Mắt

Kính mắt: Những điều cơ bản bạn cần biết

Kính mắt ngày nay phổ biến hơn bao giờ hết, ngay cả khi công nghệ kính áp tròng phát triển và hàng loạt phương pháp phẫu thuật cho mắt tiên tiến ra đời.

Các thương hiệu kính mắt với các nhà thiết kế cao cấp như Calvin Klein, Jones New York và Marc Jacobs tiếp tục được yêu cầu. Và ngay cả những người trẻ tuổi thường có thể sợ bị chê cười “mọt sách”  đang thích thú khi đeo chúng – nhờ vào phù thủy trẻ đeo kính, Harry Potter, và những người nổi tiếng cũng đang đeo kính như một xu hướng thời trang.

Bài viết dưới đây cũng cấp những thông tin cơ bản về kính mắt.

Vật liệu gọng kính

Vật liệu gọng kính đã được cách mạng hóa với sự ra đời của nhựa mới và các loại kim loại khác nhau. Khung kính thường được chế tạo từ nhựa hoặc kim loại , nhưng nhiều loại vật liệu có thể được sử dụng, tùy thuộc vào đặc điểm mong muốn của khung.

Ví dụ, đối với kính bảo hộ, bạn có thể cần vật liệu khung bền, nhẹ, chẳng hạn như polycarbonate. Nếu bạn bị dị ứng da, có lẽ bạn nên tìm kiếm các khung kính bằng vật liệu không gây dị ứng, chẳng hạn như titan hoặc thép không gỉ, để tránh tình trạng viêm da tiếp xúc.

Một số loại khung kính có độ linh hoạt cao, giúp giảm khả năng gãy. Bản lề lò xo cũng tăng độ bền khung. Những loại khung này lý tưởng cho kính mắt trẻ em  và kính để đeo khi hoạt động mạnh.

Thiết kế cải tiến của miếng đệm mũi góp phần tạo sự thoải mái và cái nhìn về cách đặt kính mắt trước mặt. Ví dụ, miếng đệm mũi silicon mới có thể ngăn ngừa “trượt” nhưng rất nhẹ và mềm đến mức chúng hầu như không đáng chú ý.

Kim loại

Có khá nhiều loại kim loại cũng như hợp kim được dùng cho sản xuất gọng kính. Dưới đây là một số loại chất liệu cơ bản thường hay gặp.

Monel:

Đây là một hỗn hợp kim loại có sức chịu lực cao, được sử dụng rộng rãi để chế tạo gọng kính với đặc tính dễ dát mỏng và khó bị ăn mòn.

Titanium:

Đặc điểm của Titanium siêu cứng, siêu nhẹ, rất bền và không bị ăn mòn. Do vậy nên hầu như các hãng sản xuất đều sử dụng titanium để sản xuất các sản phẩm của mình.

Ngày xưa gọng kính titanium thường có màu xám bạc. Cho đến nay, với công nghệ hiện đại, các gọng kính Titanium được sản xuất dưới nhiều kiểu mẫu hiện đại và nhiều màu sắc khác nhau. Tuy nhiên thì cũng không phải tất cả các loại gọng kính đều được sản xuất bằng 100% Titanium. Một số nhà sản xuất đã dùng những hợp kim của Titanium và những kim loại khác như Đồng hay Nickel.

Tuy nhiên, cũng vì những phẩm chất tuyệt vời đó mà Titanium thường có giá đắt hơn các kim loại khác và bị hạn chế trong phạm vi màu sắc của nó. Khung gọng kính bằng titanium không gây dị ứng. Rất nhiều nhà thiết kế các thương hiệu nổi tiếng đã sử dụng titanium làm gọng kính đặc trưng của họ, như Charmant Z (sử dụng Titanium Z), Line Art (sử dụng Excellence Titan)…

Beryllium:

Là kim loại có màu thép xám, cũng được sử dụng rộng rãi do giá thành sản xuất thấp hơn so với Titanium. Khó bị ăn mòn và mờ xỉn. Gọng kính làm bằng Beryllium là sự lựa chọn thích hợp nhất cho những ai có nồng độ acid cao trên da hay thường xuyên tiếp xúc với nước biển.

Beryllium cũng rất nhẹ, cứng cáp và dễ dễ dàng điều chỉnh gọng và mắt kính, nó được sản xuất dưới nhiều màu sắc.

