Triệu chứng

Đi ngoài ra máu: Nguyên nhân, chẩn đoán và điều trị

Thực tế, hiện tượng đi đại tiện ra máu không hiếm gặp, hầu như trong cuộc đời mỗi người đều ít nhất 1 – 2 lần gặp phải tình trạng này. Một số trường hợp, đi ngoài ra máu không nguy hiểm và có thể tự khỏi mà không cần điều trị. Trường hợp khác thì đi ngoài ra máu tươi lại là triệu chứng nguy hiểm của các bệnh lý về hậu môn trực tràng nếu không được can thiệp y khoa kịp thời sẽ gây ảnh hưởng không nhỏ đến cuộc sống sinh hoạt, sức khỏe của người bệnh thậm chí là tử vong.

Bài viết dưới đây cung cấp những thông tin bạn cần biết về nguyên nhân có thể gây ra đi ngoài ra máu và những gì bạn nên làm nếu bạn phát hiện ra tình trạng này.

Đi ngoài ra máu là gì?

đi ngoài ra máu

Đi cầu ra máu là hiện tượng người bệnh khi đi đại tiện có lẫn máu trong phân. Lượng máu này có thể rất ít, chỉ vài giọt thấm vào giấy vệ sinh hoặc máu chảy thành dòng, thành tia và hiện tượng này thường kèm theo các biểu hiện như: đau rát, ngứa ngáy hậu môn, sốt cao… tùy thuộc vào chứng bệnh bạn đang mắc phải.

Triệu chứng liên quan

Một người đi ngoài ra máu có thể không biết đang bị chảy máu. Mặt khác, họ cũng có thể bị đau bụng, nôn, mệt mỏi, khó thở, tiêu chảy, đánh trống ngực, ngất xỉu và giảm cân tùy thuộc vào nguyên nhân, vị trí, và mức độ nghiêm trọng của chảy máu.

Nguyên nhân gây ra đi ngoài ra máu

Có máu trong phân có nghĩa là có chảy máu ở đâu đó trong đường tiêu hóa của bạn. Đôi khi lượng máu ít đến mức chỉ có thể được phát hiện bằng xét nghiệm kiểm tra máu ẩn trong phân. Đôi khi, có thể nhìn thấy trên khăn giấy vệ sinh hoặc trong nhà vệ sinh sau khi đi tiêu có máu đỏ tươi. Chảy máu xảy ra ở vị trí đường tiêu hóa trên có thể làm cho phân xuất hiện màu đen như nhựa đường.

Nguyên nhân có thể gây ra máu trong phân bao gồm:

Bệnh lý túi thừa

Bệnh túi thừa bao gồm ba tình trạng trong đó liên quan đến sự phát triển các túi nhỏ hoặc túi trong vách đại tràng, bao gồm có túi thừa, chảy máu túi thừa, và viêm túi thừa.

Có túi thừa là thành lập nhiều túi nhỏ, hoặc túi thừa, trong niêm mạc ruột. Túi thừa, có kích thước cỡ hạt đậu hoặc lớn hơn , được hình thành do tăng áp trên các nơi yếu của thành ruột bằng khí đốt, chất thải, hoặc chất lỏng. Túi thừa có thể hình thành trong khi ì ạch khi đi tiêu, ví dụ như táo bón. Nó hầu như phổ biến trong phần dưới của ruột già.

Biến chứng có thể xảy ra trong khoảng 20% người với có túi thừa. Một trong những biến chứng là xuất huyết trực tràng, gọi chảy máu túi thừa, và nhiễm trùng túi thừa, gọi viêm túi thừa. Chảy máu túi thừa xảy ra với chấn thương mạn tính đến các mạch máu nhỏ nằm kế bên túi thừa.

Vì người có có túi thừa không mắc bất kỳ triệu chứng nào, thông thường được tìm thấy qua yêu cầu xét nghiệm của lý do không liên quan.

