Kính áp tròng được đặt trực tiếp lên mắt do vậy điều cực kì quan trọng đó là phải chăm sóc và vệ sinh kính đúng cách, nếu không sẽ gây ra nhiều vấn đề nghiêm trọng cho mắt, thậm chí là gây mù. Bên cạnh đó vệ sinh không đúng cách còn gây hỏng kính áp tròng.
Trên thực tế việc chăm sóc kính đã trở nên dễ dàng hơn bao giờ hết. Thời gian, chi phí và rắc rối giảm hơn nhiều so với trước đây.
Đọc bài viết dưới đây để biết cách vệ sinh kính áp tròng hiệu quả và an toàn.
Mục lục
- Khái niệm cơ bản về chăm sóc kính áp tròng mềm: Rửa tay, rửa kính và khử trùng
- Cách vệ sinh kính áp tròng mềm ngoài việc rửa sạch và khử trùng
- Các sản phẩm: Dung dịch làm sạch, rửa và khử trùng
- Kính áp tròng và mụn cóc
- Các sản phẩm: Loại bỏ protein, thuốc nhỏ mắt và các lựa chọn cho mắt nhạy cảm
- Loại nào phổ biến và dễ sử dụng?
- Những điều cần phải biết khi sử dụng kính áp tròng
Khái niệm cơ bản về chăm sóc kính áp tròng mềm: Rửa tay, rửa kính và khử trùng
Sử dụng kính áp tròng luôn an toàn nếu bạn luôn biết giữ vệ sinh và bảo quản kính đúng cách. Sau khi tháo kính, kính áp tròng cần được vệ sinh theo các bước sau:
- Rửa tay để bạn không truyền chất bẩn và vi trùng vào mắt. không dùng xà phòng giữ ẩm vì chúng không tốt cho kính áp tròng. Lau khô tay bằng khăn mềm không có xơ vải vì nếu không chúng sẽ dây vào mắt.
- Tháo bỏ một ống kính và làm sạch nó với các dung dịch được khuyến cáo. Loại bỏ các chất bẩn tích dụ do mắt sản xuất, mỹ phẩm và các thành phần khác gây khó chịu. FDA khuyên bạn nên chà mắt kính trong lòng bàn tay bằng một vài giọt dung dịch, ngay cả khi bạn đang sử dụng sản phẩm “không chà xát”.
- Rửa ống kính một lần nữa để loại bỏ các chất bẩn, đảm bảo theo thời gian ghi trên hướng dẫn. Rửa sạch là một bước quan trọng.
- Đặt mắt kính vào hộp đựng sạch hoặc giá đỡ kính của bạn và đổ đầy dung dịch mới; đừng dùng lại dung dịch đã cũ. Khử trùng để giết chết vi sinh vật trên mắt kính. Thời gian khử trùng khác nhau giữa các sản phẩm. kiểm tra trên bao bì để biết chi tiết.
- Lặp lại các bước hai đến bốn cho mắt kính còn lại của bạn.
Cách vệ sinh kính áp tròng mềm ngoài việc rửa sạch và khử trùng
Loại bỏ protein
Tùy thuộc vào loại kính áp tròng bạn đeo và lượng protein mà mắt tiết vào kính áp tròng mềm, bác sĩ có thể khuyên bạn nên sử dụng một sản phẩm để loại bỏ protein.
Trong khi làm sạch chúng ta không loại bỏ một số protein, nó vẫn có thể tích tụ trên kính áp tròng mềm và khiến chúng ta khó chịu. Đó là lý do tại sao bạn đeo kính lâu trước khi thay thế chúng, bạn càng cần phải loại bỏ protein.
Ví dụ, nếu bạn đeo kính áp tròng dùng 1 lần, có thể bạn sẽ không cần; nhưng nếu bạn đeo loại kính được thay thế chỉ một hoặc hai lần một năm, bạn chắc chắn sẽ cần. Các sản phẩm để loại bỏ protein bao gồm chất tẩy rửa enzyme và chất lỏng loại bỏ protein hàng ngày.
Khô mắt và kích ứng mắt
Sử dụng thuốc nhỏ mắt của kính áp tròng mềm để bôi trơn mắt và làm ẩm lại kính.
