Bệnh về da Chăm sóc da

Rộp da là gì? Cách nhận biết rộp da bị nhiễm trùng và điều trị

Rộp da, hay phồng rộp, là những vết phồng trên da chứa chất lỏng có kích cỡ rất đa dạng, từ bé như đầu kim cho đến các vết có đường kính vài cm. Các vết rộp thường hình thành ở gót chân, lòng bàn chân, tuy nhiên chúng cũng có thể hình thành ở tay khi bạn chạy xe đạp mà không đeo găng bảo vệ. Chúng ta cũng có thể bị rộp da nếu mang giày không vừa vặn hoặc không mang vớ khi đi giày trong một thời gian dài. Nếu một vết phồng rộp hở, vi khuẩn có thể xâm nhập vào vết thương và gây nhiễm trùng da.

Trong bài viết này, hãy cùng mình giải thích cách xác định và điều trị rộp da bị nhiễm trùng. Cũng như thảo luận về các biến chứng có thể có và cung cấp các mẹo để đẩy nhanh quá trình chữa lành.

[wpsm_box type=”red” float=”none” text_align=”center”]
Xem thêm: Tổng hợp các bệnh về da phổ biến nhất hiện nay
[/wpsm_box]

Làm thế nào để biết rộp da có bị nhiễm trùng không?

rộp da (mụn nước)

Hầu hết các nốt rộp da sẽ tự lành. Thông thường, sẽ hình thành dịch trong nốt rộp trong vài ngày đầu tiên. Phần “mái” của nốt rộp sẽ bảo vệ khu vực bên trong, trong khi một lớp da mới hình thành bên dưới. Cuối cùng, da bị phồng rộp sẽ bong ra. Toàn bộ quá trình chữa lành sẽ diễn ra trong khoảng 1-2 tuần.

Khi một nốt rộp bị vỡ, vi trùng có thể xâm nhập vào vết thương và gây nhiễm trùng da. Các nốt rộp nước có thể vỡ ra nếu chúng tiếp tục bị ma sát hoặc nếu có ai đó cố tình chọc thủng.

Các triệu chứng cho thấy nhiễm trùng nốt rộp da bao gồm:

  • Vùng da xung quanh đỏ hơn, mặc dù điều này có thể không rõ ràng ở những người có làn da tối màu
  • Chạm vào có cảm giác đau tăng theo thời gian
  • Sưng và trở nên tồi tệ hơn theo thời gian
  • Dịch bên trong trở nên đục hoặc giống như mủ
  • Có vỏ ngoài màu vàng
  • Ấn xung quanh đau

Điều trị và xử trí ban đầu với vết rộp da

Mọi người thường có thể điều trị rộp da tại nhà. Điều quan trọng nhất là giữ cho khu vực này sạch sẽ và khô ráo.

Để giảm thiểu sự khó chịu và tránh làm nặng thêm vết phồng rộp, mọi người có thể sử dụng băng hoặc miếng lót mềm để bảo vệ rộp nước trên các khu vực có thể bị chà xát, chẳng hạn như lòng bàn chân. Bạn có thể cắt miếng băng thành một vòng tròn có một lỗ ở giữa, đặt xung quanh rộp nước, sau đó sử dụng một miếng gạc đậy vết rộp lại.

Để ngăn ngừa nhiễm trùng, tốt nhất là tránh cậy hoặc làm thủng vết phồng rộp. Tuy nhiên, nếu một vết phồng rộp quá lớn hoặc gây đau đớn, có thể cần phải làm xẹp nó.

Theo Học viện Da liễu Hoa Kỳ, để làm xẹp rộp da đúng cách nên làm theo các bước dưới đây:

  • Sử dụng cồn để khử trùng kim nhỏ.
  • Nhẹ nhàng xuyên qua một cạnh của nốt rộp để cho một ít chất lỏng chảy ra.
  • Rửa khu vực này bằng xà phòng và nước, cẩn thận không loại bỏ phần trên của nốt rộp, vì để lại phần này sẽ bảo vệ da bên dưới.
  • Che phần rộp da bằng băng, băng lỏng, nâng cao một chút ở giữa để tạo sự thông thoáng cho nốt phồng rộp.

Điều quan trọng cần lưu ý là khử trùng kim bằng cồn không đảm bảo rằng khu vực này sẽ không bị nhiễm trùng. Những người dễ bị nhiễm trùng, chẳng hạn như những người đang có bệnh tiểu đường nên đến gặp bác sĩ da liễu, bác sĩ có thể xử lý vô khuẩn tốt hơn.