Táo bón

Khi bạn bị táo bón, việc đi đại tiện trở nên khó khăn và khoảng cách giữa các lần đi đại tiện kéo dài hơnbình thường.

Thói quen đi cầu bình thường khác nhau giữa mọi người. Một số người đi vệ sinh nhiều hơn một lần một ngày, trong khi những người khác chỉ có thể đi 2-3 ngày/lần. Tương tự, một số trẻ sơ sinh đi đại tiện nhiều lần trong ngày, trong khi những trẻ khác đi 1-2 lần/ ngày.

Nếu bạn hoặc con bạn đi đại tiện ít hơn bình thường, đó có thể là dấu hiệu của táo bón. Táo bón có thể được xác định khi giảm số lần đi ngoài, đau, khó khăn khi đi ngoài, đi ngoài không trọn vẹn, hoặc phân nhỏ hoặc cứng. Trong số các triệu chứng này, dựa vào số lần đi ngoài là dễ xác định nhất. Trong y học, táo bón thường được định nghĩa là dưới 3 lần đi ngoài mỗi tuần.

Việc đi đại tiện cũng có thể khó khăn hơn và bạn có thể cảm thấy không thể làm trống ruột hoàn toàn. Phân của bạn có thể xuất hiện trong tình trạng khô, cứng và vón cục, cũng như lớn hoặc nhỏ bất thường.

Các triệu chứng táo bón khác có thể bao gồm:

  • Đau bụng
  • Cảm thấy khó chịu
  • Có máu trong phân hoặc chảy máu sau khi đi đại tiện;
  • Sau khi đại tiện xong vẫn còn cảm giác muốn đại tiện.
  • Mệt mỏi
  • Ăn mất ngon

Nứt kẽ hậu môn

Nứt kẽ hậu môn (nứt hậu môn) là một vết rách nhỏ nằm ở ống hậu môn và gây đau, chảy máu khi đại tiện. Nứt kẽ hậu môn thường xuyên xảy ra và thường bị nhầm lẫn với các bệnh khác ở vùng hậu môn, như bệnh trĩ.

Triệu chứng điển hình của bệnh nứt kẽ hậu môn là đại tiện rất đau và đau thường kéo dài vài phút đến vài giờ sau khi đại tiện, có những người đau cả ngày. Người mắc bệnh cũng có thể đại tiện ra máu đỏ tươi. Một số người đau từ lần đại tiện này sang lần đại tiện sau. Người bị nứt kẽ hậu môn thường sợ, không dám đại tiện vì đau.

Những vết nứt kẽ hậu môn thường rất dễ tái phát. Sau khi điều trị khỏi, bệnh thường tái phát sau khi đại tiện phân rắn hoặc do những nguyên nhân chấn thương khác. Khi đã điều trị khỏi, đại tiện hết đau và chảy máu thì việc duy trì chế độ ăn và sinh hoạt để không bị táo bón là rất quan trọng để tránh tái phát

Viêm loét đại tràng

Đây là tên gọi của một nhóm bệnh gây viêm ruột (quan sát thấy ruột bị đỏ và sưng lên). Tình trạng viêm này thường kéo dài và hay tái phát.

Tại Mỹ, mỗi năm có trên 600.000 bệnh nhân mắc một thể nào đó của bệnh viêm loét đại tràng. Bệnh nhân viêm loét đại tràng thường có những cơn đau quặn bụng, tiêu chảy, sụt cân và xuất huyết từ đường ruột.

Hai thể bệnh viêm loét đại tràng là bệnh Crohn và bệnh viêm loét đại tràng (ulcerative colitis).

Bệnh Crohn thường gây loét dọc chiều dài của ruột non và đại tràng. Bệnh Crohn có thể không gây tổn thương tại trực tràng hoặc chỉ gây tình trạng viêm và nhiễm trùng xì rò quanh trực tràng mà thôi.

Trong khi đó bệnh viêm loét đại tràng lại hay gây tổn thương ở phần đại tràng thấp, thường khởi đầu từ trực tràng.

