn, tránh căng thẳng, giúp cải thiện giấc ngủ và tâm trạng. Ngoài ra nó còn được dùng để chăm sóc da, giảm đau đầu, điều trị rối loạn giấc ngủ

Cách dùng

Phổ biến các cách sau:

  • Sử dụng máy khuếch tán tinh dầu hoặc đèn xông tinh dầu: Đây là cách hay áp dụng nhất vì sẽ phát huy tối đa tác dụng làm giảm căng thẳng, giảm đau đầu, cải thiện chức năng não của tinh dầu oải hương
  • Hít hoặc pha chế thành nước hoa
  • Xịt lên gối, đệm và ga giường cũng là một biện pháp hay
  • Nếu bôi lên da cần pha loãng và dùng với liều thấp

Xem thêm: Tinh dầu oải hương có tác dụng gì? Mua loại nào tốt?

3. Tinh dầu bưởi

Xuất xứ

tinh dầu bưởi

Có thể nói đây là một loại tinh dầu vô cùng quen thuộc với người dân Việt Nam! Được chiết xuất từ vỏ quả bưởi hoặc hoa bưởi.

Tác dụng chính

  • Với người Việt chúng ta, tác dụng phổ biến và lâu đời nhất của tinh dầu bưởi chính là giúp tóc chắc khỏe, hỗ trợ điều trị chứng rụng tóc, xơ gãy hay tổn thương tóc do môi trường, hóa chất độc hại, thuốc nhuộm tóc…
  • Trên thế giới, từ rất lâu người ta đã sử dụng nó để giảm cân. Có được khả năng này là nhờ tinh dầu bưởi có thể làm giảm cảm giác thèm ăn, tăng cường đốt cháy năng lượng dư thừa.
  • Giúp tăng sự tập trung, tăng cường khả năng của hệ thống miễn dịch, giảm căng thẳng

Cách dùng

  • Khuếch tán khắp nhà bằng máy khuếch tán hoặc đèn xông tinh dầu
  • Xịt lên tóc, chỉ dùng tinh dầu bưởi đã được pha chế sẵn cho mục đích chăm sóc tóc
  • Uống: Chỉ sử dụng khi tinh dầu bưởi có độ tinh khiết cao, nên pha với nước, mật ong hoặc sinh tố khi dùng

Xem thêm: Tinh dầu bưởi là gì? 6 tác dụng của tinh dầu bưởi với sức khỏe của bạn

4. Tinh dầu hoa anh thảo

Xuất xứ

tinh dầu hoa anh thảo

  • Được chiết xuất từ hoa anh thảo, có tên khoa học là Primulaceae, tên tiếng anh là Primrose
  • Loài hoa này có nguồn gốc từ Địa Trung Hải, miền nam Châu Âu chủ yếu được trồng tại những vùng có khí hậu lạnh. Ở nước ta, nó được trồng nhiều tại Đà Lạt
  • Tinh dầu hoa anh thảo được chiết xuất từ hạt anh thảo bằng phương pháp ép lạnh

Tác dụng chính

  • Tác dụng chủ yếu và lớn nhất của nó là cân bằng nội tiết tố nữ giúp điều trị mụn do mất cân bằng nội tiết. Đồng thời tinh dầu hoa anh thảo còn giúp bộ máy sinh sản hoạt động hiệu quả hơn, hỗ trợ điều trị vô sinh, bệnh phụ khoa
  • Ngoài ra nhờ hàm lượng Omega 6 cao nên nó còn giúp chống oxy hóa, làm chậm quá trình lão hóa
  • Tốt cho sức khỏe tim mạch

Cách dùng

Cách sử dụng phổ biến nhất là uống, tinh dầu hoa anh thảo thường được bào chế dưới dạng viên nang uống. Khi ở dạng lỏng thông thường bạn có thể dùng nó bằng cách khuếch tán, dùng lên da.

