Tiểu đường

Tổng quan về điều trị đái tháo đường

Nếu bạn đang mắc đái tháo đường type 2 – loại đái tháo đường phổ biến nhất trong cộng đồng hiện nay, thì việc quan trọng bạn cần làm là phải kiểm soát được đường huyết thật tốt. Đường huyết nếu không được kiểm soát tốt sẽ làm tăng các nguy cơ mắc các bệnh nghiêm trọng, thâm chí đe dọa tới tính mạng như bệnh tim, các bệnh lý về thần kinh và tổn thương thận.

Nếu chế độ ăn uống và tập thể dục không giúp bạn kiểm soát được lượng đường trong máu thì khi đó, việc sử dụng thuốc là bắt buộc. Hiện nay trên thị trường có rất nhiều loại thuốc và mỗi loại đều có những tác dụng phụ khác nhau hoặc không có hiệu quả trong kiểm soát đường huyết của bạn. Chính vì vậy bạn nên kiểm tra kế hoạch điều trị bệnh tiểu đường của mình ngay, xem thực sự nó có tác dụng hay không nhé.

Mục tiêu của điều trị đái tháo đường

Hai mục tiêu chính của điều trị đái tháo đường là

  • Giữ lượng đường trong máu ổn định nhất có thể, tránh sự thay đổi quá cao hoặc quá thấp.
  • Ngăn ngừa tổn thương các mô, cơ quan

Đường huyết ở người bình thường hoặc tiền tiểu đường dao động khoảng 60-100 mg/dL lúc trước bữa ăn và ít hơn 140 mg/dL sau bữa ăn. Đối với những người bị đái tháo đường thì mục tiêu đường huyết có thể cao hơn một chút, thường là từ 80-130 mg/dL trước bữa ăn và dưới 180 mg/dL sau khi ăn. Mục tiêu này sẽ thay đổi tùy thuộc vào từng cá thể.

Những mục tiêu khác của điều trị đái tháo đường là quản lý huyết áp và cholesterol cao. Cả hai bệnh này đều liên quan mật thiết tới nguy cơ bệnh tim, đột quỵ và các biến chứng khác.

Xem thêm: Tìm hiểu về bệnh đái tháo đường type 2

Thuốc điều trị đái tháo đường type 2

Có rất nhiều loại thuốc điều trị đái tháo đường type 2. Có thể bạn sẽ được bác sĩ kê đơn thuốc gồm một hoặc nhiều loại thuốc. Sau đây là một số thuốc điều trị đái tháo đường type 2 phổ biến:

  • Biguanides hiện chỉ có sẵn như metformin (Glucophage, Glocophage XR) cho điều trị bệnh tiểu đường type 2, giúp cơ thể bạn sử dụng insulin hiệu quả hơn và giảm sản xuất glucose trong gan của bạn. Thuốc này có thể gây buồn nôn và tiêu chảy.
  • Sulfonylureas làm tuyến tụy của bạn tạo ra nhiều insulin hơn. Tác dụng phụ có thể là tăng cân và lượng đường trong máu thấp.
  • Các dẫn xuất của Meglitinides và D-phenylalanine cũng kích thích tuyến tụy của bạn tạo ra nhiều insulin hơn. Chúng tác động nhanh hơn, thời gian bán thải ngắn hơn so với sulfonylurea. Tác dụng phụ có thể xảy ra là tăng cân và đường huyết thấp.
  • Thiazolidinediones giúp cơ thể bạn sử dụng insulin tốt hơn. Vì các tác dụng phụ nghiêm trọng (ví dụ như nguy cơ suy tim và gãy xương cao hơn), thiazolidinediones thường không được sử dụng làm thuốc đầu tay trong điều trị.
  • Thuốc ức chế DDP-4 ngăn chặn sự phân hủy của hormon đường ruột GLP-1, giúp tăng tiết insulin và làm chậm quá trình tiêu hóa. Thuốc không làm tăng cân và không gây hạ đường huyết. Tác dụng phụ có thể gặp là buồn nôn.
  • Thuốc chủ vận thụ thể GLP-1 là thuốc tiêm thường được kê cùng với các thuốc khác. Thuốc giúp kích thích sản xuất insulin và làm chậm quá trình tiêu hóa để giúp giảm lượng đường trong máu. Nghiên cứu cho thấy thuốc cũng có thể làm giảm huyết áp, cholesterol máu và cân nặng. Các tác dụng phụ có thể gặp là viêm tụy và buồn nôn.
  • Amylin tương tự thuốc gây chậm tiêu hóa thức ăn, có thể giúp giảm glucose sau bữa ăn. Thuốc có thể gây buồn nôn.
  • Thuốc ức chế men alpha-glucosidase giúp làm giảm lượng đường trong máu sau bữa ăn bằng cách làm chậm sự phân hủy của tinh bột và đường. Thuốc có thể khiến bạn thấy đầy bụng, tiêu chảy và hạ đường huyết.
  • Các chất ức chế SGLT2 chặn các protein vận chuyển glucose-natri để ngăn thận tái hấp thu glucose vào máu của bạn. Đường thừa được thải ra qua nước tiểu của bạn. Các tác dụng phụ có thể xảy ra bao gồm tăng nguy cơ nhiễm trùng đường tiết niệu và hạ đường huyết.
  • Tiêm insulin có thể được sử dụng nếu cơ thể của bạn không thể tự sản xuất ra hoặc tự cung cấp đủ lượng insulin. Tiêm insulin giúp cơ thể bạn sử dụng glucose làm năng lượng. Có một số loại insulin. Bác sĩ sẽ giúp bạn xác định loại nào phù hợp với bạn. Tác dụng phụ có thể bao gồm tăng cân và hạ đường huyết.

