Chất dinh dưỡng

Vitamin B3 hay Niacin là gì? Có tác dụng ra sao? Cách bổ sung hiệu quả?

Nếu bạn là một người thích chăm sóc da (skincare), hẳn bạn đã từng nghe qua về Niacianamide – một chất được các tạp chí sắc đẹp trên toàn thế giới gọi là “all star”. Một lý do vô cùng đơn giản cho việc các “ông lớn” mỹ phẩm hiện nay như SKII, Paula’s Choice ưa chuộng sử dụng thành phần này là vì tính hiệu quả và an toàn cùng khả năng chống lão hóa, trị mụn, trắng da, giảm thâm, kháng viêm, và còn nhiều hơn thế của nó!

Và có thể bạn chưa biết, niacianamide chính là vitamin B3. Thực ra tác dụng của nó không chỉ dành cho phái đẹp, các quý ông cũng rất cần vitamin B3 nữa đó.

Trong bài viết này hãy cùng mình tìm hiểu kỹ hơn về Vitamin B3 hay Niacin nhé!

Bạn thắc mắc về Vitamin nhóm B? Bạn không biết nó có bao nhiêu loại? Tác dụng ra sao? Hãy tìm câu trả lời trong bài viết: Vitamin nhóm B có tác dụng gì? Cách bổ sung hiệu quả

Vitamin B3 là gì?

vitamin b3 niacin

Vitamin B3còn được gọi là niacin và niacinamide, là một vitamin tan trong nước, thuộc nhóm vitamin B-complex. Có 3 dạng thường gặp của vitamin B3 là axit nicotinic, niacinamide và inositol hexaniacinate.

Niacin là một vitamin quan trọng để duy trì một hệ thống tim mạch khỏe mạnh và sự trao đổi chất – đặc biệt là cân bằng lượng cholesterol trong máu. Ngoài ra, nó còn có vai trò trong thần kinh, hình thành và duy trì làn da khỏe mạnh. Thậm chí nó còn giúp ngăn ngừa và điều trị bệnh tiểu đường.

Vitamin B3 có tác dụng gì với sức khỏe?

Dưới đây là 9 tác dụng của Vitamin B3 đã được chứng minh và áp dụng phổ biến:

1. Cải thiện mức cholesterol

Vitamin B3 được coi là một lựa chọn quan trọng giúp giảm nồng độ cholesterol trong máu. Niacin đã được chứng minh là có khả năng giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch ở bệnh nhân rối loạn lipid. Rối loạn Lipid máu là tình trạng tăng Cholesterol, Triglycerid huyết tương hoặc cả hai, hoặc giảm nồng độ HDL-C (cái này là cholesterol “tốt”) hoặc tăng nồng độ LDL-C (cái này là cholesterol “xấu”) từ đó làm tăng nguy cơ xơ vữa động mạch.

Trong các nghiên cứu, bổ sung niacin được chứng minh là có lợi cho những người có nguy cơ cao bị nhồi máu cơ tim, đột quỵ hoặc các bệnh tim khác do có mức cholesterol LDL cao, mức cholesterol HDL thấp và mức triglyceride cao. (Xem thêm nghiên cứu tại đây)

Một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng vitamin B3 có thể làm tăng nồng độ cholesterol HDL- C và làm giảm nồng độ tryglyceride khi được bác sỹ cho dùng liều cao.

Niacin cũng giúp giảm cholesterol LDL xấu. Nó thường được kê đơn kết hợp với các thuốc hạ mỡ máu nhóm statin để kiểm soát cholesterol, chẳng hạn như Crestor, Lescol hoặc Lipitor.

Tác dụng phụ niacin có thể ảnh hưởng đến sức khỏe tim mạch hiện vẫn đang được nghiên cứu. Mặc dù tại thời điểm này người ta tin rằng các tác dụng tích cực của niacin lớn hơn nhiều nguy cơ tiềm ẩn của chúng. Mình sẽ đề cập tới tác dụng phụ của B3 trong phần tiếp theo.

