Chăm sóc trẻ

Trẻ sơ sinh bị đau mắt: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

Sức khỏe của em bé là điều vô cùng quan trọng đối với cha mẹ. Trong những ngày bé yêu vừa ra đời, việc bố mẹ lo lắng cho bé là điều đương nhiên. Một trong những vấn đề ban đầu mà bé có thể gặp phải là các vấn đề liên quan đến thị lực. Thông thường, đó không phải là một vấn đề sức khỏe nghiêm trọng và có thể dễ dàng điều trị bằng thuốc. Tuy nhiên, cũng có thể bé yêu sẽ gặp những vấn đề nghiêm trọng hơn với “cửa sổ tâm hồn”. Để giảm bớt những lo lắng của cha mẹ dưới, đây là một số thông tin về các vấn đề về mắt ảnh hưởng đến trẻ sơ sinh và cách xử lý các vấn đề này.

Xem thêm: Cách chăm sóc trẻ sơ sinh: Những điều các bà mẹ cần biết

Mắt của trẻ sơ sinh có thể gặp vấn đề gì?

trẻ sơ sinh bị đau mắt

Một đứa trẻ sơ sinh có thể mất một thời gian để điều chỉnh thị lực và có thể gặp một số vấn đề về thị lực như: hai mắt không phối hợp, chảy nước mắt nhiều và mí mắt đỏ.

Vậy các vấn đề này biểu hiện như nào?

Một số trẻ sơ sinh có thể có mắt di chuyển độc lập với nhau

Điều này là hoàn toàn bình thường vì một số trẻ sơ sinh cần thời gian để phát triển và tăng cường cơ mắt. Vấn đề này sẽ tự giải quyết khi bé được ba tháng. Đối với trẻ trên 1 tuổi, tình trạng hai mắt không phối hợp đồng bộ, khi thì tụ lại một chỗ, khi thì nhìn về các hướng rời rạc với nhau có thể là hậu quả của cận thị, loạn thị và viễn thị. Do đôi mắt thường xuyên phải điều chỉnh dẫn đến tình trạng thị lực sút kém (nhược thị), bé chỉ còn nhìn được với thị lực 2-3/10 và phát hiện càng muộn thì tình trạng càng nặng. Vì vậy, một số bé này cần điều trị.

Đối với một số trẻ sơ sinh, nếp gấp bên trong của da ở góc trong của mắt có thể khiến mắt bé nhìn chéo

Khi em bé lớn lên, da co lại và mắt trở nên bình thường. Một số bé có thể bị lác và cần điều trị nếu mắt không trở lại bình thường.

Tắc tuyến lệ

Nguyên nhân thường gặp nhất dẫn đến tình trạng mắt đỏ, nhiều ghèn chính là do chướng ngại vật trong ống dẫn lệ của bé khiến nước mắt không thể chảy xuống và gây ra tắc nghẽn, khiến cho đôi mắt của bé ngập nước. Đây là một bệnh về mắt tương đối phổ biến ở trẻ sơ sinh. Những ngày đầu mới sinh, rất khó để phát hiện ra bé có bị tắc nghẽn tuyến lệ, thường phải đến hơn một tháng tuổi những dấu hiệu mới rõ ràng hơn.

Nếu em bé có mí mắt đỏ, có thể em bé có một số bệnh nhiễm trùng mắt

Nếu bạn thấy mí mắt em bé đỏ, thường xuyên có ghèn mắt thì rất có thể bé đã bị một bệnh nhiễm trùng mắt nào đó.

Khi tiếp xúc với ánh sáng, nếu em bé có dấu hiệu kích thích có thể là do sự gia tăng áp lực trong mắt

Triệu chứng này gợi ý bé có thể bị Glaucoma bẩm sinh. Ngoài ra có thể kèm theo chảy nước mắt, phù đục giác mạc. Trường hợp này bạn cũng cần cho bé đi khám ngay.

Nếu đồng tử của em bé có vẻ trắng, đó có thể là dấu hiệu sớm của bệnh ung thư võng mạc

Bệnh có thể xảy ra ở 1 hoặc 2 bên mắt. 90% xảy ra ở trẻ dưới 3 tuổi. Triệu chứng là ánh đồng tử trắng, lác mắt. Việc phát hiện sớm khối u sẽ giúp cứu được tính mạng của trẻ và cứu vãn được chức năng của con mắt bị bệnh.