Bệnh nhân viêm loét đại tràng kéo dài ít nhất 8 năm có nguy cơ cao hình thành ung thư đại tràng. Nguy cơ càng tăng khi tình trạng viêm ảnh hưởng đến toàn bộ đại tràng. Do đó cần có kế hoạch tầm soát ung thư đại tràng đều đặn.

Viêm loét dạ dày tá tràng

Viêm loét dạ dày-tá tràng là căn bệnh gây tổn thương viêm và loét trên niêm mạc dạ dày hoặc tá tràng (phần đầu của ruột non). Những tổn thương này xảy ra khi lớp niêm mạc (màng lót bên trong cùng) của dạ dày hay tá tràng bị bào mòn và các lớp bên dưới thành dạ dày hay thành ruột sẽ bị lộ ra.

Hai nguyên nhân chính gây loét dạ dày-tá tràng là nhiễm vi khuẩn Helicobacter pylori (Vi khuẩn HP) hay dùng thuốc kháng viêm không steroid (NSAID) thường dùng để trị đau khớp.

Dấu hiệu thường gặp của bệnh viêm loét dạ dày là đau vùng bụng trên rốn (hay còn gọi là đau vùng thượng vị). Đây là một trong các dấu hiệu chính của bệnh viêm loét dạ dày. Nếu loét tá tràng thì cơn đau thường sẽ xuất hiện vào lúc đói hoặc là lúc sau ăn khoảng 2 – 3 tiếng, có thể đau vào lúc nửa đêm về sáng, lan ra sau lưng. Cơn đau xuất hiện âm ỉ, đau tức bụng hoặc đau quặn từng cơn. Bạn nên hạn chế ăn những món ăn chua, cay… khi đang đói.

Một số triệu chứng như đầy bụng, buồn nôn cũng là một trong những dấu hiệu thường xuyên của bệnh viêm loét dạ dày-tá tràng. Cảm giác bị đầy bụng, khó tiêu là do dạ dày đã bị tổn thương, kéo theo hoạt động tiêu hóa chậm lại, khiến cho người bệnh thường cảm thấy chướng bụng, đầy hơi.

Đa số người khi bị viêm loét dạ dày-tá tràng thường có các triệu chứng ợ hơi, hoặc ợ chua, là những dấu hiệu rất hay gặp phải ở những người bị bệnh trong thời kỳ đầu. Ợ nóng rát thượng vị thường xuất hiện ở người có trào ngược dạ dày thực quản hơn.

Bệnh viêm loét dạ dày tá tràng nếu không được điều trị ngay sẽ trở thành mạn tính và khó có thể khỏi dứt điểm. Căn bệnh này có thể dẫn đến các biến chứng có ảnh hưởng đến sức khỏe nghiêm trọng như:

  • Thủng dạ dày-tá tràng: dấu hiệu của thủng là hiện tượng đau bụng dữ dội đột ngột.
  • Xuất huyết tiêu hóa trên: Chảy máu ở vết viêm loét có thể dẫn đến tình trạng mất máu nhiều máu, nguy hiểm đến tính mạng. Dấu hiệu của một vết loét chảy máu bao gồm các triệu chứng như chóng mặt, choáng váng, nôn ra máu đỏ hay phân có màu đen.
  • Hẹp môn vị: đây là dạng mô viêm xơ phát triển trên ổ loét ở môn vị-tá tràng, gây hẹp lòng ruột ngay dưới dạ dày, làm cho thức ăn khó có thể đi qua đường tiêu hóa. Các dấu hiệu của hẹp môn vị như là nôn mửa, bụng óc ách thức ăn cũ và sút cân nhanh.

Polyp đại trực tràng

Một số loại polyp tuyến (được gọi là adenomas) có khả năng trở thành ung thư, trong khi những loại khác (polyp tăng sản hoặc viêm) hầu như không có khả năng trở thành ung thư.

Polyp thường không gây ra triệu chứng nhưng có thể được phát hiện khi kiểm tra sàng lọc ung thư (chẳng hạn như nội soi đại tràng đại tràng), hoặc sau khi xét nghiệm sàng lọc tìm máu trong phân.

