Mắt

Cách đeo kính áp tròng và những lưu ý khi dùng kính áp tròng

Kính áp tròng là vật dụng ngày càng trở nên phổ biến. Cho dù bạn là một người có kinh nghiệm đeo kính áp tròng hay chỉ là một người mới đeo, thì những lời khuyên dưới đây có thể giúp bạn giải quyết câu hỏi: Cách đeo kính áp tròng như nào cho đúng?

Đeo kính áp tròng như nào cho đúng?

cách đeo kính áp tròng

Một câu hỏi thường gặp của những người mới sử dụng đó là: Làm thế nào để phân biệt được mặt trong hay mặt ngoài của kính để đeo cho đúng?

Mẹo nhỏ là lấy kính từ khay ra, đặt lên ngón trỏ thuận và kiểm tra để đảm bảo kính không bị lật ngược. Nếu kính tạo hình tròn đều như chữ U, viền kính hướng thẳng thì đúng. Ngược lại nếu kính tạo chữ V và mép viền có chiều hướng xuống thì là kính bị ngược.

Hoặc bạn có thể kiểm tra bằng cách nhìn độ đậm nhạt. Màu nhạt luôn ở phía mặt lõm.

Một số kính áp tròng cũng đánh dấu bằng laser, chẳng hạn như tên thương hiệu ở phần cạnh để giúp bạn. Nếu bạn có thể đọc nó đúng cách thì kính không bị ngược.

Đừng lo lắng nếu bạn đeo kính ngược từ trong ra ngoài. Đeo kính ngược không gây hại gì cho mắt, nhưng cảm giác của nó sẽ rất lạ và kính áp tròng có thể rơi ra khỏi mắt dễ dàng khi bạn chớp mắt.

Cách đeo kính áp tròng

Hãy chắc chắn rằng bạn rửa tay kỹ trước khi đeo kính áp tròng, vì vi trùng có thể vào cơ thể chúng ta qua con đường này; mà mắt thì lại cực kỳ nhạy cảm. Tránh xà phòng có mùi thơm hoặc dù có thể bám vào mặt kính, đặc biệt là các sản phẩm có chứa lanolin và kem dưỡng ẩm.

Các bác sỹ mắt khuyên rằng hãy luôn đeo kính áp tròng đầu tiên vào cùng một mắt để tránh nhầm lẫn giữa mắt phải và mắt trái.

Các bước cơ bản để đeo kính áp tròng gồm:

  • Lắc nhẹ hộp đựng kính của bạn có chứa dung dịch lưu trữ, để kính bị kẹt có thể tách ra. Đừng kéo mắt kính bằng ngón tay vì có thể làm hỏng nó.
  • Trượt kính ra khỏi khay đựng vào lòng bàn tay. Rửa kỹ với dung dịch kính áp tròng thích hợp.
  • Đặt kính áp tròng trên đầu ngón trỏ tay thuận. Nên để tay khô hoặc khô vừa phải.
  • Dùng ngón tay giữa và ngón tay đeo nhẫn kéo mi mắt phía dưới xuống. Dùng tay còn lại để kéo mí mắt của mắt cần đeo kính lên trên.
  • Hướng cầu mắt lên trên để mắt bạn không nhìn thấy kính áp tròng bằng cách nhìn lên trần nhà hoặc một điểm trên cao. Khi mắt nhìn lên trên, điều này giúp mắt không bị chớp- nguyên nhân khiến bạn khó đưa kính áp tròng vào mắt khi mắt bạn đang mở.
  • Đặt kính áp tròng vào phía dưới của cầu mắt. Điều này cho bạn cảm giác tay bạn đam chạm vào khu vực phía dưới của tầm nhìn. Nhắm mắt lại từ từ và đảo mắt xuống để kính áp tròng tự động điều chỉnh vị trí của nó vào đúng chỗ con ngươi. Bạn cũng có thể đeo kính áp tròng bằng cách đặt nó lên phần lòng trắng gần tai nhất.
  • Nhìn kỹ vào gương để đảm bảo kính nằm đúng vị trí. Nếu đúng, bạn sẽ thấy thoải mái và có tầm nhìn rõ ràng.

