Chăm sóc trẻ

Cách chăm sóc trẻ sơ sinh dưới 1 tháng tuổi mẹ nên biết

Em bé sơ sinh của bạn đã chào đời, và cuộc sống của bạn đã thay đổi mãi mãi. Đó là một cô bé hoặc một cậu bé đáng yêu (Hoặc có thể là cả hai, nếu bạn đã sinh đôi!).

Vài tuần đầu tiên đếc với em bé mới sinh của bạn có thể rất tuyệt vời song cũng có thể gặp khó khăn. Học cách cho bé ăn, giúp bé ngủ và thấu hiểu nhu cầu của bé có thể giúp bạn và em bé “chung sống hòa bình”. Nếu bạn đang gặp điều gì đó gây phiền toái cho bạn, đừng quá lo lắng. Bạn có thể ngạc nhiên khi cuộc sống của bé có thể thay đổi từ tuần này sang tuần khác. Nhiều bà mẹ trẻ lần đầu sinh con có thể cảm thấy “crazy” khi em bé quấy khóc cả đêm, không chịu bú hay ngủ ít. Bài viết dưới đây cung cấp một số thông tin về tháng đầu tiên của em bé và cách bạn có thể chăm sóc thiên thần bé nhỏ tốt nhất.

Sự phát triển của trẻ sơ sinh dưới 1 tháng tuổi

cách chăm sóc trẻ sơ sinh

Chuyện gì đang xảy ra?

Sau khi thiên thần của bạn ra đời, bạn có thể thấy phấn khích, vui sướng, hồ hởi. Còn với em bé thì sao? Tất cả những gì thực sự quan trọng với em bé bây giờ là ăn vài giờ một lần, ngủ ngon giấc và đủ giấc, có tã sạch và nhận tình yêu của cha mẹ và người thân. Nghe thì có vẻ đơn giản. Nhưng đối với bạn là một người làm mẹ lần đầu, bạn có thể cảm thấy mọi thứ phức tạp hơn đáng kể. Vì vậy, chỉ cần tập trung vào những điều cần thiết – nhu cầu cơ bản của bé. Bé sẽ có rất nhiều việc cho bạn, làm bạn bận rộn trong thời gian đầu và cảm thấy quay cuồng cho đến khi quen việc. Hãy chuẩn bị tinh thần!

Đây là thời gian mà bạn cần giặt giũ, phơi đồ và dọn dẹp rất nhiều. Hãy hỏi gia đình hoặc người thân của bạn để được giúp đỡ. Nếu không kịp nấu bữa tối, hãy order đồ ăn về nhà. Đừng bận tâm với những email công việc. Tham khảo ý kiến ​​của bác sĩ hoặc chuyên gia tư vấn về chăm sóc bé yêu trong những tháng đầu.

Bé trông như thế nào?

Đừng tin những bộ phim mà bạn đã xem, những đứa trẻ sơ sinh không xuất hiện với sự hoàn hảo khó tin – thường mất vài tuần hoặc vài tháng để em bé của bạn biến thành một cô bé/ cậu bé trông như thiên thần mà bạn có thể mong đợi. Từ chiếc mũi tẹt (trông giống chiếc cúc áo) cho đến cái đầu hình nón, bạn có thể vẫn thấy em bé của bạn dễ thương và ngoại hình của em bé sẽ thay đổi nhanh chóng trong những tuần tiếp theo. Bạn có thể hỏi bác sĩ về bất kỳ đặc điểm nào mà bạn thấy không an tâm.

Phản xạ sơ sinh

Ngay từ ngày đầu tiên, em bé của bạn đã có một bộ phản xạ được thiết kế để bảo vệ bé và đảm bảo bé nhận được sự chăm sóc cần thiết (ngay cả khi bản năng làm cha mẹ của bạn chưa được kích hoạt). Một số phản xạ sớm này bao gồm phản xạ khi đói (giúp bé xác định vị trí vú hoặc bình sữa), phản xạ mút (để giúp bé ăn), phản xạ Palmar (đây là phản xạ khiến bé nắm chặt ngón tay khi bạn ngón tay vào lòng bàn tay em bé) và phản xạ Moro (một chuối tổng hợp các chuyển động nhanh gây ra do kích thích đột ngột). Bạn có thể thử kiểm tra em bé của bạn để biết những phản xạ này trong năm đầu tiên, nhưng hãy nhớ rằng kết quả có thể thay đổi và có thể sẽ kém tin cậy hơn so với bác sĩ làm.

