Mục lục
Giới thiệu
Đái tháo đường là một bệnh nguy hiểm, tiến triển mãn tính và có thể dẫn tới rất nhiều biến chứng. Nhưng nếu được kiểm soát tốt thì đái tháo đường sẽ không còn ảnh hưởng tới cuộc sống của bạn nữa. Chính vì vậy bạn nên thực hiện các xét nghiệm đái tháo đường ngay khi có thể, đặc biệt nếu bạn có nguy cơ tiến triển thành đái tháo đường type 2, đó là cách tốt nhất để bảo vệ sức khỏe của bạn. Chẳn đoán sớm sẽ giúp chúng ta có những liệu pháp điều trị sớm trước khi các biến chứng có thể xảy ra.
Xét nghiệm HbA1c là gì
Xét nghiệm HbA1c là một xét nghiệm máu để kiểm tra bệnh đái tháo đường type 2 và cho thấy xem liệu bệnh của bạn có đang được quản lý có tốt hay không. Xét nghiệm sẽ cung cấp thông tin về mức đường huyết truyng bình trong vòng từ 2 đến 3 tháng gần nhất kể từ thời điểm làm xét nghiệm.
Các kết quả sẽ được trả về dưới dạng phần trăm, nếu kết quả cao hơn giới hạn bình thường có nghĩa là đường huyết trung bình của bạn trong 2 đến 3 tháng vừa qua cao hơn bình thường. Tức là bạn có nguy cơ mắc bệnh đái tháo đường hay nguy cơ xuất hiện các biến chứng của đái tháo đường tăng lên.
Ý nghĩa của xét nghiệm HbA1c
Đây là một trong những xét nghiệm chính được sử dụng để chẩn đoán và quản lý bệnh đái tháo đường. Xét nghiệm này có thể kiểm tra cả đái tháo đường type 1 và 2 nhưng không dành cho đái tháo đường thai kỳ. Xét nghiệm HbA1c cũng có thể dự đoán nguy cơ mắc đái tháo đường của một người khỏe mạnh.
Xét nghiệm HbA1c đo lượng glucose được gắn với hemoglobin – một loại protein trong hồng cầu. Vì vậy đường huyết càng cao thì chỉ số HbA1c càng tăng.
Xét nghiệm HbA1c được gọi là một bước đột phá vì:
- Không đòi hỏi phải nhịn ăn trước khi làm xét nghiệm
- Kết quả đưa ra một bức tranh toàn cảnh về mức đường huyết trong một thời gian từ vài tuần đến vài tháng thay vì chỉ tại một thời điểm như test đường huyết thông thường.
- Xét nghiệm có thể thực hiện bất cứ lúc nào trong ngày. Vì vậy giúp các bác sĩ đưa ra chẩn đoán dễ dàng và chính xác hơn.
Giải thích về chỉ số kết quả
HbA1c bình thường có chỉ số dưới 5,7%. Nếu chỉ số của bạn từ 5,7 đến 6,4% thì bạn được chẩn đoán là tiền tiểu đường.
Tiền tiểu đường có nghĩa là bạn có nguy cơ phát triển thành bệnh tiểu đường type 2 trong vòng 10 năm. Tuy nhiên thì bạn cũng có thể thực hiện các biện pháp để ngăn ngừa hoặc trì hoãn sự phát triển của bệnh. Nếu bạn xét nghiệm dương tính với tiền tiểu đường thì bạn nên kiểm tra lại ít nhất 1 lần mỗi năm.
Nếu chỉ số HbA1c của bạn cao hơn 6,5% thì bạn có thể được chẩn đoán là mắc đái tháo đường type 2. Đối với nhiều người mắc bệnh đái tháo đường thì giữ mức HbA1c dưới 7% sẽ giảm đi nhiều nguy cơ biến chứng.
Phương pháp giúp giảm chỉ số
Bạn có thể hạ thấp chỉ số HbA1c của bạn bằng cách thực hiện những thay đổi sau:
- Chế độ tập thể dục
- Chế độ ăn
- Sử dụng thuốc
Nếu bạn đã mắc đái tháo đường, hãy tìm hiểu chỉ số tối ưu của bạn. Ví dụ như ở những người có nguy cơ hạ đường huyết thì không an toàn nếu chỉ số HbA1c dưới 7%.
