Chưa được phân loại

Cách chọn mua kem chống nắng tốt nhất bạn nên biết

Như các bạn đã biết kem chống nắng là bước quan trọng để bảo vệ làn da chống lại các tia có hại từ mặt trời. Tuy nhiên nhiều người vẫn chỉ chú trọng những sản phẩm làm đẹp khác mà bỏ qua bước sử dụng kem chống nắng.

Bạn đã bao giờ để ý trên nhãn của kem chống nắng có những chỉ số gì chưa? Bạn đã biết cách chọn và sử dụng kem chống nắng đúng chuẩn chưa?

Bài viết dưới đây sẽ cung cấp cho bạn tất cả những kiến thức cần biết về kem chống nắng.

Xem thêm: Cách chăm sóc da mặt đúng chuẩn, hiệu quả bạn nên áp dụng

Trước khi đi tìm hiểu về kem chống nắng, chúng ta cần biết chống nắng thực chất chính là chống lại tác hại của tia UVA và UVB, vậy tia UVA và UVB là gì?

Tia UVA và tia UVB là gì?

kem chống nắng nào tốt

Tia UVA (400-320nm) Chiếm 95% Lượng Tia Cực Tím

Đây còn gọi là tia có bước sóng dài, thâm nhập sâu vào trong da tới tận lớp bì. Khi tia này xuyên qua lớp biểu bì da, nó sẽ làm hư hại lớp đáy của biểu bì, tăng sản sinh sắc tố melanin (gây thâm, nám, sạm, tàn nhang), đồng thời phá hủy các tế bào langerhands gây suy giảm miễn dịch của da.

Đặc biệt nguy hiểm hơn, theo những kết quả thí nghiệm của các nhà Vật lý học và chuyên gia da liễu, loại các tia cực tím A (UVA) chúng có thể xuyên qua quần áo mỏng, qua kính cửa sổ một cách dễ dàng. Vì vậy, dù là ngày râm mát hay ở trong phòng, chúng ta vẫn chịu tác hại của tia UVA. Cũng vì thế giải thích cho lý do nhiều bạn thắc mắc rằng ”Tại sao mình mặc áo chống nắng, che chắn cẩn thận mà da vẫn sạm đen”

Thời gian hoạt động:

  • Từ trước 10h00 sáng – sau 2h00 chiều (chiếm khoảng 99% lượng tia cực tím chiếu xuống mặt đất).
  • Từ khoảng 10h00 – 2h00 chiều (chiếm khoảng 95%).

Tia UVB (320 – 280 Nm) Còn Gọi Là Tia Có Bước Sóng Trung Bình

Có tính gây tổn thương da, gây hiện tượng đỏ rát, bỏng da và cháy nắng. Nếu thời gian tiếp xúc với tia này nhiều thì sẽ khiến da bị sưng phù, lâu hơn có thể làm cơ thể bị đau nhức và sốt (một phần lý do mà bạn đày nắng nhiều dễ bị sốt).

Tia này xuyên qua lớp biểu bì, khoảng 10% đến được lớp bì. Tác động của tia UVB đến da mạnh so với UVA, là nguyên nhân gây tổn thương da, ung thư da và tổn thương mắt. Tuy nhiên, tia này chỉ tác động lên da khi bạn tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời.

Về thời gian hoạt động:

  • Khoảng trước 10h sáng và sau 2h chiều, chiếm 1% lượng tia cực tím chiếu xuống Trái Đất.
  • Từ khoảng 10h sáng – 2h chiều chiếm 5%.

SPF là gì?

Khi chúng ta hoạt động dưới dưới ánh mặt trời, chúng ta tiếp xúc với hai loại tia có khả năng gây hại từ mặt trời là UVA và UVB như đã nói tới ở trên

SPF (Sun Protection Factor) là một con số, ví dụ SPF 15, đây là chỉ số đo lường khả năng chống cháy nắng do tia UVB.

SPF = liều bức xạ gây cháy nắng khi có sử dụng kem chống nắng/ liều bức xạ gây cháy nắng khi không sử dụng  kem chống nắng

Tính toán này dựa trên việc sử dụng 2 mg kem chống nắng cho 1 cm2  bề mặt da.

Nếu thời gian cần để gây cháy nắng khi bôi kem chống nắng gấp 15 lần thời gian để gây cháy nắng trên da khi không bôi kem chống nắng thì SPF là 15.

