Tăng huyết áp

Các triệu chứng tăng huyết áp

Nội dung bài viết đề cập tới các triệu chứng của bệnh tăng huyết áp, để bạn đọc có thể tự tầm soát được các triệu chứng cho mình cũng như cho người thân.

Tăng huyết áp

Triệu chứng của bệnh tăng huyết áp thường rất thầm lặng, biểu hiện ra ngoài rất ít và có khi không biểu hiện gì. Chính vì vậy mà nhiều người mắc tăng huyết áp nhiều năm mà không hề biết.

Tuy nhiên, việc biểu hiệu triệu chứng ít hoặc không có triệu chứng không có nghĩa là tăng huyết áp không nguy hiểm. Trên thực tế, việc huyết áp tăng cao mà không được kiểm soát sẽ gây tác động xấu tới hệ mạch máu của bạn, đặc biệt là mạch máu ở thận và mắt. Tăng huyết áp cũng là một yếu tố nguy cơ chính dẫn tới đột quỵ, đau tim và các bệnh lý tim mạch khác.

Tăng huyết áp là một bệnh mạn tính. Có 2 loại tăng huyết áp: tăng huyết áp nguyên phát và tăng huyết áp thứ phát. Hầu hết những người mắc tăng huyết áp hiện nay là thuộc dạng tăng huyết áp nguyên phát, hay còn gọi là tăng huyết áp vô căn.

Tăng huyết áp thứ phát là huyết áp tăng do kết quả trực tiếp của một tình trạng sức khỏe nào đó. Tăng huyết áp nguyên phát là huyết áp tăng mà không có một nguyên nhân cụ thể nào. Thay vào đó, nó phát triển dần dần theo thời gian. Nhiều trường hợp được quy về các yếu tố di truyền. Cách duy nhất để phát hiện được mình có tăng huyết áp hay không đó chính là kiểm tra huyết áp

Các triệu chứng hiếm gặp và triệu chứng nguy hiểm

Người bệnh mắc tăng huyết áp mạn tính có thể gặp các triệu chứng như

  • Đau đầu
  • Chóng mặt
  • Chảy máu cam

Các triệu chứng thường xuất hiện khi huyết áp tăng cao một cách đột ngột và đủ cao để được đánh giá là một tình trạng cấp cứu y tế. Hay còn gọi là cơn tăng huyết áp. Cơn tăng huyết áp được định nghĩa là sự tăng trên 180mmHg của huyết áp tâm thu (số đầu tiên) hoặc trên 120 mmHg đối với huyết áp tâm trương (số thứ 2). Cơn tăng huyết áp thường xảy ra khi ngừng thuốc kiểm soát huyết áp hoặc do tăng huyết áp thứ phát

Nếu bạn kiểm tra thấy huyết áp của mình tăng thì hãy bình tĩnh đợi vài phút, sau đó kiểm tra lại để đảm bảo chính xác. Các triệu chứng khác của tăng huyết áp có thể bao gồm:

  • Đau đầu dữ dội hoặc đau nửa đầu
  • Lo lắng
  • Tức ngực
  • Thay đổi thị lực
  • Khó thở
  • Chảy máu cam

Sau khi chờ vài phút và kiểm tra lại mà huyết áp của bạn vẫn tăng trên 180 mmHg thì đừng chờ huyết áp của mình hạ xuống. Bạn phải gọi cấp cứu hoặc tới cơ sở y tế gần nhất ngay lập tức

Cơn tăng huyết áp cấp cứu có thể dẫn tới các biến chứng nghiêm trọng trong đó có:

  • Tràn dịch phổi
  • Phù não, chảy máu não
  • Co giật ở phụ nữ mang thai trên nền tiền sản giật
  • Đột quỵ
  • Hình thành cục máu đông trong động mạch chủ và những động mạch chính.