2. Làm giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch

Ngoài việc giúp cân bằng lượng cholesterol và triglyceride, vitamin B3 còn có những lợi ích khác đối với sức khỏe tim mạch, bao gồm khả năng làm giảm xơ vữa động mạch – là sư xơ cứng nguy hiểm của động mạch có thể dẫn đến các bệnh lý tim mạch nguy hiểm.

Niacin có tác dụng trong việc giảm viêm và sản xuất histamin – một hợp chất hóa học có khả năng làm giãn mạch máu và cải thiện lưu thông tuần hoàn.

Đối với những người có tiền sử ngừng tim, đau tim hoặc có bệnh tim mạch, vitamin B3 có thể giúp giảm nguy cơ tái phát xảy ra lần thứ hai. Ngoài ra, niacin là một điều trị được FDA chấp thuận sử dụng cho pellagra, một tình trạng bệnh lý do thiếu niacin.

Một lợi ích khác của niacin là khả năng giúp giảm lipoprotein. Nồng độ lipoprotein cao là yếu tố nguy cơ bệnh tim mạch. Trong một thử nghiệm kéo dài 24 tuần, những người có mức lipoprotein cao đã giảm mức lipoprotein trong máu khi được điều trị với liều cao của niacin. (Xem thêm nghiên cứu tại đây)

3. Giúp điều trị bệnh tiểu đường

Vitamin B3 có tác dụng trong điều trị bệnh tiểu đường vì vai trò của nó trong việc cân bằng lượng đường trong máu. Vitamin B3 ở dạng niacinamide có thể giúp cải thiện hiệu quả của một số phương pháp điều trị bằng thuốc uống được sử dụng để kiểm soát bệnh tiểu đường.

Hầu hết bệnh nhân tiểu đường có thể kiểm soát hiệu quả lượng đường trong máu tốt hơn với sự trợ giúp của niacin cũng như giảm nguy cơ cholesterol máu cao và bệnh tim thường thấy ở bệnh nhân đái tháo đường.

Giảm nồng độ cholesterol LDL “xấu” là một trong những ưu tiên hàng đầu trong điều trị bệnh nhân tiểu đường và niacin là một phương pháp đã được chứng minh có hiệu quả tốt.

Tuy nhiên, điều quan trọng cần lưu ý là niacin có thể gây ra các biến chứng khi lượng đường trong máu tăng cao, vì vậy nếu bạn có đường huyết cao, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi bổ sung bất kỳ dạng Vitamin B3/Niacin nào để tránh tác dụng không mong muốn.

4. Mảnh ghép không thể thiếu trong làn da hoàn hảo

Một số người sử dụng niacin hoặc niacinamide để điều trị mụn trứng cá, đặc biệt là các trường hợp mụn trứng cá nặng có thể viêm nặng và đau nhiều (gọi là mụn vulgaris).

Vitamin B3 ở dạng niacinamide được coi là một phương pháp điều trị tự nhiên giúp làn da khỏe mạnh và làm sạch mụn khi thoa lên da. Bạn có thể bổ sung niacin hoặc vitamin B nếu như đang gặp các vấn đề về mụn nhé.

Trong các sản phẩm dưỡng da, trang điểm Vitamin B3 có thể xuất hiện dưới dạng 2 dẫn xuất:

  • Niacinamide
  • Axit nicotinic

Trong đó niacinamide dịu nhẹ hơn với làn da nên được dùng phổ biến hơn, mặc dù cả 2 dẫn xuất này đều mang lại hiệu quả tốt. Chúng được sử dụng trong nhiều dòng sản phẩm, từ làm trắng, tới trị mụn, dưỡng ẩm và đặc biệt là chống lão hóa.