Stainless Steel:

Là một lựa chọn tốt, đây là một loại thép không rỉ sét và bao gồm các tính năng nhẹ, nồng độ độc tố thấp và rất cứng cáp, chủ yếu là sắt pha trộn một hỗn hợp của niken, mangan và crôm. Rất nhiều gọng kính Stainless steel không có mặt niken và không gây dị ứng.

Giá thành phải chăng thích hợp với người tiêu dùng. Bản chất là hợp kim của Thép và chromium, đôi khi có thể kèm thêm những chất khác nhưng thông thường Stainless steel chứa khoảng 10 tới 30% crôm giúp chống ăn mòn, trầy xước và nhiệt độ cao.

Flexon:

Là hợp kim của Titanium, được sử dụng rộng rãi và từng được mệnh danh là “memory metal” bởi vì đặc tính đàn hồi hiếm có (tính định hình rất cao).

Gọng kính làm bằng Flexon có thể trở lại hình dáng ban đầu nếu bị bẻ hay uốn cong. Gọng kính Flexon cũng rất nhẹ, không gây dị ứng và khó bị ăn mòn.

Aluminum (Nhôm):

Gọng kính được làm bằng Nhôm thường rất nhẹ, không bị ăn mòn, độ mềm dẻo cao nên dễ chế tạo những kiểu dáng độc đáo, bên cạnh đó thì các sản phẩm từ nhôm khi hoàn thiện rất đẹp.

Do vậy nhôm thường được những nhà thiết kế nổi tiếng ưa dùng. Nhôm thường được trộn thêm một số lượng nhỏ Silicon và Sắt để tạo thêm độ cứng cáp và độ bền.

Beta Titanium:

Là loại hợp kim của Titanium, loại gọng này nhẹ hơn cả Titanium nguyên chất, khó bị gỉ và cũng không gây dị ứng.

Nhựa

Các loại gọng nhựa được bắt đầu sản xuất vào những năn 1940, cho đến nay thì gọng nhựa đã trở nên thông dụng với các loại khác nhau.

Nhựa ZYL (viết tắt của zylonite, hay cellulose acetate)

Loại này có ưu điểm nhẹ và giá thành tương đối rẻ. Một đặc tính quan trọng nữa là dễ dàng tráng các lớp màu sắc để tạo thành những chiếc kính có màu rực rỡ, rất phù hợp với những người có gu thẩm mỹ màu mè.

Nhựa Propionate

Loại nhựa này có những ưu điểm hơn so với zyl là chống dị ứng, rất nhẹ và khi làm thành phẩm thì đẹp hơn, bắt mắt hơn.

Nhựa Nylon – Polyamides, Co-Polyamides và Gliamides

Nhựa này thường hay bị lão hoá (trở nên giòn và dễ gãy) nên các hãng sản xuất đã trộn thêm nhựa dẻo (Nylon) để tạo sự dẻo bền. Và từ đó các loại gọng kính nhựa Nylon-polyamides, co-polyamides và gliamides ra đời.

Đây là những loại nhựa thông minh có độ dẻo bền cao, lâu bị lão hoá hơn và vẫn đảm bảo sự chắc chắn của chiếc kính.

Nhựa Acetate cao cấp

Với nhiều đặc trưng nổi bật, gọng Acetate được sử dụng ở hầu hết các thương hiệu mắt kính nổi tiếng. Được đệm lớp kim loại bên trong càng kính, gọng Acetate được biết đến với độ bền rất cao, dễ dàng chỉnh sửa và không hề gây dị ứng. Hơn nữa, gọng kính được làm từ nhựa Acetate cũng được biến tấu với nhiều kiểu dáng và màu sắc hợp thời trang.

Optyl

Vật liệu này có trọng lượng nhẹ hơn cả Acetate. Tuy nhiên, gọng được tạo bằng optyl khó điều chỉnh hơn vì vật liệu khá giòn và không có lõi kim loại. Gọng Optyl được ứng dụng vào các mẫu kính cao cấp như Dior, Gucci…

TR90

TR90 được sản xuất thông qua công nghệ Thụy Sĩ như là một vật liệu nhựa nhiệt dẻo cực kỳ bền, linh hoạt và rất nhẹ, một loại chất liệu mà bạn chắc chắn sẽ yêu thích, do chúng mềm dẻo, nên có thể uốn cong để phù hợp tuyệt đối với khuôn mặt của bạn.

