Đái tháo đường là một căn bệnh mãn tính đã đạt tới tỷ lệ dịch bệnh. Nó hiện đang ảnh hưởng tới hơn 400 triệu người trên toàn thế giới.
Mặc dù bệnh đái tháo đường là một căn bệnh phức tạp nhưng việc duy trì kiểm soát đường huyết tốt có thể làm giảm đáng kể các nguy cơ biến chứng.
Một trong những cách để đạt được lượng đường huyết tốt là tuân theo chế độ ăn low-carb.
Bài viết này sẽ cung cấp cho bạn những kiến thức tổng quan, chi tiết về chế độ ăn low-carb hay chế độ ăn giảm tinh bột để giúp quản lý bệnh đái tháo đường.
Mục lục
- Bệnh đái tháo đường là gì? và các loại thực phẩm có vai trò gì?
- Chế độ ăn Low-Carb có thể giúp quản lý bệnh đái tháo đường không?
- Lượng Carbohydrates tối ưu cho bệnh đái tháo đường là gì?
- Loại carbohydrates nào làm tăng đường huyết
- Các loại thực phẩm nên dùng và nên tránh
- Chế độ ăn Low-Carb có hiệu quả tốt chống lại bệnh đái tháo đường
Bệnh đái tháo đường là gì? và các loại thực phẩm có vai trò gì?
Nếu bạn bị đái tháo đường có nghĩa là cơ thể bạn không thể xử lý carbohydrates hiệu quả.
Thông thường khi bạn ăn carbohydrates, chúng sẽ được chia thành các đơn vị glucose, đi vào máu và đó chính là đường huyết.
Khi lượng đường trong máu tăng lên, tuyến tụy đáp ứng bằng cách tăng sản xuất insulin. Hormone này có tác dụng đưa các phân tử glucose từ máu vào trong tế bào.
Ở những người khỏe mạnh, lượng đường trong máu vẫn luôn nằm trong phạm vi hẹp cả ngày, tuy nhiên đối với bệnh đái tháo đường thì hệ thống này lại hoạt động không được hiệu quả như ban đầu.
Đây chính là một vấn đề lớn vì lượng đường trong máu quá cao hoặc quá thấp sẽ gây ra những hậu quả nghiêm trọng.
Có một số loại đái tháo đường nhưng phổ biến nhất vẫn là đái tháo đường type 1 và 2. Cả hai bệnh này đều có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi.
Trong bệnh đái tháo đường type 1, một quá trình tự miễn diễn ra phá hủy các tế bào beta sản xuất insulin của tuyến tụy. Bệnh nhân phải tiêm insulin nhiều lần trong ngày để đảm bảo glucose đi vào tế vào và duy trì ở mức ổn định trong máu.
Trong bệnh đái tháo đường type 2, các tế bào beta lúc đầu sản xuất đủ insulin, nhưng các tế bào của cơ thể lại đáp ứng không tốt với insulin khiến lượng đường huyết trong máu vẫn cao. Để bù đắp cho việc tăng đường huyết thì tuyến tụy tiết ra nhiều insulin hơn để cố gắng làm giảm đường huyết trong máu. Theo thời gian thì các té bào beta mất đi khả năng sản xuất đủ insulin.
Trong ba chất dinh dưỡng: protein, carbohydrates và chất béo thì carbohydrates có tác động lớn nhất đến kiểm soát lượng đường trong máu. Vì carbohydrates được cơ thể phá vỡ thành glucose.
Do đó bệnh nhân đái tháo đường có thể phải dùng một lượng lớn thuốc hoặc insulin nếu họ ăn quá nhiều thức ăn chứa carbohydrates
Chế độ ăn Low-Carb có thể giúp quản lý bệnh đái tháo đường không?
Đã có rất nhiều nghiên cứu hỗ trợ chế đọ ăn low-carb để điều trị bệnh đái tháo đường
Trong thực tế thì trước khi phát hiện ra insulin và năm 1921, chế độ ăn low-carb được coi là liệu pháp điều trị tiêu chuẩn cho những người mắc bệnh đái tháo đường.
Hơn nữa chế độ ăn low-carb dường như có hiệu quả tốt trong thời gian dài, miễn là bệnh nhân tuân theo chế độ ăn kiêng.
Trong một nghiên cứu cho thấy: bệnh nhân đái tháo đường type 2 thực hiện theo chế độ ăn kiêng low-carb trong 6 tháng sau đó ngừng lại thì bệnh đái tháo đường của họ vẫn được kiểm soát tốt hơn trong vòng 3 năm sau đó.
Tương tự như vậy, khi những người mắc bệnh đái tháo đường type 1 thực hiện theo chế độ ăn này thì đường huyết của họ được cải thiện đáng kể trong vòng 4 năm.
Nghiên cứu đã chỉ ra rằng những người mắc bệnh đái tháo đường sẽ có những cải thiện lâu dài đối với việc kiểm soát đường huyết khi tuân theo chế độ ăn low-carb
Lượng Carbohydrates tối ưu cho bệnh đái tháo đường là gì?