Tác dụng cụ thể của Nacin với da như sau:

  • Tăng cường hàng rào bảo vệ da: Nicotinamide giúp tăng sinh tổng hợp các ceramides cũng như các axit béo tự do ở lớp sừng, giúp lớp màng bảo vệ da của bạn khỏe hơn.
  • Duy trì độ ẩm cho da: Bôi kem dưỡng chứa 2% niacinamide 2 lần/ngày trong vòng 4-8 tuần sẽ giúp da giảm sự mất nước và do đó tăng độ ẩm cho da. Hiệu quả giữ ẩm của niacinamide còn hiệu quả hơn cả Vaseline.
  • Kháng viêm, chống đỏ da (anti-rosacea): Ngoài việc cải thiện độ ẩm cho lớp sừng, niacinamide cũng giúp giảm đỏ da, kháng viêm, rất tốt cho chứng đỏ da (rosacea).
  • Kháng viêm, giúp giảm mụn: 4% nicotinamide gel có tác dụng tương tự như 1% clindamycin gel trong việc điều trị mụn trứng cá.
  • Giảm bã nhờn: Bôi kem chứa 2% niacinamide trong vòng 4 tuần giúp giảm sản xuất bã nhờn, nhờ đó kích thước lỗ chân lông có thể thu nhỏ lại.
  • Chống lão hóa: Bôi kem dưỡng chứa 5% niacinamide 2 lần/ngày trong vòng 12 tuần giúp giảm vàng da, nếp nhăn, những vết đỏ da và những đốm nâu ở da lão hóa.
  • Giảm vết thâm, làm sáng da: Bôi kem chứa 5% niacinamide trong 4 tuần giúp da sáng hơn do niaciamide ngăn chặn việc di chuyển của các túi melanosomes vào trong các tế bào sừng (keratinocytes) xung quanh.
  • Bảo vệ da khỏi tác hại của tia UV: Kem chống nắng chứa 2% niacinamide giúp da sáng hơn; ngăn ngừa suy giảm hệ miễn dịch (photoimmunosuppression) và sinh ung thư da (photocarcinogenesis), nôm na niaciamide có tác dụng của một chất chống oxy hóa (antioxidant).
  • Hỗ trợ điều trị viêm da tiết bã nhờn (seborrheic dermatitis).

Bởi vì niacin làm giảm viêm da, tình trạng da bị kích thích, đỏ da và hơn thế nữa, nó còn được sử dụng để điều trị trong bệnh Pemphigus tự miễn và u hạt vòng. Đây là hai bệnh viêm da có liên quan đến phồng rộp da, những bệnh nay có thể rất đau và dễ nhiễm trùng.

Nhắc đến Vitamin có khả năng chăm sóc da tốt không thể không nhắc tới Vitamin E. Tìm hiểu kỹ hơn về loại Vitamin này qua bài: 11 tác dụng của Vitamin E với sức khỏe. Cách bổ sung Vitamin E hiệu quả

5. Hỗ trợ chức năng não bộ

Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng vitamin B3 có thể giúp bảo vệ chống lại bệnh Alhzeimer và các rối loạn não bộ như suy giảm nhận thức liên quan đến tuổi già.

Ngoài ra, Vitamin B3 còn làm giảm nguy cơ liên quan đến chức năng não kém hoặc mất kỹ năng tư duy liên quan đến tuổi, bao gồm mất trí nhớ, đau nửa đầu, đau đầu kéo dài, trầm cảm, say tàu xe, mất ngủ và thậm chí nghiện rượu.

Niacin cũng được sử dụng để điều trị, ngăn ngừa bệnh tâm thần phân liệt và ảo giác. Các nghiên cứu cũng cho thấy mối tương quan giữa việc tăng lượng niacin và giảm nguy cơ rối loạn tăng động thiếu chú ý (ADHD) thường gặp ở trẻ nhỏ.

Xem thêm: Vitamin B6 có tác dụng thế nào với sức khỏe? Bổ sung thế nào cho đúng?

6. Giúp điều trị viêm khớp

Một số nghiên cứu cho thấy Vitamin B3 ở dạng niacinamide có thể có hiệu quả trong việc tăng tính linh hoạt của khớp. Các nghiên cứu đã chứng minh niacin có khả năng làm giảm đau khớp, tăng cường sức mạnh cơ bắp và giảm bớt triệu chứng liên quan đến sự mỏi cơ.