Giác quan của trẻ sơ sinh

Tất cả các giác quan của bé đều hoạt động ngay từ khi bé chào đời, bao gồm:

Tầm nhìn

Bạn có thể thấy đôi mắt em bé híp tịt vì bây giờ mỡ đang tích tụ nhiều trên mặt bé. Mắt của bạn có thể híp nhưng đôi mắt của em bé hoàn toàn khác với của bạn. Nếu mắt em bé bị sưng sau khi sinh bác sĩ có thể cho bé dùng thuốc mỡ kháng sinh. Tầm nhìn của em bé hơi mờ nhưng em bé có thể nhìn thấy khuôn mặt của bạn và các vật thể cận cảnh khác. Chỉ cần chắc chắn giữ chúng cách mắt em bé 16-20cm, đó là tầm nhìn của em bé. Bạn cũng có thể nhận thấy rằng đôi mắt của em bé đôi khi giao nhau như thể bị lác. Đó là bởi vì các cơ kiểm soát chuyển động của mắt chưa phát triển đầy đủ và không có gì phải lo lắng nhiều.

Thính giác

Trong khi thính giác của bé chưa hoàn toàn phát triển, con bạn đã quen với giọng nói của bạn và những âm thanh khác mà bé thường nghe thấy trong bụng mẹ rồi.

Vị giác

Vị giác của em bé rất phát triển và em bé có thể phân biệt giữa ngọt và đắng. Tất nhiên, vị giác sẽ thích hướng đến những thứ ngọt ngào (chẳng hạn như sữa mẹ hay sữa công thức)

Khứu giác

Ngay sau khi em bé ra đời, em bé sẽ nhận ra mùi hương của bạn.

Xúc giác

Đây là giác quan phát triển nhất sau khi sinh. Thông qua xúc giác, em bé của bạn cảm nhận được sự mềm mại của khuôn mặt bạn, nhận ra rằng không có gì xứng đáng hơn một cái ôm và em bé yêu những người chăm sóc em bé.

Cơ thể cuộn tròn

Gần 10 tháng ở trong tử cung của mẹ và sau đó chui qua một nơi khá hẹp để ra đời có nghĩa là cơ thể em bé của bạn sẽ bị siết chặt trong một thời gian. Tay em bé luôn nắm hờ, tay và chân của em bé luôn ôm sát vào cơ thể. Đừng lo lắng. Cơ bắp của em bé sẽ giãn ra trong vài tuần tới.

Cơ quan sinh dục sưng

Bạn nhận thấy cơ quan sinh dục của bé hơi sưng nhẹ. Đừng lo. Nó hoàn toàn bình thường và tình trạng tạm thời sẽ sớm hết. Điều này là do hormone của bạn vẫn lưu hành trong cơ thể trẻ sơ sinh. Dần dần tỷ lệ hormone này sẽ giảm và hết hẳn. Những hormone này cũng là nguyên nhân cho bất kỳ dịch tiết sữa nào rò rỉ từ núm vú (có thể là cả bé trai và bé gái) và dịch tiết âm đạo (đôi khi có thể có màu hồng đỏ). Cũng như tình trạng sưng, dịch tiết ra sẽ hết trong vòng một hoặc hai tuần. Vì vậy, đừng quá lo lắng nhé!

Giảm cân

Mặc dù em bé của bạn có thể nặng 3-3.8kg khi sinh nhưng đừng ngạc nhiên nếu em bé giảm cân (khoảng 5 đến 10%). Lý do giảm cân là: mất nước qua da, phổi, nước tiểu, phân su. Đừng lo, đây hoàn toàn là quá trình giảm cân bình thường. Cân nặng của trẻ sơ sinh sẽ ngừng giảm khi bé được 5 ngày tuổi. Khoảng 10 đến 14 ngày (và đôi khi sớm hơn), em bé sẽ tăng cân trở lại và vượt qua cân nặng khi sinh. Kiểm tra với bác sĩ nếu bạn đang cho con bú và không biết liệu em bé có nhận đủ sữa hàng ngày không.