Sự linh hoạt này cũng làm cho kính TR90 có tính đàn hồi cao. Bởi vì vật liệu mềm dẻo nên chúng ít có khả năng bị vỡ hoặc uốn cong do va chạm. Nếu bạn thường xuyên làm rơi kính thì gọng nhựa TR90 là sự lựa chọn tuyệt vời.

Cuối cùng, điều đáng ngạc nhiên nhất chính là kính TR90 vô cùng nhẹ. Ngay cả với những kiểu to bản nhất bạn cũng sẽ không cảm thấy sự nặng nề khi đeo kính trong thời gian dài.

Tóm lại: Gọng kính bằng nhựa khắc phục được những nhược điểm của gọng kim loại như sự ăn mòn, vấn đề dị ứng… Tuy nhiên, bản thân nó còn tồn tại một số khuyết điểm như khi sử dụng lâu ngày do ảnh hưởng trực tiếp từ ánh nắng mặt trời sẽ bị lão hóa, ngả màu, dễ bị gãy hơn, dễ bị biến dạng khi gặp nhiệt.

Chất liệu đặc biệt:

Có rất nhiều loại gọng kính có chất liệu đặc biệt, được chế tạo bằng những nguyên liệu quý hiếm như vàng, bạc, gỗ, đá quý, da cá sấu .v.v.. thêm vào đó chúng có thể được gắn các loại đá quý như Kim cương, Lam ngọc.

Những chiếc gọng kính này thường có giá trị bằng tiền lớn, thậm chí là rất lớn, thường được sản xuất với số lượng ít, thủ công để phục vụ những khách hàng đặc biệt như người nổi tiếng, giàu có, luôn sẵn sàng chấp nhận chi tiền cho những món hàng hóa độc đáo và sang trọng.

Kiểu dáng gọng kính

kính mắt

Kính mắt cũng trở nên khá phong phú như phụ kiện thời trang, đặc biệt là trong các thường hiệu thiết kế cao cấp. Nhiều người chọn kiểu dáng gọng kính giống như cách họ chọn giày hoặc túi xách – chọn màu sắc và kiểu dáng khác nhau để phù hợp với tủ quần áo của họ.

Cũng có thể tìm thấy các loại khảm nhiều màu, vật liệu tổng hợp, biểu tượng của nhà thiết kế và các cải tiến như miếng lót bằng đá quý trong các kiểu gọng hiện nay.

Kiểu kính không có vành thể hiện một cách tinh tế để đeo kính mắt mà không có khung rõ ràng. Trong một số kiểu kính không có vành, gọng sẽ bấm trực tiếp vào mắt kính.

Kiểu gọng kính mới liên tục được giới thiệu. Sự đổi mới bao gồm vật liệu khung gỗ và tre với gọng dày, màu sắc và thiết kế đa dạng.

Kính mắt của phụ nữ bây giờ có nhiều hình dạng tròn, elip, chữ nhật, mắt méo, cũng như các yếu tố thiết kế phức tạp bao gồm đính đá và các mẫu góc cạnh.

Kính mắt nam có thêm sự tinh tế trong mùa này, với các kiểu dáng mới bao gồm logo và các mẫu thiết kế sang trọng được in chìm.

Kính mắt Unisex cho cả nam và nữ bao gồm rất nhiều kiểu dáng không vành, phù hợp cho cả hai giới.

Kính mắt trẻ em có thể có kiểu dáng tương tự như kính đeo của người lớn, nhưng thường có nhiều màu sắc hơn và được thiết kế chú trọng vào độ bền để tiết kiệm cho cha mẹ chi phí thay thế thường xuyên.

Xem thêm: Cách chọn gọng kính phù hợp nhất với bạn

Những thay đổi trong tròng kính mắt

Các lý do khác khiến kính mắt phổ biến bao gồm những tiến bộ công nghệ làm cho các loại kính hiện đại mỏng hơn, nhẹ hơn và hấp dẫn hơn bao giờ hết.

