Chăm sóc trẻ

Trẻ 3 tuổi: Sự phát triển thể chất, tinh thần và cách chăm sóc bé

Khi mức độ tập trung của trẻ 3 tuổi tăng lên và các kỹ năng sử dụng ngôn từ phát triển hơn, các bé sẽ có thể làm theo hướng dẫn tốt hơn và thể hiện nhu cầu, suy nghĩ của riêng mình. Tuy nhiên, việc chuyển từ trẻ mới biết đi sang độ tuổi mẫu giáo thường có thể hơi khó khăn. 3 tuổi là độ tuổi não bộ của bé phát triển nhanh nhất so với những năm trước và cũng là giai đoạn bé cần nhận được nhiều sự quan tâm để chuẩn bị đi học mầm non.

Hiểu rõ các mốc phát triển của bé có thể giúp bạn chăm sóc trẻ một cách tốt nhất.

Xem thêm: Nuôi dạy trẻ mẫu giáo từ 3 – 5 tuổi: Lời khuyên cho các bậc cha mẹ!

Phát triển thể chất của trẻ 3 tuổi

trẻ 3 tuổi

Chiều cao:

  • Bé trai: 94,6– 103,2cm; trung bình: 97,3cm
  • Bé gái: 93,2 – 102,7cm; trung bình: 95,1cm

Cân nặng:

  • Bé trai: 12,9 – 16,1kg; trung bình: 14,3kg
  • Bé gái: 11,7 – 15,9kg, trung bình: 13,9kg

Về chiều cao và cân nặng, trong năm thứ 2 và thứ 3, tốc độ tăng trưởng sẽ có xu hướng chậm lại so với trước đây.

Một số các tuyệt vời để theo dõi sự phát triển của bé 3 tuổi:

  • Lấy tường làm thước đo chiều cao của con bằng cách đánh dấu và ghi ngày tháng lên đó khoảng 2-3 tháng một lần.
  • Vào đầu mỗi tháng, quay lại 1 đoạn video ngắn về hình ảnh của con đang chơi đùa. Bằng cách này, bạn sẽ có clip hình ảnh thú vị về sự thay đổi từng ngày của con và xem lại nhân dịp ngày sinh nhật tiếp theo của bé.
  • Nhờ lưu lại những khoảnh khắc đáng yêu của bé, nhớ ghi chú ngày tháng cụ thể, sau này có dịp xem và chọn lọc lại, bạn sẽ có một kho tàng quý giá về thời thơ ấu của bé mà không có gì có thể mua được.

Không chỉ tăng trưởng về chiều cao và cân nặng, các bé 3 tuổi còn phát triển kỹ năng vận động thô và vận động tinh. Giống như mọi thứ khác, việc thành thạo các kỹ năng này sẽ thay đổi theo độ tuổi và theo khả năng của từng trẻ.

Phát triển vận động

Khi trẻ 3 tuổi của bạn lớn lên, chúng đang tìm hiểu thêm về cơ thể của chính mình và cách kiểm soát vận động. Bé có thể sẽ làm được một số việc mà trước đây bé chưa làm được.

Được 3 tuổi, một trong những việc bé muốn thử đó là tự mặc quần áo. Ở độ tuổi này bố mẹ nên để cho bé tự mình mặc quần áo với các bước đơn giản như kéo quần, cởi giày. Bố mẹ hãy giúp bé chọn những loại quần áo dễ mặc, không có nhiều cúc và kiên nhẫn chờ đợi, hướng dẫn cho đến khi bé mặc xong. Bằng việc tự mặc quần áo, bé sẽ học được những kỹ năng quan trọng và khả năng độc lập từ bé.