Xem thêm: Tinh dầu hoa anh thảo: Tác dụng, cách dùng và địa chỉ bán uy tín

5. Tinh dầu sả

Xuất xứ

tinh dầu sả

  • Có thể nói đây là một trong số những loại tinh dầu được sử dụng phổ biến nhất hiện nay
  • Được chiết xuất từ thân và lá của cây sả
  • Sử dụng phổ biến tại Trung Quốc và các nước Đông Nam Á

Tác dụng chính

  • Nổi bật nhất chính là khả năng xua đuổi côn trùng mà cụ thể là muỗi
  • Có tính sát khuẩn nên thường dùng để chống viêm, làm sạch nhà cửa
  • Hỗ trợ tiêu diệt ký sinh trùng đường ruột
  • Chăm sóc da, chăm sóc tóc: Làm sạch da, điều trị nấm da, làm sạch da đầu
  • Một số nghiên cứu cho thấy tinh dầu sả còn có khả năng làm cho chó không sủa?

Cách dùng

  • Khuếch tán vào không khí bằng đèn xông hoặc máy
  • Pha vào nước tắm, dầu gội
  • Dùng trực tiếp lên da cần pha với dầu dừa

Tìm hiểu kỹ hơn về tinh dầu sả qua bài: Tinh dầu sả là gì? Những tác dụng của tinh dầu sả bạn cần biết

6. Tinh dầu chanh

Xuất xứ

tinh dầu chanh

  • Chanh hay còn gọi là Citrus limon, thuộc họ Rutaceae. Cây chanh được trồng ở nhiều nơi trên thế giới và được cho là có nguồn gốc từ Châu Á
  • Việc sử dụng tinh dầu chanh trong cuộc sống cũng như trong điều trị đã được áp dụng từ hàng nghìn năm nay
  • Tinh dầu chanh được chiết xuất bằng cách ép lạnh vỏ chanh

Tác dụng chính

  • Hỗ trợ chức năng tiêu hóa: Giảm buồn nôn, giảm viêm dạ dày, hỗ trợ điều trị táo bón
  • Chăm sóc da: Làm ẩm da, trị mụn, kháng khuẩn
  • Hỗ trợ giảm cân
  • Chăm sóc răng miệng: Làm trắng răng, tiêu diệt vi khuẩn, loại bỏ thức ăn thừa và mảng bám
  • Giảm ho, tăng sức đề kháng

Cách dùng

  • Xịt phòng bằng tinh dầu chanh pha với nước tinh khiết
  • Vệ sinh bàn tay bằng tinh dầu chanh cùng xà phòng. Bạn cũng có thể dùng nó để loại bỏ sơn móng tay
  • Làm trắng răng bằng tinh dầu chanh và backing soda
  • Uống tinh dầu chanh cùng nước để giảm cân
  • Xông hơi khi muốn giảm ho, giảm triệu chứng dị ứng

Xem thêm: Tinh dầu chanh là gì? 7 tác dụng tuyệt vời của tinh dầu chanh với sức khỏe

7. Tinh dầu quế

Xuất xứ

tinh dầu quế

Có thể nói đây là loài cây rất quen thuộc với người dân Châu Á mà cụ thể là Nam Á. Người ta tin rằng quế là loại gia vị lâu đời nhất hiện nay.

Tinh dầu quế được chiết xuất từ vỏ cây quế hoặc thân cây quế. Tuy nhiên loại được chiết xuất từ vỏ được chứng minh là có tính chống oxy hóa cao hơn

Tác dụng chính

Loại tinh dầu này có rất nhiều tác dụng tuyệt vời:

  • Chứa hàm lượng cao các chất chống oxy hóa
  • Giảm viêm, tăng cường khả năng chống lại nhiễm trùng
  • Tăng cường sức khỏe tim mạch thông qua việc làm giảm nồng độ cholesterol xấu
  • Cải thiện khả năng tình dục
  • Tốt cho người bị bệnh tiểu đường, giúp hạ đường máu
  • Hỗ trợ giảm cân
  • Tốt cho da
  • Và còn nhiều tác dụng tuyệt vời nữa!

Cách dùng

  • Khuếch tán vào không khí: Xịt, máy khuếch tán, đèn xông
  • Thoa lên da: Pha với dầu dừa hoặc mật ong
  • Uống: Chỉ sử dụng khi bạn biết chắc tinh dầu quế mà bạn có tinh khiết 100%
  • Cho vào món ăn: Sử dụng như một loại gia vị

Xem thêm: Tinh dầu quế có tác dụng gì? Cách sử dụng ra sao?

