Cách chăm sóc da

Cách chăm sóc da mặt đúng chuẩn, hiệu quả bạn nên áp dụng

Có một làn da tươi tắn, rạng rỡ không tì vết là ước mơ của tất cả chị em.  Nếu biết cách chăm sóc, điều đó thực sự không khó khăn và tốn kém. Mình biết chắc rằng, chị em nào cũng đều biết về các bước chăm sóc cơ bản như dùng sữa sửa mặt, toner và dưỡng ẩm.

Tuy nhiên các sản phẩm sẽ không hiệu quả lắm nếu bạn sử dụng sai sản phẩm cho loại da của bạn. Dưới đây là một số lời khuyên dành cho chị em về chăm sóc da cơ bản và chọn những sản phẩm phù hợp để đạt được làn da hoàn hảo nhất có thể.

Cách nhận biết loại da mặt của bạn

cách chăm sóc da mặt

Để xác định loại da của bạn, chỉ cần làm theo các bước dưới đây:

  1. Rửa mặt vào buổi sáng và không thoa bất kỳ sản phẩm nào.
  2. Để da tự nhiên ít nhất cho tới trưa.
  3. Quan sát da mặt

Nếu:

  • Da nhờn: Khuôn mặt của bạn sẽ trông sáng bóng khắp nơi và trông nhờn với lỗ chân lông to.
  • Da hỗn hợp: Nếu chỉ có vùng chữ T của bạn (tức là trán, mũi và cằm) sáng bóng và phần còn lại của khuôn mặt không có thì bạn có làn da hỗn hợp.
  • Da khô hoặc nhạy cảm: Bạn sẽ thấy các mảng khô hoặc đỏ trên da. Da của bạn cũng có thể cảm thấy ngứa và căng.

Sản phẩm làm sạch

Làm sạch da là bước đầu tiên để có một làn da khỏe mạnh. Chọn sản phẩm làm sạch phù hợp có thể là một quá trình khiến bạn hơi nản lòng vì có rất nhiều sản phẩm trên thị trường. Tuy nhiên, điều đó thực sự không khó nếu bạn để ý đến những từ khóa trên nhãn của sản phẩm và nhận ra chỉ có một vài loại sản phẩm làm sạch, ví dụ sữa rửa mặt tạo bọt (cleansing foam), dung dịch làm sạch dạng sữa (Cleansing Milk/ Milk Cleanser), làm sạch bằng dầu hay dầu tẩy trang (Cleansing Oil), ​sữa rửa mặt dạng gel (Cleansing Gel/ Jelly Foam),làm sạch bằng dung dịch dạng nước hay còn gọi là nước tẩy trang (Cleansing Water), làm sạch bằng kem hay kem tẩy trang (Cream Wash/ Cream Cleanser/ Cleansing Cream). Thêm vào đó, bạn cần quan tâm đến một số thành phần khác có trong sản phẩm làm sạch như chất chống oxy hóa (ví dụ trà xanh, vitamin C, vitamin E) hoặc axit alpha-hydroxy (AHA)  để có thể mang lại một số lợi ích bổ sung. Đối với làn da nhạy cảm, hãy cảnh giác với các hóa chất có thể gây kích ứng da của bạn. Chúng có thể bao gồm sunfat, paraben, màu nhân tạo và các chất lạ, AHA, lanolin hoặc rượu.

Làm sạch da giúp loại bỏ lớp trang điểm, bụi bẩn cũng như làm thông thoáng các tuyến bã nhờn (là các tuyến sản xuất dầu trên da). Mặc dù làm sạch rất quan trọng, nhưng điều cần thiết là bạn nên không làm sạch da quá mức vì nó hoạt động như một rào cản để ngăn ngừa các chất ô nhiễm và giúp giữ ẩm.

Làm sạch quá mức có thể dẫn đến da bị mất nước, gây lão hóa sớm và tăng độ nhạy cảm của da (tức là da sẽ bị đỏ, nổi mẩn hoặc lỗ chân lông có thể bị viêm và gây ra mụn trứng cá).

Sản phẩm làm sạch đối với từng loại da

Loại da Da nhạy cảm Da khô Da dầu Da hỗn hợp
Sản phẩm làm sạch nên dùng Dung dịch làm sạch nhẹ, không chứa xà phòng Dung dịch làm sạch dạng sữa hoặc kem Sữa rửa mặt tạo bọt không dầu hoặc gel rửa mặt gốc nước Sữa rửa mặt tạo bọt hay gel rửa mặt.

