Tinh dầu hương thảo nổi tiếng với khả năng chống oxy hóa rất mạnh mẽ. Thậm chí là mạnh mẽ nhất nhì trong số những thực vật thiên nhiên được con người sử dụng!
Tuy nhiên liệu bạn đã có hiểu biết về loại tinh dầu này chưa? Nếu chưa thì hãy cùng mình tìm hiểu xem:
- Tinh dầu hương thảo là gì? Nó được chiết xuất thế nào? Có nguồn gốc từ đâu?
- Thành phần của loại tinh dầu này có gì?
- Tinh dầu hương thảo có tác dụng gì với sức khỏe?
- Nếu muốn mua thì mua của hãng nào tốt? Mua ở đâu để được chính hãng, giá tốt?
- Cách sử dụng tinh dầu hương thảo hiệu quả, an toàn?
Nào bắt đầu thôi!
Bạn đang muốn tìm hiểu xem có những loại tinh dầu phổ biến nào? Tác dụng và cách sử dụng chúng ra sao? Hãy tìm câu trả lời qua bài: Tổng hợp các loại tinh dầu phổ biến nhất hiện nay
Mục lục
Tinh dầu hương thảo là gì?
Cây hương thảo (Rosmarinus officinalis) là một loại cây nhỏ, phân nhánh mọc thành bụi. Nó thuộc họ bạc hà, cùng với oải hương, húng quế, xô thơm. Lá của nó thường được sử dụng để làm gia vị. Loài cây này có nguồn gốc từ Địa Trung Hải, được trồng nhiều ở Nam Âu châu, Tây Á và Bắc Phi trước đây. Tại Việt Nam cây được nhập về và trồng ở một số tỉnh miền Trung, miền Nam.
Tinh dầu hương thảo được chiết xuất từ lá và hoa nở của cây hương thảo bằng phương pháp chưng cất hơi nước. Tinh dầu của nó thường có màu xanh, mùi thơm tựa mùi gỗ, khi ngửi đem lại cảm giác “tươi và thanh lọc”.
Loài cây này đã được sử dụng hàng ngàn năm nay trong y học cổ truyền để chữa trị các vấn đề như: Mất trí nhớ, vấn đề tiêu hóa, cải thiện miễn dịch, giảm đau
Thành phần của tinh dầu hương thảo
Hiện nay người ta đã xác định được thành phần hóa học của tinh dầu hương thảo. Cụ thể gồm 53 hợp chất hóa học với thành phần chính như sau: long não (17,2-34,7%), α-pinene (10,2-21,6%), 1,8-cineole (12,1) -14,4%), camphene (5,2-8,6%), borneol (3,2-7,7%), β-pinene (2,3-7,5%), verbenone (2,2-5,8%), β-caryophyllene (1,8-5,1%), limonene (2,0-3,8%), α-terpineol (1,2-2,5%), myrcene (0,9-4,5%), p-cymene (0,2-3,4%), acetyl acetyl (0,2-2,3%), linalool (0,3-1,0%) ) và terpinen-4-ol (0,4-0,9%).
Hầu hết các tác dụng chính của tinh dầu hương thảo là do các hợp chất chống oxy hóa của nó tạo nên. Những thành phần đó gồm: carnosol, axit carnosic, axit ursolic, axit rosmarinic và axit caffeic.
5 Tác dụng của tinh dầu hương thảo
Dưới đây là 5 công dụng hàng đầu của tinh dầu hương thảo được áp dụng phổ biến:
1. Ngăn ngừa rụng tóc, giúp tóc tăng trưởng
Một trong những nguyên nhân gây hói đầu ở nam giới là chứng rụng tóc androgenetic. Căn nguyên của bệnh là do di truyền và sự mất cân bằng hormoon giới tính. Bệnh này thường gặp ở nam nhiều hơn nữ (nữ tỷ lệ gặp rất thấp). Cơ chế gây ra bệnh là do một sản phẩm phụ của testosterone có tên dihydrotestosterone (DHT) có khả năng tấn công các nang tóc làm cho tóc rụng vĩnh viễn.
Một nghiên cứu công bố năm 2015 đã tiến hành so sánh tác dụng của tinh dầu hương thảo với minoxidil 2% (Một loại thuốc chuyên dùng để điều trị bệnh rụng tóc androgentic) trên những bệnh nhân bị bệnh rụng tóc androgenetic (AGA). Trong sáu tháng, 50 đối tượng bị AGA đã sử dụng tinh dầu hương thảo trong khi 50 đối tượng khác sử dụng minoxidil. Sau ba tháng, cả hai nhóm đều không thấy có sự cải thiện nào, nhưng sau sáu tháng, cả hai nhóm đều có sự gia tăng đáng kể về số lượng tóc. Như vậy, rõ ràng tinh dầu hương thảo đã chứng minh nó là một phương thuốc tự nhiên, ít tác dụng phụ để điều trị chứng rụng tóc. Bạn có thể xem chi tiết nghiên cứu này tại đây.