8. Tinh dầu bạc hà

Xuất xứ

tinh dầu bạc hà

  • Tinh dầu bạc hà là một trong những loại thảo mộc được sử dụng lâu đời nhất tại Châu Âu
  • Được chiết xuất từ thân, lá của cây bạc hà bằng cách ép lạnh hoặc chưng cất

Tác dụng chính

  • Giảm đau cơ và khớp: Thoa trực tiếp lên khối cơ hay khớp bị đau sẽ giảm triệu chứng đau
  • Tốt cho các bệnh hô hấp: Làm thông thoáng đường thở, long đờm. Là một trong số những loại tinh dầu tốt nhất cho cúm, ho, viêm đường hô hấp, xoang, viêm phế quản
  • Hỗ trợ điều trị dị ứng đường hô hấp
  • Giúp tăng cường năng lượng và hiệu suất hoạt động của cơ thể mà cụ thể là não bộ
  • Tốt cho hệ tiêu hóa, giảm triệu chứng của hội chứng ruột kích thích, giảm buồn nôn
  • Làm cho hơi thở thơm mát, làm sạch răng miệng
  • Giảm đau đầu, giúp thư giãn

Cách dùng

  • Khuếch tán
  • Thêm vào đồ ăn như một món gia vị
  • Thêm vào đồ uống hoặc sinh tố
  • Sử dụng để massage

Xem thêm: Tinh dầu bạc hà có tác dụng ra sao? Cách sử dụng thế nào?

9. Tinh dầu hoa hồng

Xuất xứ

tinh dầu hoa hồng

  • Tinh dầu hoa hồng được tạo ra bằng cách chưng cất hơi nước hoa hồng (Có tên khoa học là: Rosa damascena)
  • Được sử dụng rộng rãi hàng ngàn năm nay, mùi thơm rất dễ chịu

Tác dụng chính

  • Giúp cải thiện tâm trạng, bạn chỉ cần ngửi hương thơm của hoa hồng là sẽ thấy ngay tác dụng này
  • Tốt cho da, trong đó đặc biệt là da bị mụn
  • Tăng ham muốn tình dục

Cách dùng

  • Khuếch tán trong phòng bằng máy khuếch tán hoặc đèn xông
  • Thoa trực tiếp lên chỗ da bị mụn
  • Nhỏ vào nước tắm

Xem thêm: Tinh dầu hoa hồng có tác dụng gì? Sử dụng thế nào cho đúng, hiệu quả

10. Tinh dầu dừa

Xuất xứ

tinh dầu dừa

  • Một loài cây rất phổ biến tại vùng nhiệt đới như: Đông Nam Á, Ấn Độ
  • Được chiết xuất từ cùi của quả dừa bằng phương pháp ép lạnh

Tác dụng chính

Hơn 1.500 nghiên cứu đã chứng minh tác dụng của tinh dầu dừa với sức khỏe, dưới đây là những tác dụng chính nổi bật nhất:

  • Cải thiện hệ tiêu hóa
  • Dưỡng ẩm cho da
  • Tiêu diệt nấm
  • Cân bằng lượng đường trong máu
  • Giảm lượng mỡ xấu trong máu
  • Cải thiện bệnh Alzheimer

Cách dùng

Có rất nhiều cách để sử dụng loại tinh dầu này:

  • Dùng để chế biến món ăn
  • Dùng thay dầu ăn
  • Cho vào đồ uống
  • Thoa lên da
  • Khuếch tán

Nếu bạn muốn tìm hiểu kỹ hơn về dầu dừa (Dầu dừa khác với tinh dầu dừa nha!) thì hãy tham khảo qua bài: Dầu dừa có tác dụng gì? 20 tác dụng của dầu dừa với sức khỏe

Xem thêm: Tinh dầu dừa: Món quà thiên nhiên cho việc chăm sóc tóc, da

11. Tinh dầu cam

Xuất xứ

tinh dầu cam

  • Được chiết xuất từ vỏ ngoài của quả cam bằng phương pháp ép lạnh
  • Đôi khi còn được gọi là tinh dầu cam ngọt
  • Được đánh giá cao về khả năng tăng cường miễn dịch