Nội soi đại tràng là cách tốt nhất để đánh giá đại tràng vì nó cho phép bác sĩ nhìn thấy toàn bộ niêm mạc đại tràng và loại bỏ hầu hết các polyp được tìm thấy. Mặt trong của đại tràng là cấu trúc giống như ống, bề mặt phẳng với các nếp gấp cong. Một polyp xuất hiện dưới dạng một khối nhô vào bên trong long đại tràng Các mô bao phủ một polyp có thể trông giống như mô đại tràng bình thường, hoặc, có thể có những thay đổi mô về màu sắc hay loét và chảy máu. Một số polyp phẳng và một số khác có cuống.

Nội soi đại tràng ống mềm là xét nghiệm tốt nhất để kiểm tra polyp. Nội soi ảo sử dụng công nghệ chụp cắt lớp điện toán cũng là một cách để phát hiện polyp.

Ung thư đại trực tràng

Ung thư đại trực tràng là ung thư khởi phát ở đại tràng hoặc trực tràng, có thể gọi là ung thư đại tràng hay ung thư trực tràng tùy thuộc vào vị trí khối u. Ung thư đại trực tràng là một trong những ung thư phổ biến nhất trên thế giới. Hiện nay trên thế giới có khoảng 1,8 triệu trường hợp mắc mới và hơn 800 nghìn trường hợp tử vong mỗi năm.

Ung thư đại trực tràng có thể phòng ngừa được nếu polyp tiền ung thư (tức là u tuyến) được phát hiện và loại bỏ trước khi chúng trở thành ác tính (ung thư). Theo thời gian, các polyp nhỏ có thể thay đổi cấu trúc của chúng và trở thành ung thư. Polyp thường được loại bỏ khi chúng được tìm thấy trên nội soi, giúp loại bỏ cơ hội cho polyp đó trở thành ung thư.

Các biểu hiện sớm của ung thư đại trực tràng như:

Rối loạn tiêu hóa

Không điển hình lẫn với các triệu chứng bệnh khác: ợ hơi, chậm tiêu, chướng bụng, đau bụng nhẹ, rối loạn đi ngoài: hay mót ỉa, táo bón, khó rặn…

Các triệu chứng kéo dài, kém đáp ứng với điều trị

Các rối loạn bài tiết phân

  • Táo bón hay đi phân lỏng bất thường, kéo dài
  • Phân mỏng hẹp so với bình thường
  • Có máu trong phân

Biểu hiện toàn thân

Mệt mỏi, gầy sút cân không giải thích được

Giai đoạn muộn

Sờ thấy khối u, hạch ở nhiều nơi,hay biểu hiện của di căn.

Ung thư đại trực tràng nếu được phát hiện sớm tỉ lệ chữa khỏi lên đến 90%, phát hiện ở giai đoạn càng sớm cơ hội chữa khỏi bệnh càng cao. Chính vì các triệu chứng lâm sàng không rõ ràng và không điển hình nên việc sàng lọc để phát hiện sớm ung thư đại trực tràng hết sức quan trọng để bảo vệ sức khỏe.

Giãn vỡ tĩnh mạch thực quản

Giãn tĩnh mạch thực quản là tình trạng các tĩnh mạch ở thực quản bị giãn ra. Nguyên nhân thường gặp nhất của giãn tĩnh mạch thực quản là xơ gan. Xơ làm ngăn cản dòng chảy của máu trong tĩnh mạch cửa, đây là tĩnh mạch chính dẫn máu từ dạ dày và ruột về gan, điều này tăng áp lực trong tĩnh mạch cửa và các tĩnh mạch khác gần đó và được gọi là tăng áp tĩnh mạch cửa. Kết quả là máu cần phải tìm kiếm các con đường khác thông qua các tĩnh mạch nhỏ hơn, chẳng hạn như những tĩnh mạch ở phần dưới của thực quản. Những tĩnh mạch có vách mỏng chịu áp lực cao nên phình ra, đôi khi vỡ và gây chảy máu.