Mắt nhạy cảm và dị ứng
Một tỷ lệ nhỏ người đeo kính áp tròng mềm bị dị ứng mắt với các hóa chất có trong các dung dịch vệ sinh kính áp tròng. Nếu đây là trường hợp của bạn, bạn không cần một sản phẩm nào nữa. Bạn chỉ cần chuyển đổi sản phẩm sang những sản phẩm được đánh dấu là “không chứa chất bảo quản”.
Các sản phẩm: Dung dịch làm sạch, rửa và khử trùng
Dung dịch muối
Dùng để rửa và lưu trữ kính áp tròng, khi bạn đang sử dụng hệ thống khử trùng bằng nhiệt hoặc tia cực tím. Bạn cũng có thể cần sử dụng nó với viên làm sạch enzyme. Không bao giờ sử dụng các sản phẩm nước muối để làm sạch và khử trùng.
Chất làm sạch hàng ngày
Dùng để làm sạch kính áp tròng. Nhỏ một vài giọt vào lòng bàn tay và cẩn thận chà ống kính theo hướng dẫn, thường là khoảng 20 giây, đảm bảo làm sạch cả hai mặt. Sử dụng các sản phẩm khác để rửa và khử trùng.
Dung dịch đa năng
Dùng để làm sạch, rửa, khử trùng và lưu trữ kính áp tròng. Làm sạch ống kính của bạn như bạn làm với chất làm sạch hàng ngày, sau đó rửa sạch (theo hướng dẫn) và khử trùng, tất cả bằng một dung dịch. Hoặc bạn rửa mắt kính hai lần, sau đó đặt chúng vào hộp đựng kính với dung dịch để làm sạch và khử trùng. Khi bạn đã sẵn sàng để đeo kính, rửa lại một lần nữa. Với các dung dịch đa năng, bạn không cần các sản phẩm chăm sóc khác.
Dung dịch hydro peroxide
Để làm sạch, khử trùng, rửa và lưu trữ kính áp tròng. Với sản phẩm này, bạn đặt kính áp tròng vào lồng được cung cấp và rửa sạch chúng, sau đó đặt lồng vào cốc và đổ đầy cốc bằng dung dịch để làm sạch và khử trùng kính áp tròng.
Một số giá giữ kính cho các hệ thống hydrogen peroxide có một bộ trung hòa tích hợp (để chuyển đổi hydrogen peroxide thành nước, vì vậy nó không gây khó chịu cho mắt bạn), nhưng với những hệ thống khác, bạn cần thêm một sản phẩm để trung hòa.
Sau khi hoàn thành bước khử trùng và trung hòa, bạn có thể tháo ống kính ra khỏi lồng và đeo chúng.
Không bao giờ rửa kính áp tròng với dung dịch hydro peroxide và đeo kính lên mắt khi chưa hoàn thành bước khử trùng và trung hòa. Làm như vậy có thể gây ra tổn thương mắt do hóa chất.
Nhãn hiệu của hệ thống chăm sóc hydrogen peroxide cho kính áp tròng mềm bao gồm Clear Care (Alcon) và PeroxiClear (Bausch + Lomb).
Thiết bị làm sạch/ khử trùng
Như bạn mong đợi, thiết bị này vừa làm sạch vừa khử trùng kính áp tròng. Tùy thuộc vào thương hiệu, việc làm sạch được thực hiện bằng sóng siêu âm hoặc kích động hạ âm, trong khi việc khử trùng sẽ thông qua dung dịch đa năng hoặc tia cực tím.
Các thiết bị khác nhau có hướng dẫn sử dụng khác nhau một chút. Nhưng nhìn chung, trước tiên bạn rửa mắt kính. Sử dụng dung dịch muối hoặc dung dịch đa năng theo chỉ dẫn. Một số loại yêu cầu ban cọ mắt kính với nước muối nhưng không chà xát. Sau đó đặt kính vào thiết bị để làm sạch và khử trùng.
Kính áp tròng và mụn cóc
Hỏi: Tôi vừa mới đeo kính áp tròng, khi tháo kính ra, kính trượt xuống chạm vào một cái mụn cóc trên ngón tay. Vậy tôi có thể đeo lại kính không?
Đáp: Bạn hoàn toàn có thể sử dụng kính áp tròng đã chạm vào mụn cóc trên ngón tay .