Cách tháo kính áp tròng

  • Luôn rửa tay trước khi tháo kính áp tròng.
  • Để tháo kính, bạn đưa mắt nhìn lên trên hoặc nhìn sang một bên đồng thời dùng tay đẩy mi trên lên và mi dưới xuống.
  • Sau đó dùng một ngón tay của bàn tay kia di nhẹ kính ra phần màu trắng của mắt.
  • Tiếp theo dùng ngón trỏ và ngón cái để nhấc nhẹ kính áp tròng ra khỏi mắt.
  • Hoặc cách khác để tháo kính bằng cách mở lòng bàn tay ra, cúi xuống, và mở rộng mắt của bạn.
  • Sau đó dùng một ngón tay của bàn tay kia, bạn kéo da ở ngay khóe mắt bên ngoài ra hướng lỗ tai, nhớ là giữ mắt bạn mở rộng, sau đó nhấp nháy mắt.
  • Kính áp tròng sẽ tự động bị đẩy bật ra ngoài và rơi vào lòng bàn tay đang mở của bạn.
  • Cho đến khi bạn thành thạo việc tháo kính áp tròng, bạn cần giữ móng tay của mình ngắn để tránh vô tình làm trầy xước và làm hỏng mắt.
  • Các dụng cụ dùng để lấy kính áp tròng ra khỏi mắt được gọi là “plungers” có thể dùng để chạm trực tiếp vào kính áp tròng và lấy chúng ra khỏi mắt. Có thể hỏi mua những dụng cụ này từ các bác sĩ mắt. Chú ý rằng chỉ để dụng cụ này chạm vào kính và không chạm vào mắt của bạn.

Kính áp tròng và tia UV

Các nhà nghiên cứu đã chứng minh tia cực tím (UV) có liên quan đến sự hình thành đục thủy tinh thể. Tiếp xúc với ánh sáng tia cực tím quá mức cũng có thể dẫn đến một tình trạng gọi là bỏng kết mạc do ánh sáng (photokeratitis)

Đó là lý do tại sao một số kính áp tròng hiện nay có chứa chất chống tia UV. Bạn không thể biết một chiếc kính áp tròng có chặn tia UV hay không chỉ bằng cách nhìn vào nó. Hãy hỏi bác sĩ nhãn khoa hoặc xem trên bao bì của sản phẩm.

Và điều rất quan trọng là, kính áp tròng có khả năng chặn tia UV không có nghĩa là có thể thay thế kính râm. Kính áp tròng chỉ bảo vệ được một phần chứ không bảo vệ toàn bộ mắt của bạn.

Tuy nhiên, kính áp tròng ngăn chặn tia cực tím giúp tăng ngặn chặn sự phát triển tăng thêm của mộng mắt.

Xem thêm: Kính áp tròng màu loại nào tốt nhất cho bạn?

Trang điểm mắt và kính áp tròng

Trang điểm mắt là khá phiền phức và khó chịu, nhưng trang điểm mắt khi đeo kính áp tròng còn khó hơn, vì đồ make up có thể dính lên kính và bạn lại phải tháo ra ngay. Thực hiện một số mẹo dưới đây để vừa có đôi mắt đẹp vừa có tầm nhìn tốt.

Luôn đeo kính áp tròng của bạn trước khi sử dụng phấn mắt, mascara và bút kẻ mắt. Và luôn luôn rửa tay kỹ trước khi chạm vào mắt kính, vì vậy bạn sẽ không làm dính bất kỳ loại dầu, kem hay kem dưỡng nào vào kính.

Chỉ sử dụng đồ trang điểm không gây dị ứng. Almay và Clinique có các sản phẩm thân thiện với mắt, nhưng cũng có những thương hiệu tốt khác.

Phấn mắt dạng kem ít có khả năng vào dính vào mắt hơn dạng bột. Nhưng kem có thể gây kích ứng mắt nhiều hơn một khi nó đã dính vào mắt. Chọn kem nền gốc nước thay vì gốc dầu.

Nếu bạn thích dạng bột, hãy nhắm mắt trong khi sử dụng. Sau đó, đánh bật bất kỳ phấn thừa trước khi mở mắt.

Để tẩy trang mắt, rửa và lau khô tay. Sau đó tháo kính áp tròng, cẩn thận không chạm tay vào bất kì lớp trang điểm nào. Cuối cùng là sử dụng sản phẩm tẩy trang mắt.

Thay thế đồ trang điểm mắt của bạn thường xuyên – ít nhất ba tháng một lần. Đừng sử dụng trang điểm mắt cũ, vì theo thời gian vi khuẩn sẽ xâm nhập vào sản phẩm và sau đó vào mắt bạn và gây nhiễm khuẩn mắt. Một cách để biết nếu trang điểm của bạn quá cũ là nếu nó có mùi khác lạ. Ngoài ra, không dùng chung đồ trang điểm mắt với người khác.

Xem thêm: Kính áp tròng dùng 1 lần hàng ngày: Những điểm bạn nên biết

Nhiễm trùng mắt có thể xảy ra ngay cả khi bạn chăm sóc kính áp tròng đúng cách

Bạn nghĩ rằng bạn an toàn khỏi nhiễm trùng mắt nếu bạn khử trùng kính áp tròng theo chỉ dẫn sau mỗi lần sử dụng? Nhưng không hẳn vậy.

Trong một nghiên cứu được công bố trực tuyến vào tháng 2 năm 2015 bởi Eye & Contact Lens, các nhà nghiên cứu đã điều tra tỷ lệ nhiễm nấm của dung dịch khử trùng đa năng bên trong các lọ lưu trữ kính áp tròng của người đeo kính áp tròng không có triệu chứng.