Nếu một vết phồng rộp bị nhiễm trùng, bạn sẽ cần nói chuyện với bác sĩ. Bác sĩ thường sẽ kê toa thuốc kháng sinh hoặc thuốc mỡ hoặc kem bôi để giúp cơ thể chống lại vi khuẩn gây nhiễm trùng.

Mọi người cũng có thể sử dụng băng vết thương để bảo vệ da và tăng tốc độ chữa lành. Nhiều loại và kích cỡ có sẵn trong các nhà thuốc và cửa hàng trực tuyến. Nếu một người nghi ngờ bị nhiễm trùng da, họ nên tránh sử dụng miếng pad trừ khi bác sĩ khuyên dùng.

Biến chứng có thể xảy ra

Phát hiện và điều trị nhiễm trùng sớm thường sẽ ngăn ngừa các biến chứng. Nếu không điều trị, nhiễm trùng có thể có khả năng ảnh hưởng đến vùng da rộng lớn hoặc xâm nhập vào máu.

Sự lây lan này có thể dẫn đến các tình trạng sức khỏe nghiêm trọng, chẳng hạn như:

Viêm mô bào

Viêm mô bào (Cellulitis) là tình trạng viêm khu trú hoặc lan tỏa do nhiễm khuẩn cấp tính, bán cấp hoặc mạn tính tổ chức liên kết của da. Nguyên nhân gây bệnh thường do liên cầu nhóm A. Tụ cầu vàng có thể gây viêm mô bào đơn thuần hay kết hợp với liên cầu. Tình trạng này xảy ra khi vi trùng xâm nhập vào các lớp sâu của da và ảnh hưởng đến các mô bên dưới.

Một vùng da của cơ thể bị viêm quầng (erysipelas) trở nên sưng, nóng, đỏ và đau, giới hạn không rõ có tính chất lan tỏa. Giữa tổn thương có thể có bọng nước, xuất huyết. Người bệnh có biểu hiện các triệu chứng toàn thân như sốt, mệt mỏi. Các biểu hiện này giảm nhanh chóng khi được điều trị.

Trường hợp nặng có thể có hoại tử, áp xe dưới da, viêm cơ, cân cơ, nhiễm khuẩn huyết và những nhiễm khuẩn nặng khác có thể xảy ra. Nhất là ở những người suy giảm miễn dịch, mắc bệnh tiểu đường hoặc trẻ em.

Cẳng chân là vị trí thường gặp nhất. Sang chấn nhỏ ngay cả những tổn thương nông, bề mặt hoặc loét, viêm kẽ đều là những nơi dễ dàng để vi khuân thâm nhập vào cơ thể và gây bệnh.

Du khuẩn huyết

Du khuẩn huyết (bacteremia) là sư hiện diện của các vi khuẩn sống trong máu. Có 3 dạng du khuẩn huyết:

  • Du khuẩn huyết tạm thời: Do vi khuẩn thường trú vào máu (đánh răng, đi tiêu)
  • Du khuẩn huyết cách hồi: Do vi khuẩn từ một vị trí nhiễm được phóng thích cách hồi vào máu (áp-xe, viêm phúc mạc, viêm mô tế bào)
  • Du khuẩn huyết liên tục: Vi khuẩn tấn công trực tiếp vào máu (viêm nội tâm mạc bán cấp, đặt catheter động mạch)

Nhiễm trùng huyết

Nhiễm trùng huyết là hội chứng đáp ứng viêm hệ thống do nhiễm trùng. Vi sinh vật gây bệnh không cư trú tại một cơ quan bị tổn thương ban đầu, mà theo đường máu lan đi khắp cơ thể.

Bệnh xảy ra do vi khuẩn hay virus, nấm giải phóng những hóa chất vào máu để chống lại các phản ứng viêm của cơ thể. Những phản ứng này tạo ra hàng loạt các thay đổi bên trong dẫn đến tổn thương các cơ quan như: Gan, thận và khiến cơ thể suy yếu nhanh.

Nhiễm trùng máu đặc biệt nguy hiểm nếu không được phát hiện sớm và điều trị kịp thời dẫn đến các biến chứng nặng về tuần hoàn, rối loạn đông máu, hô hấp, suy gan thận và các tạng khác.