Tác dụng chính

  • Tăng cường khả năng miễn dịch, chứa chất kháng khuẩn tự nhiên
  • Giúp hạ huyết áp
  • Chống viêm, chống oxy hóa
  • Nâng cao tinh thần, giúp ngủ ngon hơn
  • Giảm đau nhức cơ, khớp
  • Chứa hàm lượng Vitamin C cao nên rất tốt cho da
  • Hạn chế và ngăn ngừa sự phát triển của ung thư

Cách dùng

  • Khuếch tán
  • Thoa lên da
  • Trộn vào cùng với sinh tố hoặc mật ong
  • Chỉ uống trực tiếp khi bạn chắc chắn tinh dầu cam bạn đang có hoàn toàn tinh khiết và đủ an toàn

Xem thêm: Tinh dầu cam có tác dụng gì? Sử dụng thế nào? Mua loại nào tốt?

12. Tinh dầu trầm hương

Xuất xứ

tinh dầu trầm hương

  • Có nguồn gốc từ nhựa của cây Boswellia carterii , Boswellia ferreana hoặc Boswellia serrata. Loài cây này chủ yếu được trồng tại Somalia và Pakistan
  • Trầm hương đã được sử dụng trong nhiều tôn giáo khác nhau đặc biệt là Kito giáo
  • Nhiều tài liệu cho rằng trầm hương có nguồn gốc từ Ấn Độ

Tác dụng chính

  • Chống lo ấu, giảm cảm xúc tiêu cực
  • Giúp đối phó với ung thư, hỗ trợ điều trị sau hóa trị
  • Giúp liền da, hỗ trợ điều trị các vết thương nhiễm trùng. Chống lão hóa da
  • Cân bằng hormon, cải thiện khả năng sinh sản
  • Giảm đau bụng, giảm buồn nôn, đẩy nhanh quá trình bài tiết enzym giúp tăng cường khả năng tiêu hóa

Cách dùng

  • Có khả năng kết hợp với nhiều loại tinh dầu khác như: Cam, chanh, quýt hoặc dầu dừa
  • Thoa lên da
  • Khuếch tán trong không khí

Xem thêm: Tinh dầu trầm hương là gì? Có tác dụng thế nào với sức khỏe

13. Tinh dầu Oliu và dầu Oliu

Xuất xứ

tinh dầu oliu

  • Tinh dầu Oliu được chiết xuất từ quả oliu. Một loài cây được trồng phổ biến tại Địa Trung Hải
  • Loài cây này được coi là một trong số 3 loại thực phẩm cốt lõi tại Địa Trung Hải

Tác dụng chính

  • Giàu chất béo không bão hòa nên tốt cho tim mạch, ngăn ngừa nguy cơ đột quỵ
  • Chống oxy hóa
  • Có khả năng chống viêm
  • Hỗ trợ giảm cân
  • Giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường tuýp 2
  • Có khả năng ngăn ngừa ung thư
  • Có tính kháng khuẩn
  • Giúp chăm sóc da: Cung cấp vitamin, cấp ẩm, chống lão hóa

Cách dùng

  • Khuếch tán
  • Thêm vào món ăn, đồ uống

Xem thêm: Dầu oliu là gì? Tác dụng của dầu Oliu với sức khỏe và cách sử dụng hiệu quả

14. Tinh dầu trà xanh

Xuất xứ

tinh dầu trà xanh

  • Được chiết xuất từ lá cây trà xanh (chè)
  • Rất quen thuộc với các nước Châu Á trong đó có Việt Nam

Tác dụng chính

  • Giàu chất chống oxy hóa và vitamin nên được sử dụng cho mục đích làm đẹp, chăm sóc da
  • Có khả năng khử mùi, thanh lọc không khí
  • Giúp thư giãn, giảm căng thẳng

Cách dùng

  • Khuếch tán
  • Xông mặt
  • Bôi lên vùng da bị mụn

Tìm hiểu kỹ hơn về tinh dầu trà xanh qua bài: Tinh dầu trà xanh là gì? Có tác dụng ra sao? Sử dụng thế nào?