Chỉ số SPF có trong kem chống nắng thấp nhất là 15 và cao nhất là 100. Theo định mức quốc tế, thì 1 SPF sẽ có khả năng bảo vệ làn da và hạn chế tác hại của tia UVB trong khoảng 10 phút. Điều này đồng nghĩa với việc 1 loại kem chống nắng có chỉ số SPF là 15 sẽ hoạt động hiệu quả trong vòng 150 phút, còn SPF 50 là 500 phút

Tuy nhiên, thật sai lầm khi nghĩ rằng với SPF cao hơn, một người có thể ở ngoài nắng lâu hơn.

Một sản phẩm có số SPF cao hơn sẽ mang lại sự bảo vệ tốt hơn. Tất cả các sản phẩm chống nắng đều phải hiển thị giá trị này.

Theo FDA, việc sử dụng kem chống nắng có chỉ số SPF từ 15 trở lên, kết hợp với các biện pháp khác, như đeo kính râm và tránh ánh nắng giữa trưa, có thể giúp ngăn ngừa ung thư da.

Mức độ bảo vệ được thể hiện như sau:

  • Bảo vệ thấp: SPF dưới 15
  • Bảo vệ trung bình: SPF từ 15 đến 29
  • Bảo vệ cao: SPF từ 30 đến 49
  • Bảo vệ rất cao: SPF trên 50

Các yếu tố khác có thể tác động bao gồm:

  • điều kiện thời tiết
  • thời gian trong ngày
  • loại da
  • kem dưỡng da được áp dụng như thế nào
  • bao nhiêu được sử dụng
  • các yếu tố môi trường và cá nhân khác

Ví dụ: hầu hết mọi người chỉ sử dụng 25% đến 50% lượng kem chống nắng được khuyến nghị.

Ngoài ra, hiệu ứng ngăn chặn sẽ biến mất sau tối đa 2 giờ. Sau khoảng thời gian này, bạn cần bôi nhắc lại kem chống nắng để đạt hiệu quả.

Bao nhiêu phần trăm tia UV bị chặn bởi SPF?

Các loại kem chống nắng có chỉ số SPF khác nhau thì khả năng ngăn chặn tia UV cũng khác nhau. Chỉ số SPF còn được hiểu là chỉ số thể hiện khả năng ngăn chặn tia UVB của kem chống nắng dưới dạng %. Ví dụ SPF 15% thông thường, trong điều kiện hoàn hảo, sẽ chặn được 93% UVB, SPF 30 là 97% và SPF 50 là 98% (khi ở ngoài 10 phút). Thực tế không có loại kem chống nắng nào có khả năng chống tia UV tới 100% vì vậy, các bạn đừng nghĩ dùng kem chống nắng có chỉ số SPF thật cao thì da sẽ được bảo vệ tuyệt đối nhé.

PA là gì?

PA là tên viết tắt của Protection Grade là kí hiệu chỉ số đo lường khả năng lọc tia UVA của kem chống nắng cho da do Hiệp hội Mỹ phẩm Nhật Bản công bố. PA được quy đổi từ PFA (Protection Factor of UVA, hay còn gọi là UVAPF). PFA được tính dựa trên MPPD (Minimal Persistent pigment darkening dose) – liều lượng UVA tối thiểu để tạo ra rám da trong vòng 2-4h sau khi phơi nắng.

Chỉ số PA được chia thành nhiều mức độ

  • PA+: Có khả năng chống lại tia UVA, ở mức 40 – 50%
  • PA++: Khả năng chống lại tia UVA tương đối tốt, ở mức 60 – 70%
  • PA+++: Khả năng chống lại tia UVA tốt lên đến 90%
  • PA++++: Khả năng chống lại tia UVA cực tốt lên đến hơn 95%

PA chỉ dùng cho các kem chống nắng châu Á (Hàn, Nhật). Bên cạnh đó, nếu chuộng sản phẩm chống nắng từ các quốc gia như Anh, Mỹ hay một vài quốc gia Châu Âu, bạn sẽ thấy rằng các nhãn thường không cung cấp chỉ số PA hay nhãn thông tin “UVA protect”. Thay vào đó là dòng chữ “Broad Spectrum” vậy dòng chữ này có nghĩa là gì?

Broad spectrum là gì?

Broad Spectrum” là độ rộng quang phổ rộng: chỉ khả năng ngăn chặn cùng lúc cả 2 tia UVA và UVB, vì nhiều khi loại kem chống nắng bạn dùng chỉ đủ bảo vệ khỏi tia UVB nhưng da bạn vẫn bị tác động bởi tia UVA (có bước sóng dài hơn, xuyên thấu vào da sâu hơn). Vì thế nên chọn SP có ghi chữ broad spectrum, hoặc có cả 2 chỉ số chống nắng SPF (chống tia UVB) và PA (chống tia UVA).