Cách rửa mặt đúng chuẩn

Một cách đơn giản để làm sạch khuôn mặt của bạn là:

  1. Rửa sạch mặt bằng nước ấm để các chất bẩn dễ dàng bị loại bỏ và làm thông thoáng lỗ chân lông.
  2. Massage nhẹ nhàng theo vòng tròn từ trong ra ngoài và hướng theo chiều xuôi của lỗ chân lông. Sau đó để yên trong vài giây để có thời gian cho các chất bẩn được hòa tan.
  3. Lau mặt bằng khăn mặt hoặc khăn giấy trước khi rửa lại bằng nước lạnh.

Toner

Toner là một sản phẩm dưỡng da có dạng nước với tên gọi thông dụng là nước hoa hồng. Toner thường được tạo thành từ hỗn hợp nước, cồn và chiết xuất thực vật như hoa hồng, trà xanh, hoa cúc. Sự khác biệt giữa các loại toner thường là ở nồng độ cồn trong sản phẩm.  Một số loại toner cũng có thể chứa chất tạo màu và tạo mùi để làm cho toner trông hấp dẫn hơn. Tuy nhiên, lưu ý rằng nếu bạn có làn da nhạy cảm, bạn nên tránh các loại toner có cồn.

Đừng nghĩ rằng chỉ cần rửa mặt là đủ. Toner được dùng sau khi rửa mặt nhằm mục đích làm sạch sâu hơn, loại bỏ bất kì lượng dư còn xót lại như bụi bẩn, lớp trang điểm hoặc sữa rửa mặt và giúp cân bằng lại pH da sau khi rửa mặt. nó cũng giúp da hấp thu các sản phẩm dưỡng da tốt hơn (ví dụ: kem dưỡng ẩm hoặc serum).

Cách sử dụng Toner

  1. Sau khi rửa mặt, lau khô mặt bằng khăn sạch trước khi bạn thoa toner.
  2. Cho một ít toner lên miếng bông và thoa đều lên vùng chữ T và thoa nhẹ lên má.
  3. Tiếp theo, thoa toner lên trán và phần còn lại của mặt và cổ
  4. Để toner trên mặt khô trong khoảng 2 phút trước khi bạn thoa kem dưỡng ẩm.

Các loại toner

Toner dưỡng ẩm

Toner se khít lỗ chân lông Toner làm sáng da Toner tinh dầu và tinh chất hoa
Với tính năng dưỡng ẩm cho da, loại toner này sẽ có nhiệm vụ cung cấp độ ẩm cần thiết cho làn da.

Được khuyên dùng cho da nhạy cảm hoặc khô bị thiếu nước trầm trọng, những loại toner này mang lại hiệu quả dưỡng ẩm và cấp nước tuyệt vời

 

Mục đích của toner se khít lỗ chân lông chính là loại bỏ bã nhờn trên da và làm se khít lỗ chân lông. Những loại toner này thường chứa oxit kẽm, citric acid, tannic acid… với tác dụng ngăn chặn sự bài tiết bã nhờn của da.

Những loại toner  có nồng độ cồn cao hơn. Do đó, nó phù hợp hơn cho da dầu

Được coi là toner trung gian giữa toner dưỡng ẩm và toner se khít lỗ chân lông. Nó có một số mức độ hiệu quả tẩy tế bào chết Toner tinh dầu ít phổ biến hơn và bao gồm các sản phẩm như witch hazel cho da dầu và hoa oải hương cho da thường, khô hoặc nhạy cảm. Toner tinh chất hoa có thể bao gồm các sản phẩm như nước hoa hồng hoặc calendula, làm dịu da.

Dưỡng ẩm

Dưỡng ẩm được xem là một trong những bước không thể thiếu trong chu trình dưỡng da căn bản dành cho tất cả cả loại da, từ da khô, da hỗn hợp cho đến da dầu. Có nhiều thành phần trong kem dưỡng ẩm, do đó để chọn đúng loại kem phù hợp với làn da, bạn cần biết chức năng của các thành phần chính trong kem là gì.

1. Occlusives (chất khóa ẩm)

Đây được coi là chất chống ẩm và giúp ngăn ngừa mất nước qua lớp biểu bì da do tạo ra màng chắn vật lý trên da. Chính vì đặc điểm này mà occlusive tạo cảm giác dính trên da, và gây bít lỗ chân lông cho những bạn da dầu hay hỗn hợp dầu, hoặc khi apply một lớp quá dày lên da. Occlusive được khuyên dùng cho da khô vì khả năng tạo lớp màng ẩm và ngăn cản sự thoát hơi nước tuyệt vời.

