Tiểu đường

Phụ nữ và bệnh tiểu đường: Triệu chứng, biến chứng và những điều nên biết

Bệnh tiểu đường ở phụ nữ

Tiểu đường là nhóm các bệnh lý chuyển hóa, trong đó lượng đường trong máu của người bệnh trở nên quá cao do các vấn đề về sản xuất và sử dụng insulin của cơ thể. Bệnh tiểu đường có thể ảnh hưởng tới mọi lứa tuổi, chủng tộc và giới tính.

Theo nghiên cứu của tờ Annals of Internal Medicine thì từ năm 1971 đến năm 2000, tỷ lệ tử vong ở nam giới mắc bệnh tiểu đường đã giảm đáng kể. Phản ánh những tiến bộ vượt bậc trong điều trị bệnh tiểu đường.

Tuy nhiên nghiên cứu cũng chỉ ra tỷ lệ tử vong của phụ nữ mắc bệnh tiểu đường lại không được cải thiện. Ngoài ra những người phụ nữ mắc bệnh tiểu đường có tỷ lệ tử vong cao gấp đôi với những người không mắc bệnh.

Qua đó ta thấy mặc dù tỷ lệ mắc bệnh của nam giới cao hơn nhưng tỷ lệ tử vong ở phụ nữ mắc bệnh tiểu đường lại cao hơn nam giới. Những phát hiện trên nhấn mạnh rằng bệnh tiểu đường ảnh hưởng tới nam giới và nữ giới theo những cách khác nhau. Ví dụ như:

  • Phụ nữ thường ít nhận được điều trị tích cực cho các yếu tố tim mạch và các điều kiện liên quan tới bệnh tiểu đường
  • Một số biến chứng của bệnh tiểu đường khó chẩn đoán hơn ở phụ nữ
  • Phụ nữ thường có nhiều loại bệnh lý tim mạch khác nhau hơn so với đàn ông
  • Hormone và phản ứng viêm hoạt động khác nhau ở phụ nữ

Báo cáo toàn cầu từ năm 2014 của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cho biết có khoảng 422 triệu người trưởng thành mắc bệnh tiểu đường, so với con số là 108 triệu người từ năm 1980

Các triệu chứng của bệnh tiểu đường ở phụ nữ

Nếu bạn là một phụ nữ mắc bệnh tiểu đường, thì bạn có thể gặp nhiều triệu chứng giống đàn ông. Tuy nhiên có một số triệu chứng chỉ có ở phụ nữ. Nắm bắt được các triệu chứng này sẽ giúp bạn xác định được sớm bệnh tiểu đường và điều trị kịp thời.

Các triệu chứng chỉ có ở phụ nữ gồm có:

1. Nhiễm nấm men ở âm đạo và miệng

Khi nấm men – hay còn gọi là các loại nấm Candida phát triển một cách quá mức sẽ gây ra nhiễm nấm âm đạo, nhiễm trùng nấm men ở miệng. Những nhiễm trùng này thường chỉ gặp ở phụ nữ.

Khi nhiễm trùng phát triển ở vùng âm đạo, các triệu chứng gồm có:

  • Ngứa
  • Đau nhức
  • Khí hư
  • Đau khi quan hệ tình dục

Nhiễm trùng nấm men thường gây ra một lớp phủ màu trắng bên trên lưỡi và bên trong miệng. Nồng độ glucose trong máu cao kích thích sự phát triển của nấm.

2. Nhiễm trùng tiết niệu

Những người phụ nữ mắc bệnh tiểu đường có nguy cơ cao bị nhiễm trùng tiết niệu. Nhiễm trùng tiết niệu phát triển khi vi khuẩn xâm nhập và đường tiết niệu và gây ra các triệu chứng như:

  • Đái buốt
  • Cảm giác nóng rát khi đi tiểu
  • Nước tiểu có máu hoặc có mủ đục

Nếu các triệu chứng trên không được điều trị thì có nguy cơ phát triển thành nhiễm trùng thận.
Nhiễm trùng đường tiết niệu thường gặp ở phụ nữ bị tiểu đường chủ yếu do hệ miễn dịch suy giảm do đường huyết tăng cao.

3. Rối loạn chức năng tình dục ở phụ nữ

Bệnh lý thần kinh tiểu đường xuất hiện khi đường huyết tăng cao làm tổn thương các dây thần kinh. Bệnh lý này gây cảm giác ngứa râm ran hoặc mất cảm giác ở các bộ phận khác nhau trên cơ thể, bao gồm:

  • Tay
  • Bàn chân
  • Cẳng chân

Ngoài ra tình trạng này cũng có thể ảnh hưởng tới cảm giác ở vùng âm đạo và làm giảm ham muốn tình dục của phụ nữ.

