Chăm sóc trẻ

Trẻ 5 tháng tuổi: Sự phát triển và cách chăm sóc

Với trẻ 5 tháng tuổi, việc ăn, ngủ, chơi vẫn là các hoạt động chính. Đây cũng là lúc nửa năm đầu tiên khép lại để cả mẹ và bé tiếp tục hướng đến những bước phát triển mới. Để bé phát triển tốt, mẹ sẽ là “đầu tàu” không thể thiếu để giúp con hình thành thói quen sinh hoạt đúng giờ, học cách khám phá vạn vật quanh mình. Bạn đã biết cách chăm sóc và nuôi dạy trẻ 5 tháng tuổi chưa.

Hãy đọc bài viết dưới đây để nắm bắt những điều cơ bản về sự phát triển và cách chăm sóc trẻ 5 tháng tuổi!

Xem thêm: Nuôi con bằng sữa mẹ: Tất cả những gì các mẹ PHẢI biết!

Trẻ 5 tháng tuổi – Một em bé đang lớn

trẻ 5 tháng tuổi

Đến 5 tháng, bé tăng  hơn gấp đôi trọng lượng khi sinh. Một số em bé thậm chí tăng thêm 0,5 đến 1 kg vào số đó. Trung bình bé sẽ tăng thêm 0.5 kg đến 1 kg và cao thêm 2 cm.

Em bé sẽ có sự tăng trưởng nhanh chóng trong năm đầu tiên của cuộc đời, nhưng đôi khi vào khoảng tháng thứ năm hoặc thứ sáu, sự tăng trưởng đó chậm lại. Ví dụ, em bé của bạn có thể tăng gấp đôi trọng lượng sơ sinh của chúng khi lên 4 hoặc 5 tháng, nhưng sẽ mất đến một năm để tăng gấp ba lần cân nặng khi sinh.

Các cột mốc phát triển

Em bé 5 tháng tuổi của bạn có thể bắt đầu đạt tới một số dấu mốc phát triển quan trọng sau đây hoặc đã vượt qua chúng Mỗi em bé sẽ có sự phát triển với tốc độ riêng. Mẹ không cần quá lo lắng nếu con chưa đạt được tất cả các tiêu chuẩn cần thiết. Nếu sinh non thì bé sẽ cần nhiều thời gian hơn để có thể làm được nhưng việc giống như bạn đồng trang lứa.

Dưới đây là một số cột mốc phát triển của bé trong tháng này.

Về cơ thể

5 tháng tuổi, bé có thể lẫy qua hay trở người một cách thành thạo và tự nhiên hơn so với thời điểm tháng thứ 4. Khi trẻ không lẫy, bạn có thể thấy đôi chân của trẻ chẳng hề nằm yên mà cứ ngọ nguậy, đôi khi còn giờ lên và được giữ lại bởi đôi bàn tay bé xinh của trẻ. Đó là dấu hiệu cho thấy trẻ đã sẵn sàng cho hoạt đông bò trong vài tháng sắp tới.

Bé yêu cũng đang học cách nâng người để ngồi dậy. Phần lớn các bé có thể ngồi với sự trợ giúp của một chiếc ghế đặc biệt hoặc được tựa vào lòng ba mẹ. Một số ít trẻ nhỏ có thể ngồi vững khi được 5 tháng tuổi.

Trẻ 5 tháng tuổi còn làm được những thứ sau:

  • Dồn lực xuống chân khi đặt bé đứng trên mặt phẳng cứng
  • Với và cầm nắm đồ chơi
  • Tự mình ôm đầu và ngực
  • Khi nằm sấp có thể dồn lực lên khuỷu tay để rướn lên
  • Chủ động với tay tới đồ vật mà bé phát hiện ra
  • Theo dõi các vật thể bằng mắt
  • Cho tay vào miệng

Trí não

Em bé của bạn đang học được rằng những hành động, chẳng hạn như làm rơi thức ăn xuống ghế cao hoặc đá chân, có thể gây ra phản ứng. Em bé của bạn có thể thích những phản ứng đó đến mức chúng sẽ lặp đi lặp lại nhiều lần. Bé cũng đang mê mẩn trò phun nước bọt. Những điều này sẽ được lặp đi lặp lại vì bé đang cảm thấy việc thực hành các hoạt động này thật thú vị.

