Chăm sóc trẻ

Cách vắt, bảo quản sữa mẹ và những lưu ý quan trọng

Vì nhiều lý do khác nhau nên không thể cho con bú trực tiếp, bạn phải vắt sữa để dành cho con. Cách vắt sữa mẹ hiệu quả nào mà bạn có thể áp dụng? Bạn có biết dù không thường xuyên cho bé bú mẹ nhưng vẫn có thể duy trì nguồn sữa quý giá này.

Vắt sữa là cách lấy sữa ra khỏi bầu vú. Tuy các nguyên tắc cơ bản của việc vắt sữa cũng giống như bất kỳ loại máy hút nào bạn dùng (kích thích và gây áp lực ở vùng quanh vú để sữa chảy ra từ núm vú), vẫn có nhiều sự khác biệt đáng chú ý trong kỹ thuật tùy theo từng loại máy hút hoặc trong trường hợp bạn dùng tay vắt, không dùng máy. Không chỉ giúp bé được hưởng những lợi ích từ sữa mẹ, thường xuyên vắt sữa mẹ cũng là cách giúp bạn hạn chế tình trạng căng sữa và tắc tia sữa khó chịu. Hiện nay, nhờ sự ra đời của hàng loạt các loại máy hút sữa, vắt sữa không còn là một việc quá khó khăn với các bà mẹ nữa.

Cũng giống như việc cho con bú trực tiếp, bạn cũng cần một thời gian để làm quen với kỹ thuật này. Nếu là người mới làm mẹ, chắc chắn bạn sẽ có câu hỏi: Bạn nên vắt sữa như thế nào? Bao lâu thì cần vắt sữa? Nếu bé không chịu bú bình thì sao? … Rốt cuộc, bạn đang cung cấp cho em bé của bạn những thực phẩm hoàn hảo nhất trên hành tinh ngay cả khi bạn không có mặt để chăm sóc bé. Bài viết dưới đây sẽ gợi ý cho bạn giải quyết một số vấn đề mà bạn có thể gặp khi vắt và bảo quản sữa mẹ.

Xem thêm: Nuôi con bằng sữa mẹ: Tất cả những gì các bà mẹ PHẢI biết!

Bắt đầu vắt sữa mẹ khi nào?

vắt và bảo quản sữa mẹ

Nếu em bé của bạn sinh non hoặc có nhu cầu đặc biệt không cho phép bạn cho bé bú từ khi sinh ra, hãy bắt đầu vắt sữa càng sớm càng tốt. Nếu bạn có quá nhiều sữa, hãy nói chuyện với bác sĩ nhi khoa hoặc tư vấn cho con bú về việc vắt sữa để đảm bảo nguồn cung cấp sữa mẹ. Mặt khác, nhiều chuyên gia khuyên bạn nên cho bé bú mej hoàn toàn đến sau hai hoặc ba tuần đầu tiên, sau đó mới sử dụng bình cho em bé. (Tuy nhiên, rất nhiều trẻ sơ sinh dùng cả bình và bú mẹ ngay từ ngày đầu tiên, vì vậy hãy làm những gì cảm thấy phù hợp với bạn.)

Ngay cả khi ban đầu bạn không cho bé bú bình, bạn có thể vắt sữa vào những ngày đầu và lưu trữ sữa trong tủ đông của bạn để sử dụng sau. Nếu bạn đang có kế hoạch quay trở lại làm việc, hãy bắt đầu vắt một vài tuần trước để hiểu rõ về vắt sữa và tích trữ sữa cho bé yêu khi bạn không có ở nhà.

Nguyên tắc cơ bản trước khi vắt sữa mẹ

Vắt sữa là một nghệ thuật. Để có thể học được điều này, bạn sẽ tốn khá nhiều thời gian. Tuy nhiên, bạn có thể thử vắt sữa theo những nguyên tắc cơ bản sau:

  • Rửa tay thật kỹ bằng xà bông và nước.
  • Chuẩn bị sẵn bình sữa đã được rửa sạch và tiệt trùng bằng nước sôi. Sau khi rửa, mẹ có thể lấy khăn lau để thấm bớt lượng nước dư thừa hoặc để ráo tự nhiên.
  • Rửa phễu chụp vú. Lau khô bằng khăn hoặc để khô ráo.
  • Đọc kỹ hướng dẫn sử dụng để làm vệ sinh đúng cách.
  • Vắt sữa khi bạn cảm thấy ngực căng tức. Cho bé bú một bên và một bên vắt sữa. Nếu bé không bú, bạn có thể vắt sữa ra nhé.
  • Dùng khăn mềm, thấm nước ấm lau qua bầu vú trước khi vắt sữa. Mẹ có thể massage nhẹ nhàng hai bên để dễ vắt hơn.