Mụn cóc ở ngón tay là bệnh do vi rút thuộc họ papillomavirus (HPV) gây ra. Đây là những loại virus khác với những loại gây ra bệnh đau mắt đỏ và các bệnh nhiễm trùng mắt phổ biến khác (được gọi là adenovirus, virus herpes simplex và virus varicella-zoster).
Tuy nhiên, nếu kính áp tròng của bạn chạm vào mụn cóc trên ngón tay, bạn nên rửa kính bằng dung dịch khử trùng đa năng trước khi đặt lại vào mắt.
Để phòng ngừa vi-rút HPV vào mắt, hãy gặp bác sĩ da liễu để điều trị mụn cóc trên ngón tay. Các phương pháp điều trị có thể được sử dụng như áp đông bằng nitơ lỏng và dùng laser để loại bỏ.
Bạn cũng có thể mua thuốc bôi để loại bỏ mụn cóc.
Nhưng khi sử dụng các loại thuốc này, hãy nhớ rửa tay thật kỹ trước khi chạm vào kính áp tròng hoặc mắt, vì một số loại thuốc bôi có thể gây kích ứng đau đơn nếu chúng dính vào mắt bạn.
Các sản phẩm: Loại bỏ protein, thuốc nhỏ mắt và các lựa chọn cho mắt nhạy cảm
Chất làm sạch Enzyme
Có tác dụng loại bỏ protein ra khỏi kính áp tròng, thường được sử dụng hàng tuần. Bạn sử dụng viên làm sạch enzyme với dung dịch muối hoặc dung dịch khử trùng (đa năng hoặc hydro peroxide) theo chỉ dẫn.
Trước khi sử dụng chất làm sạch enzyme, bạn cần làm sạch và rửa kính bằng các sản phẩm khác.
Tiếp theo, đổ đầy dung dịch vào 2 lọ đựng kính, sau đó thả 1 viên enzyme vào từng lọ. Đợi chúng tan ra, rồi thả kính áp tròng vào, để trong thời gian cần thiết, thường là 15 phút.
Nếu bạn sử dụng nước muối, bạn cần phải khử trùng bằng một sản phẩm khác. Nếu bạn dùng dung dịch khử trùng, bạn không cần thêm bước này nữa.
Dung dịch làm sạch protein hàng ngày
Sản phẩm này cũng loại bỏ protein khỏi kính áp tròng, nhưng nó ở dạng lỏng và bạn cần sử dụng nó hàng ngày trong bước khử trùng với dung dịch đa năng.
Trước khi sử dụng dung dịch làm sạch protein hàng ngày, bạn cần làm sạch và rửa kính bằng các sản phẩm khác.
Tiếp theo đổ đầy 2 lọ ngâm kính bằng dung dịch đa năng, thêm 1 giọt dung dịch làm sạch protein vào mỗi lọ. Sau đó khử trùng như bình thường.
Thuốc nhỏ mắt cho kính áp tròng
Thuốc nhỏ mắt có tác dụng bôi trơn mắt và làm ẩm kính áp tròng. Đảm bảo rằng bạn chọn đúng nhãn hiệu an toàn cho kính áp tròng.
Sản phẩm dành cho mắt nhạy cảm
Ngay cả khi sử dụng cùng một sản phẩm trong nhiều năm mà không gặp vấn đề gì, một số người xuất hiện phản ứng dị ứng với dung dịch kính áp tròng. Các triệu chứng bao gồm ngứa, chảy nước mắt, dị cảm, nóng rát, đỏ và gỉ mắt. Nếu gặp phải các triệu chứng này, bạn cần đi khám ngay vì chúng có thể do nhiều nguyên nhân.
Thimerosal là một chất bảo quản, được tìm thấy gây ra vấn đề ở khoảng 10 % bệnh nhân, vì vậy hầu hết các thương hiệu hiện nay không sử dụng nó. Nước muối không chứa thimerosal thường được sử dụng cho mắt nhạy cảm.
Tuy nhiên, các chất bảo quản khác cũng gây phản ứng và bạn cần chuyển sang sử dụng các sản phẩm không có chất bảo quản. Một trong số này có chất bảo quản gọi là “disappearing” tan biến trước khi dung dịch tiếp xúc với mắt của bạn.