Từ 4 đến 6 tháng tuổi, Bé đã biết được rằng mọi thứ vẫn sẽ tồn tại ngay cả khi bé không nhìn thấy chúng.  Điều này cũng có nghĩa là bé sẽ khóc khi bạn rời khỏi phòng.

Thị lực của bé tốt hơn. Thị lực của bé đạt 20/20 cho đến khi được 6 tháng tuổi trở lên, nhưng qua mỗi tuần, tầm nhìn của bé sẽ rõ ràng hơn. Bé đã có thể phân biệt tốt hơn các màu sắc khác nhau. Bé không chỉ phân biệt được giữa màu sáng và tối mà còn phân biệt được nhiều màu sắc tinh tế khác. Trong tháng này, bé sẽ thích nhìn vào nhiều mẫu, hình dạng và màu sắc hơn.

Mỉm cười với mọi người và nhận ra khuôn mặt quen thuộc.

Thích chơi.

Bắt chước nét mặt như cười hoặc cau mày.

Bập bẹ và cố gắng bắt chước ngôn ngữ. Không chỉ bập bẹ, bé đã bắt đầu thêm rất nhiều kiểu âm thanh khác vào “ngôn ngữ” của mình. Mẹ có thể thấy bé đang “gầm gừ”, rít lên hoặc hét thật to.

Bé đã bắt đầu để ý đến những âm thanh, động tĩnh xung quanh mình. Chẳng hạn như tiếng động cơ xe của ô tô, tiếng đề máy của xe honda hay tiếng của chú cún con đang sủa inh ỏi…đều làm bé chú ý đến. Tuy bé vẫn chưa hiểu được hết ý nghĩa của lời nói nhưng bé vẫn có thể quay đầu lại từ hướng phát ra âm thanh của ai đó đang kêu tên của mình hay tiếng la của mẹ khi bé đang chuẩn bị nghịch ngợm với đôi tay của mình.

Tiếng khóc theo những cách khác nhau, bao gồm tiếng khóc đói, tiếng khóc chán nản hay thất vọng và tiếng khóc buồn ngủ.

Đáp lại tình cảm bằng một nụ cười. Khi mẹ thử kéo môi, hóp má hay chơi ú òa cùng con, bé đã có thể bật ra những tràng cười khanh khách. Các tháng trước, bé sẽ chỉ cười mỉm mà chưa tạo ra được chuỗi âm thanh giòn giã đáng yêu này. Có thể bé cũng đang cố gắng chọc cười mẹ đấy. Mẹ có thấy con đáng yêu đến mức khó tả không?

Những lưu ý cần quan tâm

Mặc dù mỗi em bé sẽ phát triển khác nhau, nhưng nếu em bé của bạn có bất kỳ dấu hiệu hoặc triệu chứng nào sau đây, hãy hỏi ý kiến bác sĩ.

  • Có đôi mắt lác
  • Tăng ít hơn 50 % trọng lượng sơ sinh
  • Không thể ngẩng đầu lên
  • Không thể ngồi dậy với sự hỗ trợ
  • Không cho tay hoặc đồ chơi vào miệng
  • Dường như không phản hồi hoặc không quan tâm đến khuôn mặt của bạn
  • Thóp phồng
  • Không đưa mắt theo người hay vật di chuyển
  • Không mỉm cười

Một ngày của bé 5 tháng tuổi diễn ra như thế nào?

Một ngày của bé 5 tháng tuổi có thể bắt đầu từ sáng sớm, tùy thuộc vào thời điểm em bé đi ngủ và thời gian bé ngủ ban đêm. Một ngày lí tưởng của bé 5 tháng tuổi có thể diễn ra như sau:

  • 7 giờ sáng: Thức dậy, ăn sáng và chơi
  • 9 giờ sáng: Ăn nhẹ và ngủ trưa
  • Trưa: Thức và chơi nhiều hơn
  • 2 giờ chiều: Một giấc ngủ ngắn khoảng 1,5 giờ
  • 4 giờ chiều: Chơi và ăn nhẹ, có thể là một giấc ngủ ngắn khác
  • 6 giờ chiều: Ăn
  • 7-8 giờ chiều: Đi ngủ

Khi được 5 tháng tuổi, một số bé ngủ suốt đêm dài khoảng 8 đến 9 giờ. Vì vậy, nếu em bé của bạn đi ngủ vào lúc 7 giờ tối, bé có thể thức dậy vào khoảng 4 giờ sáng hôm sau.