Để tạo ra sự tiết sữa nuôi trẻ sơ sinh nhẹ cân hoặc bị bệnh: bạn nên vắt sữa trong ngày đầu tiên, trong vòng 6 giờ đầu sau khi sinh nếu có thể được. Đầu tiên bạn chỉ vắt vài giọt sữa non nhưng nó sẽ giúp cho việc tạo sữa được bắt đầu, cũng bằng cách này, việc đứa trẻ bú sớm sau khi sinh sẽ giúp cho việc tạo sữa được bắt đầu. bạn cũng nên vắt sữa càng nhiều càng tốt và thường xuyên như khi trẻ bú mẹ, cụ thể nên vắt sữa tối thiểu 3h/lần, kể cả ban đêm, rồi bảo quản sữa mẹ để cho bé dùng sau. Ngoài ra, bạn cũng có thể vắt sữa khoảng 10 – 15 phút trong giờ nghỉ. Hoạt động này sẽ giúp bạn duy trì nguồn sữa mẹ. Bạn hãy cho bé bú sữa mẹ vào buổi tối hoặc vào những ngày nghỉ để duy trì nguồn cung cấp sữa và có sự gắn bó với bé nhiều hơn.

Tuy nhiên, có một số trường hợp bé không bú ban đêm hoặc bú bằng bình nhưng mẹ không hút sữa ban đêm cũng không ảnh hưởng đến lượng sữa vắt hàng ngày miễn là người mẹ vẫn đảm bảo những lưu ý sau:

  • Ăn ngủ hợp lý
  • Tránh stress
  • Vắt sữa đều đặn, vắt cạn kiệt sữa

Trước khi hút sữa 15 phút người mẹ nên uống 1 ly nước hoặc sữa ấm để giúp sữa nhanh xuống. Sau khi hút sữa xong, người mẹ nên bù nước bằng cách uống sữa hoặc uống nước.

Các cách vắt sữa mẹ đơn giản, đúng cách

Vắt sữa mẹ bằng tay

Chọn cho mình một tư thế thoải mái, ngồi hoặc đứng tùy mẹ, và để bình sữa gần với ngực. Dùng một tay nâng bầu vú, sao cho ngón trỏ đặt dưới bầu vú, gần quầng vú. Còn ngón cái nằm trên bầu vú, đối diện ngón trỏ. Điều chỉnh vị trí tay sao cho phù hợp. Với những mẹ có quầng vú rộng, bạn có thể để tay lùi vào trong quầng vú một chút. Ngược lại, nếu mẹ có quầng vú rộng, các ngón tay có thể đặt ở bên ngoài.

Ấn nhẹ các ngón tay vào bầu ngực, giữ nguyên lực, tiếp tục dùng ngón trỏ và ngón cái ép xuôi quầng vú về phía trước, đẩy sữa ra khỏi các túi sữa, và tràn ra đầu vú.

Nới lỏng lực ở tay, sau đó tiếp tục làm lại thao tác trên một lần nữa. Chuyển sang bên ngực còn lại khi thấy dòng sữa có xu hướng chảy chậm lại. Thông thường, thời gian tối thiểu cho một bên ngực khoảng từ 3-5 phút.

Lưu ý:

Dùng tay ấn nhẹ bầu ngực khi vắt sữa. Tránh dùng lực bóp, hoặc dùng tay vuốt mạnh bầu ngực theo chiều dọc, vì có thể làm tổn thương các mô mỏng manh quanh ngực. Di chuyển các ngón tay xung quanh bầu vú trong khi vắt sữa để bảo đảm không có tuyến sữa nào bị bỏ sót.

