Triệu chứng

Bị tê đầu ngón tay là do bệnh gì? Chẩn đoán, phòng ngừa ra sao?

Bị tê đầu ngón tay có thể gây ngứa ran và cảm giác châm chích, như thể có đầu kim chạm nhẹ vào các đầu ngón tay. Đôi khi có thể cảm thấy hơi nóng rát. Tê ngón tay có thể ảnh hưởng đến khả năng nhặt đồ của bạn. Và đôi khi bạn có thể cảm thấy tay mình vụng về và mất sức.

Chứng tê ngón tay có thể từ một triệu chứng thỉnh thoảng xảy ra đến một điều gì đó làm suy yếu khả năng thực hiện các công việc hàng ngày của bạn. Nhưng bất kể triệu chứng của bạn là gì, phương pháp điều trị không xâm lấn thường có sẵn. Đọc bài viết dưới đây để tìm hiểu về chứng tê đầu ngón tay để kịp thời điều trị và phòng ngừa.

Xem thêm: Bị tê tay là bệnh gì? Nguyên nhân dẫn đến bệnh tê tay

Các nguyên nhân gây tê đầu ngón tay

bị tê đầu ngón tay

Các dây thần kinh trong cơ thể bạn chịu trách nhiệm truyền thông điệp đến và đi từ não. Nếu các dây thần kinh bị chèn ép, bị tổn thương hoặc bị kích thích, tê có thể xảy ra. Các tình trạng gây tê ngón tay bao gồm:

Hội chứng ống cổ tay

Hội chứng ống cổ tay xảy ra khi dây thần kinh giữa chi phối cảm giác cho bàn tay bị chèn ép hoặc tắc nghẽn. Tình trạng này thường gây tê ở ngón tay cái và ngón trỏ và ngón giữa.

Các hoạt động lặp đi lặp lại như gõ bàn phím hoặc làm việc trên dây chuyền lắp ráp có thể khiến các mô xung quanh dây thần kinh giữa bị phồng lên và chèn ép dây thần kinh này. Sự chèn ép này gây ra cảm giác tê, râm ran, đau và yếu cơ ở bàn tay bị ảnh hưởng.

Bệnh lý rễ tủy cổ

Bệnh lý rễ tủy cổ xảy ra khi dây thần kinh vùng cổ bị viêm hoặc bị chèn ép. Tình trạng này có thể gây tê như hội chứng ống cổ tay. Nguyên nhân chủ yếu gây chèn ép thường do thoái hóa cột sống cổ, thoát vị đĩa đệm.

Bệnh tiểu đường

Bệnh tiểu đường tiến triển lâu dài có thể gây ra tổn thương dây thần kinh ở bàn chân và bàn tay được gọi là bệnh thần kinh tiểu đường. Các triệu chứng thường xuất hiện ở chân trước tiên.

Bệnh Raynaud

Bệnh Raynaud, hay hiện tượng Raynaud, xảy ra khi các mạch máu bị co lại, ngăn không cho máu đến đầu ngón tay. Việc thiếu lưu lượng máu làm cho ngón tay trở nên tê liệt, lạnh và nhợt nhạt.

Những triệu chứng này thường xuất hiện khi bạn xảy ra khi trời lạnh hay khi bạn bị căng thẳng.

Viêm khớp dạng thấp

Viêm khớp dạng thấp là một rối loạn tự miễn dịch gây sưng, đau và cứng khớp. Tình trạng này cũng có thể dẫn đến ngứa ran, tê và nóng rát ở tay.

Chèn ép dây thần kinh trụ

Hội chứng chèn ép thần kinh trụ ở khuỷu tay xảy ra khi thần kinh trụ bị đè ép hoặc kích thích. Thần kinh trụ là một trong ba dây thần kinh chính của chi trên, chạy từ vùng cổ xuống đến bàn tay và có thể bị chèn ép ở một số vị trí trên đường đi của nó. Tuỳ thuộc vào vị trí chèn ép của thần kinh trụ mà người bệnh có thể có biểu hiện tê, đau ở vùng khuỷu tay, cổ tay hoặc bàn ngón tay, thường gây tê ở ngón út và ngón đeo nhẫn.

Các nguyên nhân ít phổ biến hơn gây tê ngón tay

  • Bệnh thoái hóa tinh bột
  • U nang hạch
  • Hội chứng Guillain – Barre
  • HIV
  • AIDS
  • Bệnh Lyme
  • Bệnh đa xơ cứng (MS)
  • Tác dụng phụ của thuốc, chẳng hạn như thuốc hóa trị
  • Hội chứng Sjogren
  • Đột quỵ
  • Giang mai
  • Viêm mạch
  • Thiếu vitamin B-12
  • Bệnh Hansen, hay bệnh phong
  • Gãy cổ tay hoặc bàn tay

Khi nào nên đi khám bác sĩ?

Tê ngón tay thường không nguy hiểm nhưng đôi khi nó là triệu chứng của một tình trạng khẩn cấp như đột quỵ do cục máu đông có thể làm tắc mạch não hay chảy máu não.