Nên khi quyết định mua 1 sản phẩm chống nắng, nếu không có PA+ nhưng có SPF và Broad Spectrum thì bạn cứ tạm hiểu là em ý đủ điều kiện để “ chống nắng” cho bạn rồi nhé.

Cách mua kem chống nắng tốt nhất

Mọi người nên sử dụng kem chống nắng:

  • Có chỉ số SPF từ 15 trở lên. Các chuyên gia da liễu khuyên bạn nên dùng các loại kem chống nắng có chỉ số từ SPF 30 đến SPF 60. Những sản phẩm có chỉ số chống nắng SPF nhỏ hơn 30 sẽ chỉ làm tiêu hao túi tiền của bạn và mang lại hiệu quả không như mong đợi. Các chỉ số SPF rất cao (60 – 100) chỉ nên sử dụng ở những vùng da đặc biệt như đang điều trị nám hay dị ứng ánh nắng.
  • Có độ rộng quang phổ rộng (Broad Spectrum), PA +++, PA++++

EWG – viết tắt của Environmental Working Group, là một tổ chức phi chính phủ vì môi trường, với mục tiêu cải thiện sức khỏe cộng đồng thông qua nghiên cứu chuyên sâu và giáo dục, định hướng người tiêu dùng với những lựa chọn khôn ngoan, nâng cao chất lượng cuộc sống.

Trước khi mua kem chống nắng, bạn có thể kiểm tra sản phẩm theo đánh giá của EWG.

Cách sử dụng kem chống nắng

Bôi kem chống nắng bao nhiêu là đủ?

Nếu bôi quá ít, khả năng chống nắng sẽ không cao, khiến da nhăn nheo và đen sạm, đẩy nhanh quá trình lão hóa da.

Nếu bôi quá nhiều, kem chống nắng trên da sẽ gây bí bách, làm tắc nghẽn lỗ chân lông gâyra mụn, lỗ chân lông to, bóng dầu, da xỉn màu…

Con số tiêu chuẩn mà các chuyên gia da liễu đưa ra nằm ở mức 2 miligram sản phẩm cho mỗi một centimet vuông da. Nghĩa là để bôi trọn vẹn khuôn mặt, trung bình chúng ta cần khoảng 1 – 2 gram sản phẩm chống nắng, còn cho cơ thể là 25-30 gram.

Với da mặt

Bạn sẽ cần 1 lượng kem chống nắng khoảng 2 gram.

Nếu không thể ước lượng số gram kem chống nắng khi dùng thì bạn có thể áng chừng, lượng kem có độ rộng tương đương 1 đồng xu, hoặc dùng muỗng cà phê để đong. Với 1 – 2 gram cho da mặt sẽ tương đương với 1/3 – 1/4 muỗng cà phê.

Và bạn đừng quên thêm 1 đồng xu nữa cho phần cổ nhé!

Với phần lưng

Do diện tích lưng rộng hơn, chắc chắn bạn sẽ cần lượng kem chống nắng nhiều hơn rồi. Và theo chuyên gia Justine Hextall, lượng kem này sẽ rơi vào khoảng 4 gram – tương đương với 2 đồng xu nhé!

Phần cánh tay, bàn tay

Hầu hết mọi người thường không mấy để ý đến việc chăm sóc da ở cánh tay, đặc biết là phần mu bàn tay bởi thấy nó không dễ bị cháy nắng.

Thật ra, đây là phần tiếp xúc nhiều với ánh sáng mặt trời nhất trong suốt cả năm, do đó bạn vẫn phải bôi kem chống nắng cho phần này, dù đông hay hè.

Và liều lượng kem chống nắng được khuyến cáo là 2-4 gram cho mỗi bên tay, chân nhé.

Phần vai

Khi sang hè, vai sẽ phơi mình dưới nắng. Những lúc mặc áo hở vai, hai dây, bạn đừng quên chăm sóc vai với 2 gram kem chống nắng (tương đương 1 đồng xu) đấy!

Chân

Tương tự như với cánh tay, phần chân, bạn cũng nên chăm sóc đủ đầy với lượng 2 gram cho mỗi bên để giảm thiểu nguy cơ gây hại.