15. Tinh dầu nghệ

Xuất xứ

tinh dầu nghệ

  • Được chiết xuất từ củ nghệ mà bạn vẫn dùng làm gia vị hàng ngày
  • Có lịch sử lâu đời và được dùng như một gia vị, bài thuốc chữa bệnh từ hàng ngàn năm nay

Tác dụng chính

  • Giúp ngăn ngừa và hỗ trợ điều trị bệnh ung thư, trong đó nổi bật nhất là ung thư dạ dày và ung thư đại tràng
  • Giúp ngăn ngừa các bệnh thần kinh trong đó có bệnh động kinh, parkinson
  • Chống viêm, giảm đau khớp
  • Có khả năng làm giảm một số loại bạch cầu, các nhà khoa học đang tìm cách ứng dụng nó để điều trị những bệnh liên quan đến bạch cầu
  • Làm giảm trầm cảm và lo lắng
  • Hỗ trợ điều trị cảm lạnh thông thường

Cách dùng

  • Khuếch tán trong trường hợp bạn muốn giảm căng thẳng
  • Chống viêm, giảm đau sử dụng thoa bên ngoài, nhớ pha với các tinh dầu dẫn như dầu dừa
  • Thêm vào mật ong hoặc sinh tố
  • Đắp mặt nạ nghệ

Xem thêm: Tinh dầu nghệ: Chiến binh mạnh mẽ cho cuộc chiến chống ung thư!

16. Tinh dầu gừng

Xuất xứ

tinh dầu gừng

  • Được chiết xuất từ củ gừng mà bạn vẫn hay dùng làm gia vị hàng ngày đó
  • Có nguồn và được trồng nhiều nhất tại Trung Quốc, Đông Nam Á

Tác dụng chính

  • Là liệu pháp tự nhiên tốt nhất cho đầy bụng, khó tiêu, co thắt dạ dày, đau bụng thậm chí là nôn
  • Có khả năng diệt khuẩn, ức chế sự phát triển của nấm
  • Hỗ trợ điều trị các bệnh hô hấp như: cảm lạnh, cảm cúm, ho, hen suyễn, viêm phế quản
  • Cải thiện sức khỏe tim mạch thông qua việc cân bằng lượng mỡ trong máu
  • Giảm lo lắng
  • Cải thiện khả năng tình dục
  • Chứa nhiều chất chống oxy hóa
  • Giảm đau cơ và đau trong kỳ kinh nguyệt
  • Nâng cao chức năng gan

Cách dùng

  • Xoa 2 giọt tinh dầu gừng lên tim mỗi ngày
  • Giảm đau cơ bằng cách massage lên vùng cơ bị đau
  • Đau bụng, buồn nôn: Xoa tinh dầu gừng lên bụng
  • Uống 1-2 giọt nếu thấy rối loạn tiêu hóa
  • Cho vào món ăn hoặc đồ uống
  • Khuếch tán nếu muốn thư giãn

17. Tinh dầu hương thảo

Xuất xứ

tinh dầu hương thảo

  • Được chiết xuất từ lá và hoa của cây hương thảo (Rosmarinus officinalis) một loại cây thuộc họ bạc hà
  • Loại tinh dầu này đã được sử dụng ở nhiều nên văn minh khác nhau như: Ai cập, Ấn độ, Châu Âu từ rất lâu
  • Hiện nay có thể nói đây là một trong số những loại tinh dầu phổ biến nhất thế giới

Tác dụng chính

  • Khắc phục rụng tóc
  • Cải thiện trí nhớ
  • Tăng cường chức năng gan
  • Giảm nồng độ cortisol
  • Ngăn chặn và hỗ trợ điều trị một số bệnh ung thư

Cách dùng

  • Khuếch tán
  • Xoa vào vùng cổ vai gáy
  • Thêm vào dầu gội

Xem thêm: Tinh dầu hương thảo là gì? 5 tác dụng của tinh dầu hương thảo

18. Tinh dầu ngọc lan tây

Xuất xứ

tinh dầu ngọc lan tây

  • Được chiết xuất từ hoa loài ngọc lan tây (Ylang Ylang)
  • Mùi hương rất ngọt ngào
  • Được trồng nhiều tại Châu Á, Indonesia, Philippine

Tác dụng chính

  • Tốt cho tim mạch: Kiểm soát huyết áp, ngăn ngừa rối loạn nhịp tim
  • Giúp giải tỏa những cảm xúc tiêu cực như: Trầm cảm, lo lắng, ghen tuông, tức giận
  • Ngăn ngừa lão hóa da
  • Tăng cường năng lượng và sức sống
  • Chăm sóc tóc
  • Tăng ham muốn tình dục
  • Hỗ trợ tiêu hóa
  • Giúp kiểm soát đường huyết

Cách dùng

  • Khuếch tán hoặc xịt trong phòng
  • Thoa lên da, nhớ pha với dầu dừa
  • Uống: Chỉ sử dụng cách này khi bạn chắc chắn tinh dầu ngọc lan tây của bạn tinh khiết 100% và chỉ dùng với liều nhỏ. Có thể pha với nước ấm hoặc mật ong

Xem thêm: Tinh dầu ngọc lan tây là gì? Có tác dụng gì? Sử dụng thế nào?

