Tiểu đường

Đái tháo đường thai kỳ nên ăn gì?

Đái tháo đường thai kỳ là gì?

Đái tháo đường thai kỳ chỉ xảy ra ở phụ nữ có thai – hay bạn chỉ mắc bệnh này khi mà bạn đang mang thai thôi nhé. Có thể là ngay trong lần mang thai đầu tiên, bạn bị mắc bệnh đái tháo đường thai kỳ hoặc bạn đã mắc bệnh đái tháo đường từ trước nhưng không được chẩn đoán và trong quá trình mang thai bệnh trở nên nặng hơn.

Insulin có vai trò trong quá trình phá vỡ cấu trúc các loại thực phẩm bạn ăn vào hằng ngày thành glucose (đường), sau đó đưa glucose vào tế bào để sử dụng là năng lượng. Mà trong quá trình mang thai, cơ thể của bạn sử dung insulin một cách không được hiệu quả.

Cơ thể bạn sẽ trở nên kháng insulin tự nhiên do trong quá trình mang thai bạn cần nhiều glucose trong máu hơn để cung cấp cho em bé. Ở một số phụ nữ quá trình này xảy ra một cách không bình thường khiến cơ thể ngừng đáp ứng với insulin hoặc không tạo ra đủ insulin để cung cấp cho cơ thể. Khi đó lượng đường trong máu sẽ tăng cao gây ra bệnh đái tháo đường thai kỳ.

Xem thêm: Tìm hiểu về đái tháo đường ở phụ nữ

Nếu bạn được chẩn đoán bệnh đái tháo đường thai kỳ, hoặc đơn giản chỉ vì bạn là người ham học hỏi, hãy tìm hiểu tiếp cùng chúng tôi nhé.

Bạn nên ăn gì?

Chế độ ăn uống lành mạnh cơ bản

  1. Mỗi bữa ăn đều có protein
  2. Chế độ ăn uống hằng ngày phải có rau, hoa quả
  3. Ít hơn một nửa lượng calories của bạn nên đến từ carbohydrates
  4. Chất béo chiếm ít hơn 35% chế độ ăn
  5. Hạn chế hoặc không dùng thực phẩm chế biến sẵn
  6. Chú ý tới khẩu phần ăn để tránh ăn quá nhiều

Nếu bạn bị đái tháo đường thai kỳ, thì bạn cần duy trì một chế độ ăn uống lành  mạnh, cân bằng để có thể kiểm soát các triệu chứng mà không cần dùng thuốc. Nhìn chung thì chế độ ăn uống của bạn nên bao gồm protein cùng với hỗn hợp carbohydrates và chất béo. Không nên dùng quá nhiều carbohydrates vì sẽ dẫn tới tăng đường huyết một cách đột biến.

Sau khi được chẩn đoán đái tháo đường thai kỳ, bạn nên trao đổi với bác sĩ hoặc chuyên gia dinh dưỡng để có một kế hoạch dinh dưỡng tốt, giữ cho bạn và em bé được khỏe mạnh.

Đồ ăn nhẹ và bữa phụ

Dưới đây là một vài lựa chọn tuyệt vời cho đồ ăn nhẹ, bữa phụ nếu bạn mắc đái tháo đường thai kỳ:

  • Rau tươi, rau đông lạnh, đặc biệt là rau hấp
  • Trứng hoặc lòng trắng trứng
  • Bột yến mạch
  • Hoa quả tươi
  • Thị gà không da
  • Cá nướng
  • Bỏng ngô
  • Sữa chua không đường

Ngoài ra hãy thử thêm các công thức nấu ăn dành cho bệnh đái tháo đường như sinh tố, soup rau…

Trái cây thì sao nhỉ?

Hoa quả, trái cây vẫn luôn rất tốt đối với cơ thể, tuy nhiên bạn sẽ cần theo dõi lượng hoa quả bạn ăn vào một cách hợp lý. Bạn nên gặp bác sĩ hoặc chuyên gia dinh dưỡng để học cách tính lượng carbohydrates trong mỗi khẩu phần ăn để đảm bảo bạn không ăn quá nhiều đường cùng một lúc.