Nếu bạn có bất kỳ triệu chứng nào sau đây, hãy nhờ trợ giúp y tế ngay lập tức:

  • Lú lẫn
  • Khó thở
  • Chóng mặt
  • Tê tay hoặc ngón tay
  • Đau đầu dữ dội
  • Nói lắp
  • Yếu, liệt nửa người
  • Nếu triệu chứng tê ngón tay bắt đầu xảy ra thường xuyên, ảnh hưởng đến các hoạt động hàng ngày của bạn, hoặc gây ra nhiều đau đớn và khó chịu, hãy đi khám bác sĩ.

Chẩn đoán

Để chẩn đoán, đầu tiên bác sĩ sẽ hỏi về các triệu chứng, tiền sử mắc bệnh trước đây và khám cánh tay, bàn tay và ngón tay. Các bác sĩ thường yêu cầu chụp MRI cổ, vai, cánh tay, cổ tay hoặc ngón tay để kiểm tra xương và phần mềm xem có điều gì bất thường chèn ép lên dây thần kinh hay không

Xét nghiệm máu cũng có thể giúp bác sĩ chẩn đoán các tình trạng gây tê ngón tay, chẳng hạn như viêm khớp dạng thấp hoặc thiếu vitamin B-12.

Điều trị

Nếu các triệu chứng của bạn chỉ mới bắt đầu gần đây, bác sĩ sẽ chỉ định dùng các thuốc gảm đau chống viêm không steroid để giúp làm giảm viêm, giảm sưng vùng quanh thần kinh, ví dụ ibuprofen.

Một lựa chọn khác là đeo đai, nẹp để giữ khuỷu tay hoặc cổ tay của bạn ở một vị trí tốt để dây thần kinh ít bị chèn ép hơn.

Trong những trường hợp hiếm hoi, bác sĩ có thể đề nghị các phương pháp điều trị xâm lấn hơn nếu các tùy chọn OTC không có hiệu quả. Tiêm steroid có thể giúp giảm viêm.

Bác sĩ sẽ chỉ định phẫu thuật giải chèn ép thần kinh khi:

  • Các phương pháp điều trị không phẫu thuật không có hiệu quả.
  • Thần kinh trụ bị chèn ép nặng.
  • Chèn ép thần kinh gây teo cơ.

Phẫu thuật có thể làm giảm tổn thương thần kinh, loại bỏ gai xương đang chèn ép lên thần kinh. Các phương pháp này bao gồm:

  • Giải ép thần kinh trụ
  • Phẫu thuật chuyển thần kinh trụ ra trước
  • Phẫu thuật cắt bỏ một phần mỏm trên lồi cầu trong

Để cho tay bạn nghỉ ngơi là một trong những cách tốt nhất để giảm viêm khi bạn ở nhà. Bạn cũng có thể chườm lạnh vào khu vực bị ảnh hưởng.

Các bài tập để duỗi tay và cổ tay cũng có thể làm giảm sự khó chịu, ví dụ:

  • Duỗi các ngón tay của bạn rộng hết mức có thể và giữ nguyên tư thế trong khoảng 10 giây
  • Di chuyển bàn tay của bạn theo chiều kim đồng hồ khoảng 10 lần, sau đó đảo ngược hướng để giảm căng cơ
  • Đảo vai về phía sau năm lần, và sau đó đảo về trước năm lần để giúp thư giãn.

Lặp lại các bài tập này trong suốt cả ngày để giảm căng cơ.

Ngăn ngừa tê ngón tay

Một số nguyên nhân liên quan đến tê ngón tay là “tổn thương do dùng quá nhiều”. Những điều này xảy ra khi một người có các chuyển động lặp đi lặp lại có thể kích thích hoặc làm tổn thương dây thần kinh và gây tê ngón tay.

Các cách để tránh chấn thương chuyển động lặp đi lặp lại bao gồm:

  • Dùng màn hình monitor riêng rẽ, dễ đọc hơn và ngang tầm mắt, cho phép ngổi thẳng lưng.
  • Dùng bàn phím riêng, để thấp dưới bàn để khi đánh máy, có thể giữ khuỷu tay ở góc 90 độ.
  • Dùng ghế ngồi chắc, điều chỉnh đúng tầm mình, mua các thiết bị công thái học thích hợp cho những cử động tự nhiên của người dùng
  • Nghỉ ngơi cứ sau 30 đến 60 phút làm việc
  • Kéo giãn các cơ bắp mà để giảm căng thẳng

Tiến triển của bệnh

Chứng tê ngón tay thường có thể điều trị được nếu không có kèm theo các triệu chứng cần được chăm sóc y tế khẩn cấp. Nghỉ ngơi có thể giúp giảm tổn thương do các hoạt động lặp đi lặp lại.

Thông thường, bạn điều trị tê đầu ngón tay càng sớm thì khả năng phát triển các biến chứng càng thấp. Quan trọng là bạn không được bỏ qua các triệu chứng của mình.

Vài điều về tác giá

Dr. Hung

Thích viết, đam mê chia sẻ kiến thức đến cộng đồng và mong muốn mọi người đều có kiến thức cơ bản để chăm sóc sức khỏe cho bản thân cũng như người thân. Ngoài ra còn thích nghe nhạc trữ tình, làm đồ handmade...

Leave a Comment