Giãn tĩnh mạch thực quản thường không gây ra các dấu hiệu và triệu chứng, trừ khi có chảy máu. Các dấu hiệu và triệu chứng của chảy máu do vỡ giãn tĩnh mạch thực quản bao gồm:

  • Nôn và có một lượng máu đáng kể trong chất nôn
  • Phân đen như hắc ín
  • Choáng váng
  • Mất ý thức (trong trường hợp nặng)
  • Các triệu chứng của bệnh gan mạn tính như vàng da, vàng mắt, dễ chảy máu hay bầm tím, báng bụng (cổ trướng).

Bệnh trĩ

Đi ngoài ra máu tươi là triệu chứng sớm và điển hình nhất của bệnh trĩ. Bệnh trĩ hình thành do sự giãn quá mức của các tĩnh mạch ở các mô xung quanh hậu môn. Nguyên nhân gây trĩ thường do chế độ ăn uống không lành mạnh, ít chất xơ, nữ giới mang thai, người già, người có thói quen đi đại tiện lâu, rặn mạnh, người đứng lâu, ngồi nhiều… đã làm gia tăng áp lực lên thành hậu môn và gây trĩ.

Ban đầu, khi mới mắc trĩ người bệnh sẽ có triệu chứng đi ngoài ra máu tươi, lượng máu rất ít lẫn vào phân, hậu môn ngứa ngáy, khó chịu. Theo thời gian, bệnh diễn tiến nặng, búi trĩ gia tăng kích thước, đại tiện ra máu tươi với lượng nhiều, máu chảy thành dòng, thành tia khiến người bệnh thiếu máu trầm trọng.

Lúc này, người bệnh có nguy cơ cao bị sa búi trĩ, viêm nhiễm hậu môn, các búi trĩ lở loét tạo điều kiện cho các loại vi khuẩn có trong phân tấn công và gây nhiễm trùng máu vô cùng nguy hiểm.

Ảnh hưởng của đại tiện ra máu

Ảnh hưởng đến cuộc sống sinh hoạt hàng ngày

Đau rát hậu môn, đại tiện ra máu khiến người bệnh luôn có cảm giác đau đớn, mệt mỏi, bất an thường trực khiến chất lượng cuộc sống và hiệu quả công việc bị suy giảm.

Thiếu máu trầm trọng

Tình trạng đại tiện ra máu kéo dài, nhất là những trường hợp bệnh trĩ ở giai đoạn nặng, máu chảy thành giọt, thành tia sẽ dẫn đến thiếu máu trầm trọng, cơ thể xanh xao, suy giảm trí nhớ, hoa mắt, chóng mặt đặc biệt nguy hiểm với những người có làm việc trên cao và khi tham gia giao thông. Ở phụ nữ mang thai, thiếu máu làm tăng nguy cơ thai phụ suy nhược cơ thể, thai nhi kém phát triển thậm chí là sẩy thai, sinh non, thai chết lưu.

Ảnh hưởng đến đời sống tình dục

Hầu hết các trường hợp người bệnh đại tiện ra máu tươi kèm theo cảm giác ngứa rát, đau đớn hậu môn nhất là khi lao động nặng nhọc, ngồi quá nhiều, đứng quá lâu và khi quan hệ tình dục. Đau đớn mỗi khi quan hệ tình dục sẽ khiến người bệnh rơi vào tình trạng không muốn quan hệ, lảng tránh bạn tình từ đó chất lượng đời sống chăn gối bị suy giảm.

