Tinh dầu

Tinh dầu sả là gì? Những tác dụng của tinh dầu sả bạn cần biết!

Nếu bạn hỏi mình loại tinh dầu nào được sử dụng phổ biến nhất tại Việt Nam hiện nay? Câu trả lời chắc chắn sẽ là: Tinh dầu sả. Trong bài này mình sẽ cùng bạn tìm hiểu về loại tinh dầu vô cùng quen thuộc này để xem:

  • Tinh dầu sả là gì? Nó được chiết xuất bằng cách nào?
  • Thành phần của nó gồm những gì?
  • Tác dụng của tinh dầu sả đối với sức khỏe và cuộc sống ra sao?
  • Nếu muốn mua thì mua loại nào tốt? Mua ở đâu? Giá bao nhiêu?
  • Sử dụng thế nào cho đúng cách và hiệu quả?
  • Loại tinh dầu này có tác dụng phụ nào không?

Nếu bạn không biết có những loại tinh dầu nào phổ biến hiện nay? Tác dụng và cách dùng chúng ra sao? Hãy tìm hiểu ngay qua bài: Tổng hợp các loại tinh dầu phổ biến nhất hiện nay

Tinh dầu sả là gì?

tinh dầu sả

Tinh dầu sả chắc hẳn đã quen thuộc với nhiều người rồi! Tuy nhiên nếu hỏi bạn nó có nguồn gốc ra sao? Có bao nhiêu loại? Thành phần thế nào? Thì chắc rất nhiều bạn không biết.

Tinh dầu sả được chiết xuất từ thân và lá của cây sả bằng phương pháp chưng cất hơi nước. Tên khoa học của cây sả là Cymbopogon nardus. Tên tiếng Anh của tinh dầu sả là Citronella essential oil, bạn cần phân biệt nó với tinh dầu sả chanh có tên tiếng Anh là Lemongrass essential oil.

Loại tinh dầu này đã được sử dụng trong nhiều thế kỷ ở Trung Quốc, Sri Lanka, Đông Nam Á trong đó có Việt Nam. Nó chủ yếu được sử dụng để xua đuổi côn trùng, giảm viêm, giảm đau.

Có những loại tinh dầu sả nào? Thành phần ra sao?

Hiện có khoảng 30 loài Cymbopogon mọc hoang dại khắp nơi trên thế giới. Nhưng chỉ có 3 loại chính được sử dụng để tạo ra tinh dầu nguyên chất:

1. Tinh dầu sả Ceylon

Loại này thu được từ loài Cymbopogon nardus, nó thường được gọi là sả Sri Lanka.

Thành phần của tinh dầu sả Ceylon gồm: citronellal (27,87 precent), geraniol (22,77%), geranial (14,54%), citronellol (11,85%) và neral (11,21%).

Nó có mùi hương tương tự như tinh dầu họ cam quýt, tinh dầu quế.

2. Tinh dầu sả Java

Được chiết xuất từ loài sả có tên Cymbopogon winterianus (còn được là sả đỏ hay sả xòe). Thành phần hoạt tính của nó gồm: geraniol (40.06%), citronellal (27.44%) và citronellol (10.45%).

Trong 2 loại này, tinh dầu sả Java được đánh giá cao hơn về tác dụng và nó thường đắt hơn. Nó có màu sậm hơn và mùi hương tương tự tinh dầu chanh.

Trong các thành phần của tinh dầu sả, 3 thành phần được nghiên cứu nhiều cũng như được đánh giá cao nhất là: citronellol, citronellal và geraniol.

3. Tinh dầu sả chanh

Sả chanh hay còn gọi là sả dịu, đây là loại tinh dầu sả phổ biến nhất hiện nay tại Việt Nam. Nó cũng chính là loại sả được trồng phổ biến tại nước ta, loại sả mà bạn hay dùng làm gia vị chính là nó đó!

Nhìn chung cả 3 loại tinh dầu này đều có tác dụng tương tự nhau. Tuy nhiên tinh dầu sả Ceylon và Java thường được xếp chung vào một nhóm, còn tinh dầu sả chanh hay được nhắc đến riêng. Trong bài viết này chúng ta sẽ chỉ tìm hiểu kỹ về 2 loại trên hay cụ thể là Citronella essential oil.