Liều cao niacinamide được chỉ định trong các nghiên cứu để cải thiện tính linh hoạt và giảm sưng, cho phép người dùng niacinamide có thể cắt giảm thuốc giảm đau hoặc thuốc điều trị viêm khớp.

Để điều trị cho viêm xương khớp hoặc đau xương khớp, niacin thường được dùng liều cao bởi các tác dụng chống viêm của nó. Giảm viêm sẽ giúp giảm sự xuất hiện các triệu chứng của viêm khớp đồng thời nó cũng giúp xây dựng lại sụn khớp. Điều này rất quan trọng cho tính linh động và sức mạnh của xương khớp.

7. Điều trị bệnh Pellagra

Thiếu hụt vitamin B3 gây ra căn bệnh gọi là pellagra, thường được thấy ở những khu vực nghèo đói hoặc ở những người nghiện rượu. Các triệu chứng của Pellagra bao gồm các yếu cơ, rối loạn tiêu hóa, viêm da và kích ứng da.

Những người mắc pellagra thường có hàm lượng niacin cũng như các vitamin nhóm B rất thấp. Các nguyên nhân khác dẫn đến bệnh Pellagra bao gồm các vấn đề về chuyển hóa protein và không có khả năng chuyển đổi một số axit amin nhất định. Khi nồng độ vitamin B3 không được phục hồi như bình thường, một người bị pellagra có thể chết trong vòng vài năm do thiếu hụt vitamin.

Sự thiếu hụt vitamin B3 thường là hậu quả của suy dinh dưỡng hoặc chứng nghiện rượu mãn tính. Niacin được tặng cho bệnh nhân ở các nước thế giới thứ ba, những người bị nghèo đói và suy dinh dưỡng, cũng như những người đang cai nghiện rượu với các triệu chứng bao gồm căng thẳng, khó chịu, mất ngủ và mất ý thức.

Cách điều trị thông thường cho pellagra là sử dụng liều cao của vitamin B3 dưới dạng nicotinamide. Nó có chức năng vitamin giống như niacin nhưng hơi khác về mặt hấp thu và tác dụng phụ.

Xem thêm: Vitamin B7 hay Biotin là gì? Có tác dụng thế nào?

8. Giúp các quý ông ngăn chặn “bất lực” (rối loạn chức năng cương dương)

Đây là chức năng dành riêng cho các quý ông mà mình đã đề cập từ đầu.

Bất lực là tình trạng rối loạn chức năng cương dương – không có khả năng duy trì dương vật cương cứng. Điều này có thể ảnh hưởng đến khả năng quan hệ tình dục. Nguyên nhân có thể một phần do lưu lượng máu thấp và lưu thông kém hoặc các yếu tố khác như căng thẳng, mệt mỏi và bệnh lý. Từ đó ảnh hưởng đến cuộc sống vợ chồng cũng như chất lượng cuộc sống.

Bổ sung Vitamin B3 có thể giúp giảm bất lực vì niacin hoạt động như một thuốc giãn mạch giúp cải thiện lưu lượng máu đến vùng sinh dục. Có thể coi đây là một phương thuốc tự nhiên giúp điều trị bất lực!

9. Có thể giúp ngăn ngừa khuyết tật bẩm sinh

Vitamin B3 đã được chứng minh là có tác dụng ngăn ngừa các khuyết tật  bởi chúng cấu tạo nên nicotinamide adenine dinucleotid (NAD). Các phân tử NAD rất quan trọng trong việc lưu trữ năng lượng và tổng hợp DNA trong tế bào. Vì vậy việc tăng nồng độ B3 ở phụ nữ mang thai có thể làm giảm tỷ lệ khuyết tật bẩm sinh nói chung.