4. Hội chứng buồng trứng đa nang

Các rối loạn này xảy ra khi cơ thể sản xuất ra một lượng lớn hormone nam giới và dễ mắc hội chứng buồng trứng đa nang. Dấu hiệu của hội chứng buồng trứng đa nang có:

  • Chu kỳ kinh nguyệt bất thường
  • Tăng cân
  • Mụn trứng cá
  • Phiền muộn
  • Vô sinh

Hội chứng buồng trứng đa nang có thể gây ra một dạng bệnh kháng insulin dẫn tới tăng lượng đường trong máu và làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường.

Các triệu chứng xuất hiện ở cả nam và nữ

Cả nam giới và nữ giới đều có thể gặp các triệu chứng sau đây của bệnh tiểu đường nếu không được chẩn đoán:

  • Tăng cảm giác khát và cảm giác đói
  • Đi tiểu thường xuyên
  • Giảm cân mà không có nguyên nhân rõ ràng
  • Mệt mỏi
  • Mờ mắt
  • Vết thương lâu lành
  • Buồn nôn
  • Nhiễm trùng da
  • Các mảng sắc tố sẫm màu ở da
  • Cơ thể xuất hiện nhiều nếp nhăn
  • Dễ cáu gắt
  • Hơi thở có mùi axeton
  • Giảm cảm giác ở bàn tay hoặc bàn chân

Điều quan trọng là có nhiều người mắc bệnh tiểu đường mà không có các triệu chứng đáng chú ý.

Vấn đề mang thai và bệnh tiểu đường

Một số phụ nữ mắc bệnh tiểu đường đang không biết làm thế nào để mang thai một cách an toàn. Tin tốt đó là bạn hoàn toàn có thể mang thai khỏe mạnh khi mắc bệnh tiểu đường type 1 hoặc 2. Nhưng điều quan trọng là bạn phải kiểm soát được tình trạng của bạn trước và trong khi mang thai để tránh các biến chứng.

Nếu bạn đang có kế hoạch mang thai, tốt nhất là bạn phải điều chỉnh đượng lượng đường huyết càng gần với đường huyết mục tiêu càng tốt trước khi có thai. Mức đường huyết mục tiêu khi mang thai sẽ khác với mục tiêu khi không mang thai, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để biết được mình cần làm gì nhé.

Bạn hãy tới gặp bác sĩ để được tư vấn cặn kẽ về những cách tốt nhất để quản lý sức khỏe cho bạn và cho con. Ví dụ như mức đường huyết cần phải đạt được và theo dõi trước và trong khi mang thai.

Khi mang thai thì đường trong máu sẽ đi qua nhau thai tới thai nhi. Thai nhi cũng cần sử dụng đường để làm năng lượng giống như người trưởng thành, tuy nhiên nếu mức đường huyết tăng quá cao thì trẻ sẽ có nguy cơ bị dị tật. Ví dụ như:

  • Suy giảm nhận thức
  • Chậm phát triển
  • Tăng huyết áp

Tiểu đường thai kỳ

Bệnh tiểu đường thai kỳ là một bệnh đặc biệt đối với phụ nữ mang thai và khác với bệnh tiểu đường loại 1 hay loại 2. Bệnh tiểu đường thai kỳ xảy ra ở 9.2% phụ nữ mang thai.

Khi mang thai thì các nội tiết tốt cản trở khả năng hoạt động của insulin, làm cơ thể phải sản xuất nhiều insulin hơn. Tuy nhiên đối với một số phụ nữ thì lượng insulin tạo thêm vẫn không đủ đáp ứng và gây nên bệnh tiểu đường thai kỳ.

Bệnh tiểu đường thai kỳ thường phát triển ở giai đoạn sau của thai kỳ. Ở hầu hết phụ nữ thì tiểu đường thai kỳ sẽ hết sau khi sinh con. Tuy nhiên nguy cơ mắc bệnh tiểu đường type 2 sẽ tăng lên. Vì vậy bạn nên xét nghiệm tiểu đường và tiền tiểu đường vài năm một lần.