Ngủ

Trẻ sơ sinh ngủ rất nhiều. Thực tế thì bé cần ngủ khoảng 14 đến 17 giờ mỗi ngày hoặc hơn nhưng bé sẽ thức dậy thường xuyên để bú. Em bé có thể ngủ đến 19-20 tiếng một ngày hoặc dưới 14 tiếng, mặc dù National Sleep Foundation cho rằng trẻ sơ sinh cần 14 đến 17 giờ. Trẻ sơ sinh “trung bình” ngủ khoảng 16,5 giờ giữa ban ngày và ban đêm. Trẻ bú sữa mẹ thường cần bú hai đến ba giờ một lần, và trẻ dùng sữa công thức (hoặc những trẻ bú sữa mẹ và cả sữa công thức) thường ăn sau 3-4 giờ.

Bạn hãy cho bé ăn theo nhu cầu thay vì canh theo đồng hồ. Sau một tháng, bạn có thể chia số bữa nhiều hơn một chút. Nếu bạn mới làm mẹ lần đầu, bạn nên áp dụng cách này, đặc biệt là nếu bạn tính đến thời gian cần cho bé ăn và sau đó giúp bé ngủ lại. Sau đó lặp lại và lặp lại theo chu kỳ. Nếu bạn đang cho con bú, hãy cố gắng dự trữ một ít sữa mẹ để chồng hoặc người thân có thể cho em bé ăn thay bạn. Một chiến lược hay mà bạn có thể đã nghe hàng trăm lần là: Cố gắng hết sức để ngủ khi em bé ngủ. Nó sẽ tạo ra sự khác biệt ngay cả khi bạn chỉ có giấc ngủ ngắn vào buổi trưa.

Khi em bé của bạn đang say giấc nồng, hãy chắc chắn rằng bé đang ngủ trong điều kiện an toàn 100% : đặt em bé lên trên một tấm nệm chắc chắn, không cần dùng gối, chăn, thú nhồi bông hoặc đệm lót cũi, để giảm nguy cơ SIDS.

(SIDS là hội chứng đột tử ở trẻ sơ sinh có thể xảy ra bất cứ lúc nào nhưng thường là vào thời điểm trẻ ngủ khoảng thời gian giữa 10 giờ tối và 10 giờ sáng. Khoảng từ 16-20 % các ca tử vong do SIDS xảy ra tại nơi chăm sóc trẻ, thường gặp nhất là trong tuần đầu tiên sau sinh. Hầu hết các chuyên gia cho rằng SIDS xảy ra khi trẻ có khuyết tật nghiêm trọng ở tim, hệ hô hấp hay các cơ quan phản ứng chưa phát triển hoàn thiện. Ngoài ra, việc đường thở bị chèn ép khi ngủ trong tư thế nằm sấp, ngủ trên giường có quá nhiều vật dụng hay giường ngủ mềm, ngủ cùng với bố mẹ cũng có thể là tác nhân gây đột tử ở trẻ)

Cần bao nhiêu sữa cho bé?

Trẻ ăn rất nhiều trong vài tuần đầu tiên – ít nhất 8 đến 12 lần (hoặc hơn) trong một ngày. Em bé đang phát triển cả về thể chất và tinh thần trong những tuần và tháng đầu tiên. Vì lượng sữa của bạn có thể nhiều hoặc ít, không phụ thuộc vào bé, nên có thể khó đánh giá xem khi nào em bé của bạn ăn đủ. Nhưng có một vài gợi ý: Nếu em bé của bạn có vẻ happy, sự tăng cân của em bé phù hợp với độ tuổi và em bé làm đủ tã bẩn (8 đến 12 vào bất kỳ ngày nào), có lẽ em bé đã nhận đủ sữa rồi.

Điều đó nói rằng, việc nuôi con bằng sữa mẹ không phải lúc nào cũng diễn ra một cách tự nhiên. Có rất nhiều phương pháp để làm chủ và giải quyết những vấn đề trong vài tuần đầu tiên, từ việc cho con bú đến viêm vú và các vấn đề thông thường khác. Bạn có thể đi khám bác sĩ và bác sĩ sẽ tư vấn cho bạn rõ hơn.