Tăng huyết áp trong thai kỳ

Trong một số trường hợp, tăng huyết áp có thể gặp ở phụ nữ mang thai. Dưới đây là một số nguyên nhân thường gặp gây nên rối loạn tăng huyết áp thai kỳ:

  • Béo phì
  • Tăng huyết áp nguyên phát
  • Đái tháo đường
  • Các bệnh lý về thận
  • Bệnh lupus
  • Thụ tinh trong ống nghiệm (IVF) và một số hỗ trợ khác liên quan tới quá trình mang thai
  • Sinh đôi hoặc hơn trong lần mang thai đầu tiên
  • Mang thai tuổi quá trẻ hoặc trên 40 tuổi

Nếu tăng huyết áp xảy ra sau tuần thứ 20 của thai kỳ thì tình trạng đó được gọi là tiền sản giật. Tiền sản giật nặng có thể gây tổn thương cho các cơ quan và não, có thể gây ra các cơn động kinh đe dọa tính mạng được gọi là sản giật

Các dấu hiệu và triệu chứng của tiền sản giật bao gồm protein có trong nước tiểu, đau đầu dữ dội và nhìn mờ. Các triệu chứng khác là đau bụng, sưng phù bàn tay, bàn chân

  • Tăng huyết áp trong khi mang thai có thể gây ra sinh non hoặc rau bong non. Đây cũng là một yếu tố để chỉ định mổ đẻ. Và trong hầu hết các trường hợp, huyết áp sẽ trở lại bình thường sau khi sinh.

Biến chứng và nguy cơ của tăng huyết áp

Theo thời gian, tăng huyết áp không được điều trị có thể gây ra các bệnh lý tim mạch và các biến chứng liên quan như cơn đau thắt ngực, đột quỵ, suy tim

Và các vấn đề tiềm ẩn khác

  • Mất thị lực
  • Tổn thương thận
  • Rối loạn cương dương (ED)
  • Giảm trí nhớ

Điều trị tăng huyết áp

Có rất nhiều phương pháp điều trị tăng huyết áp từ thay đổi lối sống, giảm cân cho tới dùng thuốc kiểm soát huyết áp. Bác sĩ sẽ xác định liệu trình điều trị dựa vào mức độ tăng huyết áp của bạn và nguyên nhân của nó

Thay đổi chế độ ăn

Ăn uống lành mạnh là một cách hiệu quả để giúp chống tăng huyết áp, đặc biệt nếu huyết áp tăng ở mức độ nhẹ. Bạn nên ăn nhạt, ít muối, tránh các thực phầm có hàm lượng Natri và Kali cao. Chế độ ăn kiêng dành cho bệnh nhân tăng huyết áp nhằm mục đích giữ huyết áp ở mức ổn định, với các loại thực phẩm theo quy định. Trọng tâm của chế độ ăn này là các loại thực phẩm ít natri và ít cholesterol như rau, quả và ngũ cốc nguyên hạt

Một số loại thực phẩm tốt cho tim mạch bao gồm

  • Táo, chuối và cam
  • Cải xanh, cà rốt
  • Gạo lứt, lúa mì
  • Cây họ đậu
  • Cá giàu omega-3

Các loại thực phẩm nên hạn chế:

  • Thịt đỏ
  • Chất béo và đồ ngọt
  • Thực phẩm và đồ uống có hàm lượng đường cao
  • Bạn cũng nên hạn chế rượu trong chế độ ăn dành cho người tăng huyết áp. Đàn ông không nên uống quá 2 ly mỗi ngày. Phụ nữ không nên uống quá một ly

Tập thể dục

Hoạt động thể chất là một phần rất quan trọng trong thay đổi lối sống để quản lý vấn đề tăng huyết áp. Tập thể dục aerobics và cardio trong 30 phút mỗi ngày, 5 ngày trong 1 tuần là một cách đơn giản để có một trái tim khỏe mạnh. Những bài tập này sẽ giúp quá trình bơm máu của tim được hiệu quả hơn

