Tăng huyết áp

Tăng huyết áp ác tính là gì?

Trường hợp tăng huyết áp ác tính

Tăng huyết áp, hay huyết áp cao là một căn bệnh rất phổ biến trong xã hội hiện nay. Trung bình cứ 3 người trưởng thành thì có 1 người bị tăng huyết áp.

Nhưng theo hướng dẫn chẩn đoán và điều trị tăng huyết áp từ American College of Cardiology và American Heart Association đã thay đổi gần đây. Thì các chuyên gia dự đoán rằng gần một số người trưởng thành sẽ bị tăng huyết áp.

Tăng huyết áp được chẩn đoán khi một trong hai tình trạng sau xảy ra:

  • Huyết áp tâm thu của bạn cao hơn 130 mmHg
  • Huyết áp tâm trương của bạn thường xuyên cao hơn 80 mmHg

Tăng huyết áp sẽ được quản lý tốt nếu bạn tuân thủ tốt lời khuyên và đơn thuốc của bác sĩ.
Mặc dù không nhiều nhưng một số người bị tăng huyết áp có thể có sự gia tăng nhanh chóng của huyết áp lên tới trên 180/120 mmHg. Tình trạng này được gọi là cơn tăng huyết áp.

Nếu một người bị tăng huyết áp đến 180/120 mmHg hoặc cao hơn mà xuất hiện các triệu chứng mới, đặc biệt là những triệu chứng liên quan tới mắt, não, tim hoặc thận thì được gọi là trường hợp tăng huyết áp cấp cứu. Các trường hợp tăng huyết áp cấp cứu đã được nghiên cứu từ lâu, và cũng có thể gọi đó là tăng huyết áp ác tính.

Một trường hợp tăng huyết áp cấp cứu cần phải được chăm sóc y tế ngay lập tức. Các triệu chứng đi kèm thể hiện sự tổn thương các cơ quan đang diễn ra. Nếu không được điều trị kịp thời sẽ dẫn tới các vấn đề nghiêm trọng như:

  • Cơn đau thắt ngực
  • Đột quỵ
  • Nhìn mờ
  • Suy thận

Ngoài ra tăng huyết áp cấp cứu cũng có thể đe dọa tới tính mạng của bệnh nhân.

Triệu chứng của tăng huyết áp ác tính

Tăng huyết áp thường được mệnh danh là kẻ giết người thầm lặng. Nguyên nhân là do tăng huyết áp không phải lúc nào cũng có những dấu hiệu hoặc triệu chứng rõ ràng. Không giống như tăng huyết áp thông thường, tăng huyết áp ác tính có nhiều triệu chứng đáng chú ý, bao gồm:

  • Thay đổi về thị lực, cụ thể là nhìn mờ
  • Đau tức ngực
  • Lú lẫn
  • Nôn hoặc buồn nôn
  • Tê hoặc yếu ở cánh tay, chân hoặc mặt
  • Khó thở
  • Đau đầu
  • Đi tiểu ít

Tăng huyết áp cấp cứu cũng có thể dẫn tới tình trạng được gọi là “bệnh não tăng huyết áp”. Là một hội chứng não cấp tính xảy ra đột ngột kèm theo tăng huyết áp. Các triệu chứng của hội chứng này bao gồm:

  • Đau đầu dữ dội
  • Nhìn mờ
  • Lú lẫn
  • Co giật

Nguyên nhân của tăng huyết áp ác tính

Tăng huyết áp ác tính xảy ra chủ yếu ở những người có tiển sử tăng huyết áp, xảy ra nhiều hơn ở nam giới và những người hút thuốc lá. Và tỷ lệ xảy ra tăng huyết áp ác tính đặc biệt cao ở những người có huyết áp cao trên 140/90 mmHg. Theo thống kê năm 2012, khoảng từ 1 – 2% những người bị tăng huyết áp phát triển thành tăng huyết áp ác tính.

Một số tình trạng sức khỏe cũng như bệnh lý sẽ làm tăng nguy cơ tăng huyết áp ác tính của bạn, bao gồm:

  • Rối loạn chức năng thận, suy thận
  • Việc sử dụng các loại thuốc như cocaine, amphetamines, thuốc tránh thai, hoặc chất ức chế monoamine oxidase (MAOIs)
  • Thai nghén
  • Tiền sản giật
  • Bệnh tự miễn
  • Tổn thương tủy sống
  • Hẹp động mạch thận
  • Hẹp động mạch chủ
  • Không dùng thuốc điều trị tăng huyết áp

Nếu bạn đang bị tăng huyết áp mà xuất hiện bất cứ triệu chứng nào khác thường, hãy tới ngay các cơ sở y tế gần nhất để được xử lý và cấp cứu kịp thời.

