Mắt

Loạn thị là gì? Nguyên nhân, triệu chứng, điều trị và phòng ngừa

Loạn thị là một tình trạng tật khúc xạ thông thường gây ra thị lực mờ. Bệnh xảy ra khi giác mạc có hình dạng không đều hoặc đôi khi vì độ cong của thủy tinh thể bên trong mắt.

Một khi giác mạc hoặc thủy tinh thể có hình dạng không đều sẽ ngăn không cho ánh sáng tập trung chính xác vào võng mạc, do đó, khiến tầm nhìn bị ảnh hưởng.

Loạn thị thường xảy ra cùng các tật khúc xạ khác như cận thị và viễn thị. Nguyên nhân cụ thể của chứng loạn thị không rõ, có thể là di truyền. Loạn thị có thể giảm hoặc tăng theo thời gian.

Có nhiều phương pháp điều trị loạn thị, kính gọng hoặc kính áp tròng thường được sử dụng nhiều nhất. Một lựa chọn khác để điều trị loạn thị là một thủ thuật giác mạc được gọi là orthokeratology (ortho-k).

Đây là một video giải thích về loạn thị:

Triệu chứng của loạn thị

loạn thị

Các triệu chứng loạn thị có thể khác nhau ở mỗi người. Một số người không có bất kỳ triệu chứng nào. Các triệu chứng loạn thị bao gồm:

  • Nhìn mờ, méo mó hoặc mờ ở mọi khoảng cách
  • Gặp khó khăn vào ban đêm
  • Mỏi mắt
  • Nheo mắt
  • Kích ứng mắt
  • Nhức đầu

Đi khám bác sĩ nếu bạn có các triệu chứng loạn thị. Một số triệu chứng cũng có thể do các vấn đề về sức khỏe hoặc thị lực khác.

Nguyên nhân gây ra loạn thị

Độ cong của giác mạc và thủy tinh thể sẽ uốn cong ánh sáng đi vào mắt để hình ảnh tập trung chính xác vào võng mạc ở phía sau mắt. Trong loạn thị, bề mặt giác mạc hoặc thủy tinh thể có độ cong khác nhau. Giác mạc bình thường sẽ có hình cầu, nhưng khi bị loạn thị giác mạc sẽ có độ cong không đều. Chính sự thay đổi độ cong của bề mặt giác mạc làm cho hình ảnh hội tụ thành nhiều điểm trên võng mạc, dẫn đến hình ảnh nhìn bị mờ nhòe, biến dạng.

Điều này khiến ánh sáng không thể tập trung đúng vào giác mạc. Ngoài ra, độ cong của thủy tinh thể bên trong mắt có thể thay đổi, dẫn đến tăng hoặc giảm loạn thị.

Thay đổi này thường xảy ra ở tuổi trưởng thành và có thể dẫn trước sự phát triển của đục thủy tinh thể. Đôi khi chứng loạn thị có thể phát triển sau khi bị thương mắt hoặc phẫu thuật mắt.

Viễn thị cũng xảy ra do một tình trạng tương đối hiếm được gọi là keratoconus (giác mạc hình nón), trong đó giác mạc trở nên mỏng hơn và hình nón. Điều này dẫn đến loạn thị, gây ra thị lực kém mà không thể được điều trị bằng kính đeo mắt.

 Ai có nguy cơ loạn thị?

Loạn thị có thể xảy ra ở trẻ em và người lớn. Nguy cơ phát triển loạn thị của bạn có thể cao hơn nếu bạn có bất kỳ điều nào sau đây:

  • Tiền sử gia đình có người bị loạn thị hoặc có các rối loạn ở mắt, đặc biệt người có cả bố và mẹ bị loạn thị thì nguy cơ cao bị loạn thị.
  • Tổn thương mắt như sẹo giác mạc.
  • Bị cận thị hoặc viễn thị quá nặng.
  • Tiền sử phẫu thuật mắt, như phẫu thuật đục thủy tinh thể.
  • Tuổi tác cũng là một trong những yếu tố làm tăng nguy cơ mắc tật loạn thị. Thực tế, người cao tuổi thường có nguy cơ mắc tật loạn thị cao hơn người trẻ.

Các loại loạn thị

Dạng loạn thị đều

Trong loạn thị đều, các kinh tuyến của mắt thay đổi dần từ kinh tuyến có chiết quang cao nhất đến kinh tuyến có chiết quang thấp nhất. Những triệu chứng thường gặp khiến người bệnh đi khám là:

  • Song thị: hay gặp trong loạn thị nghịch. Loạn thị là nguyên nhân thường gặp nhất gây ra song thị một mắt. Cần phải khám kỹ khi có triệu chứng trên.
  • Quáng mắt: ánh sáng mặt trời làm mắt đau nhức, khó chịu là triệu chứng khá điển hình và cần phải khám xem người bệnh có bị loạn thị không.