Tác dụng của tinh dầu sả

1. Thuốc đuổi côn trùng tự nhiên tốt nhất hiện nay

Loại tinh dầu này đã được đăng ký là thuốc chống côn trùng có nguồn gốc thực vật ở Mỹ vào năm 1948. Thậm chí nó còn được chứng minh là có khả năng đẩy lùi loài muỗi Aedes aegypti. Một loài muỗi làm lây lan bệnh sốt xuất huyết và virus zika.

Theo một nghiên cứu, để duy trì tác dụng xua đuổi muỗi hay côn trùng của tinh dầu sả bạn cần phải bôi lại nó cứ 30-60 phút một lần. Bạn có thể dùng nó bằng cách pha với tinh dầu dừa rồi thoa lên da hoặc cho vào bình để xịt lên quấn áo, tóc.

2. Giảm căng thẳng

Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng, tinh dầu sả có khả năng kích thích hoạt động của hệ thần giao cảm, góp phần làm giảm căng thẳng, giải tỏa stress. Bạn có thể xem một nghiên cứu về vấn đề này tại đây.

Để sử dụng tác dụng này, bạn hãy khuếch tán tinh dầu khắp phòng hoặc hít mỗi khi cảm thấy căng thẳng, mệt mỏi.

Bạn đang tìm kiếm một loại tinh dầu có hương thơm dễ chịu, quyến rũ và đặc biệt là phải có khả năng giúp giải tỏa căng thẳng cũng như tâm lý tiêu cực? Nếu vậy tinh dầu oải hương là một sự lựa chọn rất hợp lý!

3. Giảm đau

Tinh dầu sả có chứa các hợp chất có tác dụng chống lại các gốc tự do, nhờ vậy mà nó có khả năng ngăn ngừa quá trình oxy hóa. Nhiều nghiên cứu đã phát hiện ra một chất dễ bay hơi có trong tinh dầu sả tên là geraniol, có khả năng chống lại quá trình oxy hóa từ đó chống lại các gốc tự do (nguyên nhân gây bệnh và làm tổn thương tế bào).

Chính nhờ đặc tính này, bạn có thể loại tinh dầu này để làm thuốc giảm đau tự nhiên. Áp dụng rất tốt cho các trường hợp đau cơ, đau khớp.

Nhắc đến khả năng chống oxy hóa không thể không nhắc tới trà xanh. Tìm hiểu ngay về tinh dầu trà xanh qua bài: Tinh dầu trà xanh là gì? Có tác dụng ra sao? Cách dùng thế nào?

4. Tiêu diệt ký sinh trùng đường ruột

Nghiên cứu cho thấy hoạt tính geraniol có trong tinh dầu sả có khả năng tiêu diệt các loại ký trùng có trong đường ruột. Cụ thể là các loại giun sán. Điều quan trọng là nó hoàn toàn an toàn và không gây hại gì cho vật chủ. Bạn có thế tìm hiểu kỹ hơn về tác dụng này bằng cách click vào đây.

5. Dầu gội, dầu sả tự nhiên

Đây cũng là một trong những ứng dụng rất phổ biến của tinh dầu sả. Nó giúp làm sạch da đầu, tóc, loại bỏ nhờn và gàu khá hiệu quả.

6. Kháng khuẩn, kháng nấm

Bạn có thể dùng tinh dầu sả để bảo vệ da khỏi sự tấn công của vi khuẩn và nấm. Nó hiệu quả với tình trạng viêm da, nhiễm nấm candida, nấm móng, vết thương, vết loét.

7. Điều khiển thú cưng

Nghe có vẻ hơi lạ nhỉ? Nhưng bạn đang đọc đúng rồi đó! Tinh dầu sả có thể làm cho chó ngừng sủa, nếu bạn không tin thì cứ làm một cái vòng cổ có chứa tinh dầu sả rồi đeo cho chú chó nhà bạn xem.

Bạn cũng có thể dùng loại tinh dầu này để khiến cho những chú chó tránh các đồ dùng mà bạn không muốn nó cắn. Cách thực hiện đơn giản thôi, chỉ cần cho tinh dầu sả vào bình xịt rồi xịt vào những đồ dùng trong nhà là xong!

Nếu bạn hỏi mình: Thế nó có tác dụng với mèo không? Câu trả lời là: Có. Thậm chí mèo còn nhạy cảm với sả hơn cả chó.