Trước năm 1947, thủy tinh là lựa chọn duy nhất có sẵn cho tròng kính, nhưng với công nghệ ngày nay, một loạt các vật liệu tròng kính đã được chế tạo để phù hợp với lối sống và nhu cầu hiện đại. Một số loại kính mắt phổ biến nhất và tròng kính đang lưu hành hiện nay bao gồm:

Tròng thủy tinh

Trên thực tế hiện nay, chỉ có khoảng 6% tròng kính được làm bằng thủy tinh. Tròng kính này đáp ứng cho nhu cầu của người có độ khúc xạ cao, hoặc những chiếc kính mát cao cấp.

Mặc dù tròng kính thủy tinh có khả năng quang học đặc biệt, chúng nặng và có thể dễ dàng vỡ, có khả năng gây tổn hại nghiêm trọng cho mắt hoặc thậm chí mù mắt. Vì những lý do này, tròng kính thủy tinh không còn được sử dụng rộng rãi cho kính mắt.

Tròng nhựa

Tròng nhựa nhẹ hơn nhiều so với tròng thủy tinh, cấu tạo nhựa mang lại sự thoải mái, độ bền và khả năng chống va đập của tròng kính. Còn nhiều yếu tố góp phần vào sự phổ biến rộng rãi của tròng nhựa, bao gồm sự an toàn, dễ nhuộm màu và tráng gương, đây là chất liệu mà 95% các thương hiệu lựa chọn để chế tạo tròng kính. .Năm 1947, Công ty sản xuất tròng kính Armorlite ở California đã giới thiệu tròng kính bằng nhựa lần đầu tiên. Các tròng kính được làm bằng một loại nhựa polymer có tên CR-39, viết tắt của “Columbia Resin 39”, vì đây là công thức thứ 39 của một loại nhựa được xử lý nhiệt do PPG Industries phát triển vào đầu những năm 1940.

Do trọng lượng nhẹ (bằng khoảng một nửa trọng lượng của tròng thủy tinh), chi phí thấp và khả năng quang học tuyệt vời, nhựa CR-39 vẫn là vật liệu phổ biến cho các loại kính mắt ngày nay.

Một lớp phủ chống trầy xước có thể giúp chiếc kính của bạn tránh các vết trầy xước và vết bẩn không mong muốn.

Tròng nhựa bao gồm:

Tròng phân cực

Tròng kính phân cực làm giảm độ chói phản chiếu trên bề mặt đến mắt, làm cho hình ảnh trở nên sắc nét và rõ ràng hơn. Hầu hết các tròng kính phân cực đều có khả năng chống tia cực tím, bảo vệ đôi mắt khỏe mạnh.

Tráng thủy

Bề mặt ngoài tròng kính được tráng thêm lớp bảo vệ bằng kim loại hay chất không dẫn điện, lớp phủ thêm này có tác dụng làm cho bề mặt kính phản chiếu ánh sáng như tấm gương, có tác dụng ngăn chặn từ 10-60% lượng ánh sáng vào mắt so với các loại kính râm thông thường.

Tròng kính Polycarbonate

Vào đầu những năm 1970 Tập đoàn Gentex giới thiệu một loại tròng kính bằng chất liệu polycarbonate cho các loại kính bảo hộ, sau hàng thập kỷ phát triển chất liệu polycarbonate vẫn được sử dụng rộng rãi cho đến ngày nay. Được nghiên cứu phát triển để làm kính cho mũ phi công, hay vách kính chống đạn cho các ngân hàng và các ứng dụng đòi hỏi sự an toàn khác. polycarbonate nhẹ hơn và quan trọng hơn là khó vỡ hơn CR39 nên nó là vật liệu hay để làm kính bảo hộ, kính trẻ em và một số kính dành cho một số môn thể thao khác.

Một loại chất liệu có khả năng chống va đập tương tự như polycarbonate là Trivex được PPG industries giới thiệu vào năm 2001. Lợi thế của Trivex hơn polycarbonate là có lợi thế về thị lực hơn do có chỉ số Abbe cao hơn polycarbonate.

Tròng kính chiết suất cao (High index)

Trong 20 năm qua ngành quang học đã tiến những bước tiến vượt bậc về công nghệ để cho ra đời những cặp tròng kính mỏng hơn, nhẹ hơn đó chính là loại tròng chiết suất cao. Những loại tròng kính mỏng hơn, nhẹ hơn so với C39 vì chúng có chỉ số khúc xạ cao hơn đồng thời trọng lượng riêng thấp hơn.

