Triệu chứng

Bị tê chân tay là biểu hiện của bệnh gì? Khi nào cần đi khám?

Bị tê tay chân là tình trạng nhiều người đang mắc phải. Tuy nó thường không phải là dấu hiệu của một tình trạng y tế khẩn cấp nhưng nó thường làm ảnh hưởng tới các hoạt động hàng ngày đặc biệt khi tê tay chân kéo dài. Vậy tê tay chân là biểu hiện của những bệnh gì? Khi nào cần đi khám để phát hiện và điều trị bệnh kịp thời? Bạn hãy tham khảo bài viết dưới đây!

Bị tê tay chân biểu hiện thế nào?

bị tê tay chân

Tê chân tay có thể gây ra cảm giác khác nhau ở tay và chân, bao gồm:

  • Cảm giác nóng rát
  • Mất cảm giác
  • Đau do tiếp xúc với các kích thích không có hại

Cảm giác khác thường như tê đầu ngón tay, tê ngón chân, râm ran như kiến bò. Đôi khi còn thấy ngứa, khó chịu ở khe ngón tay, ngón chân.

Tê có thể có nhiều đặc điểm khác nhau như sự xuất hiện và biến mất của cảm giác tê, điều làm cho tê tồi tệ hơn hay dễ chịu hơn, tê ở vị trí nào là chủ yếu.

Nguyên nhân gây tê tay chân

Tê là triệu chứng thương gặp nhất khi dây thần kinh bị tổn thương, kích thích hoặc chèn ép.

Khi cảm giác tê xuất hiện đơn thuần mà không kèm theo triệu chứng nào khác, nó thường không biểu hiện cho một cấp cứu y khoa. Tuy nhiên, tê có thể là triệu chứng của một tình trạng nghiêm trọng nếu nó xảy ra cùng với các triệu chứng như:

  • Tê yếu một bên cơ thể
  • Lệch mặt
  • Khó nói
  • Nhầm lẫn, lú lẫn, khó hiểu

Trong những trường hợp như vậy, đột quỵ có thể là nguyên nhân. Đây là một cấp cứu y tế đòi hỏi sự chăm sóc y tế kịp thời để ngăn ngừa tổn thương tế bào não.

Tê chân tay cũng có thể nghiêm trọng nếu xảy ra với các triệu chứng như:

  • Đau đầu
  • Mất ý thức
  • Lú lẫn
  • Khó thở

Điều này gợi ý nguyên nhân có thể do u não và cũng cần được chăm sóc y tế khẩn cấp.

Vô số tình trạng y tế khác có biểu hiện tê tay chân như:

  • Nghiện rượu
  • Viêm xương khớp
  • Chèn ép thần kinh, chẳng hạn như hội chứng ống cổ tay và hội chứng chèn ép thần kinh trụ
  • Bệnh tiểu đường
  • Đau cơ xơ
  • Hội chứng Guillain Barre
  • Thoát vị đĩa đệm
  • Bệnh Lyme
  • Bệnh đa xơ cứng (MS)
  • Chèn ép dây thần kinh ngoại biên
  • Bệnh lý thần kinh ngoại biên
  • Đau thần kinh toạ
  • Zona thần kinh
  • Bệnh lý tuyến giáp
  • Viêm mạch
  • Thiếu vitamin B-12

Phụ nữ trong ba tháng cuối của thai kỳ cũng có thể thường xuyên gặp cảm giác kiến bò, châm chích và tê ở chân tay do sưng phù chèn ép lên dây thần kinh.

Khi nào cần đi khám vì tê tay chân?

Bạn nên tối bệnh viện ngay lập tức nếu tê chân kèm theo một trong các triệu chứng sau:

  • Tê toàn bộ cánh tay hoặc chân
  • Lú lẫn
  • Tê sau chấn thương đầu gần đây
  • Đau đầu đột ngột
  • Tê khởi phát đột ngột
  • Khó nói
  • Đau ngực
  • Khó thở
  • Yếu hoặc liệt

Bạn nên hẹn gặp bác sĩ nếu các triệu chứng của bạn:

  • Chỉ ảnh hưởng đến một phần của chi, chẳng hạn như ngón chân hoặc ngón tay
  • Nặng dần lên và không có nguyên nhân rõ ràng
  • Trở nên tồi tệ hơn với các chuyển động lặp đi lặp lại, chẳng hạn như sử dụng máy tính nhiều.

Chẩn đoán tê tay chân như thế nào?

Vì tê tay chân có thể do nhiều nguyên nhân, do vậy bác sĩ phải khám toàn diện để xác định nguyên nhân chính xác. Các công việc của bác sĩ khi khám bao gồm:

Hỏi bệnh

Bác sĩ sẽ yêu cầu bạn mô tả về cảm giác tê tay chân, nó bắt đầu khi nào? Kép dài bao lâu? Điều gì làm tê tăng lên hoặc giảm đi? Gần đây bạn có sử dụng thuốc gì không? Trước đây hoặc bạn đang mắc những bệnh gì?

Tiến hành khám lâm sàng

Một bác sĩ sẽ khám và kiểm tra chức năng thần kinh. Điều này bao gồm kiểm tra phản xạ gân xương, sức mạnh cơ bắp và khả năng nhận cảm cảm giác của 2 bên cơ thể và so sánh với nhau. Bác sĩ sẽ đánh giá bệnh nhân bị tê liệt tay chân ở vị trí nào và ở mức độ nào. Ví dụ, tê ở cả hai bên của cơ thể có thể chỉ ra một tổn thương não. Tê chỉ ở một phần của chi có thể chỉ ra tổn thương thần kinh ngoại biên.

Xét nghiệm và chẩn đoán hình ảnh

Bác sĩ sẽ yêu cầu làm xét nghiệm máu và chụp MRI hoặc CT để làm rõ ràng chẩn đoán. Chẩn đoán hình ảnh như MRI, CT để kiểm tra não bộ, cho biết các tình trạng như đột quỵ hoặc khối u.

Các xét nghiệm máu có thể bao gồm:

  • Tổng phân tích tế bào máu ngoại vi
  • Điện giải đồ
  • Xét nghiệm chức năng thận như ure, creatinin
  • Glucose máu
  • Kiểm tra nồng độ vitamin B-12
  • Xét nghiệm hormone kích thích tuyến giáp (TSH)

Điều trị tê tay chân

Phương pháp điều trị tê chân tay phụ thuộc vào nguyên nhân gây ra.

Nếu cảm giác tê ở chân và làm hạn chế khả năng đi lại, bác sĩ có thể được khuyên sử dụng tất và giày vừa vặn ngay cả khi ở nhà, có thể giúp ngăn ngừa thương tích và tổn thương thêm cho bàn chân. Những người bị tê ở chân cũng có thể yêu cầu tập luyện dáng đi. Phương pháp phục hồi vật lý trị liệu này sẽ giúp họ tập đi với cảm giác tê.

Những người bị tê ngón tay và bàn tay cũng nên có biện pháp phòng ngừa thương tích do bỏng. Điều này bao gồm tránh hỏa hoạn, nước nóng và các nguồn nhiệt khác vì tê có thể ảnh hưởng đến khả năng cảm nhận các bề mặt nóng.

Vài điều về tác giá

Dr. Hung

Thích viết, đam mê chia sẻ kiến thức đến cộng đồng và mong muốn mọi người đều có kiến thức cơ bản để chăm sóc sức khỏe cho bản thân cũng như người thân. Ngoài ra còn thích nghe nhạc trữ tình, làm đồ handmade...

Leave a Comment