Suy giảm sức đề kháng

Một tác hại mà hiện tượng ngoài ra máu gây ra cần được đề cập đến đó là khiến người bệnh suy giảm sức đề kháng, từ đó người bệnh dễ mắc phải nhiều căn bệnh nguy hiểm khác, có thể kể đến là các căn bệnh xã hội như: bệnh lậu, sùi mào gà, giang mai,…

Một số tác hại khác

Nguyên nhân gây đại tiện ra máu do táo bón, do bệnh trĩ ở giai đoạn đầu,… nếu không được chữa trị kịp thời sẽ biến chứng nguy hiểm gây nhiễm trùng máu, hoại tử thậm chí đe dọa trực tiếp đến tính mạng người bệnh.

Như vậy, đại tiện ra máu gây ra vô vàn hệ lụy nguy hiểm về sức khỏe và cuộc sống sinh hoạt hàng ngày của người bệnh. Do đó, một lần nữa các chuyên gia khuyến cáo người bệnh tuyệt đối không chủ quan, chần chừ việc thăm khám khiến bệnh chuyển nặng, việc điều trị thêm khó khăn, tốn kém.

Chẩn đoán đại tiện ra máu

Điều quan trọng là bạn cần đi khám ngay khi phát hiện đi ngoài ra máu. Bất kỳ chi tiết nào bạn có thể cung cấp về chảy máu sẽ giúp bác sĩ xác định vị trí chảy máu. Ví dụ, phân màu đen, hắc ín có khả năng là vết loét hoặc vấn đề khác ở phần trên của đường tiêu hóa. Phân có màu đỏ tươi thường chỉ ra một vấn đề ở phần dưới của đường tiêu hóa như bệnh trĩ hoặc viêm túi thừa .

Bác sĩ sẽ hỏi bạn về tiền sử, bệnh sử cũng như các vấn đề liên quan. Bác sĩ có thể yêu cầu xét nghiệm để xác định nguyên nhân chảy máu. Các xét nghiệm có thể bao gồm:

Nội soi thực quản-dạ dày

Một phương pháp liên quan đến việc đặt ống nội soi là một ống nhỏ linh hoạt với một camera nhỏ ở đầu, đặt qua miệng và xuống thực quản đến dạ dày và tá tràng. Bác sĩ có thể sử dụng phương pháp này để tìm vị trí chảy máu xem liệu có ở đường tiêu hóa trên không. Nội soi cũng có thể được sử dụng để thu thập các mẫu mô nhỏ để kiểm tra dưới kính hiển vi (sinh thiết).

Nội soi đại tràng

Một phương pháp tương tự như trên ngoại trừ vị trí được đưa vào qua trực tràng để khảo sát đại tràng. Nội soi đại tràng có thể được sử dụng để thu thập các mẫu mô để sinh thiết .

Nội soi đường tiêu hóa bằng viên nang

Nội soi bằng viên nang là phương pháp hình ảnh học dùng để khảo sát ống tiêu hoá, thường là ruột non – đây là đoạn ruột mà nội soi dạ dày tá tràng và nội soi đại –  trực tràng không khảo sát được. Viên nang cấu tạo bởi 1 camera nhỏ cho phép ghi lại toàn bộ hình ảnh trong lòng ống tiêu hoá trải dài từ thực quản – dạ dày – ruột non –ruột già. Những hình ảnh này được  thu nhận bởi các miếng điện cực nhỏ gắn trên người bệnh nhân và chuyển tới 1 máy ghi dữ liệu có kích thước nhỏ như 1 ổ cứng di động đeo bằng dây đai quanh thắt lưng bệnh nhân. Thời gian thực hiện xét nghiệm này khoảng 11h và bệnh nhân có thể về nhà trong khoảng thời gian trên. Nội soi tiêu hoá bằng viên nang được sử dụng chủ yếu để kiểm tra và xác định nguyên nhân chảy máu từ ruột non, trong trường hợp nghi ngờ u ruột non và đau bụng không rõ nguyên nhân

Chụp Xquang có thuốc cản quang

Chụp X-quang cản quang đường tiêu hóa trên là xét nghiệm hình ảnh học để đánh giá cấu trúc giải phẫu của đường tiêu hóa trên. Thực quản, dạ dày và tá tràng (phần đầu của ruột) sẽ được làm nổi rõ lên trên phim X-quang nhờ có chất cản quang. Chất cản quang này có thể là dung dịch barium hay chất tương phản hoà tan trong nước. Nếu chỉ dùng chất cản quang để đánh giá vùng hầu họng và thực quản thì quá trình này được gọi là nuốt barium.