Một bài báo năm 2017 được công bố nhấn mạnh rằng sự gián đoạn tạo ra phân tử NAD gây ra dị tật ở cả người và chuột. Ngoài ra, bổ sung vitamin B3 trong thai kỳ đã được chứng minh là có khả năng ngăn ngừa dị tật ở chuột. (Xem thêm nghiên cứu tại đây)

Mặc dù vậy vẫn cần có nhiều nghiên cứu trên người hơn trước khi vitamin B3 được bác sĩ kê toa. Các nhà nghiên cứu cần tìm hiểu thêm về mức NAD ảnh hưởng tới thai kỳ như thề nào và mức độ an toàn là bao nhiêu?

Xem thêm: Vitamin B1 là gì? Có tác dụng ra sao? Bổ sung thế nào?

Biểu hiện khi bị thiếu Vitamin B3

Sự thiếu hụt niacin trong chế độ ăn uống ít gặp ở các nước phát triển, nơi mà tình trạng suy dinh dưỡng có tỷ lệ thấp. Các triệu chứng thường gặp là: viêm da (phát ban da), tiêu chảy hoặc rối loạn trí nhớ.

Chẩn đoán bệnh thiếu vitamin B3 thường dựa vào triệu chứng lâm sàng. Bổ sung chế độ ăn uống cùng với sử dụng liều cao của niacin sẽ giúp bạn giải quyết các triệu chứng thiếu Niacin.

Sau đây là các dấu hiệu khi cơ thể bạn thiếu vitamin B3:

  • Pellagra – đặc trưng bởi tình trạng viêm da, ảo giác, rối loạn tiêu hóa. Thường xảy ra ở những người bị suy dinh dưỡng hoặc những người bị nghiện rượu và có thể bị phát ban, viêm miệng, tiêu chảy và các vấn đề về tâm thần.
  • Tăng tiết nước bọt, phù nề lưỡi và loét miệng.
  • Viêm da, phát ban
  • Các triệu chứng rối loạn tiêu hóa bao gồm đau rát họng và thực quản, đau bụng, táo bón, buồn nôn, nôn và tiêu chảy
  • Suy giảm trí nhớ, rối loạn tâm thần, suy giảm nhận thức (mất trí nhớ), mất phương hướng, lú lẫn, trầm cảm, hưng cảm hoặc hoang tưởng.

Cách bổ sung Vitamin B3 an toàn và hiệu quả

Liều dùng vitamin B3

Liều dùng hàng ngày của niacin Vitamin B3 được khuyến cáo theo USDA như sau:

  • Trẻ em: từ 2-16 mg/ngày, tùy theo độ tuổi
  • Đàn ông: 16 mg/ngày
  • Phụ nữ: 14 mg/ngày
  • Phụ nữ mang thai và cho con bú: 17 – 18 mg/ngày

Hãy nhớ rằng liều lượng lý tưởng của niacin phụ thuộc vào cách bạn sử dụng, tuổi tác, cân nặng, giới tính và nhu cầu cụ thể của bạn. Ví dụ, liều cao từ 2 đến 3 gram trở lên được dùng để điều trị cho người có nồng độ cholesterol cao.

Niacin có khả năng làm rối loạn tiêu hóa của bạn, vì vậy bạn nên uống thực phẩm chức năng chứa niacin trong bữa ăn để thức ăn có thể làm chậm sự hấp thụ của nó và ngăn ngừa các tác dụng phụ của niacin.

Tùy thuộc vào nhu cầu của bạn và lý do sử dụng niacin, một số bác sỹ cũng có thể khuyên bạn nên dùng niacin cùng với aspirin hoặc thuốc kháng histamine trong một vài tuần tùy thuộc bệnh lý.

Niacin là một vitamin tan trong nước, có nghĩa là nó có khả năng đi vào cơ thể sau khi ăn hoặc dùng thực phẩm chức năng. Và cũng như các loại vitamin tan trong nước khác, bạn hãy yên tâm rằng lượng dư thừa sẽ được đào thải qua nước tiểu.