Theo dõi tã bẩn

Nói về tã bẩn, đó là từ nhu động ruột của trẻ sơ sinh đào thải chất thải ra ngoài trong vài tuần đầu. Phân đầu tiên thường có màu đen và dính – đó là phân su chứa đầy trong ruột của em bé khi còn trong tử cung. Phân su sẽ chuyển sang phân màu vàng lục sau một hoặc hai ngày, và một vài ngày sau đó sẽ có màu vàng. Phân của em bé sẽ ra nhiều, ít nhất năm tã mỗi ngày cho trẻ bú mẹ, đôi khi nhiều hơn là hoàn toàn bình thường trong tháng đầu tiên. Phân của em bé sẽ trông có màu vàng xanh mù tạt, xanh lá cây hoặc nâu, và nó sẽ nhão hoặc nhỏ tròn.

Vào khoảng tuần thứ 6, số lượng tã tạm thời có thể chững lại và thậm chí là giảm.

Sức khỏe của em bé trong tháng đầu tiên

Khóc

Trẻ sơ sinh khóc nhiều, và bạn biết không, đó chính là cách giao tiếp của trẻ! Cho dù bạn có một đứa bé bình tĩnh hay quấy khóc, bạn sẽ bắt đầu quen với tất cả các biến thể của những tiếng thút thít và than vãn trong tháng đầu tiên này. Trong thực tế, khóc có thể là một dấu hiệu em bé khỏe mạnh. Nếu con nhỏ của bạn không khóc nhiều, đặc biệt là khi bạn biết bé có thể cần gì đó, hãy đến gặp bác sĩ ngay.

Nhưng nếu em bé dường như khóc suốt? Một số bé có thể khóc nhiều hơn những bé khác. Các nghiên cứu cho thấy 80 đến 90%  trẻ sơ sinh có các lần khóc hàng ngày từ 15 phút đến một giờ không thể giải thích. Đôi khi những lần khóc này có thể dự đoán được – vào buổi tối hoặc sau một ngày bận rộn bạn ra khỏi nhà chẳng hạn. Đôi khi em bé bất ngờ khóc vì muốn mọi người quan tâm bé.

Hãy chắc chắn rằng em bé không đói, không cần thay tã và không có điều gì khó chịu xảy ra, như một sợi chỉ quấn quanh ngón chân hoặc mác áo cọ vào cổ em bé. Để tất cả những gì trong tầm kiểm soát, hãy dỗ em bé bằng các cách như: Chạm vào em bé, bế bé đi bộ, hát cho em bé hoặc âu yếm em bé. Có thể mất vài lần cố gắng để giúp em bé bình tĩnh. Nhưng nếu bạn cảm thấy mình mất kiên nhẫn hoặc chỉ đơn giản là mệt mỏi, bạn có thể đặt em bé xuống một nơi an toàn như trong cũi của em bé trong vài phút. Em bé thậm chí có thể ngưng khóc ngay và tự độn ngủ.

Một số cha mẹ tự hỏi liệu em bé của họ bị đau bụng không. Một em bé bị đau bụng thường sẽ có các triệu chứng ngoài việc khóc đơn giản là: Nắm chặt tay, nhắm chặt hoặc mở to mắt, đầu gối co lên ngực, chân tay quờ quạng, khóc nhiều hơn bình thường. Các bác sĩ thường chẩn đoán đau bụng bằng cách sử dụng quy tắc của số 3: ba giờ khóc, ba ngày một tuần, kéo dài ít nhất ba tuần. Khoảng 1 trong 5 trẻ sơ sinh có những cơn khóc đủ nghiêm trọng để được gọi là đau bụng.

Mặc dù có những phương pháp để làm dịu tiếng khóc của em bé , bao gồm cả những trẻ sơ sinh bị đau bụng, đôi khi dường như không có gì hiệu quả. Một vài điều mà Học viện Nhi khoa Hoa Kỳ gợi ý: quấn tã cho bé, tạo áp lực lên bụng, thay đổi chế độ ăn nếu bạn cho con bú trong trường hợp có nhạy cảm với thức ăn, sử dụng núm vú giả, bế bé, sử dụng máy sấy tóc hoặc máy khác tạo tiếng ồn có thể nhắc nhở em bé về âm thanh trong bụng mẹ, v.v. Điều tốt hhất bạn có thể làm để em bé vượt qua cơn đau bụng là cố gắng giữ bình tĩnh và thay phiên nhau với chồng hoặc người nhà chăm sóc chú ý tới bé.