Xạ hình

Một phương pháp liên quan đến việc tiêm một lượng nhỏ chất phóng xạ vào tĩnh mạch và sau đó sử dụng một camera đặc biệt để xem hình ảnh của mạch máu trong đường tiêu hóa để phát hiện nơi chảy máu đang xảy ra.

Chụp động mạch

Một phương pháp liên quan đến việc tiêm thuốc nhuộm đặc biệt vào tĩnh mạch làm cho các mạch máu có thể nhìn thấy khi chụp X-quang hoặc chụp cắt lớp vi tính (CT). Phương pháp này phát hiện chảy máu khi thuốc nhuộm rò rỉ ra khỏi mạch máu tại vị trí chảy máu.

Phẫu thuật nội soi

Một phương pháp phẫu thuật có thể cần thiết nếu các xét nghiệm khác không tìm ra nguyên nhân gây chảy máu.

Bác sĩ của bạn cũng có thể yêu cầu xét nghiệm công thức máu, sinh hóa máu khi có máu trong phân. Những xét nghiệm này có thể tìm kiếm các vấn đề đông máu, thiếu máu và sự hiện diện của nhiễm H. pylori .

Điều trị đại tiện ra máu

Dù nguyên nhân gây ra hiện tượng đi ngoài ra máu là do đâu thì hậu quả trước hết người bệnh phải gánh chịu chính là nguy cơ mất máu, thiếu máu trầm trọng, cơ thể suy nhược, mệt mỏi và lâu dần có thể gây ra biến chứng khôn lường. Do đó, việc điều trị đi ngoài ra máu nên được tiến hành càng sớm càng tốt.

Bác sĩ có thể sử dụng một trong số vài kỹ thuật để cầm máu ngay lập tức. Thông thường nội soi được sử dụng để tiêm hóa chất vào vị trí chảy máu, điều trị vị trí chảy máu bằng dòng điện hoặc laser, hoặc kẹp lại vị trí chảy máu. Nếu nội soi không kiểm soát được tình trạng chảy máu, bác sĩ có thể sử dụng chụp động mạch để tiêm thuốc vào mạch máu để kiểm soát chảy máu.

Ngoài việc cầm máu ngay lập tức, nếu cần thiết, điều trị bao gồm giải quyết nguyên nhân chảy máu để giữ cho tình trạng chảy máu không quay trở lại. Điều trị khác nhau tùy thuộc vào nguyên nhân và có thể bao gồm các loại thuốc như kháng sinh để điều trị H. pylori, thuốc ức chế axit trong dạ dày hoặc thuốc chống viêm để điều trị viêm đại tràng . Phẫu thuật có thể cần thiết để loại bỏ polyp hoặc các bộ phận của đại tràng bị tổn thương do ung thư , viêm túi thừa hoặc bệnh viêm ruột .

Tuy nhiên, tùy thuộc vào nguyên nhân, việc điều trị có thể liên quan đến những điều đơn giản bạn có thể tự làm. Bao gồm ăn một chế độ ăn nhiều chất xơ để giảm táo bón có thể gây ra và làm nặng thêm bệnh trĩ và nứt hậu môn, và ngồi trong bồn tắm ấm hoặc nóng để làm giảm các vết nứt.

Bác sĩ sẽ kê toa hoặc đề nghị điều trị dựa trên chẩn đoán.

Vài điều về tác giá

Dr. Hung

Thích viết, đam mê chia sẻ kiến thức đến cộng đồng và mong muốn mọi người đều có kiến thức cơ bản để chăm sóc sức khỏe cho bản thân cũng như người thân. Ngoài ra còn thích nghe nhạc trữ tình, làm đồ handmade...

Leave a Comment