Các yếu tố nguy cơ tiểu đường ở phụ nữ

Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) thì bạn có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường nếu bạn có các yếu tố sau:

  • Lớn hơn 45 tuổi
  • Thừa cân hoặc béo phì
  • Gia đình có người mắc bệnh tiểu đường
  • Là người Mỹ gốc Phi, người Mỹ bản xứ, người Alaska bản địa, người gốc Tây Ban Nha, người mỹ gốc Á hoặc người bản xứ Hawaii
  • Đã từng có em bé với trọng lượng sơ sinh lớn hơn 4kg
  • Đã bị tiểu đường thai kỳ
  • Bị tăng huyết áp
  • Cholesterol máu cao
  • Tập thể dục ít hơn 3 lần một tuần
  • Có các vấn đề sức khỏe khác liên quan tới việc sử dụng insulin, ví dụ hội chứng buồng trứng đa nang
  • Có tiền sử bệnh tim hoặc đột quỵ

Điều trị

Ở tất cả các giai đoạn của cuộc sống, cơ thể phụ nữ sẽ gặp nhiều trở ngại trong việc kiểm soát bệnh tiểu đường và lượng đường huyết. Nguyên nhân vì:

  • Một số loại thuốc tránh thai có thể làm tăng lượng đường trong máu. Để duy trì mức đường huyết khỏe mạnh, thì bạn nên nhờ bác sĩ tư vấn về việc chuyển sang sử dụng thuốc tránh thai liều thấp.
  • Glucose tỏng cơ thể có thể gây nhiễm trùng nấm men, vì glucose làm tăng tốc độ phát triển của nấm. Có các loại thuốc mua tự do và kê đơn để điều trị nhiễm nấm men. Bạn có thể tránh nhiễm trùng nấm men bằng cách kiểm soát tốt hơn đường huyết. Sử dụng insulin theo quy đinh, tập thể dục thường xuyên, chọn thức ăn có lượng đường thấp, giảm carbohydrates nạp vào cơ thể và theo dõi thường xuyên đường huyết

Và bạn hãy thực hiện các bước sau để ngăn ngừa, trì hoãn bệnh tiểu đường, tránh các biến chứng và quản lý bệnh tiểu đường hiệu quả nhé:

1. Thuốc 

Có nhiều loại thuốc bạn có thể dùng để kiểm soát các triệu chứng và biến chứng của bện tiểu đường. Có nhiều loại thuốc mới dành cho bệnh tiểu đường, nhưng có một số loại thuốc phổ biến nhất như:

  • Liệu pháp insulin
  • Metformin (Glucophage), sẽ giúp hạ đường huyết

2. Thay đổi lối sống

Thay đổi lối sống sẽ giúp quản lý bệnh tiểu đường, cụ thể:

  • Tập thể dục và duy trì cân nặng khỏe mạnh
  • Tránh hút thuốc lá
  • Chế độ ăn tập trùng vào hoa quả, rau, ngũ cốc nguyên hạt
  • Theo dõi đường huyết thường xuyên

3. Các biện pháp thay thế

Phụ nữ mắc bệnh tiểu đường có thể thử nhiều cách khác nhau để kiểm soát các triệu chứng, bao gồm:

  • Uống bổ sung crom hoặc magie
  • Ăn nhiều bông cải xanh, kiều mạch, đậu Hà Lan
  • Sử dụng các thực phẩm bổ sung từ thực vật

Tuy nhiên hãy nhớ tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi thử bất cứ phương pháp điều trị nào mới nhé. Ngay cả là các phương pháp tự nhiên đều có thể ảnh hưởng tới quá trình điều trị của bạn.

Biến chứng

Có một loạt các biến chứng mà bệnh tiểu đường có thể gây ra. Một số biến chứng mà chị em phụ nữ khi mắc bệnh tiểu đường nên biết đó là:

  • Rối loạn tiêu hóa
  • Bệnh mạch vành
  • Nhiễm trùng, nhiễm nấm da
  • Tổn thương thần kinh, có thể dẫn tới đau, suy giảm tuần hoàn hoặc mất cảm giác ở tay hoặc chân
  • Tổn thương mắt, có thể dẫn tới mù lòa
  • Các vết loét xuất hiện ở chân, nếu nặng có thể phải cắt cụt chi

Lời khuyên dành cho bạn

Không có cách chữa triệt để bệnh tiểu đường. Vì vậy sau khi được chẩn đoán thì tất cả những việc bạn làm chỉ nhằm mục đích kiểm soát các triệu chứng.

Một nghiên cứu gần đây cho thấy phụ nữ mắc bệnh tiểu đường có nguy cơ tử vong cao hơn 40%. Và những người mắc bệnh tiểu đường có tuổi thọ trung bình giảm đi 10 năm.

Hiện nay có rất nhiều loại thuốc, phương pháp thay đổi lối sống cũng như các biện pháp thay thế có thể giúp kiểm soát bệnh tiểu đường, cải thiện sức khỏe. Tuy nhiên bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng bất kỳ phương pháp điều trị nào nhé.

Vài điều về tác giá

Dr. Hung

Thích viết, đam mê chia sẻ kiến thức đến cộng đồng và mong muốn mọi người đều có kiến thức cơ bản để chăm sóc sức khỏe cho bản thân cũng như người thân. Ngoài ra còn thích nghe nhạc trữ tình, làm đồ handmade...

Leave a Comment