Kết hợp giữa ăn uống và thể dục tốt, bạn sẽ có được khối lượng cơ thể tiêu chuẩn. Kiểm soát cân nặng giúp giảm lượng cholesterol và tăng huyết áp, từ đó các yếu tố nguy cơ do thừa cân gây ra cũng giảm theo

Một cách khác để kiểm soát huyết áp đó là quản lý và hạn chế stress. Stress là một nguyên nhân dẫn tới tăng huyết áp. Vì vậy bạn nên thử các phương pháp giảm stress như tập thể dục, ngồi thiền hoặc đơn giản hơn là nghe nhạc.

Thuốc

Có nhiều loại thuốc được sử dụng để kiểm soát huyết áp nếu việc thay đổi lối sống không đạt hiệu quả. Trong nhiều trường hợp còn phải kết hợp hai loại thuốc khác nhau

  • Thuốc lợi tiểu: Thuốc lợi tiểu sẽ đưa lượng nước và muối thừa ra khỏi cơ thể bạn bằng đường nước tiểu. Thuốc loại này thường được kết hợp với một thuốc hạ huyết áp khác
  • Thuốc chẹn kênh Beta: Thuốc chẹn kênh Beta giúp làm chậm nhịp tim, làm giảm lưu lượng máu qua lòng mạch, từ đó hạ huyết áp
  • Thuốc chẹn kênh Calci: Thuốc chẹn kênh calci làm giãn các mạch máu bằng cách chặn dòng calci đi vào bên trong tế bào
  • Thuốc ức chế men chuyển angiotensin (ACE): Các chất ức chế ACE chặn các hormon làm tăng huyết áp
  • Thuốc chẹn alpha và thuốc tác động lên thần kinh trung ương: Thuốc chẹn alpha làm giãn các mạch máu và chặn các hormon làm thắt các mạch máu. Thuốc tác động lên hệ thần kinh trung ương giúp giảm các tín hiệu thần kinh làm hẹp mạch máu.

Khi nào bạn cần tới bác sĩ để điều trị tăng huyết áp

Bạn nên tới gặp bác sĩ nếu các phương pháp đang thực hiện không giúp cải thiện huyết áp. Một loại thuốc có thể mất tới 2 tuần để cho tác dụng đầu đủ. Việc kiểm soát huyết áp thất bại chứng tỏ bạn cần tới một phương pháp khác hoặc đang có một bệnh lý nào đó ảnh hưởng tới huyết áp của bạn

Bạn cũng nên tới bác sĩ nếu gặp các vấn đề sau

  • Nhìn mờ
  • Nhức đầu
  • Mệt mỏi
  • Buồn nôn
  • Hay quên, nhầm lẫn
  • Khó thở
  • Đau ngực

Tuy nhiên đây cũng có thể là tác dụng phụ của thuốc hoặc triệu chứng của bệnh khác. Trong trường hợp này  bạn cần thay loại thuốc hạ áp khác đề tránh các tác dụng phụ

Tăng huyết áp là một bệnh mạn tính với nhiều biến chứng nguy hiểm. Vì thế cần được theo dõi và điều trị suốt đời. Huyết áp có thể trở lại bình thường với những thay đổi về lối sống, nhưng đó cũng là một thách thức. Bạn cần kết hợp giữa thay đổi lối sống và sử dụng thuốc thường xuyên để đạt được huyết áp mục tiêu. Kiểm soát tốt huyết áp sẽ làm giảm các nguy cơ như cơn đau thắt ngực, đột quỵ và các biến chứng tim mạch khác.

Vài điều về tác giá

Dr. Hung

Thích viết, đam mê chia sẻ kiến thức đến cộng đồng và mong muốn mọi người đều có kiến thức cơ bản để chăm sóc sức khỏe cho bản thân cũng như người thân. Ngoài ra còn thích nghe nhạc trữ tình, làm đồ handmade...

Leave a Comment