Những dấu mốc quan trọng

  • Tự đút ăn
  • Biết mở cửa
  • Cầm ly/cốc một tay, cầm bút chì màu
  • Tự rửa tay, lau tay
  • Biết gấp, xếp giấy nếu có người hướng dẫn
  • Biết xếp chồng đồ chơi lên nhiều tầng (ít nhất là 6 vật chồng lên nhau)
  • Đá bóng, ném bóng qua khỏi đầu và chụp bóng
  • Biết đi giày (nhưng chưa cột dây giày một mình được)
  • Biết mặc quần áo (có người lớn phụ)
  • Đi vệ sinh (có người lớn phụ)
  • Đi nhón chân khi người lớn yêu cầu
  • Đi được một đường thẳng
  • Nhảy lên cả hai chân
  • Đạp xe đạp (loai xe có 2 bánh phụ giữ thăng bằng hay xe 3 bánh)
  • Vẽ được đường thẳng ngang, dọc và đường tròn
  • Cúi người xuống mà không ngã

Trí não

  • Chơi giả vờ với búp bê, thú vật và người.
  • Ghép hình với 3-4 mảnh.
  • Hiểu ý nghĩa số “2”.
  • Sao chép hình tròn với bút chì hay bút màu.
  • Lật từng trang sách.
  • Xây tháp với hơn 6 khối.
  • Biết cái gì ăn được, cái gì không
  • Biết các vật nằm ở chỗ nào
  • Hiểu khái niệm “bây giờ”, “tí nữa/lát nữa” và “sắp sửa”
  • Thay đổi vật này bằng vật khác, ví dụ như tưởng tượng cục gỗ là xe ô tô để chơi
  • Hiểu các ý niệm khôi hài đơn giản (ví dụ như cười khi mẹ nói “đánh răng cho con mèo nhà mình”)
  • Phân loại được vật tròn, vuông
  • Mẹ đưa hình ảnh ra, bé biết chọn đồ vật tương ứng
  • Đóng và mở nắp chai hoặc xoay mở cửa.

Mẹo nuôi dạy con

Tất cả những vận động như chạy, leo trèo, nhảy và di chuyển không ngừng có thể xuất hiện trong độ tuổi này. Có thể bé đứng yên sẽ làm bố mẹ trông nom đỡ vất vả hơn nhưng cho phép trẻ tự do chạy, leo trèo và nhảy là điều cần thiết. Trẻ mẫu giáo cần rèn luyện các kỹ năng thể chất để có thể phát triển cân bằng và phối hợp tốt hơn.

Bố mẹ không nên quá nuông chiều hoặc giữ con quá kỹ, nếu không bé sẽ sinh ra tính lười biếng và ỉ lại. Khi trẻ 3 tuổi biết làm gì đó, con đã có ý thức cá nhân nên mẹ hãy để bé tự làm những việc cá nhân đơn giản, trẻ phải rời xa vòng tay của bố mẹ thì mới tích lũy thêm được nhiều kinh nghiệm và sớm tự lập. Để làm được điều này, mẹ nên hỗ trợ con những công việc khó, cùng bé làm việc nhà, còn những việc cá nhân đơn giản thì mẹ cứ để bé tự làm. Như vậy con mới có thể tự lập và có nhiều kinh nghiệm cho quãng thời gian sau này.

Hãy chú ý về an toàn trong ngôi nhà. Để các vật nguy hiểm, sắc nhọn, hóa chất, thuốc…trong tủ có khóa và đảm bảo tránh xa tầm với của trẻ. Sử dụng các ổ điện an toàn cho trẻ nhỏ, các góc cạnh của bàn ghế được bọc đầy đủ. Và đừng quên cố định tủ, giá sách và tường tránh cho đổ sập khi bé kéo, với.

Hầu hết trẻ 3 tuổi giống như bọt biển và chúng hấp thụ mọi thứ xung quanh. Là cha mẹ, hãy giúp bé biết phải làm gì với thông tin đó. Bởi vì bây giờ bé có thể ngồi yên và tập trung trong một khoảng thời gian dài hơn, bé có thể tiếp nhận nhiều hơn thông tin quanh bé.

Tâm trí và trí tưởng tượng của con bạn sẽ nở rộ trong năm nay. Khi bé phát triển trí nhớ và bắt đầu hiểu thêm về thế giới xung quanh, bạn sẽ mong đợi rất nhiều câu hỏi. Bạn có thể thấy có những lúc bạn không biết trả lời thế nào. Cố gắng kiên nhẫn với những câu hỏi liên tục của con bạn vì đó là cách chúng học hỏi thêm về thế giới.

Sự phát triển cảm xúc của bé 3 tuổi

Cơn thịnh nộ có xu hướng lên đến đỉnh điểm ở độ tuổi này khi con bạn học cách đối phó với các tình huống căng thẳng. Vì vậy, mặc dù bé yêu của bạn muốn xử lý độc lập, bé sẽ phải vật lộn để đối phó với sự thất vọng khi có cơ hội tự mình thử một cái gì đó.