19. Tinh dầu hoa nhài

Xuất xứ

tinh dầu hoa nhài

  • Được chiết xuất từ hoa nhài có tên tiếng Anh là Jasminum officinale
  • Đây là một bài thuốc tự nhiên giúp giảm căng thẳng và tăng ham muốn tình dục đã được sử dụng từ lâu

Tác dụng chính

  • Giảm căng thẳng, giảm lo lắng
  • Chống trầm cảm, tăng cường sự tỉnh táo
  • Giảm triệu chứng mãn kinh
  • Giúp cân bằng hocmon
  • Giúp cải thiện làn da bị khô, lão hóa và nhờn
  • Tăng cường năng lượng
  • Kích thích ham muốn tình dục, không phải ngẫu nhiên mà loài hoa này được gọi là nữ hoàng ban đêm đâu!

Cách dùng

  • Khuếch tán, xịt trong phòng
  • Thoa lên da
  • Xoa bóp

Xem thêm: Tinh dầu hoa nhài là gì? Tác dụng ra sao?

20. Tinh dầu tỏi

Xuất xứ

tinh dầu tỏi

  • Được chiết xuất từ củ tỏi mà bạn vẫn hay dùng để làm gia vị đó!
  • Có tính chống oxy hóa và kháng khuẩn rất mạnh, được ứng dụng làm thuốc chữa bệnh từ rất lâu

Tác dụng chính

  • Chống nhiễm khuẩn hô hấp, điều trị cảm lạnh, cúm thông thường
  • Chống nhiễm trùng da
  • Chống nhiễm trùng tai, giảm đau tai do tác nhân nhiễm trùng
  • Kiểm soát mỡ máu
  • Ức chế sự phát triển của khối u
  • Kiểm soát đường máu

Cách dùng

  • Xoa bóp
  • Thoa lên vùng da cần điều trị, nhớ pha loãng với dầu dẫn như tinh dầu dừa
  • Chấm tinh dầu tỏi vào bông sau đó vệ sinh tai

Xem thêm: Tinh dầu tỏi có tác dụng gì? Sử dụng ra sao? Mua loại nào tốt?

21. Tinh dầu Argan, dầu Argan

Xuất xứ

tinh dầu argan

  • Đây là một loại tinh dầu hiếm có trên thế giới
  • Được chiết xuất từ hạt của quả cây Argan, loài cây chỉ có ở Ma rốc. Nó được tôn kính đến mức năm 1998 UNESCO đã công nhận rừng argan là khu dự trữ sinh quyển

Tác dụng chính

  • Kem dưỡng ẩm ban đêm
  • Dùng như toner
  • Tấy tế bào da chết
  • Trị mụn trứng cá
  • Giúp tóc chắc khỏe, tăng trưởng tốt
  • Giúp dưỡng môi

Nói chung tinh dầu argan là một sản phẩm tuyệt vời để chăm sóc da và tóc của bạn một cách tự nhiên!

Cách dùng

  • Thoa lên da
  • Xoa lên tóc và da đầu

Xem thêm: Argan oil là gì? Tác dụng của nó với sức khỏe ra sao?

22. Tinh dầu khuynh diệp (Bạch đàn)

Xuất xứ

tinh dầu khuynh diệp

  • Tinh dầu khuynh diệp hay tinh dầu bạch đàn được chiết xuất từ lá bạch đàn
  • Có hơn 500 loài bạch đàn nhưng tinh dầu của bạch đàn salicifolia và bạch đàn Eucalyptus globulus được sử dụng nhiều nhất vì đặc tính có lợi của chúng

Tác dụng chính

  • Cải thiện các bệnh hô hấp: Đây là loại tinh dầu tốt nhất trong số các loại tinh dầu có tác dụng điều trị các bệnh hô hấp như: Bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính, hen, viêm phế quản, ho hay cảm cúm
  • Giúp điều trị dị ứng theo mùa
  • Chống nhiễm trùng
  • Giảm đau đầu
  • Xua đuổi chuột

Cách dùng

  • Khuếch tán
  • Xịt trong phòng
  • Xoa vào ngực nếu muốn cải thiện tình trạng ho
  • Xông hơi
  • Xoa lên vùng cơ bị đau

Xem thêm: Tinh dầu khuynh diệp có tác dụng gì? Cách sử dụng ra sao?