Loạn thị cận

Loạn thị cận là một bệnh ở mắt do người bệnh vừa bị cận thị, vừa bị loạn thị. Loạn thị cận gồm có những dạng sau:

  • Loạn thị cận đơn thuận.
  • Loạn thị cận đơn nghịch.
  • Loạn thị cận đơn chéo: Dạng này làm thị lực giảm rất nhiều và thường gây mỏi mắt.
  • Loạn thị cận kép, thuận, nghịch, chéo: Phải điều chỉnh kép.

Loạn thị viễn

Loạn thị viễn là một bệnh ở mắt do người bệnh vừa bị viễn thị, vừa bị loạn thị. Loạn thị viễn gồm có những dạng sau:

  • Loạn thị viễn đơn thuận.
  • Loạn thị viễn đơn nghịch.
  • Loạn thị viễn đơn chéo.
  • Loạn thị viễn kép, thuận, nghịch, chéo.

Loạn thị hỗn hợp

Có một tiêu tuyến ở trước võng mạc, tiêu tuyến còn lại ở phía sau. Nếu loạn thị thuận, tiêu tuyến trước nằm ngang, tiêu tuyến sau nằm dọc. Người trẻ điều tiết để đưa tiêu tuyến dọc về trên võng mạc. Như vậy giống như loạn thị cận đơn thuận.

Loạn thị không đều có thể do chấn thương mắt. Điều đó đã gây ra sẹo trên giác mạc, từ một số loại phẫu thuật mắt hoặc từ keratoconus , một căn bệnh gây ra sự mỏng dần của giác mạc.

Chẩn đoán loạn thị

Loạn thị được phát hiện khi khám mắt định kỳ với các dụng cụ và kỹ thuật tương tự được sử dụng để phát hiện cận thị và viễn thị.

Bác sĩ mắt có thể chẩn đoán loạn thị thông qua kiểm tra mắt toàn diện. Khám nghiệm này có thể bao gồm:

Đo thị giác

Đo bằng cách đọc bảng chữ cái trên một khoảng cách nhất định. Độ thị giác được đo dưới dạng số thập phân (ví dụ: 20/40). Số đầu là khoảng cách thử nghiệm chuẩn (20 feet) và số dưới cùng là kích thước chữ cái nhỏ nhất được đọc. Nếu bạn có độ thị giác 20/40 nghĩa là bạn có thể nhìn thấy chữ trong khoảng cách 20 feet, trong khi người bt nhìn thấy được chữ đó trong khoảng cách 40 feed. Độ thị giác bình thường là 20/20.

Dụng cụ dùng để đo độ cong của giác mạc

Bằng cách tập trung một vòng tròn ánh sáng trên giác mạc và đo sự phản xạ của nó, có thể xác định độ cong chính xác của bề mặt giác mạc. Phương pháp này đặc biệt quan trọng trong việc xác định sự phù hợp cho kính áp tròng.

Chống khúc xạ

Sử dụng dụng cụ gọi là máy Phoropter, bác sĩ sẽ đặt một loạt các ống kính ở trước mắt và đo độ sáng. Điều này được thực hiện bằng cách sử dụng thiết bị cầm tay có đèn được gọi là retinoscope hoặc một dụng cụ tự động đánh giá sức tập trung gần đúng của mắt.

Bác sĩ sẽ sử dụng các kết quả đo, kết hợp với các thử nghiệm khác, để xác định mức độ loạn thị và đo kính.

Điều trị loạn thị

Tương tự như cận thị và viễn thị, loạn thị là một tật khúc xạ có thể tăng độ nặng (độ loạn) nếu chúng ta chăm sóc mắt không tốt, cung cấp thiếu dinh dưỡng, không chịu đeo kính thuốc điều chỉnh loạn thị hay không đeo kính bảo hộ khi lao động. Chính vì vậy, bạn không nên thường căn bệnh này vì nó có thể trở nặng bất cứ lúc nào, gây ảnh hưởng nhiều đến học tập cũng như công việc hàng ngày của bạn.

Loạn thị nhẹ sẽ không cần điều trị nhưng nếu loạn thị nặng thì cần phải có những phương pháp điều trị phù hợp, để tránh bệnh diễn biến xấu đi hoặc gây ra nhược thị.

Loạn thị thường có thể được điều trị bằng kính mắt, kính áp tròng hoặc phẫu thuật khúc xạ.

Kính gọng

Đây là phương pháp điều trị loạn thị phổ biến nhất. Ưu điểm của phương pháp này là chi phí thấp, có thể điều chỉnh ngay lập tức tật loạn thị. Tuy nhiên nhược điểm của phương pháp này sẽ khiến người đeo không thoải mái, gặp khó khăn trong sinh hoạt hàng ngày.

Việc đeo kính là giúp hỗ trợ điều trị loạn thị. Thông thường loạn thị trên 1 độ mới gây xáo trộn thị giác nhiều. Nếu tầm nhìn bị ảnh hưởng nhiều thì nên đeo kính để giúp mắt không phải điều tiết quá nhiều.

Đối với những người có độ cận không cao hoặc thấp nếu các tình trạng mỏi mắt, khô mắt không thấy xuất hiện mà vẫn có thể nhìn rõ thì không cần đeo kính thường xuyên. Còn nếu thấy xuất hiện tình trạng mỏi mắt, khô mắt đều phải đeo kính dù cho độ cận là lớn hay nhỏ. Loạn thị có nên đeo kính không còn tùy thuộc vào mức độ cận và tình trạng của người bệnh.