Một số trẻ 3 tuổi có một thời gian khó khăn để tách khỏi những người chăm sóc chúng. Vì vậy, con bạn có thể khóc khi bạn thả chúng ở trường mầm non hoặc có thể bày tỏ nỗi buồn về việc đi nhà trẻ, ngay cả khi chúng thích ở đó.

Những dấu mốc quan trọng

  • Bắt đầu hiểu cảm xúc, cả của chính bé và của người khác. Con bạn có thể sử dụng các từ đơn giản để biểu lộ cảm xúc như vui, buồn, tức…
  • Bắt chước người lớn và bạn bè.
  • Tỏ tình cảm với bạn mà không cần nhắc.
  • Luân phiên trong trò chơi.
  • Tỏ vẻ quan tâm đến một bạn đang khóc.
  • Hiểu khái niệm “của tôi” và “của anh” hoặc “của chị”
  • Có nhiều cảm xúc
  • Có thể khó chịu khi có sự thay đổi lớn trong nhịp sinh hoạt hàng ngày.
  • Tự mặc và cởi quần áo.

Mẹo nuôi dạy con

Sử dụng những từ biểu lộ cảm xúc trong các cuộc trò chuyện hàng ngày của bạn với con bạn, chẳng hạn như buồn, vui và hạnh phúc. Xây dựng vốn từ vựng về cảm xúc của con bạn giúp trẻ dễ dàng học cách sử dụng từ ngữ của chúng để thể hiện bản thân.

Bé càng lớn sẽ càng có những cảm xúc đa dạng hơn. Đến độ tuổi lên 3 trẻ đã biết bắt chước bạn bè và người lớn, biết quan tâm đến người khác nếu người đó khóc và hiểu rõ khái niệm của tôi của bạn. Vì đây là lúc bé có những nhận thức và cảm xúc rõ ràng nên mẹ nên quan tâm đến bé nhiều hơn, nếu không trẻ sẽ dễ dàng xa cách bố mẹ.

Đây cũng là khoảng thời gian bé có những cảm xúc và hình thành tính cách cá nhân rõ ràng nhất,  nên mẹ phải chú đến sự phát triển của trẻ. Bé có thể giận dữ nếu bị bố mẹ bỏ lại trường học, buồn bực khi phải thay đổi một thói quen nào đó. Lúc này mẹ cần giải thích và ân cần với con để bé hiểu rằng, đó là những điều tốt cho sự phát triển của trẻ.

Tương tác xã hội

Vào khoảng sinh nhật thứ ba của con bạn, bạn có thể nhận thấy sự thay đổi trong cách chúng tương tác với những đứa trẻ khác. Đây thường là điểm mà nhiều trẻ em bắt đầu chuyển từ chơi một mình sang chơi thành nhóm hoặc chơi tương tác (nơi chúng thực sự hợp tác và chơi với những trẻ khác). Điều này có nghĩa là bé cũng sẽ cần một số trợ giúp để học cách điều hướng các mối quan hệ đó.

Và, trong khi vẫn có một người trưởng thành đặc biệt trong cuộc đời của con bạn mà chúng không muốn rời khỏi tầm mắt (như mẹ hoặc bố), trẻ 3 tuổi có thể bắt đầu phát triển tình bạn thực sự với những người bạn mới (và đôi khi là những người mà bé tưởng tượng). Trẻ mẫu giáo bị ảnh hưởng bởi những điều trẻ yêu thích. Vì vậy, thông thường bé cũng bắt chước các nhân vật yêu thích của mình từ TV hoặc sách.