Hãy chắc chắn chú ý đến hạn của tất cả các loại dung dịch, đặc biệt là các dung dịch không có chất bảo quản. Chẳng hạn, nước muối không có chất bảo quản nên được loại bỏ trong vòng hai tuần sau khi bạn mở nắp để giảm nguy cơ nhiễm khuẩn.
Loại nào phổ biến và dễ sử dụng?
Hầu hết những người đeo kính áp tròng mềm ngày nay thích các dung dịch đa năng – chỉ cần một sản phẩm nhưng có thể làm sạch, rửa và khử trùng.
Nhưng các dung dịch hydrogen peroxide (mặc dù chúng hơi cồng kềnh hơn) đôi khi là một lựa chọn tốt hơn – đặc biệt nếu bạn xuất hiện các vấn đề khó chịu với kính áp tròng silicon hydrogel.
Một nghiên cứu gần đây được công bố bởi Contact Lens & Anterior Eye cho thấy sử dụng sản phẩm khử trùng chứa hydro peroxide hàng ngày làm giảm đáng kể chất tiết và làm tính thấm bề mặt của kính silicon hydrogel so với sử dụng dung dịch đa năng, giúp người đeo thoải mái hơn.
Xem thêm: Kính áp tròng màu loại nào tốt nhất cho bạn?
Những điều cần phải biết khi sử dụng kính áp tròng
Khi quyết định sử dụng sản phẩm nào, bạn không nên thay đổi trước khi kết luận rằng nó có phù hợp với mình hay không.
Không bao giờ chạm đầu chai dung dịch vào bất kỳ bề mặt nào, kể cả cơ thể bạn: điều này có thể gây nhiễm bẩn dung dịch.
Ngoài những dung dịch chuyên dụng, bạn không thể dùng bất kỳ loại nước nào khác tiếp xúc với kính. Nước máy hay thậm chí là nước cất đều có khả năng chứa vi khuẩn gây nhiễm trùng mắt, đặc biệt là Acanthamoeba. loại vi khuẩn này ăn mòn giác mạc, lớp ngoài cùng của nhãn cầu và sinh sôi, nảy nở. Hậu quả từ cuộc tấn công của loại vi khuẩn này sẽ là các triệu chứng mắt ngứa rát, chảy nước mắt sống, nhìn mờ, nhạy cảm với ánh sáng, sưng phồng mí và đau mắt.
Vì những lý do đó mà bạn nên tháo kính áp tròng ra khi đi bơi hoặc khi tắm bồn, vì vi khuẩn trong những môi trường đó khá nhiều.
Nhớ làm sạch các phụ kiện đi kèm kính áp tròng (hộp đựng ống kính, thiết bị làm sạch / khử trùng, lọ dung dịch làm sạch v.v.) theo hướng dẫn.
Các lồng đựng kính nên được rửa bằng nước máy nóng và sấy khô khi không sử dụng. (Vì nhiều nang Acanthamoeba có thể có mặt trong nước máy và có thể tồn tại nhiều năm sau khi khô, một số bác sĩ mắt khuyên chỉ nên sử dụng dung dịch khử trùng hoặc dung dịch đa năng cho bước này.)
Vứt bỏ hộp đựng kính áp tròng của bạn ba tháng một lần để giảm nguy cơ nhiễm trùng.
Quan trọng nhất đó là làm sạch và khử trùng kính áp tròng của bạn mỗi ngày một lần. Nếu bạn đeo kính áp tròng kéo dài, hãy làm sạch và khử trùng kính ngay khi bạn tháo chúng ra, trừ khi chúng được thiết kế để loại bỏ ngay sau khi sử dụng. Không chỉ đôi mắt của bạn sẽ an toàn và khỏe mạnh hơn, mà kính áp tròng của bạn cũng sẽ thoải mái hơn khi đeo.
Khi có việc phải đi xa: du lịch, công tác…, nhớ đem theo đầy đủ dung dịch vệ sinh, dung dịch bảo quản, hộp đựng…
Nếu cần trang điểm, hãy nhớ luôn đeo kính áp tròng của bạn trước khi sử dụng phấn mắt, mascara và bút kẻ mắt.