Hãy tìm hiểu các loại hoa quả tốt cho bệnh đái tháo đường ở đây nhé

Những thực phẩm bạn nên tránh

Lời khuyên chân thành là bạn nên tránh xa các thực phẩm chế biến sẵn, chẳng hạn như bánh mì trắng, hay nói chung là tất cả những thứ gì có nhiều đường. Ví dụ như

  • Đồ ăn nhanh
  • Đồ uống có cồn
  • Bánh nướng
  • Bánh rán, bánh ngọt
  • Đồ chiên
  • Đồ uống có đường, có gas
  • Kẹo
  • Thức ăn nhiều tinh bột, ví dụ như khoai tây

Ngoài ra bạn cũng nên tham khảo ý kiến bác sĩ về chế độ dinh dưỡng của mình nhé.

Biến chứng của đái tháo đường thai kỳ

Bệnh đái tháo đường thai kỳ có thể gây nguy hiểm cho cả bạn và con. Lượng glucose dư thừa trong cơ thể có thể khiến e bé bị tăng cân. Khi em bé tăng cân quá mức sẽ dẫn tới nguy cơ đẻ khó vì:

  • Vai của em bé có thể bị kẹt
  • Bạn mất nhiều máu trong quá trình chuyển dạ
  • Em bé sẽ gặp khó khăn trong việc giữ cho đường huyết ổn định và thở sau khi sinh
  • Bệnh đái tháo đường thai kỳ cũng làm tăng nguy cơ mắc bệnh tăng huyết áp thai kỳ

Trong hầu hết các trường hợp, đái tháo đường thai kỳ sẽ hết sau khi em bé được sinh ra, tuy nhiên đái tháo đường thai kỳ sẽ làm tăng nguy cơ mắc bệnh đái tháo đường cho cả bạn và đứa trẻ sau này.

Điều trị đái tháo đường thai kỳ

Việc điều trị phụ thuốc và mức độ đường huyết của bạn. Trong nhiều trường hợp chỉ cần điều trị bằng chế độ ăn uống, tập thể dục mà không cần dùng thuốc. Trong một số trường hợp thì bạn cần sử dụng thuốc uống như metformin hoặc tiêm insulin để kiểm soát đường huyết ổn định.

Mang thai khỏe mạnh, an toàn

Ngoài việc duy trì một chế độ ăn uống cân bằng, có nhiều thứ mà bạn có thể làm để có một thai kỳ khỏe mạnh:

  • Tập thể dục đều đặn. Hãy tập luyện ít nhất 30 phút mỗi tuần, đừng ngại kết hợp nhiều động tác khi bạn đang mang thai. Hãy tham khảo ý kiến bác sĩ với mỗi bài tập mới. Tập thể dục đều đặn sẽ giúp giữ mức đường huyết ổn định.
  • Ăn mỗi hai giờ. Để điều chỉnh lượng đường huyết ổn định, đừng bao giờ bỏ bữa và hãy cố gắng ăn một bữa nhẹ, lành mạnh sau mỗi 2 giờ. Bỏ bữa sẽ khiến lượng đường trong máu biến động và việc kiểm soát trở nên khó khăn hơn.
  • Uống vitamin
  • Đi khám thai định kỳ

Và đừng quá lo lắng nếu bạn mắc bệnh đái tháo đường thai kỳ. Hãy yên tâm rằng với chế độ ăn uống và tập thể dục phù hợp, bạn vẫn có thể có một thai kỳ, chuyển dạ và sinh nở bình thường và khỏe mạnh.

Vài điều về tác giá

Dr. Hung

Thích viết, đam mê chia sẻ kiến thức đến cộng đồng và mong muốn mọi người đều có kiến thức cơ bản để chăm sóc sức khỏe cho bản thân cũng như người thân. Ngoài ra còn thích nghe nhạc trữ tình, làm đồ handmade...

Leave a Comment