Các vitamin hòa tan trong nước như niacin và các vitamin nhóm B khác phải được bổ sung trong cơ thể thường xuyên qua thức ăn hàng ngày hoặc thực phẩm chức năng vì cơ thể không có khả năng dự trữ chúng.

Thực phẩm giàu Niacin

Top thực phẩm giàu vitamin B3 mà bạn nên lựa chọn (Những tỷ lệ này dựa trên nhu cầu hàng ngày của người lớn là 16 mg/ngày đối với nam giới trưởng thành, phụ nữ trưởng thành nên tiêu thụ khoảng 14 mg/ ngày):

  • Gan bò 85 gram chứa: 14,2 mg (89% nhu cầu hàng ngày)
  • Ức gà 85 gram chứa: 12,3 mg ( 76%)
  • Cá ngừ 1 khoanh (khoảng 85 gram): 11,3 mg (71%)
  • Hạt hướng dương 1 cốc: 9 mg (56%)
  • Thịt bò 85 gram: 9 mg ( 56%)
  • Thịt cừu 85 gram nấu chín: 6.9 mg (43%)
  • Cá hồi 3 gram: 6,7 mg  (42%)
  • Đậu xanh 1 cốc: 5.7 mg (35%)
  • Cá mòi 1 khoanh: 4,8 mg (30%)
  • Nấm 1 chén nấm trắng: 2,5 (16%)
  • Hạt mè 2 muỗng: 2,2 mg (14%)

Như vậy đứng đầu danh sách thực phẩm giàu Vitamin B3 là thịt bò và ức gà, khá là dễ dàng tìm thấy ở bất cứ chợ hay siêu thị nào đúng không?

Cách bổ sung Vitamin B3 bằng thực phẩm tự nhiên

  • Bắt đầu một ngày mới của bạn bằng bánh mỳ với pate gan bò hoặc một chút thịt bò thêm ít đậu xanh hoặc bất cứ loại rau nào mà bạn thích.
  • Bữa phụ buổi chiều hãy thử nhấm nháp một ly sữa chua Hy Lạp hay hạt hướng dương cũng là một lựa chọn đúng đắn.
  • Bữa trưa hoặc bữa tối bạn có thể chế biến ức gà hoặc cá hồi, cá ngừ cùng với 1 đĩa salad rau thêm chút dầu mè nhé, không những ăn ngon miệng mà còn cung cấp nhiều vitamin nữa.
  • Ngày cuối tuần rảnh rỗi hãy thử nấu súp nấm hoặc salad cải xanh với đậu xanh làm món khai vị nhé.

Hãy sử dụng các loại thịt gia cầm và thịt bò, cá, đậu, quả hạch và các loại hạt để đảm bảo bạn có đủ vitamin nhóm B. Tiêu thụ thực phẩm có chứa niacin không dẫn đến mức độ đủ cao để gây ra bất kỳ tác dụng phụ nào của vitamin B3

Bổ sung Vitamin B3 bằng thực phẩm chức năng

Vitamin B3 thường có thể thu được qua chế độ ăn uống lành mạnh với lượng đủ cao để đáp ứng nhu cầu hàng ngày của bạn, nhưng nếu bạn muốn dùng thuốc bổ có chứa vitamin B3 để làm đẹp da hay mục đích khác, hãy tìm đến thực phẩm chức năng.

Sử dụng các loại vitamin B trong cùng một chất bổ sung Vitamin B-Complex chất lượng cao cho phép chúng làm việc tốt hơn trong cơ thể, vì các vitamin B có hoạt động tương tác lẫn nhau. Vitamin B có lợi trong việc hỗ trợ quá trình chuyển hóa, tim, não, cơ,khớp,và đặc biệt quan trọng với nhan sắc của chị em phụ nữ.