Mặc dù đau bụng thường bắt đầu vào khoảng tuần thứ 2 hoặc 3 trong tháng đầu tiên nhưng nó thường đạt đến mức độ nghiêm trọng vào khoảng tuần thứ 6. Đến tháng thứ 3 hoặc thứ 4, em bé của bạn có khả năng sẽ không khóc nhiều hơn bất kỳ em bé nào khác. Vì vậy, hãy nhớ rằng, em bé hay khóc chỉ là một giai đoạn đầu khó khăn mà em bé và bạn cần vượt qua thôi!

Các vấn đề sức khỏe khác

Chăm sóc dây rốn

Cho dù em bé của bạn đến thế giới này thông qua sinh nở tự nhiên hay mổ, tất cả trẻ sơ sinh đều có một điểm chung: vẫn còn một đoạn cuống rốn. Cuống rốn sẽ rụng trong vài tuần đầu tiên trong cuộc đời của bạn nhỏ; cho đến lúc đó, hãy đảm bảo giữ sạch và khô ráo. Gọi cho bác sĩ nhi khoa hoặc đưa bé đi khám nếu bạn nhận thấy dịch tiết có mùi hôi hoặc vẫn còn chỗ hở sau khi cuống rốn đã rụng.

Thoát vị rốn

Bạn có thể nhận thấy những chỗ phình to và nổi trên bụng bé khi bé khóc hoặc di chuyển theo những đường nhất định. Những gì bạn nhìn thấy có thể là thoát vị rốn – và đừng lo lắng, nó không nguy hiểm. Khi em bé của bạn nhận được chất dinh dưỡng qua dây rốn (khi em bé vẫn còn bên trong bạn), một bó mạch máu dày đi vào cơ thể em bé ở giữa bụng – tạo ra một lỗ tròn nhỏ ở cơ bụng. Thông thường, lỗ nhỏ đó vẫn còn trong một thời gian ngắn sau khi sinh, khiến ruột bị phình ra khi con bạn căng thẳng. Thoát vị rốn nhỏ thường tự khỏi trong vòng vài tháng, lớn thì sẽ khỏi trong một vài năm. Trên thực tế, hầu hết các bác sĩ sẽ không đề nghị phẫu thuật thoát vị cho đến khi trẻ 6 hoặc 7 tuổi.

Chăm sóc cắt bao quy đầu

Nếu bạn chọn cắt bao quy đầu cho bé trai, bạn có thể tự hỏi chăm sóc cho em bé như nào. Giống như dây rốn mới cắt, dương vật mới cắt bao quy đầu cần được giữ sạch sẽ và khô ráo – điều đó có nghĩa là không tắm cho đến khi dương vật cắt bao quy đầu của bé lành lại (sẽ mất khoảng bảy đến mười ngày). Một số có thể chảy máu và thậm chí thỉnh thoảng chảy máu xung quanh vị trí cắt là hoàn toàn bình thường; thật ra, đó là một phần của quá trình chữa bệnh tự nhiên của cơ thể.

Các mốc phát triển của bé trong tháng đầu tiên

Dưới đây là một số mốc phát triển của em bé mà bạn có thể mong đợi con mình đạt được trong tháng 1.

Hầu hết các bé sẽ có thể:

  • Nâng đầu lên trong thời gian ngắn
  • Tập trung nhìn vào mặt bạn
  • Đưa tay lên mặt
  • Phản xạ mút tốt

Một nửa số em bé sẽ có thể:

  • Đáp ứng với một tiếng ồn lớn theo một cách nào đó

Một số em bé sẽ có thể:

  • Nâng đầu 45 độ khi nằm sấp
  • Bi bô ngâm nga ngoài khóc
  • Nở nụ cười đáp lại nụ cười của cha mẹ