Lượng carbohydrates lý tưởng cho bệnh nhân đái tháo đường là một chủ đề gây tranh cãi, ngay cả trong số những người ủng hộ hạn chế carb
Nhiều nghiên cứu đã tìm thấy những cải thiện đáng kể về đường huyết, trọng lượng cơ thể và các dấu hiệu khác khi carb bị giới hạn ở mức 20 gram mỗi ngày.
Tuy nhiên thì các nghiên cứu khác cho thấy mức hạn chế carb trung bình hơn chẳng hạn như 70-90 gram tổng carb mỗi ngày cũng có hiệu quả tốt.
Lượng carb tối ưu cũng có thể thay đổi tùy theo từng cá nhân, vì mỗi người đều có phản ứng khác nhau đối với tinh bột hay carb. Để tìm ra con số lý tưởng cho bạn thì hãy đo đường huyết của bạn trước khi ăn và sau khi ăn từ 1-2 giờ.
Bạn có thể tiêu thụ 6 gram, 10 gram hay 25 gram carb cho mỗi bữa ăn với chế độ ăn low carb, miễn là đường huyết của bạn vẫn dưới 8 mmol/l, là mức đường huyết có thể gây tổn thương dây thần kinh.
Tất cả phụ thuộc vào cá nhân bạn, hãy nhớ nguyên tắc là càng ít carb bạn ăn thì đường huyết của bạn tăng càng thấp.
Và thay vì loại bỏ tất cả carb, chế độ ăn low-carb lành mạnh nên bao gồm các nguồn carb giàu chất dinh dưỡng, giàu chất xơ như rau, quả, hạt.
Loại carbohydrates nào làm tăng đường huyết
Carbohydrates trong thực vật được tạo thành từ sự kết hợp giữa tinh bột, đường và chất xơ. Trong đó chỉ có thành phần tinh bột và đường làm tăng đường huyết.
Chất xơ được tìm thấy tự nhiên trong thực phẩm, dù hòa tan hoặc không hòa tan đều không phân hủy thành glucose trong cơ thể và không làm tăng đường huyết.
Vì vậy bạn thực sự có thể loại bỏ chất xơ ra khỏi hàn lượng tổng carb và để lại lượng carbohydrates có thể tiêu hóa. Ví dụ: Một bát súp lơ chứa 5 gram carb, trong đó có 3 gram là chất xơ. Do đó hàm lượng carb ròng của nó chỉ là 2 gram mà thôi.
Các chất xơ prebiotic, chẳng hạn như inulin, thậm chí còn được chứng minh là cải thiện đường huyết lúc đói và các dấu hiệu sức khỏe khác ở bệnh nhân đái tháo đường type 2.
Các dẫn xuất alcohols của đường như maltitol, xylitol, erythritol và sorbitol thường được sử dụng để làm kẹo ngọt không đường và các sản phẩm dinh dưỡng khác. Một số trong đó đặc biệt là maltitol thực sự có thể làm tăng đường huyết ở những người mắc bệnh đái tháo đường. Vì vậy lượng carbohydrates ròng được liệt kê trên nhãn của các sản phẩm có thể không chính xác.
Các loại thực phẩm nên dùng và nên tránh
Tốt nhất là nên tập trung vào các loại thực phẩm có hàm lượng carbohydrates thấp và có hàm lượng dinh dưỡng cao.
Thực phẩm nên sử dụng
Bạn có thể ăn các loại thực phẩm low-carb cho đến khi bạn cảm thấy no, và bạn nên đảm bảo có đủ chất đạm trong mỗi bữa ăn.
- Thịt, gia cầm, hải sản
- Trứng
- Phô mai
- Rau không chứa tinh bột
- Bơ
- Quả ô liu
- Dầu ô liu, dầu dừa
Những thực phẩm nên tránh
Những thực phẩm này chứa nhiều carbohydrates và có thể làm tăng đáng kể đường huyết của bạn:
- Bánh mỳ, ngũ cốc, mỳ ống, ngô
- Rau chứa tinh bột như khoai tây, khoai lang, khoai môn
- Sữa có đường
- Các loại trái cây trừ quả mọng
- Nước ép, soda, trà ngọt
- Bia
- Món tráng miêng, bánh nướng, kẹo, kem …
Chế độ ăn Low-Carb có hiệu quả tốt chống lại bệnh đái tháo đường
Các nghiên cứu cho thấy chế độ ăn low-carb có thể quản lý hiệu quả bệnh đái tháo đường type 1 và 2.
Chế độ ăn low-carb có thể cải thiện kiểm soát đường huyết, giảm nhu cầu dùng thuốc và giảm nguy cơ biến chứng bệnh đái tháo đường.
Hãy nhớ trao đổi với bác sĩ của bạn trước khi thực hiện bất kỳ thay đổi nào ở chế độ ăn uống vì liều thuốc của bạn có thể sẽ cần phải chỉnh lại.