Kính viễn thị

Lão thị là chứng mất khả năng lấy nét thông thường liên quan đến tuổi tác, ảnh hưởng đến hầu như tất cả mọi người thường xảy ra sau tuổi 40. Cuối cùng, chữ in nhỏ trở nên không thể đọc được nếu không có tròng kính đa tiêu (nếu bạn đã đeo kính mắt khi bị cận thị, viễn thị hoặc loạn thị ) hoặc kính đọc sách (nếu bạn không cần đeo kính theo toa để nhìn rõ các vật ở xa).

Các loại kính có sẵn để điều chỉnh viễn thị bao gồm:

Bifocals

Là loại kính hai tròng, có một vùng được xác định rõ ràng ở nửa trên của mắt kính cho tầm nhìn xa và một vùng cho tầm nhìn gần ở nửa dưới của mắt kính. Các khu vực được phân cách bằng một đường ngang rõ rệt..

Trifocals

Những tròng kính này có ba vùng khác nhau để nhìn ở các khoảng cách khác nhau – gần, trung gian và xa – và có thể được tùy chỉnh để phù hợp với lối sống hoặc nghề nghiệp của bạn.

Progressive lenses

Những tròng kính này có nhiều ưu điểm so với trifocals và trifocals vì chúng cho phép người đeo tập trung ở nhiều khoảng cách khác nhau, không chỉ hai hoặc ba. Bởi vì chúng không có đường kẻ, tròng kính này cho phép chuyển tiếp trơn tru, thoải mái từ khoảng cách này sang khoảng cách khác. Chúng là một lựa chọn tốt hơn nhiều cho những người năng động, hoạt động nhiều.

Kính đọc sách

Đây là những tròng kính đơn có khả năng phóng đại cho phép một người có tầm nhìn xa tự nhiên có thể nhìn gần rõ sau khi bắt đầu viễn thị. Tầm nhìn đọc được phục hồi khi đeo các loại kính này, nhưng các vật ở xa sẽ bị mờ khi nhìn qua chúng. Kính đọc sách có thể được mua có hoặc không có đơn thuốc, và thường có sẵn trong các khoảng từ +1.00 đến +3.00 diop (D).

Kính râm

Ngày nay có thể dễ dàng bắt gặp các kiểu kính râm với phong cách thiết kế đa dạng, thích hợp cho đi ngoài trời nắng hoặc đi biển.

Kính râm thời trang, mang lại vẻ đẹp cho người sử dụng đồng thời chúng cũng đóng vai trò là một thiết bị quan trọng để bảo vệ sức khỏe của mắt bạn khỏi các tia UV gây hại.

Màu xám được người Mỹ ưa chuộng nhất. Kính màu xám được cho là thích hợp cho mọi hoạt động thông thường trong khi vẫn đảm bảo cho thị lực tốt, màu sắc trung thực và ít gây xáo trộn màu sắc cảnh vật nhất nên dù bạn đeo lâu, khả năng nhận biết màu sắc của mắt vẫn được an toàn.

Màu cam nên dùng cho người chơi môn bắn súng. Màu cam lọc được cả những tia lam, tia tím nhưng lại làm màu sắc cảnh vật bị xáo trộn. Các loại kính này nếu không được lựa chọn và kiểm tra cẩn thận có thể làm một số bạn vốn tiềm tàng bệnh về mắt bị chóng mắt, thậm chí mất khả năng xác định màu trong một thời gian ngắn.

Màu nâu được người chơi gôn, trượt tuyết ưa dùng. Giống như màu xám, màu nâu cũng ít gây xáo trộn màu sắc cảnh vật.

Màu đỏ thích hợp với nơi quá nắng.

Màu vàng nên dùng khi lái xe và đi biển.

Kính mắt cho thể thao và bảo hộ

Những người đam mê một số hoạt động thể thao và giải trí sẽ được hưởng lợi từ kính mắt chuyên dụng với các tính năng giúp bảo vệ thêm hoặc điều chỉnh thị lực ngoài những gì được tìm thấy trong một cặp kính mắt hoặc kính râm thông thường.