Làm gì để giúp bé phát triển tốt hơn?

Để giúp con vượt qua các mốc phát triển mới, mẹ nên áp dụng những mẹo dưới đây:

  • Giúp bé tập ngồi bằng cách kéo hai chân bé thành hình chữ V. Tư thế này giúp bé giữ thăng bằng tốt hơn. Mẹ có thể để nhiều đồ chơi ở trước mặt bé để giúp bé tập trung ngồi lâu hơn. Lúc con đang tập ngồi, mẹ nên ở cạnh bé để kịp giúp khi bé nghiêng ngả hoặc ngã xuống.
  • Mẹ đặt một món đồ chơi vào tay bé. Sau đó, đặt đồ chơi vào tay còn lại. Không lâu sau, bé sẽ học được cách chuyền đồ chơi từ tay này sang tay kia.
  • Nhẹ nhàng đung đưa bé theo chiều lên-xuống, trái-phải giúp bé làm quen với việc giữ thăng bằng. Đây là bước chuẩn bị cho để bé tập bò.
  • Có rất nhiều trò chơi mẹ và bé có thể chơi cùng nhau như hát, đọc sách, chơi ú òa. Trò ú òa là “ứng cử viên” số 1 trong các lựa chọn trò chơi cho bé ở lứa tuổi này. Các trò chơi này sẽ giúp trẻ cảm nhận được tình yêu thương của mẹ đồng thời con cũng sẽ có những khoảng thời gian vui vẻ.
  • Để giúp bé 5 tháng tuổi phát triển khả năng ngôn ngữ, nói chuyện tốt hơn sau nay bố mẹ nên thường xuyên trò chuyện với con. Khi nói chuyện hãy nhìn vào mắt con và làm các biểu cảm trên khuôn mặt để giúp con hiểu liên kết giữa lời nói và nét mặt.
  • Hãy cho trẻ nghe tất cả thể loại âm nhạc từ cổ điển tới jazz, pop…hướng dẫn cho trẻ cách vỗ tay, mỉm  cười và nhảy theo điệu nhạc, bạn sẽ ngạc nhiên hơn khi thấy trẻ vô cùng thích thú với hoạt động này thậm chí trẻ còn “lảm nhảm” theo bài hát  với ngôn ngữ riêng của mình.
  • Hãy cho trẻ chơi với những món đồ chơi vừa đơn giản vừa giúp trẻ học thêm cách phân biệt màu sắc hay hình dáng bằng cách đưa từng khối hay chỉ từng món đồ chơi, vừa đưa cho trẻ vừa nói cho trẻ hiểu đây là hình dáng gì, có màu sắc gì…để trẻ từ từ tiếp thu.

Nuôi dưỡng & Dinh dưỡng

Khi được 5 tháng tuổi, bạn có thể cân nhắc cho bé tập ăn dặm hoặc bạn có thể tiếp tục đợi cho đến khi bé có dấu hiệu cho thấy bé đã sẵn sàng. Bé không cần bất kì chất dinh dưỡng nào khác ngoài sữa mẹ hoặc sữa công thức trong sáu tháng đầu đời. Nhưng mỗi em bé phát triển khác nhau và em bé của bạn có thể sẵn sàng cho ăn thử trong tháng này. Một số bé vẫn thích bú mẹ hơn và không quan tâm đến đồ ăn cho đến khi đủ 6 tháng. Tuy nhiên, số khác sẽ bắt đầu tò mò với đồ ăn và muốn được nếm thử.