Vắt sữa mẹ bằng máy hút tay

Thực hiện theo các hướng dẫn của máy hút bạn đang sử dụng. Phễu chụp núm vú sẽ có nhiều kích cỡ khác nhau, vì thế nếu bạn cảm thấy chiếc phễu chụp quá nhỏ hoặc quá to so với núm vú của mình thì cần chọn một chiếc phễu khác phù hợp hơn. Khi hút, đầu núm vú phải nằm giữa tâm của ống phễu.Bạn có thể làm ẩm các cạnh ngoài của phễu chụp bằng nước hoặc bằng sữa mẹ sẽ đảm bảo hút tốt hơn. Phễu chụp nên bao quanh núm vú và quầng vú, với tất cả các núm vú và phần mô vú (còn gọi là cốc đựng sữa). Dùng loại nhanh, ngắn ở đầu hút để bắt chước hành động mút chặt của bé. Sau khi có được dòng sữa về, bạn có thể chuyển sang những lần hút ổn định lâu dài.

Vắt sữa mẹ bằng máy hút điện

Bạn thực hiện theo các hướng dẫn của máy. Bơm kép lý tưởng hơn vì loại bơm này giúp tiết kiệm thời gian và tăng lượng sữa. Bạn có thể làm ẩm các cạnh bên ngoài của mặt hút sữa để đảm bảo lực hút tốt. Bắt đầu hút từ từ, tối thiểu và tăng dần khi sữa bắt đầu ra nếu cần thiết. Nếu núm vú của bạn đau, giữ cho máy hút ở chế độ thấp hơn. Bạn có thể biết được bên vú nào nhiều sữa hơn khi bạn bơm kép, bởi mỗi vú đều có chức năng độc lập nhau.

Nhiều người thắc mắc rằng nên vắt tay hay vắt bằng máy. Thực ra có nhiều quan điểm về vấn đề này. Một số mẹ muốn sử dụng máy vì sợ mất dáng ngực khi cho bé bú. Nhưng dùng máy hay cho bé bú cũng đều là tác động lực tới ngực của bạn. Việc dùng máy hút sữa thì ngoài việc duy trì sữa cho con và phòng tránh tắc tia sữa thì nó còn có vài điểm lợi khác.

Ngực mẹ khi không có sữa thường chỉ có các mô cơ và dây chằng đỡ ngực nhưng khi sinh bé thì ngực còn chưa các túi sữa nhỏ lúc này trọng lượng ở mỗi bầu ngực sẽ nặng lên từ 100g thậm chí có khi đến 300g mỗi bên trong trường hợp mẹ nhiều sữa.

Nếu mẹ hút hết sữa thừa ở ngực sau mỗi cữ bú của bé thì làm cho cơ thể tái tạo sữa tốt hơn, người mẹ cũng cảm giác nhẹ nhõm sạch sẽ hơn và ngực đỡ nặng do bé bú không hết nó cũng góp phần giảm tải cho dây chằng lúc này ngực cũng sẽ đỡ sệ hơn. Vì vậy sau khi sinh mẹ vẫn nên thường xuyên mặc áo lót loại mềm mỏng không có gọng để góp phần nâng đỡ ngực cùng dây chằng ngực.

Các vấn đề mà bạn có thể gặp khi vắt sữa và bảo quản sữa mẹ

Bạn không vắt được nhiều sữa

Nếu bạn vắt bằng máy, có thể đấy là nguyên nhân chính. Nhiều phụ nữ gặp khó khăn trong việc vắt sữa bằng máy hút tay, ngay cả khi máy hoạt động bằng pin cũng không giúp được gì nhiều. Bạn có thể cần nâng cấp lên máy hút sữa bằng điện, mạnh hơn và có nhiều chu kỳ hút và nhả (và bạn có thể vắt cả hai vú thay vì một). Sử dụng lực hút thấp nhất lúc đầu và sau đó tăng lực hút lên dần dần. Ngoài ra, hãy nhớ uống nhiều nước. Nếu bạn bị mất nước, nguồn sữa của bạn có thể sẽ giảm nhiều. Và có kế hoạch vắt hoặc cho bé bú ba giờ một lần để kích thích oxytocin tăng lượng sữa về. Nếu bạn đã bỏ qua một số cữ cho bé bú, nguồn sữa của bạn có thể đã giảm. Thêm một vài cữ mỗi ngày hoặc tăng số lần vắt sữa cho đến khi nguồn sữa của bạn dồi dào trở lại. Và khi bạn về nhà, hãy cho bé bú thường xuyên thay vì vắt sữa nhé.