Những dấu mốc quan trọng

  • Bắt đầu thể hiện sự đồng cảm khi một người khác bị tổn thương hoặc buồn bã và thậm chí có thể cố gắng an ủi người đó
  • Có thể bắt đầu căng thẳng nếu họ cảm thấy họ đã bị “sai khiến” bởi một đứa trẻ hoặc anh chị em khác.
  • Thể hiện tình cảm với người khác (mà không cần bạn nhắc nhở).
  • Cố làm cho người khác cười
  • Chơi với 2, 3 trẻ khác cùng một lúc
  • Biết chơi tưởng tượng trò chơi gia đình, biết phân vai, ví dụ như “mình là mẹ, bạn là con, bạn kia là bố”
  • Biết tên và họ của mình. Biết mình là con trai hay con gái.
  • Biết nhân xưng “con”, “bố”, “cô kia”, “chú kia”
  • Tưởng rằng mình là trung tâm của mọi sự vật, ví dụ như “nếu mình nhắm mắt lại, không ai sẽ thấy mình”
  • Trí tưởng tượng của bé phong phú, đôi khi bé có những người bạn trong trí tưởng tượng.
  • Thường có xu hướng muốn làm ông, bà chủ.
  • Học cách chờ đến lượt và chia sẻ. Các trò chơi và các hoạt động sẽ giúp trẻ học cách chờ đến lượt.
  • Trẻ thích đóng giả thành những người quan trọng trong cuộc sống của bé (mẹ, bố, bác sĩ, y tá, cảnh sát, cô giáo, ông, bà,…)
  • Trẻ rất thích mọi người khen ngợi khi trẻ hoàn thành xong một việc gì đó.

Về mặt ngôn ngữ

  • Có thể nói tên đa số vật quen thuộc.
  • Hiểu những từ như “trong”, “trên” và “dưới”.
  • Nói tên, tuổi, phái.
  • Gọi tên bạn.
  • Nói các từ như “tôi”, “chúng ta” và “anh, chị” và số nhiều.
  • Nói khá tốt để người lạ có thể hiểu phần lớn thời gian.
  • Nói chuyện với 2-3 câu

Mẹo nuôi dạy con

Con bạn sẽ bắt đầu hiểu được sự khác biệt giữa các đồ của bé và của bạn bè, vì vậy bạn có thể thấy con mình có thể chia sẻ hoặc không chia sẽ với các bạn. Thay vì can thiệp vào chuyện của trẻ, phân chia đồ chơi cho bọn trẻ, bạn nên khuyến khích để trẻ tự xử lý. Nếu ai đó trở nên hung hăng, hãy bước vào và giải quyết tình huống.

Khi được 3 tuổi bé có thể sử dụng một lượng từ vựng là 300 từ và có thể nói được nhiều câu đơn giản. Cách tốt nhất để phát triển ngôn ngữ của bé đó là nói chuyện, bạn có thể chia sẻ với bé về bất kỳ chuyện gì xung quanh để tăng vốn từ vựng và ngữ pháp cho bé.

Hoạt động vui chơi

Như đã nói ở trên, thay vì chơi một mình, đứa trẻ 3 tuổi của bạn có thể bắt đầu chơi với những đứa trẻ khác và phát triển tình bạn. Trẻ em có thể bắt đầu kết bạn ở độ tuổi này, vì vậy bạn có thể thấy con mình bắt đầu tham gia vào các trò chơi hoặc hoạt động đơn giản đòi hỏi chúng phải rèn luyện tính kiên nhẫn và chia sẻ với các bạn. Bé 3 tuổi có thể sẵn sàng để kết bạn mới nhưng vẫn cần đến sự trợ giúp từ cha mẹ. Bạn có thể sắp xếp để bé gặp gỡ, chơi và làm quen với em bé hàng xóm. Dù chưa phải là một người chia sẻ tốt nhưng trẻ 3 tuổi đã bắt đầu có nhận thức về cảm giác và suy nghĩ của người khác nên việc có bạn chơi chung sẽ giúp bé hình thành và phát triển một số tích cách tốt như biết sẻ chia và đồng cảm.

Những dấu mốc quan trọng

  • Thích nghe đọc sách và thậm chí có thể tự mình “đọc” nó.
  • Xác định các hình dạng và màu sắc cơ bản.
  • Chia sẻ đồ chơi với bạn bè
  • Tham gia trò chơi cùng các trẻ khác
  • Thích chơi với trẻ lớn hơn

Mẹo nuôi dạy con

Việc bố mẹ chọn đồ chơi cho bé 3 tuổi như thế nào ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển trí não trẻ. Bé càng có nhiều trò chơi đòi hỏi sự tư duy thì càng kích thích bộ não phát triển. Đây là nền tảng cho bé trở thành con người thông minh và sáng tạo. Đã qua khoảng thời gian khi mà con chỉ chơi với búp bê, gấu bông hay những chiếc ô tô lên dây cót. Mẹ hãy mua cho bé những bộ đồ chơi lắp ghép, xếp hình phù hợp với trẻ từ 3 đến 5 tuổi. Đây là những loại trò chơi rất phù hợp với bé, giúp trẻ 3 tuổi biết làm gì đó nhằm tăng khả năng tư duy, tìm tòi và sáng tạo.