  • Kính râm thể thao có thể cung cấp cho bạn đúng tông màu, bảo vệ và thiết kế cho hoạt động ngoài trời của bạn.
  • Mặt nạ lặn và kính bơi được thiết kế để phù hợp với đơn thuốc mắt của bạn.
  • Kính trượt tuyết có nhiều loại kính khác nhau, để tăng khả năng chống va đập và trượt, tùy thuộc vào điều kiện ánh sáng ở độ dốc yêu thích của bạn. Nhiều kính trượt tuyết có kích thước lớn để chúng có thể được đeo trên kính mắt thông thường.
  • Kính bắn cho những người săn bắn hoặc những người đam mê súng trường và súng ngắn cần phải cực kỳ dẻo dai và chống trầy xước, cũng như nhuộm màu đặc biệt để tăng cường độ tương phản và rõ ràng của tầm nhìn ngoài trời.
  • Kính bảo vệ là điều cần thiết cho các môn thể thao như bóng chày, bởi một đường truyền mạnh có thể làm hỏng vĩnh viễn mắt không được bảo vệ.
  • Kính mắt thể thao cho thanh thiếu niên và vận động viên trẻ đặc biệt quan trọng vì một tỷ lệ lớn các chấn thương mắt liên quan đến thể thao xảy ra ở thanh thiếu niên và trẻ nhỏ.
  • Kính an toàn và kính bảo hộ trong một số môi trường làm việc, chẳng hạn như các công trường xây dựng, được yêu cầu theo luật. Nhưng ngay cả khi kính an toàn không bắt buộc, vẫn rất thận trọng đeo chúng khi bạn làm việc hoặc chơi trong trường hợp mắt bạn tiếp xúc với các mối nguy hiểm như các hạt và mảnh vụn trong không khí nguy hiểm.

Xem thêm: Kính bảo vệ mắt khi dùng máy tính

Lớp phủ kính mắt

Để có một chiếc kính thoải mái nhất, bền, đẹp nhất, hoàn hảo nhất buộc tròng kính phải có thêm các tính năng tiện ích sau đây:

Lớp phủ chống trầy xước

Tất cả các chất liệu tròng kính mắt nhẹ (xem bảng) có bề mặt mềm hơn đáng kể và dễ bị trầy xước và mài mòn. Tròng kính mắt mềm nhất cũng là loại có khả năng chống va đập mạnh nhất: polycarbonate. Nhưng tất cả các tròng kính bằng plastic và plastic có chỉ số cao đều yêu cầu lớp phủ chống trầy xước do nhà máy áp dụng để có độ bền tròng kính đầy đủ.

Một số hãng tròng kính lớn đã có những bước tiến vượt bậc khi nghiên cứu ra các lớp phủ chống trầy xước để có một cặp tròng kính có độ cứng tương đương với chất liệu thủy tinh. Nếu bạn là người dùng tương đối cẩu thả, hoặc bạn mua kính cho trẻ em, hãy yêu cầu một loại tròng kính với một thời hạn bảo hành chống xước cụ thể.

Lớp phủ chống phản chiếu

Lớp phủ chống phản quang (AR) là lớp phủ làm cho tất cả các loại tròng kính tốt hơn. Lớp phủ AR loại bỏ hiện tượng phản quang, độ tương phản, sự rõ ràng hơn, đỡ chói hơn nhất là vào ban đêm với ánh sáng đèn đường và nhiều loại ánh sáng của thành phố. Lớp phủ AR cũng làm cho tròng kính của bạn trong hơn gần như vô hình, Vì vậy bạn có một chiếc kính đeo mắt thẩm mỹ hơn, tự tin hơn khi thể hiện cảm xúc bằng mắt khi giao tiếp, tự tin hơn khi chế những điểm chói sáng khi chụp ảnh.

Lớp phủ chống phản quang đặc biệt quan trọng nếu bạn chọn lựa chất liệu chiết suất cao, bởi vì với tròng kính làm bằng chất liệu có chỉ số khúc xạ cao sẽ có nhiều ánh sáng bị phản chiếu khi đi qua tròng kính. Trong thực tế với tròng kính có chiết xuất cao có thể bị nhiều ánh sáng phản chiếu hơn 50 % so với CR-39 nếu không có lớp phủ AR.