Nguyên nhân dẫn đến trẻ sơ sinh bị đau mắt

Vấn đề về thị lực của bé chủ yếu là do cần thời gian để cơ mắt phát triển nhưng có thể có một số vấn đề nghiêm trọng cần điều trị từ bác sĩ. Tầm nhìn của trẻ sơ sinh dần dần phát triển theo thời gian. Trước khi trẻ được một tuổi, cần tiến hành kiểm tra mắt toàn diện để chẩn đoán bất kỳ sự bất thường nào.

Một rối loạn di truyền là một trong những lý do cho các vấn đề về mắt như anophthalmia (không có nhãn cầu), aniridia (không có mống mắt), bạch tạng và anterior segment dysgenesis (rối loạn phát triển giác mạc, mống mắt, thủy tinh thể). Tầm nhìn của em bé có thể bị cản trở do mẹ lạm dụng rượu và ma túy trong thai kỳ. Suy nhược thần kinh thị giác là một dị tật mắt thường gặp ở trẻ sinh ra từ những bà mẹ bị tiểu đường.

Các dấu hiệu & triệu chứng của những vấn đề về thị lực ở trẻ sơ sinh

  • Chuyển động mắt bất thường: Điều này bao gồm mắt đảo liên tục, 2 mắt nhìn theo 2 hướng khác nhau.
  • Dụi mắt quá mức: Khi bé liên tục dụi mắt ngay cả khi không cảm thấy buồn ngủ.
  • Bất thường trên mắt: Bất kỳ sự khác biệt nào trong mắt của trẻ sơ sinh như các đốm đen trên mắt, chỉ có một mắt mở hoặc lồi mắt
  • Chảy nước mắt: Mắt chảy nước quá mức

Các vấn đề về mắt ở trẻ sơ sinh thường gặp nhất

Viêm kết mạc mắt

Bệnh viêm kết mạc ở trẻ sơ sinh xảy ra chủ yếu do nhiễm virus, vi khuẩn hoặc do một tuyến lệ nào đó bị tắc.

Triệu chứng:

  • Lòng trắng của mắt chuyển sang màu đỏ
  • Mí mắt sưng
  • Chảy nước mắt nhiều
  • Nhiều rỉ mắt màu vàng

Điều trị:

  • Thuốc nhỏ mắt kháng sinh theo chỉ định của bác sĩ: Có tác dụng tấn công các vi khuẩn gây hại trong mắt bé. Lưu ý cần khám và xin tư vấn của  bác sĩ trước khi nhỏ bất kì loại kháng sinh nào.
  • Massage mắt: Massage mắt nhẹ nhàng với nước ấm giúp đẩy rỉ mắt, dịch mủ trắng hoặc vàng ra ngoài.
  • Sử dụng nước muối ấm pha loãng lau và chấm nhẹ lên mi mắt của bé, mỗi ngày 2-3 lần

Bạn nên vệ sinh mắt cho trẻ vào buổi sáng sau khi ngủ dậy, sau khi tắm và buổi tối trước khi đi ngủ. Đừng quên rửa mặt cho trẻ bằng khăn sạch và nước ấm. Cần chuẩn bị cho bé khăn riêng, dùng xong giặt sạch, phơi nắng, thay khăn định kỳ và không dùng để lau người. Đặc biệt mẹ nên lựa chọn nước muối sinh lý chuyên biệt được chỉ định dùng cho trẻ sơ sinh, nên sử dụng loại đơn liều, vô trùng tránh lây nhiễm chéo được các chuyên gia Nhi khuyên dùng.

Và đừng quên rửa tay sạch trước khi vệ sinh cho bé.

Tắc tuyến lệ

Triệu chứng:

  • Khi bé khóc nước mắt không chảy xuống
  • Mắt bé luôn long lanh ngập nước

Điều trị:

  • Rửa mắt cho bé bằng nước sạch.
  • Dùng bông gòn thấm nước rồi nhẹ nhàng lau mắt cho bé để lấy hết rỉ màu vàng bị dính trên đôi mắt của bé.