Có một loại tinh dầu có khả năng chăm sóc tóc rất tốt và đang rất được ưa chuộng. Bạn có biết đó là loại nào không? Mình đang muốn nói đến: Tinh dầu bưởi
2. Cải thiện trí nhớ
Bạn có tin không, nhưng các học giả Hy Lạp cổ đại đã biết đến tác dụng tăng cường trí nhớ và sự tập trung của hương thảo từ hàng ngàn năm trước. Ngày nay nhiều nghiên cứu khoa học đã chứng minh tinh dầu hương thảo có tác dụng cải thiện trí nhớ, tăng cường sự tập trung và phòng chống chứng mất trí nhớ tuổi già.
Xem thêm: Tinh dầu sả chanh là gì? Tác dụng của tinh dầu sả chanh với sức khỏe
3. Tăng cường chức năng gan và hệ tiêu hóa
Trong y học cổ truyền, hương thảo được coi là một loại dược liệu giúp cải thiện sức khỏe của hệ tiêu hóa. Ngày nay, nhiều nghiên cứu khoa học đã chứng minh khả năng cải thiện chức năng gan của tinh dầu hương thảo. Cụ thể, nó có 2 tác dụng chính sau:
- Tăng lượng mật do gan tiết ra
- Ức chế sự thay đổi cấu trúc trong mô gan khi gan bị xơ do tổn thương gây ra bởi hóa chất độc hại
Bạn có thể tham khảo một nghiên cứu chứng minh tác dụng này tại đây
4. Làm giảm lượng Cortisol
Cortisol là một hocmoon do tuyến thượng thận tiết ra, khi nồng độ hocmoon này tăng cao trong máu sẽ dẫn đến nhiều tác dụng tiêu cực không mong muốn. Chẳng hạn: Tăng cân, trầm cảm, lo lắng, mệt mỏi, da gặp vấn đề…
Một nghiên cứu được tiến hành tại Đại học Meikai, Trường Nha khoa ở Nhật Bản đã đánh giá tác dụng của tinh dầu hương thảo và tinh dầu oải hương lên nồng độ cortisol trong nước bọt. Các nhà khoa học đã kết luận rằng, cả 2 loại tinh dầu này đều có tác dụng làm giảm nồng độ cortisol đáng kể. (Xem nghiên cứu tại đây)
5. Chống lại ung thư
Ngoài việc là một chất chống oxy hóa phong phú, hương thảo còn được biết đến với đặc tính chống ung thư và chống viêm. Một trong những thành phần hoạt chất chính có khả năng ngăn ngừa ung thư của cây hương thảo là carnosol.
Theo một bài báo gần đây được công bố trên tạp chí Cancer Letters: “Carnosol đã được đánh giá trong việc chống ung thư tuyến tiền liệt, vú, da, bệnh bạch cầu và ung thư đại tràng với kết quả đầy hứa hẹn. Ngoài ra, carnosol dường như có “độc tính chọn lọc” đối với các tế bào ung thư hơn so với các tế bào không thuộc khối u và được dung nạp tốt khi dùng cho động vật” (Xem bài báo đó tại đây)
Nói một cách dễ hiểu carnosol giống như một đội quân bắn tỉa, chỉ tiêu diệt tế bào ung thư mà không làm hỏng các tế bào lành bên cạnh. Không giống như “bom” hóa chất hay được dùng khi điều trị ung thư – tiêu diệt nhiều thứ hơn là tế bào ung thư!
Một bài báo đăng trên tạp chí Nutrients năm 2016 đã chỉ ra rằng chiết xuất hương thảo có khả năng ngăn ngừa các bệnh ung thư sau:
- Ung thư ruột kết
- Ung thư tuyến tụy
- Ung thư vú
- Ung thư tuyến tiền liệt
- Ung thư buồng trứng
- Ung thư cổ tử cung
- Ung thư bàng quang
- Ung thư gan
- Ung thư phổi
Xem thêm: Tinh dầu nghệ: Chiến binh mạnh mẽ cho cuộc chiến chống ung thư!
Nên mua tinh dầu hương thảo nào tốt? Mua ở đâu?