Ngăn tia (Cực tím) UV

Những tia có hại từ mặt trời khi tiếp xúc lâu là nguyên nhân chính liên quan đến các vấn đề về mắt liên quan đến tuổi bao gồm đục thủy tinh thể và thoái hóa điểm vàng. Vì vậy mọi người cần phải được bảo vệ đôi mắt của mình khỏi tia cực tím ngay từ khi còn nhỏ. Rất may là chất liệu Polycarbonate và các chất liệu chiết suất cao đều có sẵn tính năng chống tia cực tím, do các đặc tính hấp thụ của chất liệu tròng kính. Nhưng nếu bạn chọn CR-39, hãy lưu ý rằng những tròng kính này cần một lớp phủ bổ sung để cung cấp khả năng chống tia cực tím tương đương với các chất liệu tròng kính khác.

Một số hãng tròng lớn có bộ phận nghiên cứu và phát triển nên họ thường có những công nghệ về thiết kế, công nghệ về các lớp phủ, như là:

Lớp phủ ngăn ánh sáng xanh

Hạn chế tối đa sự khô, rát mắt, nhức mỏi mắt khi làm việc, giải trí nhiều với máy tính, smartphone, table…….

Lớp phủ Super hydrophobic

Lớp phủ siêu chống bám bẩn, chống các hạt nước mưa bám dính và loang trên bề mặt tròng kính.

Lớp phủ Platinum

Lớp phủ siêu cao cấp, chống bám dính kể cả với chất dầu mỡ, Với lớp phủ này bạn sẽ quyên thói quen lau kính.

Kính đổi màu

Giải pháp hoàn hảo cho những người thay đổi môi trường ánh sáng liên tục, tròng kính tự động lên màu khi gặp ánh sáng và về màu gần như trong suốt khi ở trong nhà. Tròng kính đổi màu có thể tích hợp với mọi loại chất liệu cũng như kiểu dáng của tròng kính.

Có hai công nghệ đổi màu là photochromic và transition. Trong đó Transition là công nghệ mới được phát triển liên tục đạt đến cấp độ VII, Công nghệ transition lên, xuống màu nhanh hơn khi về màu gần như trắng hoàn toàn, kiểm soát màu tốt hơn (Dựa vào cường độ ánh bên ngoài mà lên màu cho phù hợp để có ánh sáng dịu tối ưu). Công nghệ đổi màu transition giá thành cao vẫn còn thời hạn bảo hộ công nghệ nên chỉ dành cho tròng kính đặt sản xuất riêng (Mắt đặt).

Cách bảo quản kính mắt

Việc sử dụng mắt kính có tác động rất lớn đến sức khỏe của bạn, vậy nên bạn cần nắm rõ tác dụng của kính để sử dụng đúng cách. Việc chọn lựa lựa chọn được một chiếc kính phù hợp với đôi mắt, bạn cần sự tư vấn từ những người có chuyên môn. Nếu bạn bị cận, bạn không nên đeo những loại kính được làm hàng loạt theo những số đo nhất định vì chưa chắc chúng phù hợp cho từng cá nhân và cho bạn.

Về việc bảo quản kính mắt, tùy vào mỗi loại kính mà có cách bảo quản riêng để tăng tuổi thọ của kính. Nhưng nhìn chung bạn cần dùng hai tay khi lấy kính ra khỏi mắt, sau khi dùng xong cần lau chù cẩn thận và bỏ vào hộp. Nếu sử dụng lâu ngày cần lau chùi kính bằng dung dịch chuyên dụng.

Đối với loại kính tiếp xúc trực tiếp vào mắt như kính áp tròng, bạn cần phải nhỏ mắt từ sáu đến tám lần trong vòng 12 tiếng để bảo vệ mắt. Kính áp tròng đưa thẳng vào mắt nên phải bảo quản chúng trong dung dịch, nếu không sẽ rất dễ bám bụi gây đau mắt, nhiễm trùng khi tạo ra các vết xước…Trong quá trình học tập, làm việc và sinh hoạt, bạn cần chọn cho mình một chiếc kính phù hợp với tình trạng mắt và phù hợp với hoạt động đặc thù của bạn để bảo vệ mắt thật tốt, tránh bị mỏi mắt, mờ mắt, đau cổ,…

Những lưu ý cơ bản để bạn bảo quản tốt chiếc kính của mình:

Khi bạn gỡ kính

Bạn dùng 2 tay để đeo và gỡ kính. Vì nếu bạn sử dụng một tay có thể gây sai lệch gọng và tâm quang của mắt kính, ảnh hưởng tới tuổi thọ của kính cũng như ảnh hưởng đến đôi mắt của bạn.