Làm thế nào bạn để bạn nếu em bé của bạn đã sẵn sàng? Viện hàn lâm Nhi khoa Hoa Kỳ khuyên bạn nên tìm kiếm các dấu hiệu sau:

  • Em bé có thể ngẩng đầu lên: Một trong những dấu hiệu đầu tiên bạn nên tìm kiếm là khả năng tự ngồi trên ghế cao, ghế cho ăn hoặc ghế trẻ nhỏ có kiểm soát đầu một cách hợp lí.
  • Em bé mở miệng khi có thức ăn ở gần: Em bé của bạn có há miệng khi đưa đồ ăn đến gần như một chú chim nhỏ không? Có vươn tay để với khi thấy bạn ăn trước mặt bé không? Có bắt chước bạn ăn?
  • Em bé nuốt đồ ăn từ thìa: Nếu em bé không hứng thú với đồ ăn trên khi bạn bón bằng thìa, đó có thể là quá sớm để cho ăn dặm. tuy nhiên, nếu em bé tích cực nuốt thì em bé đã sẵn sàng.
  • Em bé của bạn đủ lớn: Nếu em bé nặng từ 6 kg trở lên và tăng gấp đôi trọng lượng lúc sinh, rất có thể em bé đã sẵn sàng cho việc ăn dặm.
  • Em bé của bạn thể hiện sự quan tâm tích cực đối với thực phẩm, chẳng hạn như với lấy thìa hoặc xem bạn ăn.

Bạn hoàn toàn có thể tự làm đồ ăn dặm cho bé. Tự làm đồ ăn cho bé có thể giúp bạn tiết kiệm tiền và mang đến cho bé những bữa ăn tươi ngon và bổ dưỡng. Tuy nhiên, có rất nhiều lựa chọn đồ ăn dặm có sẵn rất tuyệt và bạn không có thời gian để tự làm, mua đồ ăn sẵn cũng không sao cả.

Nếu bạn quyết định tự làm thức ăn cho bé, hãy tránh cho bé ăn quá nhiều thực phẩm có chứa củ dền, cà rốt, cải xoăn, rau bina và củ cải. Những loại rau này đôi khi có thể có hàm lượng nitrat cao, một hóa chất có thể gây ra thiếu máu.

Lượng sữa mẹ hoặc sữa công thức mà bé sẽ uống không phụ thuộc vào việc bé có ăn thức ăn đặc hay không. Ví dụ, nếu em bé của bạn mới bắt đầu thử ăn dặm, bé sẽ vẫn chủ yếu dựa vào sữa mẹ hoặc sữa công thức để làm  nguồn dinh dưỡng chính. Từ 4 đến 6 tháng tuổi, bé thường sẽ uống 120 ml đến 240 ml sữa công thức mỗi lần cho ăn hoặc sẽ bú mỗi ba đến năm giờ.

Sau đây là lời khuyên cho khẩu phần ăn dặm của trẻ 5 tháng tuổi:

  • Tối đa 1-2 phần ngũ cốc em bé (1 phần = 1-2 thìa canh)
  • Khoảng 1- 2 phần trái cây
  • Khoảng 1-2 phần rau

Mẹ nên cho con ăn dặm khoảng 1 bữa/ ngày. Thời gian ăn thích hợp nhất là vào buổi sáng tầm 9-10 giờ. Thức ăn phù hợp cho bé là dạng nghiền nhuyễn hoặc lỏng.

Giấc ngủ của trẻ 5 tháng tuổi

Vào lúc 5 tháng, một đứa trẻ trung bình sẽ ngủ khoảng 11,5 đến 14 giờ mỗi ngày, bao gồm 3 đến 3 giấc ngủ ngắn vào ban ngày, mỗi giấc kéo dài từ 30 phút tới 2 giờ, một số bé sẽ ngủ nhiều hơn với giấc ngủ dài hơn. Cho tới khi được 5-6 tháng, nhiều em bé bắt đầu ngủ suốt đêm, điều đó có nghĩa là chúng ngủ từ tám đến chín giờ mỗi đêm, lúc này, mẹ có thể tìm lại được giấc ngủ như hồi chưa mang bầu.

Khi em bé của bạn bắt đầu ngủ lâu hơn vào ban đêm và bắt đầu lăn lộn trong tháng này, bạn sẽ có nhiều mối quan tâm hơn về sự an toàn của bé vào ban đêm. Hầu hết trẻ ở tuổi này bắt đầu lẫy từ ngửa sang sấp, nhưng lẫy được ngược lại. Luôn luôn nhớ đặt bé ngủ tư thế ngửa, không đặt bé nằm sấp và nếu bé một mình trong thười gian nằm sấp, phải để ý trông chừng bé cẩn thận.