Đối với cơ thể thì liều lượng bôi kem chống nắng chuẩn nhất là trong khoảng 25-30 gram. Tuy nhiên, phần lớn chúng ta chỉ sử dụng khoảng ¼ cho đến ½ lượng cần thiết – hãy lưu ý và bôi lượng chống nắng đầy đủ để cứu giúp làn da ta rơi vào nguy cơ bị cháy nắng và bị tổn hại

Cách bôi kem chống nắng

Kỹ thuật thoa kem chống nắng chuẩn nhất là nhẹ nhàng tán đều lên bề mặt da. Sau đó, dùng các ngón tay vỗ nhẹ để kem thẩm thấu dần dần vào da. Bạn tránh thoa kem theo dạng hình tròn sẽ làm bít tắc lỗ chân lông nhé!

Bôi kem chống nắng khi nào?

Kem chống nắng nên được sử dụng khoảng 15 phút trước khi ra ngoài nắng và bôi lại ít nhất 2 giờ một lần. Nếu bạn đi biển, đi bơi hay đổ mồ hôi, bạn cần bôi lại kem chống nắng sau mỗi 40 phút hoặc theo hướng dẫn của nhà sản xuất.

Mẹo sử dụng kem chống nắng

Có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng tới việc bạn có được bảo vệ tốt bởi kem chống nắng hay không?

Ví dụ như:

  • Lượng kem chống nắng được sử dụng.
  • Việc sử dụng các biện pháp khác: Quần áo, kính râm và mũ cũng rất quan trọng để giảm tiếp xúc với da với tia UV
  • Thời gian trong ngày: Tốt nhất là tránh ánh nắng mặt trời khi mặt trời lên cao, ví dụ, trong khoảng từ 10 giờ sáng đến 4 giờ chiều. Các tia sẽ mạnh hơn vào thời điểm này.
  • Theo FDA, lượng năng lượng mặt trời tác động trên da trong 15 phút vào lúc 1h chiều ngang với năng lượng tác động lên da trong vòng 1 giờ lúc 9h. Nói cách khác, khi mặt trời lên cao năng lượng mạnh gấp bốn lần.

Không có bằng chứng cho thấy bất kỳ loại kem chống nắng nào cũng có thể bảo vệ cả ngày hoặc bất kỳ sản phẩm nào đều hoàn toàn không thấm nước.

Một số lưu ý khác

Khi tia UV chiếu vào tuyết, nước, kim loại và một số bề mặt nhất định, chúng có thể phản chiếu lại trên da, làm tăng độ phơi sáng.

Tia UV có thể xuyên qua tới 1 mét dưới nước. Những người đang bơi vẫn có thể bị bỏng nắng. Kem chống nắng chống nước bảo vệ đến 40 phút trong nước.

Chúng ta vẫn tiếp xúc với tia UV khi ở trong bóng râm, ví dụ khi bạn nằm dưới một chiếc ô trên bãi biển và trong thời tiết nhiều mây.

Khu vực nhiều cây cối cung cấp một sự bảo vệ tốt.

Loại da

Nguy cơ tổn thương da phụ thuộc vào loại da và hoạt động

  • Da rất trắng: Có nguy cơ bị tổn thương bởi ánh nắng mặt trời cao vì hàm lượng melanin là khác nhau.
  • Da trắng: Điều này hấp thụ nhiều năng lượng mặt trời hơn da tối màu trong cùng điều kiện.
  • Da sẫm màu: loại da này cũng dễ bị tác hại của tia UV, nhưng ở mức độ thấp hơn, vì nó chứa nhiều melanin, một trong những chất hấp thụ sinh học của tia UV.

Những hoạt động cần bôi nhiều kem chống nắng hơn

  • Bơi lội
  • Bất cứ hoạt động gì làm tăng tiết mồ hôi
  • Hoạt động thể chất khiến kem chống nắng bị cọ xát
  • Trượt tuyết và các hoạt động ở trên cao khác, vì ít ánh sáng tia cực tím được khí quyển hấp thụ

Chỉ số UV

Nguy cơ phơi sáng cũng phụ thuộc vào các yếu tố môi trường, như ô nhiễm, địa điểm, thời gian trong năm và độ cao.

Chỉ số tử ngoại hay chỉ số UV là một chỉ số đo lường theo tiêu chuẩn quốc tế về cường độ của bức xạ tử ngoại từ mặt trời tại một địa điểm cụ thể vào một ngày cụ thể. Nó là một thang đo đầu tiên được sử dụng dự báo theo ngày cho công chúng được biết, hiện này thì theo giờ.