Một số chất khóa ẩm như Petrolatum (sản phẩm chiết xuất từ dầu mỏ), Dimethicone, Silicon, sáp, các loại dầu (dầu dừa Coconut, dầu Olive, dầu Jojoba, dầu hạt hướng dương Sunflower Seed…)

2. Emollients (chất làm mềm)

Lấp đầy khoảng trống giữa các tế bào, ngăn cản sự bốc hơi khỏi bề mặt da, đồng thời duy trì độ ẩm cho da. Ngoài ra nó còn có khả năng phục hồi và tái tạo da.

Phù hợp với  mọi loại da, nên kết hợp với chất giữ ẩm và khóa ẩm để mang lại hiệu quả tối ưu.

Một số chất làm mềm như: Bơ hạt mỡ, Sqaulane, các loại dầu

3. Humectacts (chất giữ ẩm)

Bổ sung độ ẩm cho da bằng việc hút ẩm từ môi trường  không khí bên ngoài (khi độ ẩm >70%). Nếu độ ẩm không khí thấp hơn những chất này giúp hấp thụ nước từ lớp hạ bì tới lớp ngoài của da.

Nhược điểm của humectants là khả năng hút ẩm sẽ khiến cho da bị mất nước khi độ ẩm không khí xuống thấp, thời tiết khô hay nhiệt độ ở phòng máy lạnh…, khi đó, những chất này sẽ khiến cho độ ẩm dưới da liên tục bị hút lên bề mặt, rồi lại bốc hơi ra ngoài môi trường, gây nên hiện tượng mất nước bên trong làm da khô, căng.

Vậy nên, các bạn da hỗn hợp hoặc da dầu vào mùa đông hanh khô có thể sử dụng những loại kem dưỡng ẩm có kết hợp humectants và occlusive như bước khóa ẩm trong chu trình dưỡng da hằng ngày

Một số chất giữ ẩm như Hyaluronic acid, Glycerin, Urea, AHA/BHA, Ammonium Lacate.

4. Ceramides

Ceramide là 1 trong 3 lipid cấu tạo nên lớp màng da người, được tìm thấy hầu hết ở màng tế bào, nó là một loại lipid đặc biệt. Ceramide chiếm 40-50% lipid ở lớp ngoài cùng của da – còn gọi là lớp sừng. Ceramide có 2 vai trò quan trọng: Vừa bảo vệ da vừa là chất truyền tín hiệu tế bào.

Ceramide giúp da tránh khỏi tình trạng mất nước bằng cách tạo ra một lớp rào chắn bảo vệ da nên nó là một thành phần không thể thiếu, Ceramides giúp sửa chữa hàng rào da bị suy yếu bằng cách bổ sung lipid cho da.

Ví dụ : Ceramide 3, Ceramide 6

Cách thoa kem dưỡng ẩm

Thời gian tốt nhất để thoa kem dưỡng ẩm là sau khi bạn đã làm sạch da và thoa toner, và trong khi da bạn vẫn còn ẩm. Bạn cũng nên đợi ít nhất 2 phút trước khi đặt kem dưỡng ẩm và nhớ bôi theo chiều hướng lên.

Trong quá trình chăm sóc da mặt, các chuyên gia chăm sóc da mặt khuyên nên sử dụng ngón tay vừa xoa vừa vỗ nhẹ trong khi thoa kem dưỡng ẩm để giúp kích hoạt các tế bào, lưu thông máu và hấp thụ tốt hơn.

Điều quan trọng nữa là thay đổi loại kem dưỡng ẩm dựa trên điều kiện môi trường, trong thời tiết ấm hoặc ẩm, bạn nên sử dụng kem dưỡng ẩm có kết cấu mỏng nhẹ và trong thời tiết lạnh, bạn nên sử dụng loại kem dưỡng ẩm nặng hơn, nhiều dưỡng hơn. Tuy nhiên, nếu bạn có làn da dầu, hãy tránh sử dụng các loại kem dưỡng ẩm nặng và dày.