Khi nào cần đưa trẻ đi khám bác sĩ

Tất cả trẻ 3 tuổi phát triển với tốc độ khác nhau. Và thông thường, những đứa trẻ chậm hơn một chút sẽ bắt kịp các bạn cùng trang lứa vào một thời điểm nào đó trong tương lai gần. Tuy nhiên, Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh  khuyên bạn nên nói chuyện với bác sĩ nếu đứa trẻ 3 tuổi của bạn có bất kỳ dấu hiệu nào sau đây:

  • Thường hay ngã và khó lên xuống cầu thang.
  • Chảy nước bọt hoặc nói không rõ.
  • Không vận hành các đồ chơi đơn giản (như bảng cấm que, lắp ghép đơn giản, mở cửa).
  • Không nói thành câu.
  • Không hiểu lệnh đơn giản.
  • Không biết, không tham gia trò chơi tưởng tượng
  • Không muốn chơi với trẻ khác hoặc với đồ chơi.
  • Không giao tiếp bằng mắt với mọi người.
  • Mất kỹ năng đã đạt được.

Dinh dưỡng cho trẻ 3 tuổi

Khoảng thời gian từ 3 tuổi đến 10 tuổi được xem là giai đoạn vàng, quyết định 60% tiềm năng phát triển chiều cao của trẻ. Giai đoạn này như chiếc cầu nối, là sự chuẩn bị hoàn hảo cho sự phát triển vượt trội lên của cơ thể ở tuổi dậy thì. Nếu giai đoạn này bị lơ là, cơ thể không có đà phát triển tốt nhất, không tích trữ được đủ những gì cần thiết cho bước nhảy vọt thì hệ quả tất yếu là đến tuổi trưởng thành, trẻ sẽ thấp bé so với bạn bè. Ngược lại, nếu trẻ được đầu tư chăm sóc dinh dưỡng tối ưu trong giai đoạn này sẽ tạo nền móng vững chắc cho tầm vóc cao lớn khi trưởng thành. Ngay từ lúc con 3 tuổi trở đi, bạn cần chú trọng đặc biệt đến chế độ dinh dưỡng cho con, bổ sung đầy đủ chất giúp con có được chiều cao lý tưởng sau này.

Trẻ từ 3-4 tuổi vẫn cần duy trì 5 bữa/ngày, trong đó có 3 bữa chính sáng – trưa – tối, 2 bữa phụ vào giữa buổi sáng và lúc xế chiều. Hệ tiêu hóa của bé còn khá non nớt, chưa hoàn thiện. Vì thế cần chia khẩu phần ăn ra làm nhiều bữa nhỏ giúp dạ dày của bé dễ kiểm soát và hấp thu hơn.

  • Bữa sáng: Bạn có thể cho con ăn cháo hoặc nui, trứng gà hoặc bánh ngọt và uống sữa.
  • Bữa trưa: Bé ăn cơm cùng gia đình hoặc bạn bè trong trường. Các loại thực phẩm như thịt, cá, đậu hũ, rau xanh.
  • Bữa tối: Mẹ có thể chọn một trong các nguồn dinh dưỡng sau: cơm nát, súp, mì sợi, rau, củ và hoa quả.

Còn lại 2 bữa phụ, chiếm 10% lượng thức ăn cả ngày của bé. Thông thường trẻ được cho ăn bữa phụ tại trường, bao gồm rau câu, bánh flan, chè, bánh da lợn, uống sữa đậu nành… Nếu bé nhà bạn muốn tự mình ăn uống dù có làm vương vãi đồ ăn ra sàn đi nữa thì đó cũng là dấu hiệu tốt cho sự phát triển của bé. Đa số các bé 3 tuổi đều có thể tự ăn khi dùng thìa hay dĩa và tự lấy nước uống. Bạn cũng có thể khuyến khích bé ăn thêm rau bằng cách gói rau xanh với thịt hoặc cho vài lát táo hay chuối vào đĩa cơm của bé.