Ở trường hợp xấu nhất, nhiễm khuẩn huyết có thể gây ra chứng hạ huyết áp, hiện tượng này là “Sốc nhiễm trùng”, có thể dẫn đến sự suy giảm chức năng một số bộ phận như phổi, thận và gan. Giai đoạn này bệnh trở nên rất nặng, có những trường hợp được điều trị tích cực, kháng sinh phù hợp nhưng bệnh nhân vẫn tử vong do sốc nhiễm trùng.

Các dấu hiệu và triệu chứng nhiễm trùng đã lan đến máu có thể bao gồm:

  • Sốt
  • Nhiệt độ cơ thể hạ thấp, ớn lạnh và run rẩy dữ dội
  • Thay đổi trạng thái tinh thần, chẳng hạn như nhầm lẫn hoặc giảm nhận thức
  • Nhịp tim nhanh
  • Đi tiểu rất ít
  • Khó thở
  • Vã mồ hôi
  • Chóng mặt

Bất cứ ai gặp các triệu chứng này nên tìm kiếm sự chăm sóc y tế ngay lập tức.

Bệnh tiểu đường và rộp da

Những người mắc bệnh tiểu đường nên hết sức cẩn thận với những vết phồng rộp ở bàn chân vì một số người mắc bệnh tiểu đường trong thời gian dài không thể cảm thấy đau ở phần cơ thể này. Do đó, một vết phồng rộp có thể không được chú ý, làm tăng khả năng nó bị nhiễm trùng hoặc tiến triển thành loét. Do đó, cần hết sức lưu ý về vấn đề này.

Những người mắc bệnh tiểu đường phụ thuộc insulin có nguy cơ bị loét chân cao hơn.

Những người mắc bệnh thận, mắt và bệnh tim liên quan đến bệnh tiểu đường, cũng như những người hút thuốc hoặc uống rượu, cũng có thể dễ bị loét chân hơn.

Mẹo chữa rộp da

Mọi người nên giữ cho rộp da sạch và khô trong suốt thời gian chữa lành. Để giữ cho khu vực này sạch sẽ, bạn có thể sử dụng xà phòng và nước rửa nhẹ nhàng và sau đó che nó bằng một miếng băng lỏng.

Nếu vết phồng rộp xuất hiện, bạn có thể bôi Vaseline lên khu vực đó và che nó bằng Band-Aid mỗi ngày cho đến khi nó lành. Cũng như mụn nước không nhiễm trùng, mọi người có thể sử dụng miếng gạc để bảo vệ vết loét ở lòng bàn chân.

Tốt nhất là tránh đặt áp lực lên khu vực có vết rộp nếu có thể. Ví dụ, nếu giày chật gây ra vết phồng rộp, một người nên tránh mang chúng cho đến khi quá trình chữa lành kết thúc.

Thuốc kháng sinh tại chỗ không kê đơn, chẳng hạn như Neosporin, không phù hợp vì có một rủi ro nhỏ là chúng sẽ gây phát ban gọi là viêm da tiếp xúc ở một số người.

Kết luận

Rộp da khá phổ biến, đặc biệt là trên bàn chân. Áp lực hoặc ma sát từ việc mang giày chật hoặc đi trong thời gian dài, thường có thể gây ra các vết rộp nước. Chúng trông giống như những túi nhỏ chứa đầy chất lỏng.

Các nốt phồng nước thường sẽ tự lành sau 1 đến 2 tuần. Vết rộp có thể bị nhiễm trùng nếu da trên đỉnh của vết phồng rộp vỡ, cho phép vi trùng xâm nhập. Nếu một người cố tình cạy hoặc đục thủng, điều này có thể gây nhiễm trùng nhiều hơn.

Nếu không điều trị, nhiễm trùng có thể di chuyển khắp cơ thể trên da hoặc trong máu, điều này có thể dẫn đến các tình trạng sức khỏe nguy hiểm tiềm ẩn, chẳng hạn như viêm mô bào hoặc nhiễm trùng huyết.

Bất cứ ai nghĩ rằng họ có thể có rộp da nhiễm trùng nên nói chuyện với bác sĩ.

Vài điều về tác giá

Dr. Hung

Thích viết, đam mê chia sẻ kiến thức đến cộng đồng và mong muốn mọi người đều có kiến thức cơ bản để chăm sóc sức khỏe cho bản thân cũng như người thân. Ngoài ra còn thích nghe nhạc trữ tình, làm đồ handmade...

Leave a Comment