Đọc đến đây có lẽ nhiều bạn đã muốn mua ngay một lọ tinh dầu hương thảo về sử dụng thử rồi! Nhưng, bạn lại đang phân vân không biết nên mua của hãng nào? Mua ở đâu?
Đừng lo lắng, dưới đây là những sản phẩm tinh dầu hương thảo đang được ưa chuộng nhất hiện nay mà mình tổng hợp được:
Tinh dầu hương thảo Milaganics
- Thương hiệu Việt Nam
- Sản xuất tại Việt Nam
- Đóng gói lọ 10ml, 30ml
- Nguyên chất 100%
- Được đánh giá cao bởi chất lượng đảm bảo, mức giá hợp lý
Tinh dầu hương thảo Julyhouse
- Thương hiệu Julyhouse Việt Nam
- Sản xuất tại Ấn Độ
- Nguyên chất 100%
- Xuất xứ rõ ràng, chất lượng đảm bảo
- Đóng gói lọ 10ml, 30ml
- Hạn sử dụng 2 năm kể từ ngày sản xuất
- Giá bình dân
Giá và địa chỉ bán:
Tinh dầu hương thảo Kobi
- Thương hiệu Việt Nam, chuyên sản xuất và phân phối các sản phẩm chăm sóc sức khỏe có nguồn gốc thiên nhiên
- Sản xuất tại Việt Nam
- Nguyên chất 100%
- Xuất xứ rõ ràng, chất lượng đảm bảo
- Đóng gói chai 10ml,30ml, 50ml hoặc 100ml
- Mức giá bình dân
Giá và địa chỉ bán:
Tinh dầu hương thảo Heber
- Sản phẩm của thương hiệu Heber Natural Life Việt Nam
- Sản xuất tại Ấn Độ
- Đóng gói 10ml, 30ml, 50ml hoặc treo xe
- Hạn sử dụng lâu tới 3 năm kể từ ngyaf sản xuất
- Kiểm nghiệm chất lượng tại trung tâm Quatest 3 tại Việt Nam.
- Chứng nhận chất lượng: GMP – WHO, USDA – ORGANIC, ISO 9001-2015, Halal Certificate.
Giá và địa chỉ bán
Cách sử dụng tinh dầu hương thảo
Khuếch tán:
Cho 3-5 giọt tinh dầu hương thảo vào đèn xông hoặc máy khuếch tán rồi bật nó lên mỗi tối. Cách này giúp bạn tập trung hơn khi học tập, làm việc đồng thời cũng giúp cải thiện trí nhớ
Xoa bóp:
Trộn 1/2 thìa cà phê dầu dừa với 2-3 giọt tinh dầu hương thảo rồi xoa lên vùng gặp vấn đề. Ví dụ:
- Thoa lên vùng cơ, khớp bị đau
- Xoa vào vùng cổ hoặc sau gáy. Cách này vừa giúp giảm đau cổ, đau vai gáy vừa giúp cải thiện trí nhớ
- Xoa vào bên dưới tinh hoàn, giúp cải thiện sức khỏe tuyến tiền liệt
- Xoa vào vùng da xung quanh túi mật
Chăm sóc tóc:
Sử dụng công thức sau:
- 350 gram dầu oliu ép lạnh
- 10 giọt tinh dầu hương thảo
- 10 giọt tinh dầu oải hương
- 3 giọt tinh dầu sả
Sau khi gội sạch đầu hãy thoa và xoa bóp kỹ hỗn hợp trên lên tóc và để như vậy trong tầm 30-45 phút. Cuối cùng gội sạch lại với nước ấm.
Lưu ý khi sử dụng tinh dầu hương thảo
- Trong lần đầu sử dụng hãy pha loãng tinh dầu bạn có rồi thoa một chút lên mu tay. Nếu có hiện tượng mẩn đỏ, ngứa ngừng sử dụng ngay
- Không thoa trực tiếp tinh dầu nguyên chất lên da, hãy pha loãng nó với dầu dẫn trước khi dùng
- Không sử dụng tinh dầu hương thảo cho trẻ dưới 6 tuổi
- Sử dụng tinh dầu hương thảo bằng đường uống có thể tương tác với thuốc: chống đông máu (thuốc làm loãng máu), ACE, thuốc lợi tiểu và lithium
- Nếu bạn đang mang thai, cho con bú hoặc đang sử dụng thuốc để điều trị một số bệnh mãn tính hãy tham khảo ý kiến bác sỹ trước khi dùng
Trên đây là một số chia sẻ của mình về tinh dầu hương thảo mà mình tổng hợp được. Mong rằng chúng có ích với bạn. Chúc bạn tìm mua được sản phẩm ưng ý và luôn có một sức khỏe tốt!