Khi nấu nướng, bạn nên chú ý nêm nếm dựa theo khẩu vị của con. Một chế độ dinh dưỡng cho trẻ 3 tuổi đúng “chuẩn” là không chứa những món ăn theo kiểu cha mẹ ép buộc. Có thể do cách biệt tuổi tác nên khẩu vị và ý thích của con hoàn toàn khác với người lớn. Thay vì gượng ép, hãy quan tâm và tìm hiểu xem bé thích món nào. Bạn hãy để con tự do lựa chọn món mình thích, có như thế bé mới cảm thấy thích thú và ăn ngon miệng hơn.

Ngoài ra, bạn cũng cần nấu các món dễ tiêu. Đồng thời tránh cho con ăn quà vặt quá nhiều. Lựa chọn đa dạng các loại thực phẩm để làm mới thực đơn hàng ngày là điều cần thiết.

Nếu thấy con có triệu chứng sức khỏe bất thường hoặc chậm lớn hơn các đứa trẻ khác. Bạn hãy tự đặt câu hỏi rằng liệu trong khẩu phần dinh dưỡng hàng ngày cho trẻ 3 tuổi có thiếu hụt dưỡng chất nào không. Hãy nhờ đến ý kiến bác sĩ hoặc chuyên gia dinh dưỡng để xóa bỏ những nghi ngờ đó. Vì khi thiếu hụt những vi chất dinh dưỡng mà không kịp thời bổ sung rất dễ dẫn đến tình trạng suy dinh dưỡng, chậm lớn. Nếu bé thiếu sắt, hãy tăng cường thịt bò, gan, thận, lòng đỏ trứng gà, các loại đậu…Nếu bé thiếu kẽm, bạn cần lựa chọn đậu phộng, hạt dưa, thủy sản (hàu, tôm, ốc). Còn khi bé thiếu canxi, bạn nên bổ sung sữa và các chế phẩm từ sữa. Có thể là sữa tươi, sữa chua, phô mai, váng sữa cho bé mỗi ngày.

Những điều cần nhớ khi trẻ 3 tuổi

  • Hãy nhớ rằng những cột mốc phát triển này không phải tất cả các trẻ đều đạt được. Mỗi đứa trẻ đều có sự phát triển riêng và bé yêu của bạn có thể không đạt được tất cả những điều này khi được 3 tuổi, hoặc chúng có thể phát triển nhanh hơn. Nếu bạn có bất kỳ lo lắng nào về việc con bạn nói chuyện với bác sĩ nhi khoa.
  • Ở độ tuổi này, bé rất thích được làm chủ khi tự mình quyết định việc gì đấy, tất nhiên có sự tư vấn và hỗ trợ thông tin từ bố mẹ. Trước khi con đưa ra quyết định lựa chọn điều gì, bố mẹ nên nhẹ nhàng và kiên nhẫn giải thích cho con hiểu để bé không quá bối rối trước nhiều lựa chọn.
  • Để bồi dưỡng khả năng ngôn ngữ cũng như lối tư duy ở trẻ, bạn nên thường xuyên nói chuyện với con nhiều nhất có thể. Quan trọng bạn phải nói một cách nghiêm túc, nói đúng chủ đề và phát âm chính xác để bé có thể học theo. Ngoài ra bạn cũng nên đọc sách cho con thật nhiều để giải thích và rút ra từng bài học từ câu chuyện cho trẻ. Như vậy bé vừa có thể tăng vốn từ, vừa biết thêm nhiều bài học thú vị.

Xem thêm: Trẻ 4 tuổi: Sự phát triển thể chất, tinh thần và cách chăm sóc bé

Vài điều về tác giá

Dr. Hung

Thích viết, đam mê chia sẻ kiến thức đến cộng đồng và mong muốn mọi người đều có kiến thức cơ bản để chăm sóc sức khỏe cho bản thân cũng như người thân. Ngoài ra còn thích nghe nhạc trữ tình, làm đồ handmade...

Leave a Comment