Sức khỏe và an toàn

Em bé của bạn đang trong thời kỳ tiêm chủng ngừa nhưng nếu bạn lỡ bỏ sót mũi chủng ngừa nào của tháng thứ 4, thì hãy đặt lịch tiêm ngừa cho bé. Bạn nên sắp xếp thời gian chủng ngừa, đánh dấu trên tờ lịch và đặt ưu tiên hàng đầu cho việc này.

Bạn đừng quá nghiêm trọng hóa vấn đề vệ sinh sạch sẽ trong nhà bạn. Đã có rất nhiều cuộc nghiên cứu chỉ ra rằng chúng ta vẫn cần một ít bụi bẩn trong nhà để tạo điều kiện cho hệ thống miễn dịch của cơ thể phát triển. Nhưng có vẻ hầu hết các ông bố, bà mẹ, đặc biệt là các bà mẹ, khó mà có một thái độ cách thoải mái khi nói về vấn đề vệ sinh như thế này. Ngay cả sức khỏe của người lớn trong nhà cũng cần được phòng ngừa một cách hợp lý. Chính bạn cũng phải chích chủng ngừa đầy đủ, đặc biệt với bệnh ho gà.

Nếu con bạn bị bệnh và bị sốt trên 38,5 độ C, bạn nên gọi bác sĩ nhi khoa, đặc biệt là khi trẻ sốt kèm theo quấy khóc, khó thở hoặc thay đổi khẩu vị và hành vi.

Khi bé bị sốt, bạn nên xem xét các triệu chứng của bé và nguyên nhân gây sốt là gì. Hầu hết những lần sốt ở bé là một dấu hiệu hệ thống miễn dịch của chúng đang hoạt động và không nhất thiết phải điều trị. Thay vào đó, hãy giữ cho bé thoải mái với quần áo thoáng mát, chẳng hạn như các bộ body, cho bé tắm nước ấm hoặc hạ sốt một cách tự nhiên.

Bác sĩ sẽ cho bé dùng thuốc nếu bé sốt trên 38,5 độ C, thuốc thường được dùng là paracetamol, liều dùng dựa trên cân nặng của bé. Bé không nên dùng ibuprofen cho đến khi được 6 tháng tuổi và em bé không bao giờ nên dùng aspirin vì nguy cơ mắc hội chứng Reye.

Những điều khác bạn cần biết

Thời gian buổi sáng là thời gian tốt nhất

Đó thường là thời gian trong ngày khi em bé của bạn hoạt động nhiều nhất, tỉnh táo và vui vẻ nhất. Nếu bạn có thể, hãy tận dụng tối đa các buổi sáng cả 2 mẹ con bằng cách mang ra một số đồ chơi đặc biệt hoặc nói chuyện với bé trước khi bạn bắt đầu công việc hàng ngày.

Khuyến khích bé lăn lộn hoặc thử các kĩ năng mới

Cho bé nghe nhạc

Lúc 5 tháng tuổi, em bé của bạn giống như một miếng bọt biển, hấp thụ tất cả các loại thông tin về thế giới từ môi trường xung quanh chúng. Nền tảng cho ngôn ngữ bắt đầu trong tháng này, vì vậy cùng với việc nói và đọc cho bé, bạn cũng có thể cho bé nghe nhạc.

Cho bé một chút thời gian riêng

Bạn biết đó, ngay cả khi trưởng thành, bạn có thể bị choáng ngợp bởi cuộc sống và chỉ cần yên tĩnh, có thể là một căn phòng tối, và một chiếc giường thoải mái? Em bé cũng không khác! Và trên thực tế, em bé có thể có nhu cầu về thời gian yên tĩnh nhiều hơn so với người lớn, vì não của chúng thực sự bị ngập trong thông tin mới, âm thanh mới và kỹ năng mới 24/7.

Em bé của bạn cần thời gian nghỉ ngơi để nghỉ ngơi, phục hồi và phát triển, vì vậy hãy tận hưởng một số điều thú vị nếu cả hai bạn cảm thấy quá sức.

Xem thêm: Trẻ 6 tháng tuổi: Sự phát triển và cách chăm sóc

Vài điều về tác giá

Dr. Hung

Thích viết, đam mê chia sẻ kiến thức đến cộng đồng và mong muốn mọi người đều có kiến thức cơ bản để chăm sóc sức khỏe cho bản thân cũng như người thân. Ngoài ra còn thích nghe nhạc trữ tình, làm đồ handmade...

Leave a Comment