Dành cho cha mẹ

Chào mừng đến với cuộc sống mới của bạn – cuộc sống của một phụ huynh! Bạn đã trải qua nhiều tuần mang thai, sau đó sinh con và bây giờ bạn có niềm vui ngập tràn khi ngắm thiên thần của mình. Điều đó cũng có nghĩa là bạn cũng có thể có một loạt các triệu chứng sau sinh – từ bệnh trĩ, đi tiểu rắt và đau âm đạo (đặc biệt là nếu bạn bị rách tầng sinh môn hoặc cắt tầng sinh môn trong khi sinh), táo bón, đau lưng và đau núm vú (đặc biệt là nếu bạn đang cho con bú). Khi cơ thể của bạn phục hồi và em bé của bạn ổn định thành một thói quen, bạn sẽ bắt đầu cảm thấy sức khỏe quay trở lại. Trong lúc này, hãy cố gắng gạt cơn đau, mệt mỏi và lo lắng sang một bên và tận hưởng khoảng thời gian tuyệt vời này với em bé mới sinh của bạn. Nhìn vào mắt em bé, vuốt ve làn da mềm mại, ngửi mùi hương ngọt ngào của em bé và biết rằng cuộc sống sẽ không bao giờ trở lại như cũ – vì một thiên thần nhỏ bé này.

Cơ thể sau sinh của bạn

Qúa trình chuyển dạ và sinh nở rất mệt mỏi về mặt thể chất đến nỗi sau sáu đến tám tuần đầu tiên được coi là giai đoạn phục hồi cho mẹ. Bạn sẽ cần tất cả sự giúp đỡ trong tháng này khi cơ thể bạn điều chỉnh và bạn điều chỉnh cuộc sống với em bé – vì vậy hãy thử để bé tự ngủ và bạn cố gắng ăn uống đúng cách, nghỉ ngơi và tranh thủ sự hỗ trợ từ gia đình, bạn bè và chồng. Tất cả sẽ làm bạn nhanh chóng hồi phục hơn.

Nếu bạn sinh mổ, bạn cũng sẽ cần thời gian để phục hồi, thậm chí là cần thời gian lâu hơn. Gây mê và mất máu có thể khiến bạn cảm thấy yếu trong vài ngày đầu và bạn có thể tiếp tục cảm thấy đau tại vết mổ trong ít nhất bốn đến sáu tuần. Che vết mổ bằng băng nhẹ, mặc quần áo rộng và uống acetaminophen, ibuprofen hoặc Aleve nếu cơn đau kéo dài (chỉ cần kiểm tra với bác sĩ trước). Bạn sẽ cần điều chỉnh lại hoạt động của mình và tránh gây áp lực cho vết mổ trong một khoảng thời gian để vết mổ có thể lành lại. Mặc dù ngay khi bạn cảm thấy vẫn còn mỏi, hãy cố gắng đi bộ ngắn quanh nhà để khuyến khích lưu thông tuần hoàn (nó cũng có thể giúp giảm bớt bất kỳ khó chịu nào trong bụng sau khi mổ).

Những thay đổi khác trong cơ thể bạn trong tháng này? Ngực to lên thường xảy ra từ hai đến năm ngày sau khi sinh: Đó là khi ngực bạn bắt đầu có sữa, khiến ngực bạn trở nên to và mềm hơn. Chuẩn bị khăn mặt ấm để chườm, áo ngực thoải mái và túi sưởi ấm sử dụng khi cần thiết để giúp kiểm soát cơn đau và khó chịu sau khi cho con bú.

Bạn cũng sẽ bị chảy máu vùng âm đạo gọi là sản dịch, bạn cần phải đeo băng vệ sinh cho đến khi nó hết hẳn – thường sau hai đến bốn tuần. Các cơn co thắt giúp tử cung co lại kích thước bình thường cũng sẽ bắt đầu có sau khi sinh con. Các cơn co này giúp tống sản dịch ra ngoài nhanh hơn. Sau sinh, có nhiều người muốn nhanh chóng lấy lại vóc dáng ban đầu. Đừng vội vã, hãy để cơ thể bạn hồi phục hoàn toàn trước khi đi vào guồng lấy lại vóc dáng trước sinh.