Khi nào cần thay đổi liệu trình điều trị của bạn

Bạn có thể thấy không hài lòng với thuốc điều trị tiểu đường vì các tác dụng phụ của thuốc. Ví dụ, nếu một loại thuốc giúp làm tăng lượng insulin thì bạn có nguy cơ bị hạ đường huyết. Khi đường huyết quá thấp thì bạn sẽ gặp các triệu chứng như

  • Chóng mặt, choáng váng
  • Lo lắng
  • Mạch nhanh
  • Mờ mắt
  • Nhức đầu
  • Đói
  • Yếu cơ
  • Mệt mỏi

Không phải ai mắc bệnh đái tháo đường type 2, khi sử dụng loại thuốc đó mà bị hạ đường huyết đều có những triệu chứng như trên. Tuy nhiên nếu những triệu chứng này xuất hiện thường xuyên thì đó là dấu hiệu cho thấy thuốc của bạn đang sử dụng nên được đánh giá lại.

Hoặc bạn cũng cảm thấy không cần thiết phải sử dụng thuốc vì chỉ cần với những thay đổi về lối sống, bạn đã kiểm soát tốt lượng đường trong máu của bạn.

Mặt khác nếu đang dùng thuốc theo chỉ dẫn của bác sĩ nhưng mức đường huyết của bạn vẫn không được kiểm soát. Thì liệu trình điều trị của bạn cũng nên được xem lại.

Hay chi phí cho thuốc điều trị đái tháo đường vượt quá khả năng kinh tế của bạn và gia đình thì bạn nên nhờ bác sĩ tư vấn để lựa chọn loại thuốc khác.

Một số biện pháp để quản lý tốt bệnh đái tháo đường type 2

Thay đối lối sống, lối sinh hoạt có thể giúp bạn quản lý tốt đường huyết lâu dài. Thậm chí còn giúp bạn giảm lượng thuốc cần phải sử dụng, và giúp thuốc có tác dụng tốt hơn. Một số ví dụ về lối sống lành mạnh là:

  • Chế độ ăn uống lành mạch, hạn chế đồ ngọt và carbohydrates tinh chế. Sử dụng nhiều các thực phẩm tươi sống, ngũ cốc nguyên hạt, thịt nạc và sản phẩm có lượng đường thấp.
  • Tập thể dục thường xuyên giúp giảm lượng đường trong máu và tránh tăng cân. Bơi và đi bộ là hai môn thể thoai tuyệt vời nhất.
  • Theo dõi đường huyết thường xuyên theo chỉ dẫn của bác sĩ. Tần suất tùy thuộc vào tình trạng của bạn và các loại thuốc bạn đang dùng. Theo dõi đường huyết thường xuyên sẽ giúp bạn có một lối sống tác động tốt tới đường huyết của mình, và xác định xem thuốc bạn đang sử dụng có thực sự hiệu quả hay không.

Tổng kết

Kiểm tra đường huyết thường xuyên là cách tốt nhất để biết xem liệu thuốc bạn đang sử dụng có hiệu quả hay không. Kế hoạch, liệu trình điều trị tiểu đường khác nhau đối với từng cá thể và có thể thay đổi tùy theo hoàn cảnh.

Hãy nhớ rằng thuốc chỉ là một phần trong kiểm soát đường huyết, biện pháp chính vẫn là một lối sống lành mạnh, chế độ ăn hợp lý và tập thể dục thường xuyên, theo dõi đường huyết.

Vài điều về tác giá

Dr. Hung

Thích viết, đam mê chia sẻ kiến thức đến cộng đồng và mong muốn mọi người đều có kiến thức cơ bản để chăm sóc sức khỏe cho bản thân cũng như người thân. Ngoài ra còn thích nghe nhạc trữ tình, làm đồ handmade...

Leave a Comment