Tất cả những người tham gia nghiên cứu đều đeo kính áp tròng mềm hàng ngày và được thay thế hàng tháng. Sau khi tháo ống kính của họ, những người tham gia đặt chúng bên trong lọ bảo quản và đổ đầy lọ bằng dung dịch khử trùng được bác sĩ nhãn khoa khuyên dùng.

Sau đó, các nhà nghiên cứu đã lấy các mẫu dung dịch khử trùng trong lọ để nuôi cấy trong môi trường vô trùng 4 ngày ở 35 độ C.

Tổng cộng có 216 mẫu được thu thập từ 117 lọ lưu trữ kính áp tròng. 15 mẫu (6,9 %) được thu thập từ 12 lọ lưu trữ (10,2 %) cho kết quả dương tính với ít nhất một trong số các loài nấm có khả năng gây nhiễm trùng mắt. Ngoài ra, các dung dịch khử trùng có chứa hydro peroxide được tìm thấy là kém hiệu quả hơn các dung dịch đa năng trong việc ngăn ngừa nhiễm nấm ở các lọ lưu trữ kính.

Các nhà nghiên cứu đã kết luận, nghiên cứu này cho thấy ngay cả khi người đeo kính áp tròng tuân thủ các hướng dẫn xử lý, vệ sinh và thay thế kính áp tròng do bác sĩ nhãn khoa đưa ra, nhưng họ vẫn có nguy cơ nhiễm trùng mắt do kính.

Xem thêm: Cách vệ sinh kính áp tròng an toàn, hiệu quả bạn nên biết

Những điều cần chú ý

Sau khi được hướng dẫn, nắm vững kỹ thuật cũng như các kiến thức chăm sóc, vệ sinh mắt cơ bản, người sử dụng có thể tự tháo lắp kính hàng ngày ở nhà. Vì vậy, bên cạnh những ưu điểm, kính áp tròng cũng có những điểm mà người sử dụng cần lưu ý như:

Nếu mắt có cảm giác cộm khi vừa đeo kính áp tròng, hãy chớp mắt nhiều lần để nước mắt tự nhiên rửa sạch chúng. Nếu điều này vẫn không giúp ích gì, dùng nước nhỏ kính để nhỏ vào mắt hoặc tháo kính ra và đeo lại.

Kính áp tròng khi đeo phải cho cảm giác dễ chịu. Nếu bạn thấy ngứa hoặc đau khi đeo kính, hãy tháo kính ra ngay lập tức để ngăn chặn tổn thương cho mắt. Sự ngứa ngày có thể là hậu quả của việc vệ sinh kính và khay không đúng cách hoặc do bạn vệ sinh kính bằng nước thông thường không phải là nước ngâm kính.

Không nên dụi mắt mạnh khi đang đeo kính áp tròng sẽ dễ khiến mắt bị tổn thương

Không được dùng chung kính áp tròng với người khác

Nên rửa tay sạch và lau bằng khăn khô sạch trước khi tháo hoặc lắp kính vào mắt.

Nên làm động tác chà xát kính và tráng rửa kính kỹ (dù một số dung dịch có ghi là chỉ cần tráng kính, không cần chà xát). Ngâm kính trong dung dịch bảo quản đủ thời gian trước khi đeo vào mắt.

Sau khi đeo kính vào mắt, nên đổ hết nước trong khay đựng kính và lau khô, mở nắp rồi để nơi thoáng sạch. Nên vệ sinh kỹ khay đựng kính mỗi tháng

Thay kính đúng hạn định (không nên đeo quá thời hạn mặc dù chúng ta cảm thấy chưa có gì khó chịu xảy ra)

Nên chuẩn bị một cặp kính gọng để đeo lúc ở nhà hoặc những khi mắt bị viêm. Đối với các loại kính áp tròng làm bằng chất liệu thông thường (không phải bằng Silicone Hydrogels) thì thời gian đeo kính mỗi ngày không quá 8 giờ. Quá thời gian đeo kính thì cần tháo kính ra và đeo kính gọng để cho mắt nghỉ ngơi.

Không nên đeo kính áp tròng khi đi bơi hoặc khi tắm.

Trong thời gian đeo kính, nếu có sử dụng bất cứ loại thuốc nhỏ mắt nào không phải là nước mắt nhân tạo thì nên hỏi ý kiến của bác sĩ chuyên khoa mắt.

Vài điều về tác giá

Dr. Hung

Thích viết, đam mê chia sẻ kiến thức đến cộng đồng và mong muốn mọi người đều có kiến thức cơ bản để chăm sóc sức khỏe cho bản thân cũng như người thân. Ngoài ra còn thích nghe nhạc trữ tình, làm đồ handmade...

Leave a Comment