Dưới đây là một số sản phẩm bổ sung Vitamin B3 cũng như Vitamin B-Complex đang được ưa chuộng nhất hiện nay:

Viên uống bổ sung Niacin Puritan’s Pride

Viên uống bổ sung Niacin Puritan's Pride 

  • Thương hiệu Mỹ
  • Sản xuất tại Mỹ
  • Được nhập khẩu và phân phối chính hãng tại Việt Nam
  • Thành phần chính: Niacin
  • Hàm lượng: 100 mg, 250mg hoặc 500mg

Giá và địa chỉ bán:

Tác dụng phụ của Niacin

Các nghiên cứu ban đầu đã chỉ ra thực tế rằng niacin có thể gây ra tác dụng không mong muốn cho một số người.

Khi cân nhắc các lợi ích của việc dùng niacin với tác dụng phụ niacin, các nhà nghiên cứu đã tìm thấy bằng chứng rằng niacin được sử dụng đơn lẻ hoặc kết hợp với các loại thuốc khác, có tác dụng tốt, đặc biệt là điều trị các bệnh tim mạch và lợi ích của nó lớn hơn nhiều so với tác dụng phụ có thể xảy ra.

Tuy nhiên, do các tác dụng phụ niacin có thể xảy ra bất thường, các bác sĩ khuyên bạn nên dùng niacin cẩn thận và với chỉ dẫn của bác sĩ cùng với việc theo dõi khi dùng bất kỳ loại liều cao nào.

Nếu bạn đang ăn các loại thực phẩm giàu niacin sẽ rất hiếm xảy ra tác dụng phụ. Tuy nhiên, có thể gặp tác dụng phụ của niacin khi dùng liều cao. Các tác dụng phụ niacin sau đây có thể xảy ra ở những người đang dùng thuốc bổ sung liều cao:

  • Buồn nôn hoặc nôn mửa
  • Phản ứng da, phát ban
  • Nhức đầu
  • Chóng mặt
  • Dị ứng
  • Vấn đề về tim mạch: Liều cao của niacin có thể làm tăng nguy cơ tim đập không đều.
  • Tiểu đường: Niacin và niacinamide có thể làm tăng lượng đường trong máu. Những người bị tiểu đường dùng niacin hoặc niacinamide nên kiểm tra lượng đường trong máu một cách cẩn thận.
  • Tình trạng rối loạn gan mật trở nên trầm trọng hơn
  • Các triệu chứng bệnh gout trầm trọng hơn.
  • Huyết áp thấp
  • Loét dạ dày hoặc ruột
  • Các loại thuốc có chứa niacin hoặc niacin theo toa ở liều cao có thể gây ra các triệu chứng khó chịu liên quan đến đau cơ, rối loạn tiêu hóa và viêm da. Trong một nghiên cứu gần đây, một số bệnh nhân có tác dụng phụ của niacin bao gồm các vấn đề về tiêu hóa, chẳng hạn như tiêu chảy và loét. Các nghiên cứu khác đã chỉ ra rằng một số người bị tổn thương cơ bắp, bệnh gout, phát ban, loét da và các vấn đề nghiêm trọng khác liên quan đến da khi dùng liều cao vitamin B3.
  • Và các nhà nghiên cứu cho rằng niacin thậm chí có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường trong một số trường hợp. Nếu bạn đang dùng bất kỳ loại thuốc hoặc bổ sung hàng ngày và trải qua bất kỳ tác dụng phụ niacin, hãy trao đổi với bác sỹ.
  • Các loại thuốc khác tương tác với niacin bao gồm: colestipol, laropiprant, lovastatin, simvastatin và inositol hexanicotinate.

Trên đây là một số chia sẻ của mình về Vitamin B3 hay Niacin mà mình tổng hợp được. Mong rằng chúng có ích với bạn. Chúc bạn luôn có một sức khỏe tốt!

Vài điều về tác giá

Dr. Hung

Thích viết, đam mê chia sẻ kiến thức đến cộng đồng và mong muốn mọi người đều có kiến thức cơ bản để chăm sóc sức khỏe cho bản thân cũng như người thân. Ngoài ra còn thích nghe nhạc trữ tình, làm đồ handmade...

Leave a Comment