Đối với những người lần đầu đeo kính một khi mắt vẫn chưa thích ứng được với kính thì ít nhiều sẽ cảm thấy khó chịu khi đeo dù cho không có sự sai sót nào về độ chuẩn của kính.

Nếu kiên trì sử dụng kính trong vòng 1 tuần khi đó mắt bạn đã quen với kính thì sự khó chịu sẽ không còn.

Nên đeo kính loạn thị thường xuyên cho dù là bạn nhìn gần hay nhìn xa.

Kính áp tròng

Phương pháp này đặc biệt được nhiều bạn trẻ lựa chọn để điều trị tật loạn thị. Ưu điểm của phương pháp này là tính thẩm mỹ cao. Tuy nhiên, vì kính áp tròng được đeo trực tiếp trên mắt, nếu không được vệ sinh đúng cách có thể gây tổn thương mắt.

Orthokeratology

Orthokeratology (ortho-k) là việc lắp một ống kính tiếp xúc cứng để định hình lại giác mạc. Bệnh nhân đeo kính áp tròng trong thời gian giới hạn, chẳng hạn như qua đêm. Phương pháp này áp dụng với các bệnh nhân không thể phẫu thuật hoặc đang chờ phẫu thuật. Orthokeratology thể cải thiện tật loạn thị vĩnh viễn. Nếu bệnh nhân ngừng mang kính giác mạc sẽ trở lại tình trạng cũ.

Laser và các thủ thuật phẫu thuật khúc xạ khác

Loạn thị cũng có thể được điều chỉnh bằng cách thay đổi hình dạng giác mạc thông qua LASIK (laser in situ keratomileusis) hoặc PRK (keratectomy chiết quang) hoặc Femto LASIK, ReLEx SMILE. PRK loại bỏ các mô từ bề mặt và lớp bên ngoài của giác mạc. LASIK loại bỏ mô chỉ từ lớp bên trong của giác mạc.

Loạn thị nên được điều trị càng sớm càng tốt. Sau khi được chẩn đoán, cần phải đi khám bác sĩ mắt thường xuyên vì loạn thị có thể thay đổi theo thời gian, khiến cho đơn thuốc phải được sửa đổi. Có rất nhiều loại kính như kính có gọng, kính áp tròng loạn thị… tùy vào mong muốn cũng như lợi ích của từng loại kính mà bạn lựa chọn cho phù hợp. Trước khi sử dụng kính, khách hàng nên tham khảo ý kiến của bác sĩ để có lời khuyên chính xác nhất.

Bên cạnh đó, cần đến những địa chỉ uy tín để đo độ loạn thị và cắt kính sao cho chuẩn nhất để khôn ảnh hưởng đến tầm nhìn cũng như tình trạng loạn thị. Bởi nếu như loạn thị mà đeo kính không đúng chuẩn sẽ dẫn đến tình trạng độ loạn ngày càng tăng và thậm chí xảy ra tình trạng nhược thị.

Phòng tránh

Để phòng bệnh thì bạn nên chú ý những điều sau:

  • Học tập và làm việc trong môi trường đủ ánh sáng, không nên nhìn nơi quá tối hay là nơi quá sáng, khi là việc nơi có ánh sáng mạnh thì nên đeo kính bảo hộ.
  • Ngồi thẳng khi viết, không cúi sát. Hạn chế làm việc, xem tivi liên tục quá 1 giờ thi thoảng phải đứng lên hay nhìn ra xa cho mắt được nghỉ ngơi.
  • Để cho mắt được nghỉ ngơi bằng việc dành thời gian vui chơi thể dục ngoài trời thay vì ngồi trước màn hình máy tính, ti vi.
  • Thực hiện một chế độ ăn đầy đủ các chất dinh dưỡng, đặc biệt là những thực phẩm giàu vitamin A bao gồm thịt, cá, dầu, các loại đậu, hoa quả, rau xanh, cà rốt, gấc, cà chua,…
  • Tránh những tư thế như nằm hoặc quỳ để đọc sách, viết bài khi đang đi trên ô tô, tàu hỏa, máy bay.
  • Khi có bất cứ một bệnh lý nào về mắt thì nên đến các cơ sở uy tín để được chẩn đoán và điều trị chính xác tránh các biến chứng gây ra loạn thị.
  • Đặc biệt khi bị loạn thị, cần kiểm tra và điều trị sớm để tránh về sau có biến chứng nặng.
  • Ngoài ra không được tự ý dùng kính đeo mắt không đúng tiêu chuẩn, khi đeo kính cần tuân thủ hướng dẫn của nhà chuyên môn.

Vài điều về tác giá

Dr. Hung

Thích viết, đam mê chia sẻ kiến thức đến cộng đồng và mong muốn mọi người đều có kiến thức cơ bản để chăm sóc sức khỏe cho bản thân cũng như người thân. Ngoài ra còn thích nghe nhạc trữ tình, làm đồ handmade...

Leave a Comment