23. Tinh dầu phong lữ

Xuất xứ

tinh dầu phong lữ

  • Được chiết xuất từ hoa, lá và thân của cây phong lữ

Tác dụng chính

  • Giảm nếp nhăn trên da
  • Giảm đau cơ do hoạt động quá mức
  • Kháng khuẩn, chống viêm
  • Dùng như thuốc lợi tiểu
  • Ngăn chặn bệnh Alzheimer và chứng mất trí nhớ
  • Làm sạch da, chống nấm và viêm da
  • Giảm lo lắng và trầm cảm
  • Xua đuổi côn trùng
  • Trị gàu

Cách dùng

  • Khuếch tán
  • Thoa lên da
  • Xoa bóp vùng cơ bị đau
  • Thêm vào sữa tắm hoặc dầu gội

Xem thêm: Tinh dầu phong lữ là gì? Tác dụng và cách dùng ra sao?

Dầu dẫn hay dầu mang

Ngoài các loại tinh dầu phổ biến bên trên, có thể bạn sẽ bắt gặp rất nhiều loại dầu dẫn hay dầu mang khi tìm hiểu về tinh dầu thiên nhiên. Chúng thường được dùng để pha loãng tinh dầu nguyên chất hoặc dùng đơn độc. Dưới đây là một số loại phổ biến nhất:

  • Dầu dừa
  • Dầu Argan
  • Dầu Oliu
  • Dầu hạnh nhân: Có tác dụng điều chỉnh lượng cholesterol máu, bảo vệ sức khỏe tim mạch, kiểm soát cân nặng, giảm biến chứng tiểu đường, chăm sóc tóc
  • Dầu hạt lanh: Có tác dụng hỗ trợ giảm cân, giảm táo bón và tiêu chảy, phòng chống ung thư, ngăn ngừa lão hóa da, tăng cường sức khỏe tim mạch
  • Dầu Jojoba: Có tác dụng dưỡng ẩm cho da, dùng để tẩy trang, kiềm dầu cho da, thúc đẩy quá trình làm lành vết thương, chăm sóc tóc, bổ sung vitamin E
  • Dầu vani: Có tính chống oxy hóa mạnh mẽ, tăng ham muốn tình dục, làm giảm triệu chứng của hội chứng tiền kinh nguyệt, chống ung thư, chống nhiễm trùng, chống trầm cảm, chống viêm và giảm huyết áp
  • Dầu tầm xuân: Có tác dụng chống lão hóa, giảm sẹo, dưỡng ẩm da, tăng cường hệ thống miễn dịch, hỗ trợ điều trị bệnh viêm khớp
  • Dầu Neem: Chăm sóc da, xua đuổi côn trùng, trị gàu, trị chấy
  • Dầu Magie: Chăm sóc da và tóc, điều trị đau nửa đầu, điều trị tăng huyết áp, hỗ trợ điều trị tiểu đường, cải thiện tâm trạng

Trên đây là các loại tinh dầu phổ biến nhất hiện nay kèm theo một số điểm nổi bật của từng loại mà mình tổng hợp được. Tất nhiên vẫn còn rất nhiều loại tinh dầu khác nữa! Nhưng dù sao mình mong rằng những chia sẻ này có ích với bạn. Chúc bạn chọn được một loại tinh dầu ưng ý và sử dụng nó hiệu quả!

Vài điều về tác giá

Dr. Hung

Thích viết, đam mê chia sẻ kiến thức đến cộng đồng và mong muốn mọi người đều có kiến thức cơ bản để chăm sóc sức khỏe cho bản thân cũng như người thân. Ngoài ra còn thích nghe nhạc trữ tình, làm đồ handmade...

Leave a Comment