Xem thêm: Tinh dầu trầm hương là gì? Có tác dụng gì với sức khỏe?

Nên mua tinh dầu sả nào tốt? Mua ở đâu?

Dưới đây là một số sản phẩm tinh dầu sả đang được ưa chuộng mà mình tổng hợp được:

Tinh dầu sả Java Milaganics

Tinh dầu sả Java Milaganics

  • Thương hiệu Việt Nam
  • Sản xuất tại Việt Nam
  • Thương hiệu chuyên sản xuất các sản phẩm chăm sóc sức khỏe có nguồn gốc thiên nhiên
  • Rất được ưa chuộng
  • Mức giá bình dân

Giá và địa chỉ bán:

Tinh dầu sả Java Julyhouse

Tinh dầu sả Java Julyhouse

  • Thương hiệu Việt Nam chuyên sản xuất các sản phẩm tinh dầu
  • Sản xuất tại Việt Nam
  • Được đánh giá rất cao bởi người dùng
  • Mức giá hợp lý, phù hợp với nhiều người

Giá và địa chỉ bán:

Tinh dầu sả Heber

Tinh dầu sả Heber

  • Thương hiệu Heber Natural Life Việt Nam
  • Sản xuất tại Ấn Độ
  • Là thương hiệu tinh dầu rất được người tiêu dùng yêu thích
  • Mức giá khá hợp lý với mặt bằng chung

Giá và địa chỉ bán:

Tinh dầu sả Bé Thơ

Tinh dầu sả Bé Thơ

  • Thương hiệu Việt Nam
  • Sản xuất tại Việt Nam
  • Chất lượng đảm bảo, xuất xứ rõ ràng
  • Mức giá bình dân
  • Được người dùng đánh giá cao về chất lượng cũng như mức giá

Giá và địa chỉ bán:

Cách sử dụng tinh dầu sả

  • Khuếch tán: Sử dụng máy khuếch tán hoặc đèn xông tinh dầu để khuếch tán tinh dầu khắp căn phòng của bạn. Cách này giúp xua đuổi muỗi, côn trùng, làm sạch không khí, tiêu diệt nấm mốc và vi khuẩn
  • Thoa lên da, tóc: Trước khi thoa bạn hãy pha loãng nó với tinh dầu dừa với tỷ lệ 1:1
  • Thêm vào dầu gội, xà phòng tắm hoặc nước tắm
  • Cho khoảng 30 – 40 giọt tinh dầu sả, tinh dầu bạch đàn, hương thảo vào một bình xịt chứa 500ml nước tinh khiết. Bạn có thể dùng dung dịch này để xịt phòng, vệ sinh những vị trí trong nhà bếp

Xem thêm: Tinh dầu tràm là gì? 7 tác dụng của tinh dầu tràm bạn cần biết

Sử dụng tinh dầu sả có an toàn không?

Câu trả lời là hoàn toàn an toàn với sức khỏe kể cả khi bạn sử dụng nó thường xuyên trong một thời gian dài. Kể từ khi nó được sử dụng vào năm 1948, hiện chưa có một tác dụng có hại nào được ghi nhận.

  • Loại tinh dầu này an toàn với người lớn và trẻ em trên 6 tháng tuổi
  • Với trẻ dưới 6 tháng tuổi bạn cần tham khảo ý kiến của bác sỹ trước khi dùng
  • Tinh dầu sả không được khuyến cáo sử dụng cho phụ nữ mang thai
  • Tinh dầu sả không được khuyến cáo sử dụng bằng cách ăn hoặc uống

Trên đây là một số chia sẻ của mình về tinh dầu sả, một loại tinh dầu rất phổ biến hiện nay. Mong rằng những chia sẻ này có ích với bạn, chúc bạn luôn có một sức khỏe tốt!

Bạn muốn mua hàng Online giá rẻ? Vậy còn chờ gì nữa mà không tìm mã giảm giá, khuyến mãi bằng cách Click vào đây

Vài điều về tác giá

Dr. Hung

Thích viết, đam mê chia sẻ kiến thức đến cộng đồng và mong muốn mọi người đều có kiến thức cơ bản để chăm sóc sức khỏe cho bản thân cũng như người thân. Ngoài ra còn thích nghe nhạc trữ tình, làm đồ handmade...

Leave a Comment