Không tự mình sửa kính

Nếu bạn cảm thấy chiếc kính có vấn đề, bị sai lệch. Bạn cũng đừng nên tự mình sửa kính, vì việc sửa kính đòi hỏi phải có chuyên môn và sử dụng những dụng của sữa chữa chuyên ngành.

Không cầm tay vào tròng kính

Khi bạn thường xuyên cầm tay vào trong kinh can sẽ làm mắt kính bị mờ vì chiếc kính rất dễ bị bắt dầu và mồ hôi. Tay bụi bẩn cũng có thể làm trầy xước kính, gây ố vàng và làm cho khả năng quan sát của bạn thông qua kính bị hạn chế, có thể gây nên việc mỏi mắt và đau đầu cho bạn.

Vệ sinh kính

Khi vệ sinh kính, bạn nên xả nước rửa trước rồi lau. Vì khi kính dính bụi bẩn, nếu bạn lau ngay và luôn, chính lớp bụi bẩn đó sẽ chà xát làm trầy mắt kính của bạn.

Rửa kính

Rửa kính nên xả bằng nước sạch để rửa trước, bạn có thể dùng nước rửa kính chuyên dụng, tránh xả nước vào hộp lò xo bản lề, chỗ này khi đọng nước sẽ gây rỉ và làm hỏng kính. Sau khi xả nước, bạn lau gọng kính và phần thấm nước ở tròng kính.

Lau kính

Lau nhẹ nhàng để tránh trầy xướt mặt kính, gẫy gọng kính. Đặc biệt với những loại gọng kính khoan và kính có thể tháo rời. Khăn lau kính bạn nên chọn những loại được dệt từ vải sợi mịn, nhỏ trơn và chuyên dụng dành để lau kính. Khăn luôn được bảo quản trong hộp riêng để tránh bám bụi.

Tuyệt đối không lau kính bằng quần áo đang mặc, một số bạn đeo kính sau đó tiện thể thường lau bằng tay hoặc quần áo sẽ rút ngắn tuổi thọ kính của bạn.

Chỗ bảo quản

  • Khi không đeo kính bạn nên bảo quản kính ở trong hộp để tránh va đập, trầy xước và bụi bẩn.
  • Không nên để chồng các vật dụng nặng lên kính của bạn.
  • Không đặt kính ở nơi có nhiệt độ quá cao hoặc quá thấp.

Tư vấn mua kính mắt

Ngoại hình, sở thích cá nhân và lối sống của bạn là những yêu cầu để tìm kiếm đúng loại kính mắt phù hợp với bạn.

Xem video này về những gì gây ra tầm nhìn mờ và làm thế nào chúng ta có thể khắc phục.

Khi chọn kính, hãy chắc chắn rằng phù hợp với đường nét khuôn mặt và tông màu da, màu tóc của bạn để chọn được chiếc kính phù hợp. Mặc dù thật tuyệt khi nhìn một chiếc kính trên người thần tượng của bạn, hãy nhớ rằng cùng một phong cách có thể không phù hợp với bạn.

Cũng cần lưu ý rằng một số khung kính có thể không phù hợp với một số loại tròng kính nhất định. Ví dụ, progressive lenses có thể không hoạt động tốt khi ở trong khung kính nhỏ.

Ngoài ra, điều quan trọng là chọn gọng kính nhẹ nhất có thể nếu tròng kính cận của bạn quá dày và nặng. Luôn luôn xem xét đơn thuốc và tròng kính của bạn trước khi chọn gọng kính.

Cuối cùng, lên lịch kiểm tra mắt với bác sĩ nhãn khoa của bạn để cập nhật đơn thuốc trước khi bạn mua kính mới. Và bất cứ nơi nào bạn chọn mua kính của mình, hãy hỏi về chính sách hoàn trả hoặc hoàn tiền trước khi mua, trong trường hợp bạn không hài lòng với kính của mình sau khi bạn mua chúng.

Vài điều về tác giá

Dr. Hung

Thích viết, đam mê chia sẻ kiến thức đến cộng đồng và mong muốn mọi người đều có kiến thức cơ bản để chăm sóc sức khỏe cho bản thân cũng như người thân. Ngoài ra còn thích nghe nhạc trữ tình, làm đồ handmade...

Leave a Comment