Sống khỏe mạnh

Mặc dù sự tập trung của bạn trong những ngày này là giữ cho em bé khỏe mạnh, điều đó sẽ trở nên khó khăn hơn rất nhiều nếu bạn không giữ gìn sức khỏe của chính bạn. Vì vậy, đừng quên chăm sóc chính mình. Đi ngủ sớm vào buổi tối và ngủ trưa dù chỉ là một khoảng ngắn – ngay cả khi chỉ trong 15 phút trong lúc em bé ngủ, bạn sẽ thức dậy với cảm giác sảng khoái đáng ngạc nhiên. Tích trữ sẵn nguồn cung cấp thực phẩm dễ sử dụng và nhiều dinh dưỡng như như que phô mai, trứng luộc, sữa chua, , trái cây và rau cắt sẵn để bạn có thể ăn thường xuyên (bạn ần biết rằng nhu cầu dinh dưỡng của bạn sẽ lớn hơn nếu bạn đang cho con bú). Tắm rửa, thay quần áo sạch, đánh răng, rửa mặt, chăm sóc da sẽ làm tinh thần bạn phấn chấn hơn. Nhiều bà mẹ thỉnh thoảng mặc kệ bé khóc để làm nốt phần việc còn dang dở bởi vì họ biết rằng mặc dù khóc nhưng bé vẫn an toàn trong nôi. Dành thời gian nghỉ ngơi và làm điều gì đó cho chính bản thân sẽ làm thay đổi đáng kể nhận thức của bạn và đem lại cho bạn nguồn năng lượng mới để chăm sóc bé. Cuối cùng, thực hành các tư thế bú bình hoặc cho con bú đúng cách để giảm thiểu đau lưng. Bạn có thể nhờ chồng hoặc người thân xoa bóp người nếu cảm thấy đau mỏi nhiều.

Cảm xúc của bạn

Cảm xúc của bạn sẽ thay đổi liên tục trong tháng này, nhờ vào sự dao động của hormone và giấc ngủ ít ỏi. Và kết quả là bạn có thể cảm thấy muốn khóc, choáng ngợp, cáu kỉnh và lo lắng. Những cảm giác này là bình thường và thường biến mất trong vòng một vài tuần sau khi sinh. Nhưng đôi khi cảm giác trầm cảm kéo dài và biến thành một thứ gì đó nghiêm trọng hơn, đó là lý do tại sao việc nhận ra các dấu hiệu trầm cảm sau sinh (PPD) là rất quan trọng. AAP khuyến nghị bác sĩ nhi khoa sàng lọc PPD tại các lần khám sau 1, 2, 3, 4 và 6 tháng, mặc dù nhiều người vẫn không đến. Nếu bạn không (và đặc biệt là nếu bạn nghĩ bạn đang bị trầm cảm), hãy yêu cầu được kiểm tra. Trầm cảm không phải là mà bạn cần phải chịu đựng, và bạn chắc chắn không nên xấu hổ khi nhận được sự giúp đỡ mà bạn và em bé của bạn cần.

Mối quan hệ của bạn

Mọi cặp vợ chồng đều cảm thấy như một cặp zombies trong tháng đầu tiên khi ở nhà với em bé (và thường lâu hơn thế nhiều). Cả hai bạn đang trải qua một thời gian đầy biến động cảm xúc, vì vậy hãy chia sẻ càng nhiều kinh nghiệm và công việc càng tốt. Mặc dù tình dục có thể không phải là một phần của bức tranh trong tháng này, nhưng cuối cùng nó sẽ trở lại bình thường. Trong khi đó, hãy massage cho nhau, đi dạo hoặc cùng nhau dùng bữa tối yên tĩnh. Hãy thể hiện tình yêu và sự đánh giá cao của bạn thông qua việc âu yếm, ôm, hôn và những lời nói ân cần. Ngoài ra, trong thời gian này, chăm sóc em bé khiến bạn bù đâu quay cuồng. Những mối quan hệ với bạn bè hãy tạm gác sang một bên, bàn bè sẽ thông cảm cho bạn thôi.

Chú ý tới vấn đề tiêm chủng

Được một tháng tuổi cũng là lúc bé phải được tiêm ngừa vì vậy hãy tìm hiểu thông tin và địa điểm cho việc này. Hầu hết chính quyền cơ sở cung cấp dịch vụ tiêm chủng miễn phí và thông báo rộng rãi các chương trình tiêm chủng trên các phượng tiện truyền thông. Ngoài ra bạn cũng có thể đến gặp bác sĩ gia đình để nhờ tư vấn.