Loại kem dưỡng ẩm phù hợp cho từng loại da

Loại da Da nhạy cảm Da khô Da dầu Da hỗn hợp
Loại kem dưỡng ẩm Sử dụng các loại kem, lotion, serum hoặc gel không chứa chất tạo mùi và gây dị ứng Sử dụng các loại chất dưỡng ẩm gốc dầu và kết cấu đặc như kem và dầu Sử dụng các loại chất dưỡng ẩm có gốc nước và kết cấu nhẹ như lotion, gel hoặc serum Sữa dưỡng, gel, kem dưỡng da hoặc serum.

Chống nắng

Phần quan trọng nhất của chăm sóc da cơ bản là chống nắng. Tiếp xúc với tia UV của mặt trời có thể dẫn đến nám da và tăng tỷ lệ phá vỡ collagen sẽ dẫn đến lão hóa da sớm. Để bảo vệ làn da của bạn khỏi ánh nắng mặt trời, bạn có thể làm theo một số lời khuyên cơ bản dưới đây:

  1. Sử dụng các sản phẩm có khả năng chống nắng (ví dụ: SPF 30-50 và ≥ PA ++). Tuy nhiên, lưu ý rằng SPF cao hơn không đồng nghĩa với việc có thể bảo vệ tốt hơn.
  2. các bạn nên nhớ bôi kem chống nắng 15 đến 30 phút trước khi ra ngoài trời và bôi lại sau mỗi 4 giờ. Nếu bạn đang ra mồ hôi hoặc bơi lội, hãy bôi nhắc lại thường xuyên hơn.
  3. Cố gắng hạn chế tiếp xúc với ánh nắng mặt trời vào ban ngày (tức là tránh ánh nắng mặt trời trong khoảng từ 10 giờ sáng đến 4 giờ chiều). bảo vệ da như đội mũ hoặc đeo kính râm nếu bạn thực sự cần ra ngoài

Tự làm một số sản phẩm chăm sóc da

Đối với một số bạn thích tìm tòi, trải nghiệm hơn (hoặc có nhiều thời gian rảnh), hoặc có thể đang có làn da nhạy cảm, bạn cũng có thể tạo ra các sản phẩm da của riêng bạn. Có một số công thức dưới đây cho bạn:

Sữa rửa mặt

Thành phần:

  • Bột gạo
  • Giấm táo (tác dụng làm sạch)
  • Nước chanh (tác dụng làm sáng)
  • Một giọt cây trà (chống vi khuẩn)
  • Một chút nước

Chỉ cần trộn chúng lên. Thấm hỗ hợp lên một miếng bông tẩy trang và lau mặt.

Tẩy tế bào chết

Thành phần:

  • Củ nghệ trắng hay nghệ Kasthuri Manjal – có tác dụng làm trắng, làm sạch và săn chắc
  • Hạt lai (hoạt động như một chất làm mềm)
  • Bột gạo
  • Bột thì là
  • Vỏ chanh Thái
  • Nước

Lotion

Thành phần:

  • Gel lô hội – có đặc tính chữa lành
  • Giấm táo
  • Nước chanh
  • Dầu dừa
  • Bột gạo – để làm dày

Một số mẹo nhỏ

  • Đối với làn da nhạy cảm, bạn nên cố gắng tránh tẩy tế bào chết.
  • Đối với da khô, bạn nên tẩy da chết mỗi tuần một lần và bôi kem dưỡng ẩm ngay sau khi rửa mặt.
  • Đối với da dầu, không nên rửa mặt nhiều hơn hai lần một ngày. Tuy nhiên, rửa mặt nếu bạn ra mồ hôi.
  • Đối với da hỗn hợp, bạn có thể bôi kem dưỡng ẩm ở những vùng da khô.

Lời kết

Cuối cùng, bạn cũng phải nhớ chăm sóc bản thân để duy trì làn da rạng rỡ – và điều này bao gồm nghỉ ngơi đầy đủ, ăn một chế độ ăn uống cân bằng, uống đủ nước (ví dụ 6-8 ly mỗi ngày), giảm căng thẳng, tập thể dục thường xuyên, v.v. Không có một sản phẩm thần kỳ nào có thể giữ cho làn da của bạn luôn  trẻ trung và sáng mịn nếu bạn không chăm sóc bản thân từ bên trong!

Vài điều về tác giá

Dr. Hung

Thích viết, đam mê chia sẻ kiến thức đến cộng đồng và mong muốn mọi người đều có kiến thức cơ bản để chăm sóc sức khỏe cho bản thân cũng như người thân. Ngoài ra còn thích nghe nhạc trữ tình, làm đồ handmade...

Leave a Comment