Tiểu đường

Đái tháo đường là gì? Đái tháo đường có những loại nào?

Đái tháo đường là gì?

Tiểu đường là một nhóm các bệnh chuyển hóa mãn tính gây ra lượng đường trong máu cao (glucose). Nguyên nhân do các thiếu sót trong sản xuất hoặc hoạt động chức năng của insulin. Insulin là một hormone được tuyến tụy tiết ra khi chúng ta ăn. Insulin giúp đưa lượng đường trong máu vào các tế bào. Nếu các tế bào của cơ thể không sử dụng được insulin hoặc lương insulin được cơ thể tạo ra không đủ thì lương glucose sẽ bị ứ đọng, tích tụ trong máu.

Các triệu chứng của bệnh tiểu đường bao gồm khát nước nhiều, đi tiểu nhiều và đói nhiều; mệt mỏi hay vết loét, vết thương lâu lành, nhìn mờ.

Nếu bệnh tiểu đường phát triển nhanh như bệnh tiểu đường loại 1 thì người bệnh cũng có thể bị giảm cân rất nhanh. Còn nếu bệnh tiến triển chậm như trong bệnh tiểu đường loại 2 thì đa số người bệnh không được phát hiện, chẩn đoán cho tới khi xuất hiện các biến chứng nguy hiểm như đau, tê và ngứa râm ran ở bàn chân.

Biến chứng lâu dài của bệnh tiểu đường bao gồm suy thận, tổn thương dây thần kinh và mù lòa.

Phân loại bệnh tiểu đường

Bệnh tiểu đường được phân loại như sau:

Tiểu đường type 1

Bệnh tiểu đường type 1 là một loại bệnh tự miễn, xảy ra khi hệ thống miễn dịch của cơ thể tự tấn công và phá hủy các tế bào beta sản xuất insulin trong tuyến tụy. Mặc dù nhiều giả thiết đưa ra về mối liên quan tới di truyền hoặc môi trường nhưng nguyên nhân chính xác của bệnh tiểu đường type 1 vẫn chưa được làm rõ. Bệnh tiểu đường type 1 chỉ chiếm khoảng 5-10% những người mắc bệnh tiểu đường, bệnh có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi, đa số là ở trẻ em và thanh niên. Đối với bệnh tiểu đường type 1 thì bệnh nhân phải sử dung insulin hằng ngày để kiểm soát đường huyết.

Tiểu đường type 2

Bệnh tiểu đường type 2 hay đái tháo đường type 2 thường phát triển dần dần theo độ tuổi và được đặc trưng bởi sự kháng insulin của cơ thể. Vì những lý do nào đó chưa được hiểu rõ, thì các tế bào của cơ thể không còn sử dụng insulin một cách hiệu quả nữa, do đó các tế bào mỡ, gan và cơ của cơ thể không thể tiếp nhận và dự trữ glucose – nguyên liệu trong quá trình vận động trao đổi chất, khiến glucose tích tụ trong máu. Khi glucose tích tụ trong máu một cách bất thường, còn gọi là tăng đường huyết, sẽ làm suy yếu chức năng của cơ thể. Bệnh tiểu đường type 2 thường xảy ra ở những người thừa cân và ít vận động, đây là hai nguyên nhân được cho là dẫn tới kháng insulin. Tiền sử gia đình và tính di truyền cũng là yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường type 2.

Tiểu đường thai kỳ

Bệnh tiểu đường thai kỳ được định nghĩa là sự tăng đường huyết khi mang thai, tỷ lệ mắc bệnh tiểu đường thai kỳ vào khoảng từ 3-8% phụ nữ. Nếu không được chẩn đoán và điều trị, thì bệnh có thể dẫn tới các vấn đề như thừa cân sơ sinh, các vấn đề hô hấp của trẻ. Tất cả các phụ nữ khi mang thai đề phải được xét nghiệm bệnh tiểu đường thai kỳ vào khoảng 24-28 tuần. Bệnh thường sẽ hết sau khi sinh, tuy nhiên những bà mẹ bị mắc tiểu đường thai kỳ có nguy cơ cao phát triển thành tiểu đường loại 2 trong vòng 5-10 năm sau.

Tiền tiểu đường

Về mặt bệnh lý thì tiền tiểu đường không phải là bệnh tiểu đường, nhưng theo một số chuyên gia hiện nay thì đây là bước đầu dẫn tới bệnh tiểu đường type 2. Tình trạng này được đánh giá bằng lượng đường trong máu tăng cao nhưng chưa đủ cao để nằm trong phạm vi chẩn đoán bệnh tiểu đường. Tiền tiểu đường không chỉ làm tăng nguy cơ phát triển bệnh tiểu đường mà còn tăng nguy cơ mắc các bệnh tim và đột quỵ.

Vài điều về tác giá

Dr. Hung

Thích viết, đam mê chia sẻ kiến thức đến cộng đồng và mong muốn mọi người đều có kiến thức cơ bản để chăm sóc sức khỏe cho bản thân cũng như người thân. Ngoài ra còn thích nghe nhạc trữ tình, làm đồ handmade...

Leave a Comment