Giảm tối thiểu việc bé của bạn tiếp xúc với người mang bệnh. Luôn ý thức hạn chế mọi khả năng bé tiếp xúc với nguồi lây nhiễm mặc dù bạn không thể hoàn toàn cách li bé với thế giới bên ngoài.

Rửa tay là cách để kiểm soát sự lây nhiễm cũng như giảm thiểu sự truyền nhiễm. Rửa và lau khô tay sau khi thay tã và trước khi cho bé ăn. Sử dụng kem dưỡng da nếu cảm thấy tay bị khô.

Những việc cần làm với trẻ sơ sinh dưới 1 tháng tuổi

Bạn có thể nghĩ rằng đứa con bé bỏng của mình không thể làm được gì nhiều, chứ đừng nói là chơi … nhưng thực tế em bé đang phát triển cả thể chất lẫn tinh thần rất nhanh. Em bé dù mới ra đời cũng sẽ tạo ra những kết nối bất ngời với bạn. Trong khi bạn đang âu yếm em bé, em bé sẽ học cách nhận dạng bạn bằng thị giác và âm thanh đồng thời phát triển các kỹ năng vận động và nhận thức.

Tất cả các hoạt động sau đây sẽ hỗ trợ cho tầm nhìn mờ của em bé một tháng tuổi của bạn (trẻ sơ sinh chỉ có thể nhìn xa bằng chiều dài cánh tay của chính mình) và kích thích sự phát triển kết nối, thị giác và cảm xúc cũng như kỹ năng lắng nghe. Chọn thời gian khi bé không đói, mệt mỏi hoặc mặc tã ướt và dừng lại nếu bé cứ quay đầu đi (trẻ sơ sinh có thể dễ dàng bị kích thích thái quá).

Làm gương mặt ngớ ngẩn

Trẻ sơ sinh rất khó bị mê hoặc bởi khuôn mặt nghiêm túc. Để đảm bảo em bé có thể nhanh chóng hòa nhập và gắn kết với những người chăm sóc, hãy tạo ra một vài biểu hiện ngớ ngẩn với em bé (thè lưỡi, chọc ghẹo em bé chẳng hạn). Đây là phần hay nhất: Em bé thậm chí có thể cố gắng sao chép bạn – ngay cả trẻ sơ sinh nhỏ cũng có thể bắt chước nét mặt!

Trò chuyện với bé

Giữ em bé lại gần mặt của bạn, dùng tay ôm đầu và lắc lư bé nhẹ nhàng, kể cho em bé một câu chuyện, đặt câu hỏi hoặc hát. Sự kết nối nhẹ nhàng trong cuộc trò chuyện với em bé, đó là điều khiến em bé tin tưởng, vì nó truyền tải rằng bạn quan tâm đến em bé và có thể tin tưởng để đáp lại em bé. Bắt chước âm thanh của em bé, dỗ dành em bé và cười khúc khích nhiều hơn nữa.

Chơi bóng

Lắc một quả bóng màu sáng (không phải màu pastel; trẻ nhỏ thích đồ vật có màu sắc sặc sỡ hơn) hoặc đập bóng bên cạnh em bé và em bé sẽ quay đầu lại để tìm thấy âm thanh. Phiên bản đầu tiên của trò chơi trốn tìm và tăng cường sức mạnh cơ bắp ở cổ này sẽ thu hút em bé của bạn.

Đi dạo

Bạn có thể bế em bé hoặc đẩy xe đẩy và đi ra ngoài cùng nhau. Mô tả các điểm tham quan bạn nhìn thấy trên đường đi – người, xe hơi, chó, nhà ở. Không khí trong lành và trò chuyện sẽ có lợi cho cả bạn và em bé. Đi dạo cũng là hoạt động giúp tăng mức năng lượng của bạn.

Vài điều về tác giá

Dr. Hung

Thích viết, đam mê chia sẻ kiến thức đến cộng đồng và mong muốn mọi người đều có kiến thức cơ bản để chăm sóc sức khỏe cho bản thân cũng như người thân. Ngoài ra còn thích nghe nhạc trữ tình, làm đồ handmade...

Leave a Comment