Bạn không có thời gian

Tại nơi làm việc, bạn cần coi các lần vắt sữa như các cuộc hẹn quan trọng: Sắp xếp những khoảng thời gian đó trên lịch của bạn để đồng nghiệp biết không làm phiền bạn vào thời gian đó. Hãy thông báo cho cấp trên và đồng nghiệp biết, chia sẻ để mọi người thông cảm và thu xếp công việc hợp lý cho bạn. Tất nhiên, bạn không thể luôn vắt chính xác. Nếu bạn quá bận công việc, đừng bỏ qua hoàn toàn một lần vắt sữa.

Thậm chí chỉ vắt năm phút có thể giúp giữ nguồn sữa của bạn không bị tụt giảm. Và mặc dù tốt nhất bạn nên tuân thủ lịch trình vắt mỗi hai đến ba giờ (15 đến 30 phút mỗi lần, cho đến khi ngực bạn hết sữa), sẽ có những ngày bạn sẽ phải vắt mỗi giờ vào buổi sáng vì bạn biết buổi chiều của bạn đã kín lịch. Hãy cố gắng tránh quá nhiều ngày như vậy liên tiếp vì nếu vậy nguồn sữa của bạn sẽ bắt đầu cạn kiệt.

Bạn cảm thấy sữa khó xuống khi vắt

Bạn có thể cảm thấy cơn đau buốt ngực thoáng qua khi vắt sữa. Phản xạ sữa xuống là một phản hồi có điều kiện do hormone oxytocin tác động đến các tế bào xung quanh nang sữa co bóp và đẩy sữa ra ngoài. Khi bạn cho em bé bú, thị giác, âm thanh và mùi của em bé sẽ giải phóng oxytocin trong não của bạn, điều này kích hoạt dòng sữa chảy xuống.

Máy vắt sữa của bạn không có tác dụng kỳ diệu tương tự, đặc biệt là khi các tin nhắn liên tục xuất hiện trên máy tính để bàn của bạn hoặc ghế gấp trong phòng làm đau lưng bạn, bạn quá bận rộn nơi công sở. Để khiến mọi thứ trôi chảy, hãy cất một vài món đồ nhắc nhở bạn về em bé trên bàn làm việc: bức ảnh để bàn của bé hoặc một chiếc áo chưa giặt có mùi của em bé. Hoặc giữ một bản ghi âm năm giây về tiếng kêu hay tiếng khóc của bé.

Sử dụng trí tưởng tượng của bạn khi vắt sữa: Nhắm mắt và hình dung mình đang bế bé, ngửi đầu và vỗ lưng bé. Ngoài ra, hãy cố gắng làm cho bản thân thoải mái nhất có thể. Mang theo một chiếc gối từ nhà nếu chiếc ghế ở cơ quan không thoải mái. Bạn hãy hít thở sâu và chậm. Trước khi vắt sữa, bạn cũng có thể uống một ly nước nóng và nghe những giai điệu nhẹ nhàng. Sau một thời gian, bạn sẽ quen dần với máy vắt sữa và dòng sữa có thể dễ dàng chảy xuống.

Bạn không có nơi để lưu trữ sữa.

Lý tưởng nhất là bạn lưu trữ sữa trong một chiếc tủ lạnh. Nhưng nếu ở nơi làm việc của bạn không có, đừng lo lắng. Cả Học viện Nhi khoa Hoa Kỳ (AAP) và La Leche League đều nói rằng có thể để sữa mẹ ở nhiệt độ phòng trong sáu đến tám giờ nếu bạn không có tủ lạnh. Nhưng để an toàn và nếu bạn làm việc lâu hơn, hãy mang theo một túi nhỏ hoặc túi cách nhiệt có chứa đá để giữ sữa tươi càng lâu càng tốt. Khi bạn về nhà, chuyển sữa của bạn vào tủ lạnh hoặc tủ đông càng sớm càng tốt.