1. Lập kế hoạch
Hãy lập một kế hoạch thật chi tiết, cụ thể để giải quyết các vấn đề liên quan tới đái tháo đường. Tuy đơn giản nhưng đây sẽ là những thách thức rất lớn đối với bạn khi thay đổi lối sống, như:
- Giảm cân
- Tập thể dục
- Kiểm soát căng thẳng
- Ăn uống lành mạnh
Việc lập kế hoạch sẽ giúp bạn đặt ra các mục tiêu. Hình thành các bước nhỏ để bạn thực hiện mục tiêu của mình trong một khoảng thời gian hợp lý.
2. Lập kế hoạch quản lý bệnh đái tháo đường
Nếu bạn mắc bệnh đái tháo đường, hãy cùng với bác sĩ của bạn lập một kế hoạch quản lý bệnh. Kế hoạch của bạn nên bao gồm những vấn đề sau:
- Liên hệ trong trường hợp khẩn cấp
- Hướng dẫn y tế
- Danh sách thuốc
- Mức đường huyết mục tiêu
- Hướng dẫn về cách kiểm tra
- Hướng dẫn về tần suất kiểm tra
Hãy để tất cả mục tiêu trong cùng một trang giấy, đây là một trong những bước đầu quan trọng nhất để quản lý bệnh đái tháo đường một cách an toàn và hạ chỉ số HbA1c
3. Theo dõi những gì bạn ăn
Hãy sử dụng một công cụ trực tuyến hoặc in ra một biểu đồ để ghi lại những gì bạn ăn và thời gian. Theo dõi quá trình ăn uống giúp bạn nhận thức được các loại thực phẩn và hành vi có thể giảm chỉ số HbA1c của bạn. Cách này cũng giúp bạn theo dõi lượng carbohydrate nạp vào cơ thể và quan trọng nhất là quản lý đường huyết.
4. Chế độ ăn uống lành mạnh.
Để có một chế độ ăn uống lành mạnh, hãy thực hiện các bước sau:
- Ăn ít hơn lượng calo bạn cần dùng
- Ăn ít chất béo bão hòa
- Ăn ít thực phẩm chế biến
Một lời khuyên từ cuốn sách “Quy tắc thực phẩm” : “Nếu nó đến từ một cái cây, hãy ăn nó. Nếu nó được làm từ một cái cây, đừng” . Chính vì vậy bạn không cần phải tránh ăn các loại tinh bột lành mạnh.
Quản lý bệnh đái tháo đường và hạ thấp chỉ số HbA1c chính là theo dõi xem có bao nhiêu lượng carbonhydrates (tinh bột) mà bạn ăn cùng một lúc. Chính vì vậy sử dụng các loại thực phẩm giàu dinh dưỡng, khỏe mạnh như trái cây hay khoai lang là rất tốt, nhưng hãy đảm báo tính toán được số lượng mà bạn ăn cùng một lúc.
Hầu hết mọi người cần khoảng 45-60g carbohydrates cho mỗi bữa chính và 15-30 carbohydrates cho bữa phụ. Ví dụ nếu bạn muốn ăn dưa hấu thì mỗi một cốc thái hạt lựu dưa hấu chứa khoảng 11g carbohydrates.
5. Đặt ra mục tiêu giảm cân
Giảm cân là rất quan trọng nếu bạn đang thừa cân. Nhưng bạn không thể quản lý bệnh đái tháo đường với một chế độ ăn ngắn hạn. Thay đổi suốt đời chính là chìa khóa. Ăn uống lành mạnh, toàn bộ thực phẩm ít chất béo và calo sẽ giúp bạn có một lối sống tốt, nâng cao về sức khỏe.
Hãy sử dụng bộ đếm chất béo và calo để quản lý chế độ ăn của bạn. Ngay cả việc giảm từ 5-10% trọng lượng cơ thể đã giảm nguy cơ mắc bệnh đái tháo đường đi 58%. Đây chính là sự thay đổi nhỏ tạo nên khác biệt lớn.
6. Vận động
Bạn vận động càng nhiều thì chỉ số HbA1c của bạn hạ xuống càng thấp. Hãy bắt đầu với 20 phút đi bộ sau bữa trưa và 150 phút vận động bổ sung mỗi tuần.
Hãy nhớ rằng, dù bạn làm bất cứ điều gì thì cũng tốt hơn là không làm gì. Ngay cả việc vận động 2 phút mỗi giờ cũng được chứng minh là giúp giảm nguy cơ mắc bệnh đái tháo đường.