Chẩn đoán tăng huyết áp ác tính

Các bác sĩ có thể khai thác tiền sử sức khỏe của bạn, kể cả những phương pháp bạn đang dùng để điều trị tăng huyết áp. Cùng với đó là đo huyết áp và phát hiện các triệu chứng mà bạn gặp phải như đau ngực, khó thở, nhìn mờ. Từ đó bác sĩ sẽ xác định xem liệu bạn có bị tăng huyết áp ác tính hay không.

Xác định tổn thương các cơ quan

Các xét nghiệm cận lâm sàng sẽ cho biết tình trạng của bạn, rằng bạn có đang bị tổn thương các cơ quan hay không. Ví dụ như xét nghiệm ure và creatinin máu.

Xét nghiệm ure máu đo lượng chất thải của quá trình chuyển hóa protein trong cơ thể. Creatinin là sản phẩm của quá trình chuyển hóa creatin trong các cơ. Thận của bạn đảm nhận nhiệm vụ thải các chất này ra khỏi cơ thể. Khi thận không hoạt động hay có dấu hiệu tổn thương, các chỉ số này sẽ thay đổi. Ngoài ra cũng còn một số xét nghiệm khác như:

  • Xét nghiệm máu để kiểm tra mức độ tổn thương tim
  • Siêu âm tim đánh giá chức năng tống máu của tim
  • Xét nghiệm nước tiểu để đánh giá chức năng thận
  • Điện tâm đồ đánh giá hoạt động điện thế của cơ tim
  • Siêu âm thận
  • Khám mắt
  • CT Scaner sọ não hoặc MRI sọ não để kiểm tra xem có xuất huyết não hoặc nhồi máu não hay không
  • X-quang ngực để đánh giá tim và phổi

Điều trị tăng huyết áp ác tính

Tăng huyết áp ác tính đe dọa trực tiếp tới tính mạng của người bệnh, vì vậy cần được cấp cứu và xử trí ngay lập tức. Quan trọng là phải hạ huyết áp một cách an toàn để tránh các biến chứng nguy hiểm.

Điều trị thông thường bao gồm sử dụng thuốc hạ huyết áp, tiêm hoặc truyền tĩnh mạch. Dùng đường tĩnh mạch sẽ cho hiệu quả ngay lập tức, và những biện pháp điều trị này phải được thực hiện tại phòng cấp cứu của cơ sở y tế.

Khi huyết áp của bạn ổn đinh, bác sĩ sẽ kê đơn thuốc huyết áp để bạn có thể kiểm soát huyết áp tại nhà.

Làm thế nào để ngăn ngừa tăng huyết áp

Nếu bạn bị tăng huyết áp, điều quan trọng là bạn phải kiểm tra huyết áp thường xuyên. Kiểm tra huyết áp cũng rất quan trọng trong việc duy trì sử dụng thuốc mà không bị quá liều. Ngoài ra bạn cũng phải cố gắng duy trì một lối sống lành mạnh và làm theo lời khuyên của bác sĩ.
Hãy tới cơ sở y tế ngay lập tức nếu bạn cảm thấy mình xuất hiện những triệu chứng bất thường để được cấp cứu kịp thời, tránh các biến chứng làm tổn thương nặng nề tới các cơ quan.

Các biện pháp hạ huyết áp của bạn

Để hạ huyết áp của bạn, hãy làm theo các biện pháp sau:

  • Áp dụng chế độ ăn uống lành mạnh để hạ huyết áp
    Hãy thử sủ dụng chế độ ăn uống dành cho người tăng huyết áp (DASH). Nó bao gồm ăn trái cây, rau quả, các sản phẩm từ sữa ít béo, thực phẩm giàu kali và ngũ cốc nguyên hạt. Ngoài ra còn bao gồm tránh và hạn chế các chất béo bão hòa.
  • Hạn chế sử dụng muối dưới 1.5 g mỗi ngày nếu bạn trên 50 tuổi, hay mắc bệnh tiểu đường, tăng huyết áp hoặc các bệnh lý mạn tính. Hãy luôn nhớ rằng những thực phẩm chế biến sẵn luôn có hàm lượng muối rất cao nhé.
  • Tập thể dục tối thiểu 30 phút mỗi ngày
  • Giảm cân nếu bạn thừa cân
  • Quản lý căng thẳng. Có nhiều cách quản lý căng thẳng như tập yoga, thiền định.
  • Bỏ hút thuốc
  • Hạn chế đồ uống có cồn
  • Kiểm tra huyết áp tại nhà.

Vài điều về tác giá

Dr. Hung

Thích viết, đam mê chia sẻ kiến thức đến cộng đồng và mong muốn mọi người đều có kiến thức cơ bản để chăm sóc sức khỏe cho bản thân cũng như người thân. Ngoài ra còn thích nghe nhạc trữ tình, làm đồ handmade...

Leave a Comment