Lác mắt

Còn được gọi là Pseudostrabusus, là hiện tượng một hoặc hai tròng mắt bị xô lệch ra khỏi vị trí định vị, lệch trục nhãn cầu. Tình trạng này có thể khiến mắt trẻ nhìn chéo.

Triệu chứng:

  • Hai mắt nhìn về hai hướng khác nhau
  • Hai mắt lệch nhau khi bé nhìn một đồ vật

Điều trị:

  • Không có cách nào điều trị cho tình trạng này vì có thể tự khắc phục sau một thời gian.
  • Phụ huynh cần tham khảo ý kiến bác sĩ nhãn khoa nếu muốn phẫu thuật thẩm mỹ cho bé.

Giảm thị lực hoặc ‘Mắt lười’

Đó là tình trạng một mắt có thị lực kém hơn mắt còn lại, một mắt mờ hẳn so với mắt còn lại. Nguyên nhân gây ra bởi bất cứ điều gì như đèn flash máy ảnh hoặc đèn chiếu sáng làm mờ tầm nhìn.

Triệu chứng:

  • Hai mắt cách xa nhau.
  • Một mắt mờ hơn

Điều trị:

Bệnh hoàn toàn có thể chữa trị được nếu phát hiện ở giai đoạn đầu, nhưng nếu không được điều trị, một mắt kia sẽ không còn có thể phát triển bình thường được nữa.

  • Cho trẻ uống thuốc hoặc tra thuốc nhỏ mắt (theo sự chỉ định của bác sỹ nhãn khoa).
  • Tái khám theo định kỳ để đảm bảo bé được điều trị kịp thời.

Cho dù bạn định dùng thuốc uống hay nhỏ mắt cho bé, bạn phải hỏi ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng nhé!

Biện pháp phòng tránh các vấn đề về mắt cho trẻ sơ sinh

Mặc dù vấn đề về mắt của bé có thể khiến cha mẹ hoảng sợ nhưng bạn có thể thực hiện một số bước để phòng ngừa các vấn đề này:

  • Một ý tưởng hay là trang trí phòng bé bằng đèn mờ và thay đổi tư thế của bé để khuyến khích bé nhìn xung quanh.
  • Để phát triển thị lực của bé, người ta cũng có thể sử dụng đồ chơi treo trong nôi để bé có thể tập trung nhìn theo.
  • Thường xuyên nói chuyện với bé từ các hướng khác nhau để bé biết rằng có ai đó ở gần và bé liên tục thay đổi tầm nhìn.
  • Bạn có thể cho bé ăn từ cả hai bên phải và trái. Điều này giúp bé tập trung vào các đối tượng từ các góc độ khác nhau và để bé đảo mắt tìm mẹ.
  • Đưa bé ra ngoài trời đến những nơi như vườn hoặc trung tâm thương mại và hướng sự chú ý của bé đến các điểm tham quan khác nhau để giúp làm tăng tầm nhìn của bé.
  • Cha mẹ nên quan sát bé thật kỹ và nếu bạn nghĩ vấn đề vẫn còn và mất kiểm soát thì hãy tham khảo ý kiến ​​bác sĩ nhãn khoa.

Đối với trẻ sơ sinh, thật khó để các bận phụ huynh xác định các bệnh về mắt, vấn đề thường gặp và vấn đề nghiêm trọng. Một số tật về mắt như cận thị, nhược thị không được biểu hiện ra bên ngoài và bé cũng còn quá nhỏ, không thể nói cho mẹ biết vấn đề mình gặp phải. Chính vì vậy, bạn cần đưa con đi khám kiểm tra sức khỏe đúng lịch hẹn theo các mốc quan trọng như 3 tháng, 6 tháng, 1 tuổi, 18 tháng, 2 tuổi… để kịp thời phát hiện các bệnh về mắt và điều trị sớm cho bé.

Chúc bé yêu nhà bạn luôn khỏe mạnh!

Vài điều về tác giá

Dr. Hung

Thích viết, đam mê chia sẻ kiến thức đến cộng đồng và mong muốn mọi người đều có kiến thức cơ bản để chăm sóc sức khỏe cho bản thân cũng như người thân. Ngoài ra còn thích nghe nhạc trữ tình, làm đồ handmade...

Leave a Comment