Em bé của bạn không thích bình sữa

Khi bạn đã làm quen với việc vắt sữa, có thể em bé của bạn lại không thích bú bình. Vì có bé tập bú bình rất dễ nhưng có bé cực kì khó, nên việc đầu tiên mà mẹ và người thân trong gia đình cần chuẩn bị là tâm lý thật vững. Vì khi bé không chịu bú bé sẽ quẫy khóc, kèm theo đó là bé sẽ đói bụng, nhiều lần như vậy có bé sẽ ốm đi trông thấy.

Làm cha mẹ nhìn con khóc, con đói không ai không xót, và như thế nếu nản chí “thôi cho ngậm ty mẹ cho rồi, mai tập lại cũng được” thì như thế theo phản xạ cứ khóc là được đáp ứng, bé sẽ học rất nhanh và những lần sau dần dần bé sẽ điều khiển được cả nhà, càng ngày càng khó tập! Bạn cũng có thể thử các loại bình sữa khác nhau cho đến khi bạn tìm thấy loại mà bé yêu thích.

Hãy thử điều chỉnh kích thước dòng chảy qua núm bình. Có thể bé nhận được quá nhiều sữa cùng một lúc và nó quá sức đối với bé. Hoặc có thể bé phải làm việc quá sức để có được sữa và điều đó thật khó chịu.

Máy vắt và phụ kiện đắt tiền

Nếu hiện tại kinh tế chưa cho phép bạn mua máy hút sữa điện (giá dao động khoảng trên 2 triệu đồng cho đến những máy trên 10 triệu đồng), bạn vẫn có thể sử dụng máy hút tay hoặc tự tay vắt sữa. Miễn sao là đảm bảo vệ sinh và bảo quản tốt để có thể cho bé sử dụng khi bạn vắng nhà là được.

Bảo quản sữa khó khăn

Mỗi lần bạn vắt, hãy dán nhãn cho các chai hoặc túi đựng sữa (với ba đến bốn ounce sữa mỗi lần) với thời gian, ngày vắt sữa. Sữa mẹ có thể được giữ an toàn trong tủ lạnh tối đa bốn ngày và trong một tủ đông riêng biệt (có cửa riêng) trong ba hoặc bốn tháng. Khi bạn về nhà mỗi ngày, hãy đảm bảo có đủ sữa trong tủ lạnh trong hai ngày tới. Nếu không, hãy đặt sữa mẹ mới của bạn vào đó, về phía sau nơi nó được giữ lạnh nhất. Khi sử dụng, hãy lấy những túi sữa có thời gian cũ trước và để lại những túi sữa mới. Nếu bạn có nguồn sữa dồi dào, hãy lưu trữ sữa mới trong tủ đông. Làm tan sữa đông lạnh từ từ trong tủ lạnh không quá 24 giờ hoặc trong một bát nước ấm, và không bao giờ cho vào lò vi sóng. Chỉ tiết kiệm sữa còn lại từ một lần cho ăn nếu đó là một lượng nhỏ và bạn dự định sẽ cho bé ăn trong vòng một giờ tới. Còn lại, bạn cần bỏ sữa dư thừa đi.

Sữa mẹ vắt ra để được bao lâu?

Hãy nhớ các mốc sau:

  • Để ở nhiệt độ phòng dưới 26 độ được 6-8 giờ
  • Để ở ngăn mát tủ lạnh được 3-5 ngày
  • Ngăn đá tủ lạnh cánh rời 3-4 tháng
  • Nhiệt độ -16 độ 6 tháng
  • Nhiệt độ -18 độ 12 tháng

Nhận biết sữa bị hỏng như thế nào?

  • Sữa mẹ bị phân tách lớp thì không sao nhưng nếu sữa bị vón cục thì là không tốt
  • Sữa có mùi như xà phòng hoặc kim loại thì là bình thường nhưng nếu có mùi chua thì là đã hỏng
  • Bạn nếm thử sữa, có vị chua và cảm giác rất khó uống thì tức là hỏng.

Vài điều về tác giá

Dr. Hung

Thích viết, đam mê chia sẻ kiến thức đến cộng đồng và mong muốn mọi người đều có kiến thức cơ bản để chăm sóc sức khỏe cho bản thân cũng như người thân. Ngoài ra còn thích nghe nhạc trữ tình, làm đồ handmade...

Leave a Comment