Triệu chứng

Tê ngón chân: Nguyên nhân, biểu hiện, chẩn đoán và điều trị

Tê ngón chân là triệu chứng xảy ra khi cảm giác ở ngón chân bị ảnh hưởng. Ngón chân của bạn có thể bị mất cảm giác, châm chích hay nóng rát.  Điều này làm cho việc đi lại khó khăn hoặc thậm chí gây đau đớn.

Tê ngón chân có thể là một triệu chứng nhất thời nhưng cũng có thể là triệu chứng mạn tính, kéo dài, ảnh hưởng tới chất lượng cuộc sống, khả năng đi lại của bạn và có thể dẫn đến chấn thương và vết thương mà bạn không hay biết. Mặc dù tê ngón chân có thể là một nguyên nhân gây lo ngại, nhưng nó hiếm khi được coi là một cấp cứu y tế.

Xem thêm: Tê chân: Nguyên nhân, biểu hiện, chẩn đoán và cách điều trị

Các biển hiện của tê ngón chân là gì?

tê ngón chân

Tê ngón chân là một cảm giác bất thường thường làm giảm cảm giác xúc giác ở ngón chân của bạn, ngón chân không thể cảm nhận được nền đất bên dưới hay cảm giác của chính nó. Bạn cũng có thể cảm thấy như có kiến bò ở chân hoặc ở ngón chân khi cảm giác trở lại và cảm giác tê chân biến mất.

Tê cũng có thể gây ra cảm giác kim châm ở ngón chân. Điều này có thể xảy ra chỉ trong một chân hoặc cả hai chân, tùy thuộc vào nguyên nhân của nó.

Nguyên nhân gây tê ngón chân?

Cơ thể của bạn chứa một mạng lưới các dây thần kinh cảm giác phức tạp, giúp não bộ nhận biết được cảm giác khi ngón chân tiếp xúc với vật thể. Khi dây thần kinh bị chèn ép, bị tổn thương hoặc bị kích thích, nó sẽ như thể một đường dây điện thoại bị cắt và các tin nhắn không thể gửi đi được. Kết quả là bạn sẽ cảm thấy tê ngón chân tạm thời hoặc lâu dài.

Một số tình trạng y tế có thể gây tê ngón chân, bao gồm:

  • Nghiện rượu hoặc lạm dụng rượu bia trong thời gian dài
  • Bệnh teo cơ mác
  • Bệnh tiểu đường và bệnh thần kinh tiểu đường
  • Bỏng lạnh
  • Hội chứng Guillain Barre
  • Thoát vị đĩa đệm
  • Bệnh đa xơ cứng (MS)
  • Hội chứng chèn ép dây thần kinh, chẳng hạn như u thần kinh Morton (ảnh hưởng đến phần đệm bàn chân) hoặc hội chứng ống cổ chân (ảnh hưởng đến dây thần kinh chày)
  • Bệnh động mạch ngoại biên (PAD)
  • Bệnh mạch máu ngoại biên (PVD)
  • Bệnh Raynaud
  • Đau thần kinh toạ
  • Zona thần kinh
  • Chấn thương tủy sống
  • Viêm mạch máu

Một số người bị tê ngón chân liên quan đến tập thể dục, đặc biệt là sau khi tham gia vào các bài tập có cường độ nhịp điệu cao như chạy hoặc chơi thể thao. Điều này là do các dây thần kinh thường xuyên bị chèn ép trong khi tập thể dục. Cảm giác tê sẽ giảm khá nhanh sau khi bạn ngừng tập thể dục.

Ít phổ biến hơn, tê ở ngón chân có thể là dấu hiệu của một bệnh nghiêm trọng hơn ở hệ thống thần kinh. Đây là trường hợp khi bạn đột ngột bị tê ở một bên cơ thể. Điều này có thể được gây ra bởi:

  • Co giật
  • Đột quỵ
  • Cơn thiếu máu não thoáng qua (TIA)

Khi nào bạn nên đi khám

Tìm kiếm sự chăm sóc y tế ngay lập tức nếu bạn bị tê ngón chân cùng với bất kỳ triệu chứng nào sau đây:

  • Khó nhìn bằng một hoặc cả hai mắt
  • Lệch mặt
  • Khó hiểu lời người khác nói
  • Mất thăng bằng
  • Yếu tay, chân
  • Tê ngón chân xảy ra sau chấn thương đầu gần đây
  • Đột ngột mất cảm giác hoặc tê liệt ở một bên cơ thể
  • Đau đầu đột ngột, dữ dội
  • Run, giật, hoặc co giật

Nếu chứng tê ngón chân của bạn không đi kèm với các triệu chứng khác, hãy đi khám bác sĩ khi cảm thấy khó chịu hoặc tê ngón chân không tự biến mất như trước đây. Bạn cũng nên tìm kiếm sự trợ giúp y tế nếu chứng tê ngón chân trở nên nặng hơn.

Chẩn đoán tê ngón chân

Trước tiên, bác sĩ sẽ hỏi về tiền sử mắc bệnh và yêu cầu bạn mô tả các triệu chứng gặp phải trước khi tiến hành khám lâm sàng. Nếu bạn gặp phải các triệu chứng giống như đột quỵ hoặc co giật, bác sĩ có thể đề nghị chụp CT hoặc MRI. Chúng có thể phát hiện chảy máu hay tắc mạch máu trong não.

Chụp MRI và CT cũng được sử dụng để phát hiện những bất thường ở cột sống gây ra đau thần kinh tọa hoặc hẹp cột sống.

Bác sĩ sẽ thực hiện khám chân toàn diện nếu các triệu chứng của bạn dường như tập trung ở chính bàn chân. Điều này bao gồm kiểm tra khả năng cảm nhận nhiệt độ và các cảm giác khác ở bàn chân.

Các phương pháp khác bao gồm các nghiên cứu dẫn truyền thần kinh, có thể phát hiện dòng điện được truyền qua các dây thần kinh có tốt không. Điện cơ là một thử nghiệm khác xác định cách cơ bắp phản ứng với kích thích điện.

Điều trị tê ngón chân

Phương pháp điều trị tê ngón chân phụ thuộc vào nguyên nhân cơ bản của nó.

Nếu bệnh thần kinh tiểu đường là nguyên nhân, bác sĩ sẽ khuyên bạn điều trị bằng thuốc để đảm bảo lượng đường trong máu của bạn ở mức phù hợp. Ngoài ra luyện tập thể dụng thể thao và điều chỉnh chế độ ăn uống cũng có thể giúp kiểm soát đường huyết.

Nếu cảm giác tê là ​​do chèn ép dây thần kinh ở bàn chân thì việc thay đổi loại giày bạn đi có thể giúp ích. Nếu cảm giác tê có liên quan đến rượu, bạn nên ngừng uống rượu và bắt đầu dùng vitamin tổng hợp.

Ngoài các biện pháp này, bác sĩ có thể kê toa thuốc giảm đau. Chúng có thể bao gồm:

  • Thuốc chống trầm cảm và thuốc chống co giật để điều trị đau dây thần kinh do tiểu đường, bao gồm duloxetine (Cymbalta) và pregabalin (Lyrica)
  • Thuốc giảm đau phối hợp opioids như tramadol (Ultram)
  • Thuốc chống trầm cảm ba vòng, bao gồm cả amitriptyline

Điều trị tê ngón chân mạn tính

Những người bị tê chân mạn tính nên đi chú ý đặc biệt tới bàn chân để kiểm tra vết thương và lưu thông máu ở chân. Họ cũng nên thực hành vệ sinh chân tốt, bao gồm:

  • Cắt móng chân
  • Kiểm tra bàn chân hàng ngày để tìm vết cắt hoặc vết thương bằng gương cầm tay.
  • Mang tất (vớ) mềm, dày để hỗ trợ và đệm chân
  • Mang giày vừa vặn cho phép các ngón chân di chuyển

Vài điều về tác giá

Dr. Hung

Thích viết, đam mê chia sẻ kiến thức đến cộng đồng và mong muốn mọi người đều có kiến thức cơ bản để chăm sóc sức khỏe cho bản thân cũng như người thân. Ngoài ra còn thích nghe nhạc trữ tình, làm đồ handmade...

Leave a Comment