Mục đích của chỉ số này là để giúp mọi người bảo vệ mình khỏi tia cực tím

Chỉ số tử ngoại Mô tả Màu hiển thị Khuyến nghị
0–2.9 Nguy cơ gây hại từ tia cực tím thấp Xanh lục Đeo kính râm, thoa kem chống nắng nếu trời đổ tuyết vì tuyết phản xạ tia cực tím.
3.0–5.9 Nguy cơ gây hại từ tia cực tím trung bình Vàng Có những biện pháp phòng ngừa, chẳng hạn như che chắn khi ra ngoài. Ở dưới bóng râm vào khoảng giữa trưa, lúc ánh nắng sáng chói nhất.
6.0–7.9 Nguy cơ gây hại từ tia cực tím cao Cam Đeo kính râm, thoa kem chống nắng SPF 30+, mặc quần áo chống nắng và đội nón rộng vành. Giảm thời gian tiếp xúc với ánh nắng trong khoảng 3 giờ trước và sau giữa trưa.
8.0–10.9 Nguy cơ gây hại từ tia cực tím rất cao Đỏ Bôi kem chống nắng SPF 30+, mặc áo sơ-mi, kính râm, và đội mũ. Không nên đứng dưới nắng quá lâu.
11.0+ Nguy cơ gây hại từ tia cực tím cực cao Tím Mang tất cả các biện pháp phòng ngừa, bao gồm: thoa kem chống nắng SPF 30+, kính râm, áo sơ-mi dài tay, quần dài, đội mũ rộng vành, và tránh ánh nắng mặt trời 3 giờ trước và sau giữa trưa.

Trang phục bảo hộ

Tia nắng mặt trời có thể xuyên qua một số loại vải và quần áo, một số loại có thể được chọn để bảo vệ làn da. Loại vải hấp thụ tia UV hoặc ngăn chúng đi qua là tốt nhất.

Ví dụ:

  • Vải dệt dày và chặt, chẳng hạn như denim, ngăn các tia xuyên qua da nhiều hơn vải dệt lỏng
  • Vải chống nắng được xử lý bằng chất hấp thụ tia cực tím được thể hiện bằng chỉ số UPF.
  • Mũ rộng vành cũng có khả năng bảo vệ nhiều hơn mũ không có vành, và kính mắt to tốt hơn kính mắt nhỏ.
  • Vải tối màu làm bạn thấy nóng hơn khi dưới trời nắng, tuy nhiên vải sáng màu cho nhiều tia UV đi qua hơn.

SPF có ngăn chặn tổng hợp vitamin D không?

Sử dụng kem chống nắng và tránh ánh nắng mặt trời sẽ làm giảm nguy cơ tổn thương da, nhưng nó cũng có thể làm giảm lượng vitamin D.

Da sản xuất 90% đến 95 % vitamin D của chúng ta khi tiếp xúc với tia UVB. 10% còn lại đến từ các nguồn thực phẩm.

Thiếu vitamin D có liên quan đến chứng loãng xương, còi xương và các tình trạng sức khỏe khác. Nó phổ biến hơn ở những người ít hoặc không hoạt động dưới ánh mặt trời.

Nhìn chung, phơi nắng một chút mỗi ngày có lẽ là lựa chọn tốt nhất.

Hiện nay các nhà khoa học đã nghiên cứu các cách sản xuất kem chống nắng ngăn chặn các tia có hại nhưng vẫn cho phép cơ thể sản xuất vitamin D.

Lời kết

FDA khuyến nghị thực hiện các biện pháp để ngăn ngừa cháy nắng và các vấn đề sức khỏe khác liên quan đến ánh nắng mặt trời.

Họ khuyên rằng:

  • Sử dụng kem chống nắng phổ rộng có giá trị SPF từ 15 trở lên
  • Thực hiện theo các biện pháp chống nắng khác, bao gồm tránh ánh nắng mặt trời vào giờ cao điểm và tìm bóng râm
  • Mặc quần áo bảo hộ, đội mũ và đeo kính râm

Nghiên cứu được công bố vào năm 2007 về những ưu và nhược điểm của việc sử dụng kem chống nắng đã cảnh báo rằng “Không nên lạm dụng kem chống nắng nhằm mục đích tăng thời gian dưới ánh nắng mặt trời đến mức tối đa”.

Nhóm nghiên cứu khuyến nghị “che phủ cơ thể bằng quần áo và tránh ánh nắng mặt trời gay gắt” để tránh tiếp xúc quá nhiều với các tia có hại của mặt trời.

Vài điều về tác giá

Dr. Hung

Thích viết, đam mê chia sẻ kiến thức đến cộng đồng và mong muốn mọi người đều có kiến thức cơ bản để chăm sóc sức khỏe cho bản thân cũng như người thân. Ngoài ra còn thích nghe nhạc trữ tình, làm đồ handmade...

Leave a Comment